CHIA SẺ LỄ 2 THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ 2013&CHÚA NHẬT 13TN NĂM C 2013
CHIA
SẺ LỄ 2 THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ NĂM 2013
…Có lần tôi đến mừng bổn mạng một vị Linh mục lớn tuổi, Ngài nói đùa rằng:“Tội nghiệp hai Thánh Phêrô và Phaolô quá! Những ông thánh bà thánh khác nhỏ hơn, thế mà lại được đứng tên một mình độc lập tự do hạnh phúc trong một ngày lễ. Đàng này Phêrô và Phaolô tiếng là hai thánh lớn của cả Giáo hội, thế mà lại phải chen vai đứng chung với nhau chật chội trong một ngày lễ, dẫu đó là ngày lễ lớn. Ngài cười và phát biểu tiếp: Thà làm lớn trong một ngày lễ nhỏ còn hơn là Phêrô và Phaolô lại chịu làm nhỏ trong một ngày lễ lớn”…Dĩ nhiên đó chỉ là chuyện nói đùa,Nhưng trong cái đùa này lại có một thoáng lắng sâu gợi mở cho suy tư về ngày lễ, để rồi khi nhìn vào chân dung của Phêrô và Phaolô CT bỗng chợt nhận ra dụng ý của Giáo hội mừng hai Thánh Phêrô và Phaolô chung trong cùng một lễ là muốn nói lên một tinh thần hiệp nhất, một tinh thần đã làm nên sự sống và mãi còn là sức sống của Giáo hội.
+PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ HAI VỊ THÁNH CỦA TINH THẦN HIỆP NHẤT
…Nói đến hiệp nhất là nói đến một tinh thần gặp gỡ khởi đi từ những cái khác biệt. Phêrô và Phaolô khác nhau nhiều lắm.
-Về thành phần bản thân:Phêrô là dân chài lưới chuyên nghiệp, cuộc sống chỉ diễn ra quanh quẩn nơi biển hồ Tibêria. Tác phong ngài bình dân, tính tình ngài bộc trực, có sao nói vậy, thậm chí đến độ thô thiển mộc mạc. Mặc dù có bề dày kinh nghiệm tuổi tác và ngành nghề, nhưng kiến thức về đời sống của ngài còn rất hạn chế.-Còn Phaolô, ngược lại, là con nhà trí thức được ăn học đàng hoàng, đã từng có dịp đi lại đó đây. Kiến thức rộng, gốc gác Biệt phái nhiệt thành với truyền thống cha ông, đầy năng lực, tuổi trẻ tài cao và cũng không thiếu tham vọng cho tương lai, nên Phaolô mới nổi máu anh hùng “vấy máu ăn phần” trong việc bách hại các Kitô hữu thuở ban đầu.
-Về ơn gọi theo Chúa Giêsu: Phêrô thuộc hệ chính quy, là một trong những tên tuổi mau mắn đáp lời theo Chúa Giêsu từ những ngày đầu sứ vụ công khai của Người. Nhanh nhẩu, mau mắn, hăng hái, ông thường thay mặt cho anh em để lên tiếng phát biểu. Được đặt làm đầu Nhóm Mười Hai đặc tuyển Tông đồ với một bề dầy thành tích đáng gờm.
-Trong khi đó, Phaolô chỉ là đàn em, đã chẳng được theo trực tiếp Chúa Giêsu lại còn khét tiếng phản động đến nỗi trên đường đi Đamas để bố ráp tín hữu, tiếng từ trời đã phải can ngăn:“Ta là Giêsu ngươi đang bắt bớ”. Chính Phaolô đã có lần thú nhận chẳng giấu giếm chi: “Tôi là dân sinh sau đẻ muộn”. Không mặc cảm tự ti hay tự tôn.
-Về truyền giáo: Phêrô chủ trương “đánh bắt tại chỗ’, phục vụ Kitô hữu đa phần gốc Do Thái trở lại, nên thiết lập toà Antiôkia để dễ dàng điều hành quy tụ. Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên trong lịch sử Công giáo, các tín hữu nhận lấy danh xưng: ‘Kitô hữu’.
-Còn Phaolô lại theo chủ trương “ đánh bắt ngoài khơi”, ra khơi để truyền giáo với những chuyến hải trình không mệt mỏi. Trẻ trung, khỏe mạnh, học rộng, biết nhiều đã trở thành lợi thế cho ngài hành trình về phía Dân ngoại.
