CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4,3,2,1 MÙA CHAY&TN6-TN2 NĂM B 2018
CHIA SẺ LỜI CHÚA
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY NĂM B 2018
Lời Chúa:2 Sb 36,
14-16.19-23;Ep 2, 4-10;Ga 3,14-21
ĐỌC
PHÚC ÂM: Ga 3,
14-21/ “...Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng:
"Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải
treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng
được sống đời đời. Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để
tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì
Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế
gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt.
Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa;
và đây án phạt là sự sáng đã đến thế gian, và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự
sáng, vì hành động của họ xấu xa. Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự
sáng, và không đến cùng sự sáng, sợ những việc làm của mình bị khiển trách;
nhưng ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được
sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa...". Đó là lời Chúa.
+/Đây là câu chuyện xảy ra ở Italia.Một người sĩ quan tên là LOHSER, mang
cấp trung uý trong quân đội Đức Quốc Xã. Năm 1944, Lohser chỉ huy toán quân Đức
Quốc Xã đóng tại Thành phố Molina. Trước đây anh là người công giáo, nhưng rồi
đã bỏ đạo để gia nhập Đảng Quốc Xã Phát Xít.Hôm ấy,Lohser uống rượu trong quán
Graziani,và khi đã quá chén, anh ta rút súng lục ra, nhắm vào tượng Thánh Giá
treo trên tường làm bia để biểu diễn tài nghệ:Phát một: trúng con mắt tượng
phải của Chúa.Phát hai và ba: trúng ngực tượng Chúa.Phát bốn: trúng bàn chân
trái tượng Chúa.Thấy vậy, mọi người sợ hãi bỏ
trốn,chỉ còn lại anh tài xế Georgis phải lái xe đưa Lohser về đơn vị. Khi xe
đang chạy trên đường bỗng một máy bay địch xuất hiện và nhắm vào xe Jeep của anh bắn xuống.Lohser bị trúng đạn, máu ra nhiều, viên tài xế phải dừng xe
lại săn sóc vết thương:Mắt phải anh trúng một viên đạn,Ngực anh trúng hai
viên,Bàn chân trái anh trúng một viên.Nhưng rất may là cuối cùng anh ta đã kịp
hối lỗi.Anh cầu nguyện với Chúa rằng:"Lạy Thánh Giá Chúa, Lạy
Thánh Giá Chúa, trong mấy năm qua, con mắt linh hồn con mù quáng, không nhìn
thấy Chúa, không nhìn thấy đời sau, mà chỉ thấy có tiền tài, danh vọng. Giờ
đây, con được thấy Chúa, thấy sự công bình của Chúa và nhất là lòng yêu thương
thư tha của Chúa".Mười phút sau đó, anh ta tắt thở...Ngày nay, tượng Thánh Giá được Lohser dùng làm bia được cất giữ trong
chiếc tủ kính tại Nhà thờ Molina, và cứ vào ngày 15 thánh 06 hằng năm, giáo dân
ở đây lại tổ chức rước kiệu Thánh Giá này chung quanh Nhà thờ.
+/Có một ông đạo đức kia đêm nằm chiêm bao thấy Chúa Giêsu bị một tên lính
Rôma trói. Ông thấy rõ trong tay tên lính cái roi có dây da rất dày, và những
mũi đinh nhọn. Ông rùng mình sởn óc vì thấy những vết thương ghê gớm nơi con
người của Chúa, máu chảy ra như "suối".Khi tên lính vung roi định
đánh thêm nữa, ông bèn xông tới ngăn cản. Tên lính thình lình quay lại và kìa.
. .ông nhận ra tên lính ấy chính là ông! Ông sửng sốt không hiểu ra làm sao.Chợt
Chúa cho ông nhớ lại lời Tiên tri Isaia( Is 53,5): “...Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác của chúng ta mà bị
thương.Bởi sự sửa phạt Ngài chịu,chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người,chúng
ta được lành bệnh...”.
+/Khi nhìn lên Thánh Giá Chúa chúng ta thấy được tình thương tha thứ bao la của Thiên Chúa.Thánh Phê rô trong(1Pr 3,18)
rằng: "...Chính Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi. Đấng Công Chính đã
chết cho kẻ bất lương hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa...".Đáng lý ra khi phạm tội chúng ta đã phải chết.Nhưng vì yêu thương
Chúa đã không bỏ rơi ta.Người tìm hết cách để cứu ta.
-Trong nhóm Pharisêu,có một người tên
là Nicôđêmô,một thủ lãnh của người Do-thái và cũng là bậc thầy trong dân Israel
đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm.Các nhà chú giải Kinh Thánh giải thích rằng hoặc
ông là người vị vọng trong dân Do Thái, lại là tiến sĩ luật, phái Pharisêu, sợ
dư luận, nên đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm, để tránh những cặp mắt dòm ngó,
những lời đàm tiếu. Hoặc ông là môn đệ đầu tiên bắt đầu tin theo Chúa một cách
kín đáo, chưa dám công khai. Một cuộc gặp gỡ kỳ lạ đã đưa Nicôđêmô,một người
khát khao chân lý và ánh sáng đã được toại nguyện.
-Trong Tin Mừng của thánh Gioan,Nicôđêmô
còn xuất hiện hai lần nữa. Một lần trong cuộc tranh luận về nguồn gốc của Đức
Kitô,Lần sau cùng vào buổi chiều ngày thứ sáu chịu nạn,Ni-cô-đê-mô
cũng dự cuộc liệm xác của Đức Kitô.Trong cuộc gặp gỡ với Nicôđêmô hôm
nay,sứ điệp quan trọng nhất mà Thiên Chúa muốn mặc khải cho tất cả những tâm
hồn đang khao khát sự thật và ánh sáng chính là(Ga 3,16): “...Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn đời...”.Vì
yêu thương con người đến tột cùng,Chúa Cha đã trao ban Chúa Con cho trần gian,để
trần gian được cứu độ,và được sống.Sứ mạng của Chúa Con là
hoàn tất công trình cứu chuộc của Chúa Cha,đưa con người vào sự hiệp thông hoàn
hảo giữa Chúa Cha và Chúa Con.Lịch sử nhân loại, lịch sử dân Do Thái, lịch sử
Hội Thánh,hay xác thực hơn, lịch sử của mọi người tín hữu chúng ta đều
là Lịch Sử Ơn Cứu Rỗi.Ta nên lưu ý mấy điểm sau đây:
1.Tin đối
với thánh Gioan là
nhìn nhận Đức Giêsu là Con và là sứ giả của Chúa Cha,tin là đến với Đức Giêsu và gặp gỡ Người,là biết Người và cùng với Người biết Chúa Cha.Đức tin
còn là một hồng ân và một sự lôi cuốn của Chúa Cha.
2.Tin là
nhìn lên Con Người,được giương cao,và đặt
trọn niềm tin vào ĐẤNG BỊ TREO LÊN trên Thập giá, Đấng Mêsia, Đấng Cứu Thế muôn
dân trông đợi.Chúa Giêsu nhắc đến câu chuyện ghi
trong sách Dân Số(trong bài đọc
1,chương 21, 4-9): trong cuộc hành
trình qua sa mạc, dân Ítraen mất kiên nhẫn đã kêu trách Chúa,nên bị nạn rắn
cắn.Chúa đã truyền cho Môsê: “...Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột.Tất cả
những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống...”.Con
rắn đồng đã trở lên dấu chỉ của sự cứu sống.Chúa Giêsu ám chỉ đến cái chết của
Người trên thập tự giá.Tất cả những ai nhìn lên và tin vào Ngài, sẽ không bị
con rắn xưa kia là ma quỷ ám hại.
3. Những người tin sẽ phải bước vào
một cuộc sống mới. Đó là được thông phần sự sống
của Thiên Chúa, là một ân huệ Đấng Cứu Thế mang lại.
Tin là từ bỏ bóng tối của tội lỗi, của gian tà, của ma quỷ(Ba lời thề hứa trong
khi lãnh nhận Phép Rửa,và đêm vọng Phục Sinh sắp tới).
Tin là bước đi trong ánh sáng,sống trong chân lý và hành động ngay chính(Ga 3,19-21):“...Nhưng kẻ sống theo sự thật,thì đến cùng ánh sáng, để thiên
hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa...”
-Kế hoạch Thiên Chúa là mỗi người
được kêu mời lãnh nhận ơn cứu độ. Đó là một mầu nhiệm,Vì, tất cả chúng ta đều
đã phạm tội, nhưng nhờ ân thánh, chúng ta được sống lại,được cải tử hoàn sinh với
Đức Kitô và trong Đức Kitô.
+/Cứ nhìn qua nếp sống hưởng thụ ăn
chơi đàng điếm của những đô thị lớn trên khắp thế giới,kiểm điểm lại sự sa sút
lòng đạo đức,cũng như luân lý trong các gia đình,chúng ta sẽ nhận định rõ
tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa hiện nay.
-Mùa chay thánh,mùa ăn năn đền tội,sám hối,giúp mọi cá nhân tỉnh giấc ngủ say,ý
thức thân phận tội lỗi của mình, sự yếu hèn của bản tính con người, để khiêm
nhượng hơn,để tin tưởng hơn,và mở lòng ra đón
nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa,lãnh nhận chính tình yêu lớn lao của Ngài.
