CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT II PHỤC SINH,PS,LỄ LÁ,CHAY 5, NĂM B2018
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM
B2018
Lời Chúa:Cv 4, 32-35; 1 Ga 5, 1-6;Ga 20,19 - 31
Đọc Ga
20,19-30: “…19Chiều
ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ
người Dothái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được
bình an!" 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn.
Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông:
"Chúc anh em được bình an! như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh
em". 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh
em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy
được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ". 24 Một
người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông
khi Ðức Giêsu đến. 25 các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi
đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nêu tôi không thấy dấu đinh ở tay
Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn
Người, tôi chẳng có tin". 26 Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu
lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức
Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an" 27
Rồi Người bảo Tôma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa
tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin". 28
Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" 29
Ðức Giêsu bảo:"Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không
thấy mà tin!" .30 Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước
mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31
Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô,
Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người…”-Đó là Lời Chúa
+/Truyện kể rằng: “...Một võ sĩ đã trở lại đạo. Ngày kia, người bạn của
anh gặp mặt và hỏi: Tôi nghe anh mới tòng giáo, thật tức cười. Võ sĩ nói: Sao
lại tức cười, đó là điều tốt mà anh. Người bạn nói thêm: Nếu vậy, liệu anh xoá
nổi chân tướng du côn cao bồi trước chăng? Những vết sẹo trên mặt anh sẽ tố cáo
tung tích của anh. Võ sĩ trả lời: Tôi không ngại chi về điều đó. Những vết sẹo
kia, nay trở thành cửa sổ cho ơn Chúa chảy vào hồn tôi...”.
-Cũng vậy, những tội của chúng ta
đã được tha, tuy còn dấu vết, nhưng là dấu vết của tình thương Chúa vậy.
+/Ngày
23 thánh 9 năm 1968,cha Piô,linh mục nổi tiếng dòng Capucinô đã qua đời trong
một tu viện tại Italia. Suốt 50 năm cha Piô mang năm dấu thánh, nghĩa là trên
hai tay, hai chân và ngực ngài được in năm vết thương của Chúa Giêsu. Những vết
thương mà Chúa Phục Sinh đã tỏ cho ông Tôma tông đồ trong Tin Mừng hôm nay.
Nhiều người trên khắp thế giới đã đến xưng tội với vị linh mục thánh thiện này
và tham dự thánh lễ cha cử hành. Khi cha Piô dâng lễ, cả ngài và dân chúng đều
nhận thức rõ ràng ngài mang trên thân thể ngài những dấu thương tích mà Chúa đã
chịu trên thập giá, những vết thương làm cha đau đớn khôn tả. Thỉnh thoảng
những giọt máu rỉ ra trên tay của cha, hai tay chỉ để trần khi dâng lễ. Lúc
khác,hai tay ngài được bao lại trong đôi gang tay màu nâu. Khi dâng lễ, ngài
thường gồng mình như một người vác thập giá. Ngài thường khóc khi nhìn thánh
Thể, mặt ngài như thiên thần, nhưng người có mặt cảm thấy bình an.Với một số
người, câu chuyện của cha Piô coi như chuyện đạo đức giả tưởng ở thời Trung cổ.
Nhưng thực ra đây là một con người của Chúa sống trong thế kỷ của chúng ta.
Hằng trăm ngàn người thuộc đủ mọi tín ngưỡng hay không tín ngưỡng đã thấy tận
mắt, đã đến thăm viếng ngài. Ngài cũng chịu đủ mọi khám nghiệm y khoa cũng như
khoa học.Tất cả đều chứng minh rằng không có lối giải thích tự nhiên nào đối
với các vết thương trên cơ thể ngài. Và cũng không có cách nào chữa trị được.
-Chúa chọn vị linh mục thánh thiện
này để chia sẻ nỗi khổ thể xác của Con Chúa. Để làm cho sự chia sẻ này hiển
nhiên hơn,xúc động hơn,Chúa đã để cho xuất hiện những vết thương trên thân xác
cha Piô.
+/Đôi khi chúng ta cũng tự hỏi:Tại sao Chúa Giêsu còn giữ những vết sẹo trên
lòng bàn tay,bàn chân và cạnh sườn từ khi bị đóng đinh thập giá?Vì khi Chúa
Phục Sinh, Chúa có thể chọn bất cứ hình hài và thân xác hoàn hảo như các thiên
thần.Khi xuất hiện ra, Chúa Phục Sinh đã giữ nguyên những vết sẹo để các môn đệ có thể thấy
và có thể sờ chạm.
-Tông đồ Tôma tỏ ra nghi ngờ,đã được Chúa mở lòng cho rằng:Hãy đặt ngón tay vào đây,và hãy nhìn xem tay Thầy.Đưa tay
ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy,đừng cứng lòng
nữa,nhưng hãy tin.Sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh sẽ không hoàn toàn thuyết phục,nếu
không có những vết sẹo trên tay,chân và cạnh sườn của Chúa.Chúa Kitô Phục Sinh
đã xuất hiện một cách ngoại thường,trên thân mình vẫn mang những vết sẹo hằn
sâu,để nhắc nhớ chúng ta sự hy sinh đau khổ để cứu chuộc
nhân loại.Chúng ta đặt niềm hy vọng vào những vết sẹo nơi thân xác Chúa Kitô.Hình tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá với
mạo gai trên đầu,chân tay và mình mẩy đầy thương tích loang lổ máu đào,vết sẹo nơi cạnh
sườn như còn rướm máu.Giáo Hội qua đó nhìn vào đau
khổ và chết chóc,muốn mọi tín hữu cùng chia sẻ,cảm thông và lãnh nhận ân sủng
cứu độ,qua giá máu châu báu của Chúa Giêsu.