-Chủ trương khác nhau nên có lúc không tránh hết được những va chạm. Đã có to tiếng về vấn đề cắt bì hay không cắt bì cho những người ngoại giáo gia nhập Kitô giáo. Đã có hiểu lầm ấm ức khi đối mặt giữa một bên là cầm cương nẩy mực đạo giáo và một bên là quan tâm đến những nhu cầu mục vụ chính đáng của tín hữu gốc lương dân.Tuy nhiên khi hiểu ra, hai đấng đã tay bắt mặt mừng trong một tinh thần hiệp nhất lạ lùng!
+Phêrô và Phaolô : tượng đài hiệp nhất.Khởi đầu sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, nếu hai vị đã hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng thì cũng hiệp nhất trong cùng một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin trung thành minh chứng.
-Cùng chết tại Rôma. Cùng chịu tử đạo,mặc dù hình thức khác nhau,thánh Phê rô năm 64,thánh Phao lô năm 67, trong những thời điểm khác nhau. Cùng trở thành nền đắp xây toà nhà Hội thánh. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công giáo, để rồi hằng năm cứ vào ngày 29 tháng 6 lại cùng được mừng chung trong một ngày đại lễ.
-Chừng đó chữ “cùng” cũng đủ để Phêrô gần gũi Phaolô và để Phaolô đứng chung với Phêrô như hình với bóng. Mãi mãi Phêrô và Phaolô là tượng đài bất khuất và là bài ca không quên của tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.
+Tinh thần đại lễ của Thánh Phêrô và Phaolô dạy chúng ta rất nhiều điều:
1-Hiệp nhất không phải là đồng nhất theo kiểu đồng bộ nhất loạt ai cũng phải như ai, Hiệp nhất là khởi đi từ những cái khác nhau, để hiểu biết tôn trọng và gắn bó hợp tác chung xây.Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nỗ lực của con người, dưới sự dẫn dắt linh động của ơn thánh và chí bền khát khao của mọi thế hệ.Nhưng Không thể có hiệp nhất mà không có vất vả hy sinh.Tóm lại, Phêrô và Phaolô khác nhau nhiều lắm, nhưng một khi đã được biến đổi bởi niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh và nguồn ơn Thánh Thần, hai vị đã trở nên những con người mới, những phần tử hàng đầu xây dựng hiệp thông Giáo hội.
2-Làm mọi sự vì vinh danh Chúa với lòng quảng đại.Ngày nay sở dĩ chúng ta có những chia rẽ trong Hội Thánh, trong các cộng đoàn, các giáo xứ là vì nhiều người trong chúng ta đang làm việc vì tư lợi và hư danh,thiếu quảng đại. Nếu chúng theo gương hai Thánh Tông Đồ, quên mình và làm tất cả mọi sự để Thiên Chúa được vinh danh, thì chắc chắn chúng ta sẽ thắng vượt được mọi khó khăn và hiệp nhất nên một với nhau và sẽ dễ lôi kéo nhiều người khác về với Chúa.