-Trong mạch văn của
bài Tin Mừng,thánh Gioan còn ghi thêm chính lời Chúa Giêsu: "Thiên Chúa
không sai Con của Ngài đến luận phạt trần gian, nhưng để trần gian nhờ Con của
Ngài mà được cứu độ". Thiên Chúa luôn ở về phía chúng ta để ra tay cứu chứ
không phải để
phạt.
-Mùa Chay là mùa
của lòng yêu thương tha thứ. Bởi thế, việc ăn chay trong mùa Chay, trước hết
phải là xóa bỏ hận thù và tha thứ. Nhưng để có tha thứ, cần đến sự hòa giải.
-Anh em chị em làm mất lòng nhau,và có hố sâu ngăn cách bởi hận thù,thì tinh thần chay tịnh đòi phải làm lành lại
với nhau, phải lấp đầy những ngăn cách để những gì thuộc
về thù hận bị chôn xuống, những gì là trao ban,là yêu thương tha thứ sẽ bùng lên,lớn mạnh.
-Ta cũng hãy nhớ rõ
một điều:Làm sao có thể tha thứ nếu không bao giờ muốn hòa giải; làm sao có thể
nhận được ơn tha thứ nếu không biết tha thứ.
-Thiên Chúa đã không
dạy bài học tha thứ suông,nhưng đã dạy bài học tha thứ bằng chính mạng sống của
Chúa Giêsu.Nếu như ngày xưa trong Cựu Ước,con rắn đồng trong sa mạc được giương lên,thì hôm nay
chính Chúa Giêsu được giương lên.Mãi mãi chúng ta phải biết ơn Chúa Giêsu và khắc sâu lời của Người:Như Môsê đã giương
cao con rắn ở sa mạc thế nào, con người cũng sẽ giương cao như vậy.
-Cuối cùng,ta hãy ghi nhớ những lời trong hai bài đọc 1
và 2 Lời Chúa hôm nay,Bài Ðọc I: 2 Sb 36,14-16.
19-23;Bài Ðọc II: Ep 2, 4-10-Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY NĂM B2018
Lời Chúa:Xh 20,1-17;1Cr 1, 22-25;Ga 2,13-25
ĐỌC PHÚC ÂM: Ga 2, 13-25: “Lễ Vượt
Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Người thấy ở trong Đền
thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc,
người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi
đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và
bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và
đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán". Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh
Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi". Bầy
giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là
ông có quyền làm như vậy". Chúa Giêsu trả lời: "Các ông cứ phá huỷ
đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại". Người Do-thái đáp lại:
"Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ này, mà Ông, Ông sẽ dựng lại
trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người.
Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã
tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói. Trong thời gian Người ở lại
Giêrusalem mừng lễ Vượt qua, nhiều kẻ tin danh Người, vì mục kích những phép lạ
Người làm. Nhưng chính Chúa Giêsu không tin tưởng họ, vì Người biết tất cả mọi
người, và không cần ai làm chứng về người nào; Người biết rõ mọi điều trong
lòng người ta...”. Đó là lời Chúa.
+/ Yếu tố con người là quan trọng.Paganini là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi
tiếng của Ý vào thế kỷ XIX. Trong một cuộc trình diễn, ông linh cảm như có một
điều gì bất ổn và khi nhìn kỹ cây đàn, ông khám phá ra đó không phải là cây đàn
quen thuộc đã từng đưa ông lên đài danh vọng. Ông đứng lặng trong giây lát, rồi
lên tiếng: Vì lý do kỹ thuật, xin quý vị vui lòng chờ đợi trong giây lát, vì
tôi đã cầm lộn cây đàn.Nói xong, ông vào hậu trường bước thẳng đến nơi ông vẫn
để cây đàn quen thuộc. Ông bàng hoàng nhận ra có người đã đánh cắp cây đàn quý
giá của ông và đã đặt một cây đàn rẻ tiền thay thế vào đó. Trong lúc còn bàng
hoàng thì bỗng một ý tưởng loé lên trong đầu, khiến ông mạnh dạn cầm lại cây
đàn rẻ tiền kia mà bước ra sân khấu. Ông nói với khán giả: Kính thưa quý vị, ai đó đã
đánh cắp cây đàn quý giá của tôi, nhưng trong buổi trình diễn này tôi muốn chứng
minh cùng quý vị là vẻ đẹp và nét tinh tuý của âm nhạc không nằm trong nhạc
khí, nhưng hàm ẩn nơi chính con người của nhạc sĩ. Phải yếu tố con người mới là
quan trọng.
-Từ
câu chuyện này chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay,ta thấy Chúa Giêsu xua đuổi
phường buôn bán ra khỏi đền thờ, vì họ đã biến đền thờ, nơi cầu nguyện thành một
chốn buôn bán, thành một hang ổ trộm cướp. Và những người Do Thái đã vặn hỏi:
Ông lấy quyền gì mà làm như vậy? Chúa Giêsu đã trả lời: Các ông cứ phá đền thờ
này đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây dựng lại. Và Tin Mừng ghi nhận: Đền thờ Ngài muốn nói đến
ở đây chính là thân xác Ngài.
-Đối
với người Do Thái, kể từ thời vua Salomon, họ đã có được một ngôi Đền thờ, để
làm nơi thờ phượng Thiên Chúa. Như thế, Đền thờ Giêrusalem là nơi tập họp tôn
giáo của người Do thái từ mọi miền của đất nước,vào dịp lễ vượt qua hằng năm, mừng kỷ niệm
dân Chúa được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, vượt qua biển đỏ về Đất Nước,để
tạ ơn, để xá tội, để xin ơn.
-Đền
thờ Giêrusalem vừa cụ thể hóa sự hiện diện uy nghiêm của Thiên Chúa vừa chính
thức hóa việc phụng tự của cả dân tộc. Bởi đó, Đền thờ là nơi Thiên Chúa ngự,
là nhà cầu nguyện cho muôn dân,và không ngừng mang tính chất thánh thiêng.
Nhưng dần dần người ta đã ngang nhiên biến một phần của nơi thánh thiện ấy
thành nơi thương mại,tuy dù với lý do tốt đẹp bên ngoài là để phục vụ việc tế tự.
Họ đã biến nơi đó thành một cái chợ,thành một hang ổ trộm cướp khiến Chúa Giêsu
đã phải giận dữ, ra tay dọn dẹp và loan báo ngày tận cùng sắp tới của chính Đền
thờ.
-Chúa
Giêsu vốn quý trọng Đền Thờ Giêrusalem,Ngài
gọi đó là nhà Cha của Ngài, là nhà cầu nguyện. Ngài không muốn nơi Thánh này trở
thành cái chợ buôn bán. Ngài không chấp nhận nhà của Cha Ngài bị xúc phạm.Chính
tình yêu đã khiến Ngài nổi giận.Ngài thấy cần phải thanh tẩy Đền Thờ, dù điều
đó sẽ đưa Ngài đến chỗ thiệt thân. Lòng nhiệt thành khiến Ngài thanh tẩy Đền thờ,
Ngài không sợ nguy hiểm khi phải ra tay dẹp loạn hầu thể hiện thánh ý Chúa Cha,là Đền thờ phải là nơi tôn nghiêm, thánh
thiện.
-Con
người với thân xác và tâm hồn chính là một đền thờ cho Thiên Chúa ngự trị.Đền thờ là nơi con người gặp gỡ Thiên
Chúa và anh chị em. Người ta đến Đền thờ để tìm gặp sức mạnh của Chúa, tìm sự
an ủi,nâng đỡ từ cộng
đoàn và anh
em.Có thể nói Đền thờ là nơi gặp gỡ của yêu thương. Vì thế, Chúa Giêsu muốn
chúng ta xây dựng Đền thờ mình trong tình yêu thương đúng nghĩa của nó.
-Hành
động thanh tẩy đền thờ của Chúa Giêsu chắc chắn làm cho các trưởng tế khó chịu,
bực tức, họ cho Ngài là một kẻ phản động,vì Ngài không có chức tư tế, cũng chẳng
có nhiệm vụ nào trong Đền thờ. Vậy mà Chúa Giêsu đã kết án các trưởng tế và gán
cho mình một uy quyền trên họ.Người Do Thái tôn thờ Thiên Chúa một cách vụ hình
thức, máy móc. Họ nghĩ rằng dâng cúng vào Đền Thờ nhiều tiền bạc, nhiều lễ vật
là Chúa sẽ hài lòng, Thiên Chúa sẽ "xí xóa" tội lỗi cho họ. Họ tưởng
dùng của cải vật chất để có thể hối lộ được Thiên Chúa. Từ suy nghĩ đó đã dẫn họ
đến hành động sống bê tha tội lỗi; họ nghĩ dù sống gian tà, độc ác, bất công với
tha nhân đến thế nào đi nữa; họ sống tội lỗi ngập đầu ngập cổ đi nữa nhưng chỉ
cần đợi vào dịp đại lễ, vào dịp hành hương lên Đền Thờ, họ sẽ dâng cúng thật
nhiều tiền của thì họ nghĩ rằng mình sẽ được tha thứ hết.
-Điều
này đã làm cho họ sống đạo bề ngoài mà không cần phải hoán cải đời sống, không tuân giữ giao ước Thiên Chúa nữa.
Chính vì thế mà Chúa Giêsu thấy họ cần dẹp bỏ cách thờ phượng cũ đó, để mang
tâm tình mới, biết thờ phượng Thiên Chúa trong tình yêu,chân lý và sự thật.