-Những vết sẹo, hay năm dấu đinh,hay các thương tích Chúa muốn để lại nơi
thân xác Chúa Kitô Phục Sinh,mời gọi thánh Tô ma sờ vào,là để củng cố niềm tin cho các Tông
Đồ xưa,và cả chúng ta hôm nay nữa.Nghĩa là qua các dấu đinh này,Chúa muốn ta
Tin rằng,Chúa Giê su đã bị người Do Thái kết án tử,đóng đinh tay chân vào thập
giá,và cạnh sườn Người đã bị đâm thủng,chạm vào Trái Tim,khi ngài đã chết,cũng
chính là Chúa Giê su sau khi đã được Thiên Chúa cho chỗi dậy từ cõi chết,chứ
không phải là câu chuyện huyền thoại thuê dệt,hay là ma quỷ gì hết.
-Sau khi sống lại từ cõi chết,Chúa Kitô đã trao ban sứ
mệnh Truyền
Giáo cho các Tông đồ.Với ơn trợ giúp và quyền năng của Chúa Thánh Thần,các ngài đã can đảm
ra đi truyền rao ơn cứu độ.Ra đi với hai bàn tay trắng,các tông đồ không có:tiền bạc,địa vị,học vị hay cơ sở vật chất.Các ngài đã
lãnh nhận nhưng không và giờ đây cũng đem Tin Mừng biếu không.Và nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ sức mạnh của Chúa Phục
Sinh.
-Họ cũng đã được lãnh
nhận ơn sủng chữa lành phần xác và tô điểm tâm hồn.Họ là những tín hữu nồng cốt
xây dựng Hội Thánh sơ khai trên trần thế.Giáo Hội bắt đầu nẩy mầm và phát triển
sinh hoa kết trái từ sức sống của Chúa Phục Sinh.
-Điều vô cùng quan trọng là Chúa Giêsu trao ban quyền
tháo cởi và cầm giữ Tôn Giáo cho các tông đồ.Các tông đồ
nhận lãnh ơn chữa lành và thực hành các phép lạ,để đặt nền móng cho Giáo Hội sơ khai.Chìa khoá của sự tháo cởi và cầm buộc tinh thần được lưu truyền qua ngàn
muôn thế hệ,từ
xưa đến nay.
-Thánh Gioan diễn tả rằng Chúa Giêsu đã trực tiếp ban ơn rằng,Người
thổi hơi vào các ông và bảo:Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.Anh em tha tội cho
ai, thì người ấy được tha;anh em cầm giữ ai,thì người ấy bị cầm giữ.Lý do là Chúa Giêsu thấu tỏ sự ương ngạnh cứng cỏi cũng như sự
yếu đuối thấp hèn và tội lỗi của con người.Nên Chúa đã lập Bí tích Hoà Giải để mọi người có cơ hội
hối lỗi trở về với lòng nhân từ thương xót của
Chúa.Đó
chính là Lòng thương xót Chúa trải qua
đời nọ đến đời kia.
+/Việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa đã
được Chúa tỏ ra cho Nữ Tu Maria Faustina(1905-1938) vào
năm 1931, và bà đã hết lòng cổ động trong Giáo Hội.Chúa
bảo thánh nữ cho vẽ bức ảnh mô tả lòng thương xót Chúa như thánh nữ đã thấy
trong thị kiến với lời ghi chú:Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi
Chúa.Thứ Sáu Tuần thánh 1937,Chúa yêu cầu thánh nữ cổ võ làm Tuần Cửu nhật bắt
đầu từ Thứ Sáu Tuần thánh,bằng cách dùng tràng hạt mân côi lần chuỗi thương xót,trong đó có câu:Vì
cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và toàn thế giới,để mừng Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa.
-Ngày 23 tháng 5 năm 2000,Thánh Bộ Phượng Tự đã ra quyết định
chọn ngày Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày Chúa Nhật Tình Chúa Thương Xót(giống
như Chúa Nhật IV Phục Sinh là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành), để các tín hữu trên
toàn thế giới dùng Chúa Nhật này suy ngắm về lòng thương xót của Chúa đối với
toàn thể nhân loại.Và ban ơn toàn xá cho những ai tôn sùng lòng thương xót Chúa,với những điều
kiện thông thường. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy
tôn Bà Maria Faustina lên bậc hiển Thánh ngày 30 tháng 4 năm 2000.Sau đây
là một số đoạn trích lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết về Chúa Nhật 2 Phục Sinh,chúa
nhật của Tình Chúa Thương Xót:
1-Đức Thánh Cha nói:“Cũng như Thánh Faustina, chúng ta cũng tuyên xưng rằng
ngoài Tình Chúa Thương Xót, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại.
Chúng ta cùng hết lòng tin tưởng kêu lên Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng
nơi Chúa”.
2- Đức Thánh Cha nói:Chính Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi và là Thánh Thần Chân Lý,
dẫn chúng ta trên đường đến với lòng Thương Xót của Chúa.
3- Đức Thánh Cha nói:Ngày nay, hơn lúc nào hết, thế giới cần đến lòng thương xót
của Chúa. Ở mọi lục địa, từ sâu thẳm của những khổ đau của nhân loại, lời kêu
xin lòng thương xót của Chúa hằng vọng lên khắp nơi.
4- Đức Thánh Cha nói: “Con
xin cảm tạ Chúa, gần một năm trước đây đã ban ơn cho con để con tuyên bố cho
toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh là ngày lễ Tình Thương Xót của
Chúa”.
-Để phần nào
đáp trả lòng thương xót Chúa,mỗi người trong cộng đoàn chúng ta hãy bắt chước
đời sống cộng đoàn tín hữu thời sơ khai mà Bài đọc một trích sách Công Vụ Tông
Đồ hôm nay nêu ra,như sống hiệp nhất,sống bác ái liên đới, trên dưới một lòng
và quyên mình vì giáo xứ giáo hội của Chúa...Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM B 2018
Lời Chúa: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4;
Ga 20,1-9
Đọc Ga 20,1-9: “...Ngày đầu tuần, Maria
Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn
ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu
yêu mến, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và
chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu". Phêrô và môn đệ kia ra đi
đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước.
Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy
Simon-Phê rô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ
để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây
băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới
mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh
Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết...”Đó là lời Chúa.