…Xin kể câu chuyện mà thánh Gioan Bôscô thường kể để dạy cho thanh thiếu niên về lòng quảng đại: Một hôm, Chúa Giêsu gọi Phêrô và Gioan lại và bảo hai ông cùng leo núi với Ngài. Dọc đường, Ngài bảo hai ông, mỗi người hãy mang theo một hòn đá. Phêrô suy nghĩ một lúc rồi nhặt một viên đá bỏ vào túi. Gioan, do lòng quảng đại tự nhiên, vác cả một tảng đá lớn. Đường dài, vác nặng, Gioan thở hỗn hển. Còn Phêrô, vừa đi vừa huýt sáo thảnh thơi. Ông nói với Gioan:“Sao anh lại nhọc công vác một tảng đá lớn như thế?”.Chúa Giêsu nghe tất cả, nhưng Ngài thinh lặng. Khi lên tới đỉnh núi, Chúa muốn dạy cho Phêrô một bài học về lòng quảng đại. Ngài bảo hai môn đệ ngồi xuống, rồi đọc lời chúc tụng và biến hai viên đá thành ra bánh mì. Phêrô tiu nghỉu vì viên đá của ông chỉ biến thành mẩu bánh mì nhỏ không đủ thỏa mãn cơn đói cồn cào trong bụng ông.Lần khác, Chúa Giêsu lại cũng gọi hai môn đệ Phêrô và Gioan, bảo leo núi với Ngài một lần nữa. Lần này Ngài cũng bảo hai ông mang đá theo. Với kinh nghiệm lần trước, Phêrô liền đi tìm tảng đá lớn để vác theo. Đường xa, Phêrô phải cố gắng hết sức mới mang được tảng đá cồng kềnh lên đỉnh núi. Ông chờ đợi một phép lạ mà Chúa sẽ làm để tưởng thưởng ông. Thế nhưng, vừa lên tới đỉnh núi, Chúa chỉ nói với họ:“Nào chúng ta hãy ngồi lên tảng đá chúng ta vừa mang theo. Không phải lúc nào ta cũng biến đá thành bánh đâu”. Phêrô cảm thấy xấu hổ. Ông thưa với Chúa: “Thì ra Thầy đã chơi khăm con”. Nhưng Chúa Giêsu mỉm cười bảo ông:“Lòng quảng đại đích thực không phải là lòng quảng đại có tính toán và vụ lợi”.Amen
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga
Địa Chỉ Liên Lạc Hiện Hành:
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga
Nhà Thờ Giáo Xứ Dụ Thành
Thôn Hoàng Dụ. - Xã Kỳ Khang
Huyện Kỳ Anh- Tỉnh Hà Tĩnh - Việtnam
Di động :0974747108,
nick chat: jbngocnga@yahoo.com
jbngocnga@gmail.com
http://thuongvietngheo. blogspot.com
http://www.facebook.com/ profile.php?id=100000383276257
https://twitter.com/Nguyen Ngoc Nga@NguyenNgocNga1
…Có lần tôi đến mừng bổn mạng một vị Linh mục lớn tuổi, Ngài nói đùa rằng:“Tội nghiệp hai Thánh Phêrô và Phaolô quá! Những ông thánh bà thánh khác nhỏ hơn, thế mà lại được đứng tên một mình độc lập tự do hạnh phúc trong một ngày lễ. Đàng này Phêrô và Phaolô tiếng là hai thánh lớn của cả Giáo hội, thế mà lại phải chen vai đứng chung với nhau chật chội trong một ngày lễ, dẫu đó là ngày lễ lớn. Ngài cười và phát biểu tiếp: Thà làm lớn trong một ngày lễ nhỏ còn hơn là Phêrô và Phaolô lại chịu làm nhỏ trong một ngày lễ lớn”…Dĩ nhiên đó chỉ là chuyện nói đùa,Nhưng trong cái đùa này lại có một thoáng lắng sâu gợi mở cho suy tư về ngày lễ, để rồi khi nhìn vào chân dung của Phêrô và Phaolô CT bỗng chợt nhận ra dụng ý của Giáo hội mừng hai Thánh Phêrô và Phaolô chung trong cùng một lễ là muốn nói lên một tinh thần hiệp nhất, một tinh thần đã làm nên sự sống và mãi còn là sức sống của Giáo hội.
+PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ HAI VỊ THÁNH CỦA TINH THẦN HIỆP NHẤT
…Nói đến hiệp nhất là nói đến một tinh thần gặp gỡ khởi đi từ những cái khác biệt. Phêrô và Phaolô khác nhau nhiều lắm.
-Về thành phần bản thân:Phêrô là dân chài lưới chuyên nghiệp, cuộc sống chỉ diễn ra quanh quẩn nơi biển hồ Tibêria. Tác phong ngài bình dân, tính tình ngài bộc trực, có sao nói vậy, thậm chí đến độ thô thiển mộc mạc. Mặc dù có bề dày kinh nghiệm tuổi tác và ngành nghề, nhưng kiến thức về đời sống của ngài còn rất hạn chế.-Còn Phaolô, ngược lại, là con nhà trí thức được ăn học đàng hoàng, đã từng có dịp đi lại đó đây. Kiến thức rộng, gốc gác Biệt phái nhiệt thành với truyền thống cha ông, đầy năng lực, tuổi trẻ tài cao và cũng không thiếu tham vọng cho tương lai, nên Phaolô mới nổi máu anh hùng “vấy máu ăn phần” trong việc bách hại các Kitô hữu thuở ban đầu.