+/Bằng ngôn ngữ biểu
tượng của Tin Mừng theo thánh Gioan,và qua việc đích thân thanh tẩy đền thờ của
Chúa Giêsu,Chúa muốn ta hiểu rằng,mùa chay còn là thời gian thuận tiện để ta lo
thanh tẩy đền thờ tâm hồn mình.Trả lại cho đền thờ này vẻ đẹp và sự thánh thiện
cần có của nơi Chúa Ba Ngôi ngự trị.Nghĩa là ta phải lo xét mình,xưng thú tội lỗi
của mình và ăn năn chê ghét,để được máu thánh Chúa tẩy rửa,để ta được chịu
thương chịu khó với Chúa và được phục sinh với người trong vinh quang.
-Nhờ
bí tích Rửa Tội, tâm hồn chúng ta trở thành ngôi đền thờ thiêng liêng cho Thiên
Chúa ngự.
Chính vì thế, chúng ta phải gìn giữ tâm hồn chúng ta khỏi mọi dấu vết của tội lỗi,
để xứng đáng làm đền thờ của Ngài.
-Có khi bên
ngoài chúng ta nghèo túng,ốm đau, hay gặp phải những điều bất hạnh, thì trong
thẳm sâu cõi lòng, trong ngôi đền thờ thiêng liêng ấy, luôn vang lên những lời
ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa.Đó
là nền phụng vụ đích thực đẹp lòng Chúa, mà Chúa và Giáo Hội mong muốn chúng ta
xây đắp mỗi ngày.
-Ðức Giêsu đã thanh tẩy Ðền thờ Giêrusalem.Ngài cũng muốn
thanh tẩy các nhà thờ của chúng ta.Ngài muốn tâm hồn chúng
thực sự là nơi thờ phượng,nơi hội tụ
căn bản để con người gặp gỡ và thợ phượng Thiên
Chúa.Trong khi thực
tế của ta thì có khi dự thánh
lễ của chúng ta trở nên máy móc, buồn tẻ.Có khi lại ồn ào, nặng tính trình
diễn.Dự thánh lễ vẫn cần một cái hồn, một sức sống lan
tỏa từ Chúa Giêsu phục sinh.
-Ðể tâm đến việc sửa nhà thờ là cần,nhưng không đủ hay chưa đủ.Mỗi Kitô hữu cần để tâm xây dựng con người mình,bởi lẽ đó
là đền thờ của Chúa Cha,Chúa Con và Thánh Thần.Chính thân xác ta cũng là đền thờ của Thánh Thần.
-Có những đền thờ thánh thiêng đã trở nên phàm tục.Ðam mê vô
độ của thân xác đã trục xuất Thánh Thần.Chúa Giêsu hôm nay cũng giận dữ như thế khi
thấy con người của chúng ta bị vấy bẩn,đền thờ của Ba Ngôi bị nhơ nhớp.Tha nhân
quanh ta cũng là những đền thờ.Có nhiều đền thờ bị xuống cấp, tước đoạt và sụp
đổ.
-Mùa Chay là mùa tu sửa các đền thờ,để mọi đền thờ đều dẫn
đến Ðền Thờ Giêsu.Đền
thờ tâm hồn cũng như thể xác của mỗi người phải là nơi gặp
gỡ Thiên Chúa và tha nhân. Đến nhà thờ, chúng ta cần
biến đổi để trở nên con người của sự hiệp thông,của tình bác ái yêu thương.
Chúng ta cần xây dựng ngôi đền thờ trong tình yêu thương, chia sẻ, trong đó mọi
người biết sống liên đới với nhau...Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 2
MÙA CHAY B 2018
Lời Chúa: St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc
9,2-10
Đọc Phúc Âm: Mc
9, 2-9: “...Khi ấy, Chúa
Giêsu đưa Phêrô,Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến
hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi, trắng tinh như tuyết,
không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia và Môsê
hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu
rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba
lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói
gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó có một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám
mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời
Người". Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một
mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra
lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con
Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau:
"Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?..."-Ðó là lời Chúa.
+/Tại nước Mêhicô, người ta thường tổ chức những cuộc
đấu võ rất ác liệt. Đó là một loại võ tự do, nên các võ sĩ có thể phục sức tuỳ
sở thích và có thể mang cả mặt nạ trong khi đấu võ.Một linh mục tên là Gaêtanô
đang làm công tác xã hội để giúp nuôi các trẻ em nghèo và mồ côi. Để có thêm
tiền cho mục đích này, cha Gaêtanô liền nghĩ đến chuyện ghi danh tham dự các
trận đấu.Với một thân hình to lớn, thông thạo võ thuật và
đầy lòng dũng cảm, mỗi khi lên võ đài, cha Gaêtanô mang một chiếc mặt nạ màu
vàng để che dấu tung tích của mình. Ngài thường đấu với những đối thủ hung hãn
nhất. Tất cả tiền thưởng hoặc thù lao nhận được, cha đều dành cho quĩ cứu trợ
các trẻ em nghèo và mồi côi. Từ đó, chiếc mặt nạ vàng trở thành biểu tượng cho
tấm lòng vàng của cha Gaêtanô.Thưa anh chị em thân mến,Trên võ đài cha Gaêtanô là một võ sĩ mang mặt nạ
vàng, ở giữa đàn con cô nhi của cha.
+/ Một linh mục qua nhiều năm coi
xứ đã kể một câu chuyện khá dí dỏm và cũng sâu sắc như sau:Có một đôi vợ chồng
trẻ rất xinh đẹp và sống với nhau cũng rất khéo. Đúng là một cặp “trai tài gái
sắc”. Có lẽ chính nét trẻ trung xinh xắn của vợ chồng đã cho họ một mùa xuân
cuộc đời thật nồng cháy tình yêu và hạnh phúc.Một ngày nọ, người vợ ăn một nửa
trái táo, rồi tặng chồng phần kia. Người chồng vui vẻ đón nhận nói rằng:- Ôi nửa trái táo ân tình, công chúa của lòng anh!.Hai mươi năm sau, Cũng đôi
vợ chồng ấy, cộng thêm những nét tàn tạ của thời gian.Cũng một trái táo, vợ ăn
một nửa,và mời chồng
phần còn lại. Nhưng người chồng nhăn mặt nói:- Sao
lại cho nửa trái táo ăn thừa?.Nguyên nhân
của vấn đề ở nhan sắc.Cũng nửa trái táo dâng tặng nhưng hai mươi năm
trước nhận từ tay “người đẹp” là trái táo ân tình. Hai mươi năm sau từ tay
“nàng già” là trái táo ăn thừa. Nếu chỉ dựa vào nhan sắc người ta sẽ mất hết
tất cả với thời gian.
-Trong cuộc biến hình trên núi Tabo, khuôn
mặt Chúa Giêsu bừng sáng ánh hào quang của một Thiên Chúa,tuy là Ở giữa
loài người,Con Thiên Chúa vẫn mang khuôn mặt bình thường như chúng ta.Ba môn đệ
đã quá quen với khuôn mặt Thầy Giêsu, khuôn mặt dãi dầu mưa nắng vì sứ vụ,
khuôn mặt chan chứa mọi thứ tình cảm con người.Rồi đây, ba môn đệ này còn phải
làm quen với khuôn mặt khổ đau trong Vườn Cây Dầu và khuôn mặt đẫm máu trên Thập
giá của Thầy Giêsu.Biến cố biến hình chỉ là một ánh hào quang của phục sinh sắp đến.Thân
xác Chúa Giêsu sẽ được vào trong vinh quang viên
mãn,khi
thân xác âý chịu lăng nhục và đóng đinh vì thực hiện thánh ý
Chúa cha và yêu loài người đến cùng.
-Ở bài đọc 1 hôm
nay, sách Sáng thế đã cho ta thấy Thiên Chúa đã dung tha cho Abraham khỏi sát
tế Isaac,người con duy nhất của lời Hứa.Nhưng chính ngài đã không dung tha chính Con Một yêu quí của Ngài.Như
lời Thánh Phaolô rằng:Thiên Chúa đã không dung tha
chính Con Một mình,nhưng lại phó nộp vì tất cả chúng ta.
-Abraham là hình
ảnh của Cha trên trời,không ngại dẫn con mình đến thập giá núi Sọ.Hơn nữa,hình ảnh của Isaac vác củi đi theo cha và bằng lòng
để cho sát tế,cũng hướng chúng
ta về
cuộc Thương Khó của Chúa.Nghĩa là Chúa Giêsu vác lấy
Thập giá rồi tự hiến mình trên Thập giá theo ý Chúa
Cha mong
muốn.
-Trong cuộc biến
hình huy hoàng rực rỡ của Chúa Giêsu trên núi Tabo, chính Chúa Cha đã xác quyết
rằng:Chúa Giêsu chính là Người Con yêu quý rực rỡ vinh
quang của Thiên Chúa,nhưng đã ẩn che vinh quang đó để đi vào con đường vâng
phục cho đến chết và chết trên Thập giá, để dẫn đưa nhân loại đi qua cùng một
con đường Thập giá đến vinh quang phục sinh.
+/Cảnh tượng huy
hoàng của núi Tabo hôm nay sẽ củng cố lòng tin của chúng ta,khi đứng trước cảnh tượng tang thương trên Núi
Golgôtha,đồng thời nhắn nhủ chúng ta phải biết tìm ra sức sống phong phú bên
kia cái chết với Chúa,để sống lại vinh quang với Ngài.