+/Kết quả một cuộc điều tra mới đây tại Pháp cho thấy 84% người
Pháp cho mình là người công giáo, nghĩa là có lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Nhưng
chỉ có 32% là còn tin
vào sự sống lại.Và người ta phỏng đoán đến năm 2020 thì con số những người tin
vào sự sống lại sẽ giảm xuống, chỉ còn độ 10%.Nếu số liệu trên là sát với thực
tế và điều phỏng đoán trên là đáng tin cậy,thì tình trạng niềm tin hôm nay quả
là bi đát.Tại sao lại có hiện tượng ấy?Phải chăng con người ngày nay quá quen
với những kỹ thuật khoa học có thể kiểm chứng,để không còn nhạy cảm đủ với niềm
tin,vốn khởi đi từ những cảm nghiệm.Hay nói theo kiểu thánh Phaolô: Vì quá mải
mê những sự dưới đất đến nỗi không còn tha thiết với những sự trên trời.
-Trang Tin Mừng theo thánh
Gioan(Ga
20: 1-9) ta vừa nghe,Niềm xác tín của các Tông Đồ vào biến cố
Phục Sinh của Đức Ki tô đặt nền tảng trên hai kinh nghiệm: “Ngôi mộ trống” và “Những
lần Đấng Phục Sinh hiện ra”.
-Chúng ta có thể nói rằng niềm xác tín
nầy đã hình thành nên hai giai đoạn.Trước hết, việc “phát hiện ngôi mộ
trống” là mặc khải gây kinh ngạc đầu tiên, chúng ta dám nói kinh
nghiệm về sự “trống rỗng”; kinh nghiệm nầy đã mở mắt họ sáng ra
và đã khai mở lòng trí của họ để hiểu Kinh Thánh.Tiếp đó, vào cùng ngày hôm
ấy, “những lần Đức Giê-su hiện ra” đem đến những bằng chứng
khả giác về một người đang sống.
-Nhưng thân xác của Đấng Phục Sinh rõ
ràng là thân xác đã biến mất khỏi ngôi mộ, thân xác mang lấy những vết thương
tử nạn của Ngài.Vì thế, đây không là một bóng ma, cũng không phải là thân xác giả mạo.Hai kinh nghiệm cũng cố
cho nhau, bổ túc lẫn nhau. Các Tông Đồ làm chứng với một niềm xác tín tuyệt đối
cho đến phải hy sinh tính mạng của mình.Ta cần lưu ý mấy điểm sau đây:
1.Ngày thứ nhất trong tuần:Tin Mừng thứ tư cho chúng ta một bài
tường thuật sống động và chính xác về cuộc phát hiện ngôi mộ trống, bài tường
thuật của một “chứng nhân nhãn tiền”. Như thường hằng trong Tin
Mừng Gioan, những chi tiết vén mở những ý nghĩa sâu xa.Ngày sa-bát đã chấm dứt
vào buổi chiều hôm qua; ngày thứ nhất trong tuần đã khởi sự, ngày thứ nhất nầy
sẽ là Ngày Chúa Nhật của chúng ta, “Ngày của Chúa”, vì đó là ngày
của biến cố Phục Sinh.
2.Bà Ma-ri-a Mác-đa-la:Thánh Gioan nói: “Sáng sớm, lúc
trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ”. Bà Ma-ri-a Mác-đa-la là một
trong các người phụ nữ đã lấy của cải của mình mà giúp Đức Giê-su và các môn đệ
Ngài, trong những cuộc hành
trình truyền giáo của Ngài. Cùng với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, bà can đảm đứng bên
thập giá vào những giây phút sau cùng của Đức Giê-su, và bà đã để ý nhìn ngôi mộ và xem thi thể Ngài được
đặt như thế nào. Bây giờ, sau ngày hưu lễ, bà đi viếng mộ.
-Tin Mừng chỉ cho thấy rằng bà ra đi đến
mộ sáng sớm “lúc trời còn tối”:Nghĩa là tình yêu và niềm tôn kính của bà khiến
bà ra đi không trì hoãn để được ở bên cạnh thi thể của Chúa.Ở đây, thánh Gioan
chỉ nêu đích danh bà Ma-ri-a Mác-đa-la; tuy nhiên, theo chính bản văn, dường
như có các người phụ nữ khác,hay ít ra một người phụ nữ khác, cùng đồng hành với bà, vì bà Ma-ri-a
Mác-đa-la nói: “Chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu”.
-Tin Mừng theo thánh Mát-thêu nêu tên hai người phụ nữ:
bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cùng tên là Ma-ri-a.Còn Tin Mừng theo thánh Mác-cô lại kể ra ba người phụ nữ:
bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Ma-ri-a, mẹ của ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê.Theo Tin Mừng của thánh Lu-ca còn nói đến nhiều người phụ nữ
hơn nữa. Nhưng bà Ma-ri-a Mác-đa-la luôn luôn được nêu đích danh và đặt ở hàng
đầu.Chắc chắn là vì
trong số những thánh nữ trung tín này, kỷ niệm của bà Ma-ri-a Mác-đa-la là nổi
bật nhất.Và vì chính bà đã được
diễm phúc chứng kiến cuộc hiện ra đầu tiên trong số những lần hiện ra của Đấng
Phục Sinh, mà các sách Tin Mừng
tường thuật.
3.Thánh Phê-rô và thánh Gioan:Khi bà Ma-ri-a Mác-đa-la báo tin cho
thánh Phê-rô và thánh Gioan, lúc đó, có thể cả hai ông đang tá túc dưới một mái
nhà.Hai ông thường được nêu tên cùng nhau và hoạt động cùng nhau.Cả hai ông đều
đã là nhân chứng của biến cố Biến Hình, chắc chắn kinh nghiệm nầy giúp hai ông
hiểu biến cố mà hai ông trải qua vào buổi sáng này.Thánh Phê-rô lớn tuổi hơn thánh Gioan,
vì thế, ông không thể chạy theo kịp thánh Gioan.Thánh Gioan đến mồ trước, nhưng
không vào, chỉ đứng bên ngoài
liếc nhìn vào bên trong. Để tỏ lòng kính trọng, thánh Gioan chờ đợi thánh
Phê-rô đến, và
nhường cho thánh Phê-rô vào mộ trước.Thánh Gioan nhận ra ở nơi thánh Phê-rô
quyền lãnh đạo các Tông Đồ.Cả hai người đều cùng thấy hiện trường. Chi tiết này
có một tầm quan trọng đặc biệt, vì đối với luật Do thái, một sự kiện chỉ được
chứng thực nếu có tối thiểu hai nhân chứng.