-Về ơn gọi theo Chúa Giêsu: Phêrô thuộc hệ chính quy, là một trong những tên tuổi mau mắn đáp lời theo Chúa Giêsu từ những ngày đầu sứ vụ công khai của Người. Nhanh nhẩu, mau mắn, hăng hái, ông thường thay mặt cho anh em để lên tiếng phát biểu. Được đặt làm đầu Nhóm Mười Hai đặc tuyển Tông đồ với một bề dầy thành tích đáng gờm.
-Trong khi đó, Phaolô chỉ là đàn em, đã chẳng được theo trực tiếp Chúa Giêsu lại còn khét tiếng phản động đến nỗi trên đường đi Đamas để bố ráp tín hữu, tiếng từ trời đã phải can ngăn:“Ta là Giêsu ngươi đang bắt bớ”. Chính Phaolô đã có lần thú nhận chẳng giấu giếm chi: “Tôi là dân sinh sau đẻ muộn”. Không mặc cảm tự ti hay tự tôn.
-Về truyền giáo: Phêrô chủ trương “đánh bắt tại chỗ’, phục vụ Kitô hữu đa phần gốc Do Thái trở lại, nên thiết lập toà Antiôkia để dễ dàng điều hành quy tụ. Chính tại Antiôkia, lần đầu tiên trong lịch sử Công giáo, các tín hữu nhận lấy danh xưng: ‘Kitô hữu’.
-Còn Phaolô lại theo chủ trương “ đánh bắt ngoài khơi”, ra khơi để truyền giáo với những chuyến hải trình không mệt mỏi. Trẻ trung, khỏe mạnh, học rộng, biết nhiều đã trở thành lợi thế cho ngài hành trình về phía Dân ngoại.
-Chủ trương khác nhau nên có lúc không tránh hết được những va chạm. Đã có to tiếng về vấn đề cắt bì hay không cắt bì cho những người ngoại giáo gia nhập Kitô giáo. Đã có hiểu lầm ấm ức khi đối mặt giữa một bên là cầm cương nẩy mực đạo giáo và một bên là quan tâm đến những nhu cầu mục vụ chính đáng của tín hữu gốc lương dân.Tuy nhiên khi hiểu ra, hai đấng đã tay bắt mặt mừng trong một tinh thần hiệp nhất lạ lùng!
+Phêrô và Phaolô : tượng đài hiệp nhất.Khởi đầu sự nghiệp Tông đồ tiếp bước Chúa Kitô, nếu hai vị đã hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng thì cũng hiệp nhất trong cùng một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin trung thành minh chứng.
-Cùng chết tại Rôma. Cùng chịu tử đạo,mặc dù hình thức khác nhau,thánh Phê rô năm 64,thánh Phao lô năm 67, trong những thời điểm khác nhau. Cùng trở thành nền đắp xây toà nhà Hội thánh. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công giáo, để rồi hằng năm cứ vào ngày 29 tháng 6 lại cùng được mừng chung trong một ngày đại lễ.
-Chừng đó chữ “cùng” cũng đủ để Phêrô gần gũi Phaolô và để Phaolô đứng chung với Phêrô như hình với bóng. Mãi mãi Phêrô và Phaolô là tượng đài bất khuất và là bài ca không quên của tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.
+Tinh thần đại lễ của Thánh Phêrô và Phaolô dạy chúng ta rất nhiều điều:
1-Hiệp nhất không phải là đồng nhất theo kiểu đồng bộ nhất loạt ai cũng phải như ai, Hiệp nhất là khởi đi từ những cái khác nhau, để hiểu biết tôn trọng và gắn bó hợp tác chung xây.Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nỗ lực của con người, dưới sự dẫn dắt linh động của ơn thánh và chí bền khát khao của mọi thế hệ.Nhưng Không thể có hiệp nhất mà không có vất vả hy sinh.Tóm lại, Phêrô và Phaolô khác nhau nhiều lắm, nhưng một khi đã được biến đổi bởi niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh và nguồn ơn Thánh Thần, hai vị đã trở nên những con người mới, những phần tử hàng đầu xây dựng hiệp thông Giáo hội.