-Cuộc biến hình của Chúa trên núi Tabo cũng báo trước cuộc biến hình của ta,nếu chúng ta dám sống yêu thương,dám từ bỏ cái tôi ích kỷ,để cái tôi trong sáng được lộ ra.Thế giới hôm nay không thấy Chúa biến hình
sáng láng,nhưng họ có thể cảm nghiệm được phần nào,khi
thấy các Kitô hữu có khuôn mặt vui tươi,chan chứa niềm tin và niềm hy vọng.
-Như vậy,đức tin giúp con người sẵn
sàng đón nhận đau khổ,vững lòng khi gặp gian truân
để đạt tới một mục đích cao đẹp hơn.Cụ thể, trong bài Tin Mừng, khi thấy các
môn đệ quá sợ đau khổ, không muốn chấp nhận cuộc khổ nạn của Chúa, nên Chúa đã
hé mở vinh quang của Nước Thiên Chúa để hun đúc cho các ông một niềm tin, một
hy vọng để sống.Một đức tin mà Chúa đòi hỏi các ông phải có,nếu muốn dự phần vinh quang với Ngài.
-Như thế, có thể nói, đức tin là Nhân và vinh quang là Quả,giúp chúng ta nhận chân giá trị mọi
đau khổ trên trần gian này,để từ đó chúng ta can đảm,sáng suốt đón nhận và giải
quyết mọi thử thách ta gặp trong đời sống hàng ngày.
-Có một câu nói diễn đạt kinh nghiệm
sống đạo,sống niềm tin trong đau khổ thật sâu xa, đó là Khi Thiên Chúa đóng cửa
chính thì Ngài mở ra cửa sổ.Thiên Chúa đóng cửa chính là khi chúng ta gặp thử
thách,đau khổ, không còn có thể nhìn thấy ánh sáng, sự hiện diện đầy quan phòng
của Thiên Chúa.Đó là khi ta cảm giác như Thiên
Chúa bỏ rơi ta,mặc ta đương đầu với thử thách, khó khăn.Lúc đó chúng ta
cần nhớ rằng:Thiên Chúa, Ngài sẽ mở cửa sổ, mở ra một lối thoát,một giải đáp,
một hướng đi mới cho cuộc đời chúng ta.
-Hai đỉnh núi Tabor và Golgotha cách
nhau không xa, nhưng lại là con đường xa vạn lý,con đường hẹp của người
đang sống trong tình yêu.Theo Thánh Teresa thành
Lisieux: Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Tabor, mà là cùng với Chúa Giêsu ta trèo lên đồi Canvê.Thánh Bernadette thì cầu nguyện rằng:Con không
xin cho mình khỏi phải đau khổ,nhưng chỉ xin Người đừng bỏ con trong khổ đau.
-Đức tin như một con mắt Thần hướng chúng ta đến một lối
sống bình an, phó thác, nhìn đau khổ và cái chết như những phương tiện dẫn đến
vinh quang.Đó cũng là điều quan trọng mà mùa chay muốn nhắn nhủ tất cả chúng
ta...Amen
CHIA
SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY NĂM B2018
Lời
Chúa: St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15
Đọc Tin Mừng Mc 1, 12-15: “...Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người
ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và
có các thiên sứ hầu hạ Người.Sau khi ông Gioan bị nộp, Ðức Giêsu đến miền
Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn,
và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng...”-Đó
là Lời Chúa
+/Cả
nước Mỹ ai cũng biết đến danh tiếng “Ông Vua Giày Dép” Douglas. Người ta biết đến
ông vì ông giàu có. Nhưng người ta còn biết đến ông vì câu chuyện thú vị của đời
ông. Ông đã trở thành triệu phú nhờ một nửa đồng đô la. Câu chuyện đó như sau
:Trong nhiều năm, ông Douglas bị thất nghiệp, đến nỗi ngày hôm ấy, ông chỉ còn
một đồng đô la duy nhất trong túi. Ông quyết định ngày hôm sau sẽ qua thành phố
bên cạnh tìm việc làm. Đồng đô la của ông chỉ đủ để mua một vé xe lửa đi tìm vận
may.Buổi sáng hôm ấy, trước khi lên đường, ông đến nhà thờ tham dự thánh lễ.
Trong thánh lễ, chiếc giỏ xin tiền được chuyển đến tay ông. Ông bối rối quá !
Ông chẳng hẹp hòi gì với Chúa, nhưng ông chỉ còn một đồng đô la để đi xe lửa.
Biết tính sao đây ? Cuối cùng, ông quyết định : chia cho Chúa một nửa. Ông mạnh
dạn lấy ra 50 xu (50 cent) bỏ vào giỏ.
Sau lễ, ông đến nhà ga mua vé đi một nửa chặng đường,
nửa đường còn lại, ông đi bộ tới thành phố. Rồi ông đi thẳng đến hãng giày dép
đang cần thuê nhân công. Từ đó, ông miệt mài siêng năng làm việc, gom góp từng
đồng đô la. Chẳng bao lâu, ông có phần hùn trong công ty. Rồi sau cùng, ông đã
mua lại toàn bộ công ty.Ông trở thành giàu có và danh tiếng. Tất cả chỉ với một
nửa đồng đô la !Ông Douglas đã trở thành triệu phú nhờ nửa đồng đô la của sự
siêng năng cần mẫn.Nhưng nếu nhìn một khía cạnh khác,ông đã trở nên giàu có nhờ
nửa đồng đô la dâng hiến cho Thiên Chúa. Câu chuyện về cuộc đời ông Douglas dẫn
đưa chúng ta vào ý nghĩa của thánh lễ mùng ba Tết,ngày xin ơn thánh hóa công việc làm ăn và Chúa Nhật đầu mùa
chay thánh.
+/Dòng
sông Mekong là một dòng sông lớn bắt nguồn từ Tây Tạng,chảy qua trung Quốc,
Thái Lan, Lào Cambodia, và sau cùng là đổ vào Việt Nam và chảy ra Biển Đông bằng
chín nhánh sông, và ở Việt Nam nó được gọi tên là Sông Cửu Long.Dòng sông này
đem theo phù sa và nguồn lợi rất lớn cho các nước liên hệ, tuy nhiên, gần đây
các quốc gia ở thượng nguồn đã khai thác nguồn nước và thủy sản khiến cho các
nước tại hạ nguồn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
-Gần
đây Trung quốc rồi Thái Lan và Cambodia đã có kế hoạch xây những con đập trên
dòng sông này, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng Việt nam sẽ bị thiếu nước, sẽ
không có lũ hàng năm đem phù sa bồi đắp cho rộng đồng,sẽ ảnh hưởng nguồn tôm cá.Các cuộc thương lượng giữa các nước cũng có những
lúc gay go va thậm chí có nguy cơ xảy ra tranh chấp.
-Thưa
quý OBACE, từ cổ chí kim, ai cũng thấy rằng nguồn nước rất quan trọng cho sự sống
còn của một vùng miền, vì có nước mới có sự sống của các loài, và người ta luôn
đi tìm nguồn nước để bảo tồn sự sống,đồng thời người ta cũng thấy sức mạnh của
dòng nước như dòng Mekong hoặc như dòng lũ của các con sông đã bao nhiêu năm
gây ngập lụt phá hủy nhà cửa xóm làng,gây ra tình trạng mất người mất của mà
con người không thể ngăn cản được sức mạnh của nó.
+/Các
bài đọc Lời Chúa
Chúa nhật thứ nhất mùa chay hôm nay cũng cho chúng ta thấy sức mạnh của dòng nước:
Trước hết là dòng nước hồng thủy trong Cựu Ước,dòng nước này đã phá hủy cuốn
trôi,và nhấn chìm tất cả tội lỗi của con người.
-Kinh
Thánh kể lại bằng một hình ảnh rất quen thuộc, khi ấy tội lỗi của loài người đã
tràn ngập mặt đất, con người đã càng ngày càng xa rời Thiên Chúa,Thiên Chúa đã
dùng nước hồng thủy để tiêu diệt hết dòng giống tội lỗi trên mặt đất này và tạo
lập nên một dòng giống mới từ Noe và con cháu ông.Đồng thời bài đọc hôm nay cho
thấy Thiên Chúa thật nhân từ, Ngài ra tay đánh phạt con người vì tội của nó,nhưng
rồi Ngài lại xót thương.Thậm
chí Thánh Kinh còn nói rằng: Thiên Chúa hối tiếc về
những việc đã làm với con người,nên Ngài đã ký kết một giao ước với Noe để từ
đây Ngài sẽ không bao giờ hủy diệt tàn phá mặt đất như thế nữa.
-Nếu
như dòng nước hồng thủy đã xóa sổ nhân loại cũ và tội lỗi của nó, thì theo
thánh Phêrô dòng nước phát xuất từ cạnh sườn của Đức Kitô trên thập giá,dòng nước
của Bí Tích Thánh tẩy,đã
tẩy sạch mọi tội lỗi của thể xác và tâm hồn chúng ta,vì dòng nước này đã được Đức
Giêsu dùng cái chết và sự phục sinh của ngài bảo đảm và mang lại sự sống mới,con
người mới cho chúng ta.Ngài
đã dùng dòng nước này để làm cho chúng ta nên công chính,nên sạch sẽ trước mặt
Thiên Chúa và còn nên con cái của Thiên Chúa.Vì thế những người đã được thanh tẩy
bởi dòng nước này được mời gọi gìn giữ linh hồn và thân xác của mình luôn trong
sạch trước mặt Thiên Chúa và luôn sống xứng đáng với danh nghĩa là con Thiên
Chúa.