4.Khăn che đầu được cuốn lại và xếp
riêng một nơi.Không
chỉ chứng kiến ngôi mộ trống, hai ông còn thấy băng vải liệm và khăn che đầu
được cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.Cảnh tượng này càng đánh động sâu xa hai vị
Tông Đồ. Nếu thi thể bị đánh cắp, băng vải liệm có lẽ đã bị vất bừa bãi rồi.Thế
mà, mọi sự vật đều được xếp gọn gàng ngăn nắp.Điều này gợi lên ý
tưởng Tử Thần từ nay không
có quyền hành gì trên Đức Giê-su nữa: Ngài đã vĩnh viễn đánh bại Tử Thần.Chắc
chắn, thánh Gioan đã hiểu dấu chỉ này và bị xao động đến mức ông đã phải thốt lên: “Tôi đã
thấy và đã tin”. Rõ ràng lời tuyên xưng này diễn đạt quá trình từ “thấy” đến
gắn bó trọn vẹn niềm tin vào Đấng Phục Sinh.
-Ánh sáng bừng lên trong lòng “người
môn đệ Chúa yêu” này trước ngôi mộ trống, và băng vải liệm cùng khăn che đầu cuốn lại, xếp riêng ra một
nơi.Nếu trước đây đức tin của thánh nhân đã bị chao đảo trước những biến cố đau
thương của Thầy mình, thì tình yêu của ông đã chẳng hề suy giảm, như ông đã cho thấy khi theo từng bước
chân của Thầy lên cho đến đồi Can-vê,và chứng kiến giây phút sau cùng của Thầy.Chính độ nhạy bén của
tình yêu này đã dẫn ông đến niềm tin ngay tức khắc,Chính cũng độ nhạy bén của tình yêu này
mà vài ngày sau đó,cũng
chính ông là người đầu tiên nhận ra Thầy mình trên bờ hồ Ti-bê-ri-a trong sương mờ buổi sớm.Người
môn đệ được yêu và đang yêu này chỉ “thấy cái tối thiểu”, tuy
nhiên ông lại “tin tối đa”.Độ nhạy bén của con tim này hỗ trợ cho
ông thấu hiểu con người và sự vật.
+/Để kết:Qua ý của BÀI ĐỌC II hôm nay,Thánh Phao-lô viết thư gởi cho các tín hữu Cô-lô-sê,trong khi bị giam cầm ở Rô-ma vào những năm 61-62.Trong
đoạn trích thư này,thánh nhân trình bày cho chúng ta hiểu chiều kích thần học về biến cố Phục Sinh cách sâu xa.
-Và Người Ki-tô hữu theo
thánh Phao-lô là người, nhờ bí tích Thánh Tẩy và cuộc sống phù hợp,được dự phần vào sự Phục Sinh của Đức Kitô,vì thế, họ
được sống lại rồi.Vì thế, từ thực trạng tinh thần này của người Kitô hữu, thánh
Phao-lô nhấn mạnh,trước tiên những hậu quả luân lý là: “Anh em hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng
giới”.Tiếp đó, thánh nhân nói đến những hậu quả hữu thể: được sống lại
rồi, tức là đã chết cho tội lỗi; đó là được biến đổi tận bên trong. Bên ngoài
không có gì thay đổi, nhưng một năng lực thần linh ẩn kín ở bên trong người
Kitô hữu, mà ánh sáng rực rỡ của nó sẽ chỉ được tỏ rạng một cách viên mãn vào
ngày chung cuộc. Ý tưởng rất thân thiết đối với thánh Phao-lô là: sống theo Đức Kitô để đảm bảo vinh quang tương lai của chúng ta.Và như thế chúng ta chắc chắn có được những bảo chứng về vinh
quang của chúng ta...Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B2018
Lời Chúa:Is 50, 4-7;Pl 2, 6-11;Bài Thương Khó:Mc 14,1 - 15.47(bài
dài)
+/Câu chuyện về cô bé 7 tuổi cứu sống hàng triệu trẻ
em ở Châu Phi,cô bé ấy
có tên là Katherine Commale: Vào ngày 6/4/2006, cô bé Katherine Commale ở Mỹ
xem đoạn phóng sự ở châu Phi trên TV, trong đó có nói ở châu Phi trung bình mỗi
30 giây sẽ có một đứa trẻ tử vong do bệnh sốt rét.Cô bé 5 tuổi ngồi trên sô pha
đếm số bằng tay 1, 2, 3,...đến 30. Khi đếm đến 30, cô bé hoảng
sợ nói: “Mẹ ơi, có một bạn nhỏ ở châu Phi chết rồi, chúng ta nhất định phải làm
gì đó!”. Mẹ cô bé lên mạng tìm thông tin và nói với Katherine: “Bệnh sốt rét
rất đáng sợ, trẻ em bị sốt rét rất dễ mất mạng.”.Và em hỏi
mẹ:“Vậy vì
sao trẻ em lại bị sốt rét ạ?”.Mẹ em trả lời:“Sốt rét truyền nhiễm qua muỗi, ở
châu Phi có quá nhiều muỗi.”.Em hỏi mẹ tiếp:“Vậy phải làm sao đây ạ?”.Mẹ em giải thích:“Hiện nay
có một loại mùng (màn) được ngâm qua thuốc diệt muỗi, có nó sẽ có thể bảo vệ
chúng ta khỏi bị muỗi đốt.”Em hỏi tiếp:“Vậy vì sao họ không dùng mùng ạ?”.Mẹ em trả lời:“Bởi vì
loại mùng này quá đắt đối với họ, họ không mua nổi.”.Em be nói:“Không được, chúng ta phải làm gì
đó!”.Vài ngày
sau, mẹ của Katherine nhận được điện thoại của cô giáo mẫu giáo nói rằng cô bé
không đóng tiền ăn nhẹ.Khi mẹ hỏi tiền đâu thì Katherine nói: “Mẹ ơi, nếu con
không ăn đồ ăn nhẹ ở trường, bình thường không ăn vặt, cũng không mua búp bê
nữa, vậy thì có đủ để mua một chiếc mùng không ạ?”.Mẹ đưa cô bé đến siêu thị, mua một
chiếc mùng chống muỗi lớn có thể sử dụng cho 4 trẻ em có giá mười mấy đô la.