2-Làm mọi sự vì vinh danh Chúa với lòng quảng đại.Ngày nay sở dĩ chúng ta có những chia rẽ trong Hội Thánh, trong các cộng đoàn, các giáo xứ là vì nhiều người trong chúng ta đang làm việc vì tư lợi và hư danh,thiếu quảng đại. Nếu chúng theo gương hai Thánh Tông Đồ, quên mình và làm tất cả mọi sự để Thiên Chúa được vinh danh, thì chắc chắn chúng ta sẽ thắng vượt được mọi khó khăn và hiệp nhất nên một với nhau và sẽ dễ lôi kéo nhiều người khác về với Chúa.
…Xin kể câu chuyện mà thánh Gioan Bôscô thường kể để dạy cho thanh thiếu niên về lòng quảng đại: Một hôm, Chúa Giêsu gọi Phêrô và Gioan lại và bảo hai ông cùng leo núi với Ngài. Dọc đường, Ngài bảo hai ông, mỗi người hãy mang theo một hòn đá. Phêrô suy nghĩ một lúc rồi nhặt một viên đá bỏ vào túi. Gioan, do lòng quảng đại tự nhiên, vác cả một tảng đá lớn. Đường dài, vác nặng, Gioan thở hỗn hển. Còn Phêrô, vừa đi vừa huýt sáo thảnh thơi. Ông nói với Gioan:“Sao anh lại nhọc công vác một tảng đá lớn như thế?”.Chúa Giêsu nghe tất cả, nhưng Ngài thinh lặng. Khi lên tới đỉnh núi, Chúa muốn dạy cho Phêrô một bài học về lòng quảng đại. Ngài bảo hai môn đệ ngồi xuống, rồi đọc lời chúc tụng và biến hai viên đá thành ra bánh mì. Phêrô tiu nghỉu vì viên đá của ông chỉ biến thành mẩu bánh mì nhỏ không đủ thỏa mãn cơn đói cồn cào trong bụng ông.Lần khác, Chúa Giêsu lại cũng gọi hai môn đệ Phêrô và Gioan, bảo leo núi với Ngài một lần nữa. Lần này Ngài cũng bảo hai ông mang đá theo. Với kinh nghiệm lần trước, Phêrô liền đi tìm tảng đá lớn để vác theo. Đường xa, Phêrô phải cố gắng hết sức mới mang được tảng đá cồng kềnh lên đỉnh núi. Ông chờ đợi một phép lạ mà Chúa sẽ làm để tưởng thưởng ông. Thế nhưng, vừa lên tới đỉnh núi, Chúa chỉ nói với họ:“Nào chúng ta hãy ngồi lên tảng đá chúng ta vừa mang theo. Không phải lúc nào ta cũng biến đá thành bánh đâu”. Phêrô cảm thấy xấu hổ. Ông thưa với Chúa: “Thì ra Thầy đã chơi khăm con”. Nhưng Chúa Giêsu mỉm cười bảo ông:“Lòng quảng đại đích thực không phải là lòng quảng đại có tính toán và vụ lợi”.Amen
L.C:1V 19,16b.19-21; Gl 5,1.13-18; Lc 9,51-62
…Truyện cổ Hy Lạp có kể lại câu chuyện của vua Ả rập lên đường chu du
khắp nơi, với đoàn tùy tùng đông đảo và những con lạc đà chở theo nhiều của cải
phân phát cho dân chúng; dĩ nhiên có nhiều đầy tớ theo phục vụ nhà vua. Khi đi
được một ngày đàng, nhà vua dừng lại phân phát của cải cho dân nghèo và chỉ giữ
lại một ít của cải cho đoàn tùy tùng rồi tiếp tục lên đường. Một số những người
theo phục dịch nhà vua không tiếp tục cuộc hành trình theo nhà vua qua sa mạc
nữa, nhưng dừng lại để nhận những thùng lương thực mà nhà vua để lại phân phát
cho dân chúng.Đi qua nửa sa mạc, nhà vua truyền dừng lại và để lại những thùng
đựng vàng, bạc, châu báu mà ban phát rồi nhà vua tiếp tục lên đường. Nhưng lần
này thì hầu như tất cả những người theo nhà vua đều ở lại để chia nhau những
thùng vàng ngọc châu báu, ngoại trừ một người phục vụ duy nhất đi theo, dù nhà
vua không còn gì để phân phối cho nữa. Lấy làm lạ, nhà vua quay lại hỏi anh ta:
- “Sao nhà ngươi theo ta mà không ở lại để chia những thùng của cải ta để lại
đó?”. Người phục vụ trả lời: “Thưa nhà vua, con theo nhà vua vì lòng yêu mến
kính phục nhà vua chứ không phải vì tiền bạc giàu sang, nhà vua là tất cả của
con”.