-Bài
Tin Mừng theo Thánh
Marcô hôm nay cũng cho thấy Trong hoang địa Chúa Giêsu sống giữa các
loài dã thú và có các thiên sứ hầu hạ người. Chi tiết này cũng gợi lại
hình ảnh của vườn địa đàng ngày xưa, khi Ađam Eva sống thuận thảo với Thiên
Chúa, họ được hưởng một khung cảnh, một tình trạng thật hạnh phúc, sống với các
thiên thần và hòa thuận
với mọi dã thú.Chỉ
sau khi phạm tội,nguyên tổ đã phá hủy tình trạng hạnh phúc ban đầu,và gieo thù
oán giữa con người với nhau và gây xáo trộn giữa con người với dã thú, thiên
nhiên và vạn vật, nay Đức Giêsu, Đấng hoàn toàn vâng phục chương trình của
Thiên Chúa, cũng chính Ngài tái lập lại khung
cảnh và tình trạng hạnh phúc mà nguyên tổ đã đánh mất, Ngài sống
giữa các thiên thần và dã thú, và tất cả đều hầu hạ phục vụ người.
+/Thưa
quý OBACE,chúng ta đã được sức mạnh của dòng nước của Bí Tích Rửa tội tẩy rửa tội lỗi chúng ta, xóa bỏ tình trạng tội lỗi
của con người cũ và cho ta được gia nhập và sống trong triều đại của Thiên
Chúa,để được hưởng ơn cứu độ.Chúng ta cũng đồng thời được sức mạnh của Thánh
Thần hướng
dẫn và thêm sức, để
chúng ta có thể chiến thắng được những cám dỗ của satan,và giúp ta nhận ra và thi
hành ý muốn của Thiên Chúa.Vì
thế Mùa chay này là dịp để chúng ta tái khẳng định lòng trung thành của chúng
ta đối với Chúa,trung thành với giới răn lề luật của Thiên Chúa,sống đúng với
tư cách làm con của Thiên Chúa và là thành viên của Nước trời.Cụ thể là mỗi người hãy quyết tâm chu toàn cách
tốt đẹp bổn phận thờ phượng Thiên Chúa, đặc biệt là thánh hóa ngày Chúa nhật của Chúa cho Chúa,dâng lễ một cách tích cực hơn
và siêng năng đọc kinh tối chung ở
nhà thờ hay tại gia đình.
-Mùa
chay này,Thánh Thần cũng sẽ đưa chúng ta vào sa mạc của tâm hồn, để ở trong
thinh lặng,chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện và chay tịnh, hãm
mình và hy sinh,để
làm chủ con người mình,vượt thắng những cám dỗ của ma quỷ dục vọng thế gian. Để thắng được ma quỷ,và dục vọng,
cần phải có Ơn Chúa và sự nỗ lực kiên trì trong cầu nguyện trong sự gắn bó thân
mật với Chúa, cụ thể là mỗi người hãy quyết tâm loại bỏ đi một vài tật xấu ta
đã quen phạm,bằng cách tập những tính tốt, thói quen tốt, làm một những việc hy sinh bác ái cụ thể như
là một sự quyết tâm của cá nhân trong mùa chay này..Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG
NIÊN B2015
Lời Chúa:Lv 13,1-2.44-46;1 Cr
10,31-11,1;Mc 1, 40-45
Mc 1, 40-45: “ Khi ấy,có một người bệnh cùi
đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài
có thể khiến tôi nên sạch". Động lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên
người ấy và nói:"Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh". Tức thì bệnh cùi biến mất
và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng:
"Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế
và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh". Nhưng
đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể
công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng
vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người...” Đó là lời Chúa.
-Mẹ
thánh Têrêxa lập quỹ giúp người phong
cùi ở Calcutta. Những thùng quyên
tiền của Mẹ mang dòng chữ: Hãy chạm đến một người phong cùi bằng lòng trắc ẩn của bạn.
+/Trong
tác phẩm “Bàn về sự nhiễm uế và tội lỗi trong nền văn hóa Do Thái cổ đại”, tác
giả Jonathan Klawans đã nêu ra sự khác biệt giữa sự nhiễm uế do tội lỗi, và sự
nhiễm uế do tập tục. Sự nhơ uế mang tính luân lý, gồm những tội như ngoại tình
và giết người, hàm ngậm những hành vi tội lỗi và dơ bẩn.Còn sự nhơ uế do phong
hóa mang tính tập tục bao gồm những tiến tình tự nhiên, như việc sinh nở, hành
vi giao phối vợ chồng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ vvv...Những quy trình tự nhiên này
không liên quan gì đến hành vi tội lỗi cả.Bệnh phong hủi,là một trong những
bệnh ngoài da vẫn được người ta xem như một thứ nhơ uế, nhưng chỉ mang tính
phong hóa theo tập tục thời bấy giờ.
1/Có bệnh
phong do lao xương, nó bắt đầu bằng vô số lần hôn mê, rời rã và đau nhức ở các
khớp xương, rồi nó xuất hiện trên thân thể, đặc biệt là trên lưng thành từng
mảng da tái nhợt. Trên các mảng da ấy hình thành những mụn nhỏ,ban đầu màu hồng sau chuyển
sang màu nâu,Da
trở nên dày hơn. Các mụn nhỏ đặc biệt tập trung tại các nếp da trên má,trên
mũi, trên môi và trên trán. Cả gương mặt bị thay đổi hoàn toàn,khiến mặt bệnh
nhân không còn là mặt người nữa,và theo người xưa nói, thì trông giống như mặt sư tử hay dê thần.Các
mụn cứ lở loét và từ đó có nước thối chảy ra.Lông mày rụng hết, đôi mắt sáng
lên,giọng nói trở thành khàn khan,và hơi thở thì khò khè vì những vết ung thối gây ảnh hưởng trên
các dây thanh quản.Tay chân cũng lở loét.Dần dần bệnh nhân trở thành một khối
lở loét.Thời gian trung bình của căn bệnh là chín năm và nó kết thúc bằng sự sa
sút tinh thần, hôn mê, rồi chết. Bệnh nhân trở thành hết sức ghê tởm cả cho
chính mình lẫn người khác.
2/Có bệnh
phong tê, các giai đoạn đầu của bệnh này cũng giống như trên, nhưng trong loại
này các dây thần kinh nhiễm bệnh.Các khu vực bị nhiễm mất hết cảm giác.Nó có
thể xảy ra mà bệnh nhân chẳng hay biết gì cả, ngay khi bị đốt hay bị cắt vẫn
không có cảm giác đau ở những chỗ đáng lẽ phải đau.Bệnh càng phát triển thì
những chỗ dây thần kinh nhiễm bệnh trở thành nhợt nhạt, biến thành vết phồng
lên.Các bắp thịt biến dần, các gân teo lại cho đến khi đôi tay bị co quắp lại.Móng tay rồi cũng
biến dạng,rồi có những mụn lở loét ở bàn chân,bàn tay.Các ngón chân ngón tay
rụng dần cho đến cuối cùng,cả bàn tay hoặc bàn chân có thể cụt hẳn.Căn bệnh kéo
dài khoảng hai mươi đến ba mươi năm,đây là một cái chết dần mòn khủng khiếp của thân xác.
3/ Loại
bệnh phong thứ ba là loại phổ biến nhất, kết hợp cả hai loại phong lở và phong
tê.Đó là bệnh phong nói chung,chắc đã có nhiều người phong như vậy tại
Palestine và thời Chúa Giêsu.
+/Nếu
người phong được lành sạch,người
ấy phải trải qua một nghi lễ phức tạp về việc được lành bệnh như đã mô tả trong
sách Lêvi chương 14.Người ấy phải được thầy tư
tế khám xét,phải đem đến hai con chim, một con bị giết trong dòng nước chảy,
thêm vào đó còn phải đem cây hương nam, màu đỏ sậm và nhành kinh giới, các vật
ấy và con chim còn sống được nhúng vào máu của con chim đã bị giết,sau đó thả
con chim bay đi.Người được lành
bệnh phải tắm rửa, thay y phục và cạo râu tóc.Bảy ngày sau, người ấy được tái
khám. Bấy giờ, người ấy lại phải cạo lông, tóc, râu và lông mày.Rồi một số của
lễ được dâng lên gồm hai con chiên đực không tỳ vết,một chiên cái chưa giáp
năm,bột lọc chế dầu làm của lễ chay và một ít dầu.Số của lễ được giảm bớt cho những người nghèo.Thầy tư tế lấy máu
con vật và dầu bôi trên trái tai hữu, ngón tay cái bên mặt, và trên ngón chân cái bên mặt
của người được lành bệnh.Thầy tư tế khám xét lần cuối và nếu quả thật người ấy
đã được lành bệnh, thì cho phép ra về,với tờ chứng nhận người ấy đã được lành sạch để hòa
nhập trở lại với cộng đoàn.