Sau đó cô gọi điện thoại cho tổ chức làm từ thiện ở châu Phi hỏi cách làm thế
nào để gửi được chiếc mùng đến đó.Rất nhanh sau đó họ đã tìm cho cô tổ chức
Nothing But Nets,chuyên gửi
mùng đến châu Phi cho trẻ em. Katherine tự tay gửi chiếc mùng đi, một tuần sau,
cô bé nhận được thư cảm ơn từ tổ chức Nothing But Nets, trong thư họ cho biết
cô bé là người quyên góp nhỏ tuổi nhất và nếu cô bé quyên góp 10 chiếc mùng thì
sẽ được giấy chứng nhận.
Katherine
yêu cầu mẹ cùng mình ra chợ bán đồ cũ để bày bán sách cũ, đồ chơi cũ, quần áo
cũ của cô bé để lấy tiền quyên góp mùng. Nhưng bán cả một ngày mà không ai mua.
Katherine nghĩ: “Mình quyên tiền mua mùng, tổ chức Nothing But Nets sẽ cho mình
giấy chứng nhận. Vậy người khác mua đồ của mình, đưa cho mình tiền, họ cũng nên
nhận được giấy chứng
nhận mới
đúng chứ.”.Thế là cô
bé bắt đầu tự làm giấy chứng nhận, mẹ giúp mua vật liệu, bố giúp sắp xếp phòng
làm việc, em trai giúp vẽ trái tim. Mỗi tờ giấy chứng nhận đều có dòng chữ “Nhân
danh bạn, chúng ta mua một chiếc mùng để gửi đến châu Phi” do chính Katherine
viết tay, đương nhiên còn có chữ ký chứng nhận của cô bé.Chỉ cần quyên góp 10
đô la để mua một chiếc mùng là sẽ nhận được một tờ giấy chứng nhận. Hàng xóm
nhìn thấy giấy chứng nhận của cô bé, họ cảm thấy vừa ngây thơ vừa cảm động, cô
bé nhanh chóng bán được 10 tờ giấy chứng nhận. Katherine gửi tiền cho tổ chức
từ thiện và nhận được “Giấy chứng nhận danh dự” đặc biệt làm riêng cho cô bé từ
tổ chức Nothing But Nets, họ phong cho Katherine là “Đại sứ mùng chống
muỗi”.Những người ở Hiệp hội nói với Katherine rằng những chiếc mùng mà cô bé
quyên tặng đã gửi đến ngôi làng có tên là Stiga ở Ghana, ở đó có 550 gia
đình.Nhưng chỉ có 10 chiếc mùng thì phải dùng sao đây?
Hàng xóm
của Katherine không chỉ cùng cô bé mua mùng, mà các con của họ cũng tham gia
giúp Katherine làm giấy chứng nhận và trở thành “đồng đội của Katherine”. Mục
sư trong khu vực cũng mời cô bé đến nói chuyện ở nhà thờ, cô bé chỉ nói vài
phút ngắn ngủi, nhưng đã nhận được 800 đô tiền quyên góp. Lần này cô bé rất
phấn khởi bắt đầu đến nói chuyện tại các nhà thờ khác. Khi vừa tròn 6 tuổi,
Katherine đã gây quỹ được 6.316 đô la.Tổ chức Nothing But Nets đăng tải câu
chuyện về cô bé Katherine trên mạng và đã thu hút được rất nhiều người.Một ngày
nọ, Katherine nhìn thấy đoạn quảng cáo công ích cho tổ chức Nothing But Nets
của siêu sao bóng đá người Anh David Beckham trên Ti Vi. Cô bé lập tức viết một lá thư
cho Beckham để cảm ơn anh, đương nhiên cũng gửi cho anh một tờ giấy chứng nhận.
Beckham có chia sẻ giấy chứng nhận của Katherine lên trang cá nhân và được chia
sẻ rộng rãi.Vào ngày 8/6/2007, Katherine nhận được thư gửi đến từ làng Stiga,
các bạn nhỏ trong làng viết: “Cảm ơn mùng mà bạn đã gửi cho chúng mình, chúng
mình đã thấy ảnh của bạn, mọi người đều cảm thấy bạn rất xinh!”. Katherine vui
lắm khi nhận được sự khích lệ này, khiến cô bé có động lực lớn hơn, cô và các
“đồng đội” cùng chung tay làm 100 tờ giấy chứng nhận để gửi cho mỗi tỷ phú
trong bảng xếp hạng của tạp chí Forbes mỗi người một tờ.
Trên một
lá thư có viết: Kính gửi ông Bill Gates, không có mùng chống muỗi, các bạn nhỏ
ở châu Phi sẽ bị mất mạng do bệnh sốt rét. Họ cần tiền, nhưng nghe nói tiền đều
ở chỗ của ông.Ngày
5/4/2011, Quỹ từ thiện Bill Gates tuyên bố quyên góp 3 triệu đô la cho tổ chức
Nothing But Nets. Bill Gates cho biết ông nhận được một tờ giấy chứng nhận cùng
một lá thư, trong thư nói rằng số tiền mà trẻ em ở châu Phi cần để mua mùng
chống muỗi đều ở chỗ ông. Có vẻ như ông “không đưa tiền ra là không được đâu”.