…Trong cuộc
đời ta có bao giờ ta đã thưa với Chúa như vậy chưa? Lạy Chúa, con muốn theo
Chúa vì yêu mến
Chúa chứ không phải vì điều gì khác,
có Chúa là phần gia nghiệp của con thế là đủ cho con rồi.
Bài Phúc Âm hôm nay nhắc chúng ta nhớ
lại một số điều kiện căn bản để sống theo Chúa: “Lạy Thầy, tôi sẽ theo Thầy bất
cứ nơi nào Thầy đi”. Đây là một phản ứng nồng nhiệt, tình cảm, nhưng Chúa Giêsu
cảnh tỉnh anh về cuộc sống theo Chúa là không có sự an toàn êm ả trong một căn
nhà êm ấm, mà phải chịu thiệt thòi, phải chấp nhận hy sinh từ bỏ, kể cả những
gì con người tự nhiên có quyền hưởng. Chúa muốn chúng ta phải có thái độ dứt
khoát theo Ngài, hoàn toàn tin tưởng vào Ngài và vì Ngài mà thôi. Chúa sẽ bù
lại gấp trăm nhưng theo cách thức mà Chúa muốn, theo ý Chúa quan phòng an bài,
chứ không phải theo ý riêng của chúng ta.
…Qua những tìm hiểu trên, có người thắc
mắc: tại sao muốn theo Chúa, muốn làm môn đệ Chúa, phải chấp nhận từ bỏ nhiều
thứ, kể cả những điều rất tự nhiên, rất hợp lý như vậy? Vì thế, nhiều người cho
rằng: những điều Chúa dạy bảo ở đây chỉ hiểu về những người xuất gia đi tu
thôi. Nhưng theo các thánh Giáo phụ và các nhà giải thích Kinh Thánh, thì những
điều này có thể áp dụng cho tất cả mọi tín hữu.
Đúng vậy, chúng ta đã đi theo Chúa,
đối với phần đông chúng ta, Chúa không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ tất cả mọi
sự, nhưng chúng ta hãy suy nghĩ xem: hiện tại lúc này, chúng ta có coi Chúa
Giêsu và nước trời hơn tất cả
mọi người, hơn tất cả mọi sự không,
hay chúng ta còn ngoái cổ lại đàng sau, còn coi một cái hơn Chúa và nước trời?
Chúng ta có thái độ dứt khoát và rõ ràng đó không, hay chúng ta muốn ôm đồm tất
cả và tiếc rẻ tất cả?
Rồi theo Chúa, đòi hỏi chúng ta phải
từ bỏ những gì không phù hợp với Tin Mừng, với giới răn của Chúa, Như đời sống
tội lỗi, thói hư tật xấu, những hành động gương mù, lòng độc miệng dữ, những ý
nghĩ sai trái, những lời nói chua cay độc địa…Tóm lại, Chúa muốn những ai theo
Chúa đều phải có thái độ dứt khoát từ bỏ hy sinh và quảng đại.
…Chúng ta hãy suy nghĩ xem: chúng ta
theo Chúa thế nào? Chúng ta cầu nguyện, chúng ta hy sinh hãm mình, chúng ta làm
những việc từ thiện bác ái với thái độ và ý hướng thế nào? Chúng ta có đặt điều
kiện hoặc trả giá với Chúa không? Xin mỗi người hãy suy nghĩ và tìm lấy câu trả
lời.Amen
Địa Chỉ Liên Lạc Hiện Hành:
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga
Nhà Thờ Giáo Xứ Dụ Thành
Thôn Hoàng Dụ. - Xã Kỳ Khang
Huyện Kỳ Anh- Tỉnh Hà Tĩnh - Việtnam
Di động :0974747108,
nick chat: jbngocnga@yahoo.com
jbngocnga@gmail.com
http://thuongvietngheo.
http://www.facebook.com/
https://twitter.com/Nguyen Ngoc Nga
Nhận xét