+/Sau Đây
là những điểm
nổi bật Chúa Giêsu đã thể hiện,để ta phải bắt chước:
1/ Ngài
không xua đuổi kẻ đã vi phạm luật. Người phong không hề được quyền trò chuyện
với Ngài, nhưng Chúa Giêsu đã thoả mãn nhu cầu của một người lâm cảnh tuyệt
vọng bằng thái độ thương xót và đầy cảm thông.
2/Chúa
Giêsu đã đưa tay ra chạm đến bệnh nhân. Ngài đã rờ tay vào kẻ ô uế.Với Chúa
Giêsu thì người ấy không ô uế, người ấy chỉ là một linh hồn đang lâm cảnh tuyệt
vọng cần được cứu giúp.
3/Sau khi
chữa lành người ấy, Chúa Giêsu dạy người ấy nên đi về, làm đúng mọi thủ tục đã
ấn định. Chúa Giêsu giữ đúng luật lệ và sống công chính theo cách loài người.
Ngài không bướng bỉnh thách đố các quy ước của loài người, nhưng khi cần,Ngài
sẵn sàng phục tùng các quy ước ấy.Ở đây chúng ta thấy cả lòng thương xót, quyền
năng và sự khôn ngoan được kết hợp.
-Niềm
vui Tin Mừng vọt trào nơi tâm hồn những con người mà Đức Giêsu đã sờ chạm đến,
phải được công bố và được nhân rộng. Niềm vui đó cần được sẻ chia, cần được
quảng bá rộng khắp cho mọi người.
-Người
cùi trong bài Tin Mừng hôm nay đã biết rằng mình không thể câm lặng,ôm giữ cho riêng mình niềm vui
sung mãn và ngập tràn.Sau khi đã trải nghiệm sự vui mừng lớn lao,vì được thụ lãnh quyền năng
chữa lành của Đức Giêsu, anh ta ra đi và nói cho mọi người biết.Đây là hình mẫu
và là chân dung của một người loan báo Tin Mừng đích thực, mà mỗi người chúng
ta cần phải sao chép.
-Đối
với Đức Kitô,tất cả mọi người đều là con cái Thiên Chúa, được Thiên Chúa dựng
nên,được Thiên Chúa vô cùng yêu thương và đã được Người kêu mời hưởng ơn cứu
rỗi. Đức Giêsu không chỉ dạy cho con người biết rằng họ đều là anh chị em với
nhau, bởi vì họ có một Cha chung trên Trời, mà chính Người đã sống,và đã nên
như một ví dụ điển hình về thái độ
và cách xử sự đầy nhân bản.
-Lời
cầu xin của anh là gương mẫu cho bất cứ ai thành tâm nguyện cầu, xin Chúa xót
thương cứu giúp thân phận loài người mỏng manh của mình để
được ơn cứu độ của Chúa thiết lập.
-Sau hết,tôi muốn đọc lại để cộng đoàn nghe một lần
nữa,để ta thấm nhuần và thực hành những lời khuyên của thánh Phao lô cho các
tín hữu trong bài đọc 2 hôm nay... Amen
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 5 Thường Niên B2018
Lời Chúa:G 7,1-4.6-7;1Cr 9,16-19.22-23;Mc 1,29-39
Đọc Phúc Âm: Mc 1, 29-39:Khi ấy, Chúa Giêsu ra
khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy
bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người
biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền
khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn
đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ
họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau,
xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.Sáng sớm tinh
sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại
đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng
Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng
ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa".
Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma
quỷ...”.Đó là Lời Chúa
+/Một người đàn ông kia có thói
quen tự mình đi vào một khu rừng hẻo lánh. Ngày kia, vì tò mò muốn biết anh ta
đi đâu, nên có người bạn đã đi theo anh vào rừng. Khi đuổi kịp anh ta, người
bạn đó thấy anh đang ngồi yên lặng trên một khúc gỗ.Người bạn đó hỏi rằng: Anh đang làm gì thế?,Anh trả lời:Tôi đang cầu nguyện.Anh bạn hỏi tiếp:Nhưng
tại sao anh phải đi đến nơi xa xôi này để cầu nguyện?,anh đáp:Bởi
vì tôi cảm thấy là Thiên Chúa hiện diện ở đây.Anh bạn lại hỏi:Nhưng phải chăng chúng ta có thể tìm thấy Thiên Chúa ở tất cả mọi
nơi, và phải chăng ở bất cứ nơi đâu cũng chỉ có một Thiên Chúa đó sao?.Anh đáp:Thiên Chúa vẫn thế, nhưng tôi thì không.
-KTACE thân mến,Mặc
dù chúng ta có thể tìm thấy Thiên Chúa, và cầu nguyện với Người ở bất cứ nơi
nào và tất cả mọi nơi,như trong nhà
bếp, ngoài đường phố, trên xe, tại nông trại, ở nơi làm việc.Tuy nhiên, thật là ý nghĩa, khi có
một nơi đặc biệt như bờ biển, công viên, núi non, nhà thờ,
hoặc ở bất cứ nơi đâu mà tại đó, chúng ta có thể rút lui khỏi những bận rộn của
cuộc sống. Tại những nơi này, chúng ta cảm thấy như Thiên Chúa gần gũi hơn và
thân thiện hơn.
-Tại những nơi này, chúng ta
cũng trở nên trầm tĩnh hơn, yên lặng hơn, và do đó, chúng ta cởi mở hơn với
những gì mà Thiên Chúa ban cho chúng ta,và nói chuyện với Thiên Chúa từ
tận thẳm sâu tâm hồn mình, trong một tương quan giữa cá nhân với cá nhân.
+/Như chúng ta nhận thấy trong
đoạn Tin Mừng hôm nay, ngay cả Đức Giêsu cũng cần dành thì giờ cho bản thân
mình. Những kẻ đau yếu về thể xác và tâm trí luôn vây quanh Người, đang kêu cứu Đức Giêsu. Và người đang có nguy cơ bị hao mòn. Tuy nhiên, giữa bối cảnh cuồng
nhiệt đó, chúng ta vẫn đọc được rằng “Sáng sớm,lúc trời còn tối mịt, Người đã
thức dậy, đi ra một nơi hoang vắng, và cầu nguyện ở đó”. Đức Giêsu cầu nguyện
không chỉ vì bổn phận,mà còn vì nhu cầu nữa.
-Nơi hoang vắng đã tạo cho Người khả năng để phục hồi năng lực đã bị mất đi,giúp cho
Người tiếp tục tập trung. Nhưng nhất là trong suốt những giây phút cô tịch này,
Người duy trì và củng cố được một điều quan trọng nhất trong cuộc đời của Người,là mối tương quan với Chúa Cha.Đây là bí quyết cho sự thành công
trong sứ vụ của Người.
+/Từ câu
chuyện của ông Gióp trong bài đọc một hôm nay,chúng
ta rút ra được một bài học đức tin, đó là trong những giờ phút khổ đau, chúng
ta đừng vội kêu trách Thiên Chúa, bởi vì Ngài là nguồn sự sống, không bao giờ
muốn cho con người phải khổ, phải đau. Rất nhiều khi khổ đau là do con người
gây ra cho nhau,vì thiếu yêu thương, thiếu cảm thông, thiếu giúp đỡ.
-Cùng với ông Gióp, là người tín
hữu, chúng ta phải có thái độ đúng đắn đối với Thiên Chúa trong những giờ phút
đen tối, cũng như phải sống Tin Mừng thế nào trong mối liên hệ với những người
đau khổ.
-Đau khổ là một cái gì gắn liền
với thân phận con người, nhưng đồng thời lại là cơ hội để con người đến với
nhau một cách đặc biệt hơn, bằng sự cảm thông, an ủi và giúp đỡ, bởi vì chúng
ta tin rằng Chúa yêu thương mọi người, cho nên không thể nghĩ rằng đau khổ và
bệnh tật là hình phạt của Chúa.
-Một quan niệm sai lạc về Chúa
sẽ dẫn chúng ta tới một lối sống đạo đức méo mó và thụ
động, bởi vì Chúa có thể để cho
những khổ đau xảy ra để giáo dục và dẫn dắt
chúng ta trong hành
trình đức tin tiến về nhà Chúa.Nên ta hãy
kiên nhẫn kiên trì đón nhận đau khổ để đền
tội mình và lập công phúc.
+/Câu chuyện cảm động về Nụ cười
khích lệ:Trong một vùng có một quân nhân xấu ai thấy cũng chế diễu,bửu môi,đánh đập,
không ai làm bạn với anh cả. Anh sống đời cô đơn uồn tủi. Khi anh chết, người
ta thấy một tờ di chúc trong tay anh rằng:Xin trao
số tiền 10,000 đồng của tôi cho cô bé Kitty, vì suốt cuộc sống của tôi không
nhận được nụ cười nào của bất cứ ai, ngoại trừ nụ cười của bé Kitty trong một
lần tôi gặp cô đi học về. Đó là niềm an ủi nhất đời tôi, khiến tôi can đảm sống
trọn cuộc đời cô đơn.
+/Cũng một câu chuyện nữa về một
Lời nói thân tình.
Tại một góc hè phố, người hành
khất bại tay, nằm co quắp mở miệng xin ăn Người thì ném tiền vào nón của ông.