Năm 2008,
Quỹ từ thiện Bill Gates đã quay một bộ phim tài liệu công ích có tên là “Trẻ em
cứu trẻ em”, nhờ đó mà Katherine đã đến châu Phi. Cô bé nhìn thấy các bạn nhỏ
dùng bút viết lên mùng chữ “Katherine”, các bạn đều gọi những chiếc mùng cứu
mạng này là “mùng Katherine”. Chiếc mùng đầy tình yêu thương này sẽ bảo vệ cho
các bạn mỗi đêm. Làng Stiga bây giờ có tên là “Làng mùng Katherine”!.Và câu chuyện đang còn phần liên hệ đến Việt Nam ta nữa,nhưng điều ta cần
là liên hệ đến Trình thuật
thương khó vừa nghe.
+/KHI VẼ VỀ CUỘC KHỔ NẠN CHÚA GIÊSU,Có một họa sĩ đã vẽ cảnh tháo đinh,đưa xác Chúa Giêsu xuống khỏi
Thập giá.Đặc điểm của bức họa là người trong cảnh đều có khuôn mặt quen thuộc
của những người cùng thời với họa sĩ.Và người đang tháo đinh ở Chúa ra chính là
họa sĩ. Người ta hỏi họa sĩ về chuyện này,ông cắt nghĩa: Tôi đã từng đóng đinh
Chúa vào Thập giá, đinh sắt là tội của tôi.Cần phải tháo gỡ những chiếc đinh
tội lỗi ra khỏi thân xác của Chúa.
-Để tháo gỡ chúng ta khỏi quyền lực
tội lỗi,Chúa đón nhận tất cả một cách ý thức và chủ động.
Chẳng những bằng lời nói,Chúa còn
chuẩn bị đi vào khổ nạn bằng hành động.Chúa lập phép Thánh Thể, dùng một lối
khác diễn tả tình yêu vĩnh cửu Người dành cho nhân thế.Chúa dùng chính thịt máu
làm của nuôi chúng ta,đó cũng như nói tình yêu và cái chết của Chúa đem lại sự
sống muôn đời cho tâm hồn người ta.Chúa Giêsu đi vào cuộc khổ nạn hoàn toàn đơn
độc.Cái chết cũng đơn độc,và khi Chúa Giêsu mang thân phận con người, Chúa không
muốn thoát khỏi số phận đó.
-Trong vườn Cây Dầu,Chúa không biết
chia sẻ đau buồn với ai.Bao nhiêu âu lo chồng chất mà không ai hiểu,hay an ủi
một lời.Chúa để ba môn đệ thân tín gần chỗ Người cầu nguyện,nhưng ba lần Chúa
trở lại đều thấy họ ngủ say.Trên thập giá nhìn xuống,Chúa thấy mình hoàn toàn
trơ trọi,bên Người chỉ còn Gioan,Mẹ Maria và vài phụ nữ.Chính Thiên Chúa Ngôi
Cha như cũng như xa vắng, vì thế Chúa thốt lên lời cầu nguyện như một tiếng
than van: "Lạy Chúa, Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con!".
-Chúa Giêsu bị kết tội trước tòa đạo
cũng như trước tòa đời.Hội đồng công nghị,cơ quan tối cao của Do Thái giáo kết
án Chúa vì đã tự xưng là Con Thiên Chúa.Trong khi Philatô, Tổng trấn đại diện
Đế quốc La mã xử Chúa vì đã nhân danh mình là Vua. Còn Chúa Giêsu, thay vì chối
bỏ những lời cáo buộc, Người chỉ bình thản quả quyết mình là Con Thiên Chúa và
là Vua. Nhưng cả hai danh hiệu này không phải có ý nghĩa như những người tố
giác đã hiểu. Chúa là Con Thiên Chúa toàn năng.Người đã từng làm nhiều phép lạ,
nhưng không làm gì để tự bảo vệ và thoát khỏi tay địch thù. Chúa không phải vị
Vua như mọi người mong chờ. Chúa là Con Thiên Chúa, là Tình yêu tột đỉnh, yêu
đến mức sẵn sàng chết vì người khác. Chúa là Vua, Người cai trị mọi tâm hồn
bằng tình yêu mà xét xử nhân loại cũng theo luật Tình yêu. Chỉ khi ta nhìn Chúa
chết trên thập giá, ta mới hiểu Người đã là Con Thiên Chúa và là Vua như thế
nào.
-Theo Thánh Marco,ý nghĩa đích thực
của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô,Con Thiên Chúa được mặc khải rõ nét trên thập giá.Đó là Tâm tình của viên đại úy
Roma được phát ra nơi miệng ông: “Thật,người này là Con Thiên Chúa”.
+/Để kết thúc,Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Na-di-en:“...Vậy ta hãy tham dự lễ Vượt Qua như Luật dạy,theo tinh thần Tin Mừng chứ đừng
theo mặt chữ,tham dự trọn vẹn chứ không nửa vời, hướng đến vĩnh cửu chứ đừng nhắm
những mục tiêu nhất thời...Gặp đau khổ,ta hãy noi gương Người khi Người chịu
thương khó.Phải đổ máu, ta hãy tôn kính Máu Người.Nếu bạn là ông Si-môn,người
thành Ky-rê-nê : hãy vác thập giá mà đi theo.Nếu bạn là kẻ trộm bị đóng đinh
vào thập giá một trật với Người,thì như kẻ trộm lành ấy,bạn hãy nhìn nhận Người
là Thiên Chúa. Nếu vì bạn,vì tội lỗi của bạn mà Người đã bị liệt vào hạng ác
nhân,thì vì Người,bạn hãy trở nên công chính.Hãy thờ lạy Đấng đã chịu treo vì bạn...Nếu bạn là ông Giô-xép người A-ri-ma-thê, hãy đến gặp kẻ đóng đinh Người
mà xin lại thi hài. Ước chi của lễ đền tội thế gian cũng là của lễ đền tội bạn.Nếu
bạn là ông Ni-cô-đê-mô, kẻ thờ phượng Thiên Chúa ban đêm, bạn hãy lấy dầu thơm
xức xác và an táng Người.Nếu bạn là một trong mấy bà cùng có tên là Ma-ri-a, hoặc
là bà Sa-lô-mê hay bà Gio-an-na, thì ngay từ lúc tinh mơ, bạn hãy khóc cho nước
mắt chảy giàn giụa đi. Hãy cố sao để bạn là người trước tiên được thấy tảng đá
đã lăn sang một bên, có khi còn thấy các thiên thần, thậm chí cả Đức Giê-su nữa.