Người thì cho cách khinh bỉ.Một người sang trọng đi qua, ông xỏ tay vào túi rồi
chẳng tìm được gì, ông nói:Này bác, rất tiếc tôi muốn giúp bác nhưng bất ngờ
tôi không có đồng xu nào trong túi mình cả.Người ăn xin trả lời:Cám ơn ông,ông
đã cho tôi nhiều hơn cả mọi của bố thí. Ông đã gọi tôi bằng Bác thành thật chưa
bao giờ trong đời tôi nhận được danh xưng đó trên môi miệng một người sang
trọng bố thí cho tôi.
+/Trước những khổ đau bất hạnh của
người khác,chúng ta hãy Cảm thong,liên đới và giúp đỡ.Đừng có thái độ
đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,như cháy nhà
hàng xóm mà vẫn bình chân như vại.
-Ta hãy liên đới để
cứu chữa những kẻ đau yếu tật nguyền,cho họ được khỏe mạnh,hầu làm chứng Chúa
yêu thương con người và Ngài đã dùng con người để cứu chữa con người.Bởi vì khi
con người được yêu thương và giúp đỡ,thì dù có bệnh tật và khổ đau,thì vẫn có
thể cảm thấy được hạnh phúc.Amen
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 4 Thường Niên Năm
B2018
Lời Chúa:Tl 18,15-20;1Cr 7,32-35; Mc 1,21-28
Đọc Phúc Âm: Mc 1, 21-28: “(Ðến thành
Capharnaum) ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta
kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền,
chứ không như các luật sĩ.Ðang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế
ám, nên thét lên rằng: "Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi
và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Ðấng Thánh của
Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi và ra khỏi người
này!" Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi
người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái gì vậy? Ðấy là một giáo
lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh
Người". Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng
lân cận xứ Galilêa.Đó là Lời Chúa
+/Có một bác nông dân rất giàu nhưng cũng lại rất keo kiệt. Thế rồi
bác hối hận và muốn làm lại cuộc đời. Ngày kia một người hàng xóm bị cháy nhà,
đến gõ cửa và xin ăn. Bác định cho người ấy một đùi heo trong bếp. Trên đường
xuống bếp ma quỉ nói thầm bên tai bác: Cho cái đùi bé bé thôi nhé. Bác chiến
đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình và đã lấy cái đùi heo lớn nhất. Ma quỉ
nhạo cười bác: Mày khùng quá. Thế nhưng bác đã nói lớn: Nếu mày không câm miệng
lại, thì ta sẽ cho ông ta cả con heo ngay bây giờ.
-Sự chiến thắng
tính keo kiệt của bác nông dân này là một hiện tượng lạ lùng trong đời
thường,để chống lại một nết xấu.Đức
Giáo hoàng đương kim đã tạo ra “hiện tượng Phan-xi-cô” trong Giáo Hội
cũng như thế giới. Tờ báo Time nhận định rằng:Điều quan
trọng ở Giáo hoàng Phan-xi-cô là ngài đã nhanh chóng thu hút nhiều triệu
người trước đây không còn hy vọng nào nơi Giáo Hội. Đức Thánh cha đã gây
xúc động và truyền đi nhiệt huyết, đặc biệt đối với những người đã xa rời
niềm tin.
-Khi khởi đầu sứ vụ công khai, Đức Giê-su cũng tạo ra
“hiện tượng Giê-su”. Người ta ngạc nhiên về giáo lý mới mẻ, lời giảng dạy
đầy uy quyền, vì không dựa vào truyền thống xưa, mà còn vì lời ấy mạnh
mẽ, đủ uy quyền ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải tuân lệnh.
-Ngày hôm nay “hiện tượng Giê-su” vẫn còn tiếp diễn qua Lời
Ngài, Lời đem lại sự sống đời đời, Lời sáng soi cho ta
bước đi trong cuộc đời, Lời đầy quyền năng có thể xua trừ các thứ ô uế
đang ám ảnh tâm hồn người tín hữu chúng ta.
-Con quỉ
kiêu hãnh ở trong nhiều người. Hãy chiến đấu chống lại nó ở mọi nơi và trong
mọi lúc, nhưng cũng hãy cảnh giác kẻo nó đưa chúng ta lên khi nghĩ rằng:Tôi là
một nhân vật quan trọng do công nghiệp và tài năng riêng của tôi.
-Con quỉ
mê ăn uống luôn thôi thúc chúng ta ăn quá nhiều, uống quá nhiều đến độ say xỉn,
không còn biết tiết độ là gì nữa.
-Con quỉ
khoái lạc thì đến với chúng ta bằng một bộ mặt thật dễ thương, đồng thời nó còn
nhiều đồng minh trợ giúp như sách báo và phim ảnh đồi trụy, hay bè bạn với hạng xấu nết.
+/Bất
chấp ma quỉ đến với chúng ta dưới hình thức nào, thì chúng ta vẫn có thể và
phải nương tựa vào Chúa. Trong quãng đời công khai,Chúa đã nhiều lần trừ quỉ như đoạn Tin
Mừng hôm nay kể lại. Thế nhưng Satan vẫn hoạt động, vẫn bành trướng và đã thành
công trong việc giết chết Chúa trên thập giá. Tuy nhiên, cũng nhờ cái chết ấy, mà Ngài đã
đem lại sự chiến thắng, một sự chiến thắng trọn vẹn và mãi mãi qua mầu nhiệm
Phục sinh và lên trời vinh hiển của Ngài.
-Hãy tìm
kiếm xem đâu là con quỉ chính yếu đang làm mưa làm gió trong ta, đang chi phối
cõi lòng chúng ta, rồi sau đó, hãy chạy đến với Chúa để xin Ngài nâng đỡ và chở
che như kinh chúng ta vẫn thường đọc: Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng
cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
-Thật ra
chúng ta không nên sợ những con quỉ có sừng hay có đuôi đe dọa. Chúng ta nên sợ
Satan đội lốt thiên thần ánh sáng, lắm mánh khóe và lắm trò bịp bợp. Nó biến
chúng ta thành tay sai cho nó ngay chính lúc chúng ta tưởng rằng mình đang
phụng sự Thiên Chúa.
-Vậy
phải cảnh giác trước những quyến rũ ngọt ngào, những hứa hẹn hấp dẫn của nó.Cũng nên biết
rằng con đường dẫn tới Nước Trời phải là
con đường nhỏ hẹp chông gai và khó đi.
+/Chúng ta có thể nhận xét thêm: khi mô tả việc trừ quỷ
như trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Marcô dường như một đàng muốn chú trọng
đến uy quyền của Ðức Yêsu khi giảng dạy, và đàng
khác cũng muốn lưu ý chúng ta về uy quyền của Lời Chúa hiện nay đang được rao
giảng ở trong Giáo Hội. Nói cách khác,trong bài Tin Mừng này, thánh Marcô vừa
muốn giới thiệu Ðức Kitô là nhà tiên tri xuất sắc,vừa muốn nói đến uy quyền của
Lời rao giảng Phúc Âm hiện nay. Hình như người muốn khẳng định rằng: cũng như
Lời Ðức Yêsu rao giảng ngày trước đã có uy quyền xua đuổi tà thần thế nào, thì
hiện nay cũng vậy, Lời rao giảng về Người ở trong Hội Thánh cũng sẽ giải thoát
người ta khỏi vòng nô lệ tà thần.
-Tuy nhiên thánh Marcô cũng muốn đề phòng mọi lạm dụng.
Người không muốn cho người ta kêu tên Chúa Yêsu một cách vô cớ, tức là một cách
không xứng đáng. Vì thế sách Tin Mừng của người luôn luôn cấm người ta nói đến
danh tánh Ðức Yêsu. Phải đợi đến khi Thánh giá được dựng lên, người ta mới được
quyền tuyên xưng Ðức Yêsu là Con Thiên Chúa. Nghĩa là theo thánh Marcô, chỉ những
ai chấp nhận đi qua mầu nhiệm thập giá mới hiểu được Chúa và mới được quyền đọc
tên Chúa, mới có Thánh Thần giúp đỡ, để kêu tên Yêsu
khiến ma quỷ chạy trốn, tội lỗi rời xa.
-Do đó ngoài việc giới thiệu Ðức Yêsu là vị tiên tri
đặc biệt như bài sách Thứ luật đã gợi lên, và ngoài việc khẳng định Lời Chúa
hiện nay vẫn đầy uy quyền ở trong Hội Thánh, bài Tin Mừng hôm nay còn muốn cảnh
giác chúng ta, đừng tưởng được nghe Lời Chúa và kêu tên Người là đủ để xua đuổi
được tà thần ra khỏi tâm hồn và đời sống của mình; nhưng còn phải cùng Ðức Yêsu
đi qua mầu nhiệm thánh giá nữa.
-Có kết hợp với mầu nhiệm Tử nạn và Phục Sinh của Người, chúng ta mới có sự sống mới Người đem xuống
trần gian. Bấy giờ chúng ta mới dễ chấp nhận lời khuyên của bài thư Phaolô hôm
nay.