-Thưa quý OBACE,nghe lại bài thương
khó Chúa không phải để chúng ta đổ lỗi cho những người Do Thái,song ta có thể
thấy bóng dáng của mình trong cuộc hành hình Chúa Giêsu năm xưa.Có thể chúng ta là người đã gây tổn thương cho Chúa khi chúng
là những người mang danh là Kitô hữu,là môn đệ Chúa, song chúng ta đã phản bội
lại Chúa như Giuđa khi chúng ta cũng vì một chút vật chất, tiền bạc mà chà
đạp lên danh dự Kitô hữu,bán rẻ lương tâm của mình.Hay có
thể vì sợ hãi hèn nhát hoặc vì bổng lộc của thế gian mà chúng ta đã từ chối
Chúa như thánh Phêrô.
-Và cũng có thể chúng ta là những
người đã từng nhận được biết bao ơn lành của Chúa,song chúng ta cũng giống như
những người Do Thái đòi tha Bararaba mà giết Chúa Giêsu.Hay chúng ta không muốn để cho Chúa Giêsu ảnh hưởng đến cuộc đời
của mình,gia đình của mình,khi chúng ta từ chối đọc kinh cầu nguyện,khi chúng ta không
đến với Chúa qua việc thờ phượng hay việc lãnh nhận
các Bí tích như Bí tích
Hòa Giải để đến với Bí tích Thánh Thể.
-Hoặc là có thể chúng
ta sẽ thấy mình giống như các thầy thượng tế và luật sĩ,mưu mô toan tính trong cuộc sống,hay trong việc làm ăn bon chen ti tiện.Hay khi chúng ta quay lưng lại với Chúa hoặc chúng ta lên án
Chúa và Giáo Hội của Ngài,cho mình quyền định đoạt số phận và xét đoán anh em,nhắm
mắt làm ngơ trước nỗi đau khổ bất hạnh của anh em, và có khi còn nhạo cười trên
đau khổ của họ và gào thét giơ tay đòi kết án họ.
-Thương cảm cho cuộc khổ nạn của Chúa
Giêsu không chỉ dừng lại ở những cảm xúc tự nhiên,mà ta hãy
nhận thật rằng chính vì tội lỗi của mỗi người trong chúng ta,mà Chúa chịu chết như thế,để từ nay chúng ta cố gắng sống
tốt hơn, ngoan thảo với Chúa hơn, đồng thời biết quan tâm đến anh em,để chia sẻ liên đới.Đó
là cách chúng ta cất đi bớt sự đau khổ cho Chúa ngày hôm nay. Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 5
MÙA CHAY B 2018
Lời Chúa: Gr 31,31-34; Dt
5,7-9; Ga 12,20-33
Đọc Ga 12,20-33 : “Vào dịp lễ Vượt Qua năm ấy,
20 trong số những người lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy
người Hy Lạp. 21 Họ đến gặp ông Philípphê, người Bếtxaiđa, miền
Galilê, và xin rằng: "Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu". 22
Ông Philipphê đi nói với ông Anrê. Ông Anrê cùng với ông Philipphê đến thưa với
Ðức Giêsu. 23 Ðức Giêsu trả lời: "Ðã đến giờ Con Người được tôn
vinh! 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất
không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được
nhiều hạt khác. 25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi
thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.
26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy
cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy". 27
"Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu
con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. 28 Lạy Cha,
xin tôn vinh Danh Cha". Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: "Ta đã
tôn vinh Danh Ta Ta sẽ còn tôn vinh nữa!" .29 Dân chúng đứng ở
đó nghe vậy liền nói: " Ðó là tiếng sấm!" Người khác lại bảo:
"Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!" 30 Ðức Giêsu
đáp: "Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. 31
Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này
sắp bị tống ra ngoài! 32 Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi
mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi". 33 Ðức Giêsu nói thế
để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào...”-Đó là
Lời Chúa.
+/Triết gia Jean Guitton,bạn thân của
Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II,đã kể lại một giai thoại như sau.Hồi còn
rất nhỏ,ban đêm ông ngủ với mẹ.Nhà hàng xóm bên cạnh có người chết.Giữa đêm
khuya vắng có tiếng khóc ngân xa nghe rất não nuột.Đứa bé sợ quá ôm chầm lấy
mẹ.Nó hỏi: “Mẹ ơi,chết là gì hả mẹ?”.Câu hỏi đột ngột khiến bà mẹ trẻ
lúng túng không biết trả lời đứa con như thế nào.Bà bật dậy, ngồi vào bàn và mở
cuốn Kinh thánh ra đọc.Trong Tin mừng Gioan chương 13 câu 1,bà đọc thấy thánh ký
đã viết:“Trước lễ vượt qua,Đức Giêsu biết trước giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ
thế gian mà về với Chúa Cha,Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở
trần gian và Người yêu thương họ đến cùng.”.Gấp sách lại,bà trở về giường và nói
với đứa con:Con ơi,chết là trở về với Cha và yêu thương đến cùng.
-Các bài đọc Lời Chúa hôm nay hướng chúng ta đến gần sát với cuộc khổ
nạn
của Đức Giêsu hơn.Con đường dẫn tới núi sọ và huyệt đá chính là con đường yêu thương
trong hành trình tự hủy,nó giống như định luật của hạt lúa được
gieo vào đất,sẽ thối đi,sẽ chết đi,nhưng sẽ sản sinh nhiều bông hạt khác.
+/Thời Chiến quốc bên Trung Hoa,có
một người đem dâng cho vua nước Sở một vị thuốc bất tử.Người ấy bưng vị thuốc
vào,đi ngang qua một viên quan canh cửa.Viên quan này hỏi:-Vị thuốc này có ăn
được không?Người kia đáp:-Ăn được.Tức thì,viên quan giật lấy vị thuốc mà ăn,và Chuyện
đến tai nhà vua.Vua
truyền bắt viên quan đem giết.Viên quan liền kêu rằng:-Thần
đã hỏi người đem dâng thuốc là có ăn được không,người
ấy bảo:ăn được,nên thần mới dám ăn.Như thế là thần vô tội mà lỗi là ở người
dâng thuốc.Hơn nữa,người đem dâng thuốc nói là thuốc bất tử,nghĩa là thuốc ăn
vào thì không chết nữa.Thế mà thần mới vừa ăn xong,lại sắp phải chết.Vậy
là thuốc tử chứ đâu phải thuốc bất tử?.Nhà vua giết thần, thực là oan uổng
cho một người vô tội,điều
đó có nghĩa là thiên hạ dối lừa nhà vua mà nhà vua vẫn tin.Nghe nói có lý,nhà
vua bèn tha chết cho viên quan.
-Chẳng
ai muốn chết,và ai cũng muốn sống lâu,trường thọ. Nhưng oái ăm thay,chết lại là số kiếp của con người,ai
cũng phải một lần đi qua cửa ngõ
của sự chết.
+/Phương
thuốc bất tử mà Chúa Giêsu muốn mang đến cho con người là:sám hối và tin vào
Tin Mừng.Trước tiên,phải sám hối,phải chịu thối đi,chịu mất mạng sống mình.Đây mới chỉ là những thứ chúng ta phải
kiêng khem,phải hy sinh,phải hãm mình như người mắc bệnh tiểu đường phải kiêng
ăn ngọt,như người
cao máu phải kiêng ăn mặn.Kế tiếp,là tin vào Tin Mừng,như lời Chúa đã phán:Ai nghe lời Ta
và tin Đấng đã sai Ta,thì được từ cõi chết mà qua cõi sống.Hay:Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta,thì có
sự sống đời đời.
+/Điều mà
Chúa muốn chúng ta bước đi là con đường Thập gía mà Chúa Giêsu đã chấp nhận chết trên đó,để trở thành nguồn ơn cứu độ
cho nhân loại được nhìn lên Ngài và được sống.
-Như hạt
lúa phải chịu nghiền nát để trở thành cơm bánh nuôi sống con người,thì Chúa
Giêsu cũng tương tự
như vậy,Ngài chấp nhận bị nghiền nát
trong cuộc tử
nạn đau thương,để
trở thành bánh thánh dâng lên Chúa Cha trên bàn thờ,đồng thời trở nên lương
thực nuôi sống chúng ta.Thập giá đã trở thành ngai Chúa ngự để phán xét và ban
sự sống.
-Ngài
chết để đi vào vinh quang của Chúa Cha,và trở thành Đấng ban sự sống đời
đời cho chúng ta.Cách thức để đi đến chiến thắng vinh quang lại là cách thức
đau thương nhất, khốn cực nhất của trần gian.
+/Đối với người
không có
đức tin thì nói:chết là hết,thế nhưng Chúa Giê su lại
quả quyết:muốn sống,phải tập chết
đi mỗi
ngày,mới mong được sống mãi,bất tử.
-Nhưng
chết bằng cách nào?Thưa
Chết là mục nát đi,là chết đi cho những tiêu cực tội lỗi nơi mỗi người chúng ta.Như
thế,chết có
nghĩa là hãm mình trước những cám dỗ của
dục vọng,của ý riêng,là vượt thắng 7 mối tội đầu,là hy sinh vì 10 điều răn Chúa
dạy,là từ bỏ những gì không đẹp ý muốn của Thiên Chúa.
-Theo thánh Phao lô,trong thư(Gl 5,19-24),theo Tính
xác thịt là
ước muốn những điều trái nghịch với Thần Khí;còn theo Thần Khí lại ước muốn những điều
trái nghịch với xác thịt.Những
việc do tính xác thịt gây ra là:dâm bôn,ô uế,phóng đảng,thờ quấy,phù phép,hận
thù,bất hòa,ghen tuông,nóng giận,tranh chấp,chia rẽ,bè phái,ganh tỵ,say sưa,chè
chén.Còn
hoa quả của Thần Khí là:bác ái,hoan lạc,bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm,trung
tín,hiền hoà, tiết độ.
-Chết
còn là
canh tân đổi mới,là cải thiện tâm hồn,là thay đổi não trạng,thay đổi nếp sống và cách suy nghĩ, sao cho hợp với thánh ý của Thiên
Chúa.
-Thánh
Phao lô trong thư Rô ma(Rm 12,2)rằng:“Anh
em đừng có rập theo thói
đời này,nhưng hãy cải biến con người anh em,bằng các đổi mới tâm hồn,hầu có thể
nhận ra đâu là ý Thiên Chúa:cái gì tốt,cái gì đẹp lòng Chúa,cái gì hoàn hảo”.
-Chết
còn là
chấp nhận hy sinh,chịu mục nát
nơi con người thể xác,để
cho hạt giống đức tin và Tin Mừng có điều kiện nẩy nở và mang lại nhiều hoa trái cho tha nhân và xã hội.
-Những người không chịu Chết đi,là người gạt bỏ sự siêu nhiên ra khỏi
cuộc sống tự
nhiên của người Kitô hữu,không còn tìm
thánh ý Chúa,mà luôn
tìm kiếm và thực hiện ý riêng mình,Không
còn hành động cho sáng danh Chúa.Là người cho
rằng hy sinh,khiêm nhường,nhịn nhục là dại dột,chỉ vâng lời và phục vụ
khi nào có lợi cho bản than mình.
-Những người không chịu Chết đi,còn là hạng người chỉ xem hạnh phúc trần thế là
cứu cánh của cuộc sống.Trọng
tâm của cuộc đời của họ là quyền hành,lạc thú,tiền của.Họ không nghĩ đến đời sau,và thiên đàng
đối với họ là ở cuộc
sống trần gian này.
-Đó như là những hạt giống không chịu mục nát,nên trơ
trọi một mình,nên không sinh nhiều bông trái cho đời,cho người,không manh ích
lợi gì cho ai và chắc
chắn cuộc đời của họ sẽ đi đến chổ bị diệt vong.Amen
Nhận xét