-Vì vậy, chúng ta dâng hiến thời giờ ngày
Chúa Nhật để dâng lễ, thánh hóa,để thực tập việc cầu nguyện,phụng vụ,nghe chia
sẻ lời Chúa, thăm viếng giúp đỡ bệnh nhân, quan tâm đến người xung quanh
mình.Qua Thánh Kinh, Chúa vẫn nói với chúng ta mỗi ngày, qua bí tích hòa giải,
Chúa vẫn trừ quỷ cho chúng ta, qua bí tích Thánh Thể Chúa luôn hiện diện với
chúng ta và nâng đỡ ta. Xin Chúa giúp chúng ta sống mỗi ngày như Chúa để chúng ta
có thể phục vụ mọi người theo gương Chúa.Amen
Lời Chúa:Yona 3,1-5.10;1 Corintô 7,29-31;Marcô
1,14-20
ĐỌC PHÚC ÂM: Mc 1,
14-20: “Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ
Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn
và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc
Âm". Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê
đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các
ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới
người". Lập tức các ông bỏ lưới theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người
thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người
liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người
làm công, và đi theo Người…”.Đó là Lời Chúa
+/Cuối năm 1999, trước tình trạng
thiếu hụt binh lính trong các đơn vị, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã đưa ra một quảng
cáo rất hấp dẫn nhằm chiêu mộ thêm thanh niên nam nữ tòng quân giúp nước.Ngũ
Giác đài đã tặng một món tiền thưởng lên đến 6.000 đô la cho những ai tình
nguyện gia nhập lục quân trong khoảng thời gian từ cuối tháng Tám cho đến 30
tháng 9.Tuy nhiên kể từ khi tung ra món tiền “câu người”,cộng
với những giao kèo cho đi học tại các ngành nghề thực dụng và cao cấp, rất bảo
đảm cho cuộc sống tương lai sau khi giải ngũ, kết quả tuyển quân vẫn rất khiêm
nhường là chưa tới 1 ngàn người.
Trong khi đó, chỉ tiêu do Bộ quốc phòng đề ra là 6 ngàn.
-Người ta cho biết nguyên nhân của sự
thiếu hụt binh lính,cũng như tình trạng đáp ứng không mấy sốt sắng, dù rằng
quảng cáo rất hấp dẫn, là vì tình trạng kinh tế quá khả quan.Cuộc sống còn dễ
thở,công việc không khó kiếm,nên không muốn đi
lính làm gì.Với lại,cuộc đời quân kỷ ngày nay khá là gắt gao nên chẳng mấy ai
hăng hái tham gia.
-Riêng việc đi theo làm môn đệ Chúa phải từ bỏ rất nhiều: bỏ thân bằng quyến thuộc,tài sản vật
chất,dự tính riêng tư,có khi còn phải đối diện với khó khăn hiểm nguy và có khi cả mạng sống
nữa.
+/Một lần kia, trên một bài báo,nhà tỉ
phú George Soros đã than thở: Tôi không biết mình đang giàu hay đang nghèo; tôi
đang làm chủ số phận hay là nô lệ cho thành công? Bởi vì để thành công tôi phải
làm việc như một con chó;để giàu có tôi phải chịu căng thẳng trường kỳ;và để
duy trì phú quí tôi phải chịu cảnh bất an liên tục,một sự bất an mà thiết tưởng
kẻ nghèo khổ nhất hiện nay cũng chưa phải gánh
chịu..Thế rồi một hôm kia,một tiếng gọi vang lên từ nơi thẳm sâu
của tâm hồn George Soros.Và Trong âm thầm ông đã hành động.Ông
chi viện hàng năm 300 triệu đô la cho người nghèo bên phương Đông,trợ giúp 50
triệu cho người Macedoine đang bị các nước chung quanh cô lập;ông chi 50 triệu
cho thành phố Sarajevo trong việc tái thiết hệ thống cung cấp nước cho người di
tản.Ông còn trả tiền cho gần 30 ngàn khoa học gia thuộc khối cộng
sản sau khi sụp đổ,để họ không cộng tác với những quốc gia khủng bố,chế tạo bom
nguyên tử,gây tang thương cho thế giới.Sau những công tác cứu trợ nhiều quốc
gia và dân tộc,Soros tâm sự rằng:Chỉ từ khi
biết yêu thương và chia sẻ,đời tôi mới bắt đầu nếm được mùi hạnh phúc và sung
túc thật sự.
-Đúng vậy,chỉ khi biết từ bỏ,siêu
thoát đối với tiền của vật chất,và thực hành yêu
thương phục vụ con người trong đường lối của Thiên Chúa,người
ta mới cảm nếm được giá trị và ý nghĩa của đời mình.
+/Bước vào Chúa nhật thứ 3 thường
niên,chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giorđan xong.Sau khi Gioan
Tẩy Giả bị bắt,Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao
giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, và kêu gọi các môn đệ đầu tiên đi theo ngài.Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển,Chúa gọi hai ông,biến các ông thành những người cộng tác cộng sự.Chúa không chỉ ủy thác cho họ một học thuyết,nhưng biến họ,những
người lưới cá thành những kẻ lưới người, quăng Lời Chúa vào thế gian để đánh
bắt người, đưa người ta lên bờ cho Chúa.Giacôbê và Gioan đang xếp lưới trong
thuyền với cha mình cùng với các người làm công.Một sự tương phản thánh Marcô đã quan sát và làm nổi bật.Simon và Anrê đã bỏ lưới.
Giacôbê và Gioan đã bỏ cha.Hai người con bỏ lại cha với những người đang làm
việc, không phải vì tình nghĩa con cái hay gia đình,nhưng là vì
đồng tiền bát gạo.
-Nếu Chúa sai những người khôn ngoan
tới,họ sẽ thuyết phục dân, hoặc bắt nạt dân.Nếu Chúa gửi những người giàu đến,họ sẽ dùng tiền mua chuộc dân và thống trị dân.Nếu
Chúa gửi những người khỏe mạnh đến,họ sẽ dùng sức mạnh dụ dỗ dân và cưỡng bức
dân bằng bạo lực.
-Những môn đệ đầu tiên đã được Chúa Giêsu chọn và sai đi, họ ra đi và đã mang lại kết
quả mĩ mãn hơn cả những kẻ mạnh, người giàu có và khôn ngoan.Vì trung thành
với giáo lý Chúa dạy,nên họ đã thu hút nhiều người mà không cần bạo lực.Phận nghèo khó, họ đã dạy dỗ những kẻ giàu có,là người dốt nát,họ huấn giáo những kẻ khôn ngoan.
+/Khi Bước theo tiếng gọi của
Chúa Giêsu làm môn đệ của ngài,người Ki tô hữu cần phải sám hối để có thể kiến
tạo sự hiệp nhất(ta đang ở trong tuần cầu nguyện cho Ki Tô Giáo được hiệp nhất).
-Trong Tin Mừng hôm nay,Chúa
Giêsu cũng mời gọi các môn đệ của mình ăn năn sám hối.Vì
Sám hối là đi từ đời sống tội lỗi sang đời sống con cái Chúa,đi từ tuyệt vọng đến hy vọng,từ chán nản đến vui mừng,từ bóng
tối ra ánh sang,từ bệ rạc đến
chu đáo,từ chia rẽ bè phái đi đến hiệp nhất đồng lòng nên một.Quyết tâm sám hối trở về cùng Chúa là con đường dẫn đưa
Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định.
-Hai bài sách thánh trước Tin Mừng có gợi ý cho ta biết
cách thức phải thay đổi lối sống để khỏi bị tiêu diệt mà được hưởng ơn cứu
độ.Bài đọc Cựu Uớc cho thấy việc thực hành hối lỗi của dân thành Ninive đã thay
đổi được Thiên Ý,mặc dù án phạt đã được tuyên bố qua miệng ngôn sứ:Chỉ còn bốn
mươi ngày nữa Ninive sẽ bị phá hủy.Qua bài đọc Tân Ước thánh Phao lô căn dặn
các tín hữu thời gian đang qua đi nhanh chóng,nên đừng bám vứu vào vật chất đời
tạm này.
-Ngày nay trong cộng đoàn của ta đây,Chúa cũng mời gọi chúng ta đừng để những chia rẽ và tranh
chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa lan tỏa của
Tin Mừng.
+/Câu chuyện để kết thúc:Trong
sưu tập về các thánh ẩn tu trong sa mạc,có kể giai thoại như sau:Có hai tội
nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nguyên một năm ròng rã, mỗi người
giam mình trong một túp lều riêng,ngày đêm ăn chay, cầu nguyện và đánh tội.
Ngày ngày các tu sĩ của cộng đoàn đem thức ăn đến tận căn lều riêng cho từng
người. Sau đúng một năm thử thách,các tu sĩ nhận thấy có
sự
khác biệt giữa hai người,một người thì vui vẻ,khỏe mạnh,một người thì ốm o buồn phiền.Và Cả
hai đến trình diện trước Bề Trên cộng đoàn để chờ xem họ có xứng đáng được gia
nhập cộng đoàn hay không.Khi được hỏi suốt một năm qua,họ đã suy niệm về những
gì.Người ốm o buồn sầu cho biết:-Trong năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại những tội
đã phạm,từng giây từng phút tôi nhớ đến những hình phạt sẽ gánh chịu,tôi sợ hãi
đến mất ăn mất ngủ.Đến lượt mình, người vui vẻ khỏe mạnh trả lời:-Suốt một năm
qua,từng giây từng phút tôi hằng cảm tạ Chúa vì đã tha thứ cho tôi,tôi luôn nghĩ tới tình yêu của Ngài.Và Các
tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích trước tâm tình của người vui tươi khỏe mạnh,vì lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca cảm tạ tri ân
tình yêu Chúa.
-Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa
nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây:Ngày
nay cũng vậy,để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa
trong thế giới,các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột
trụ,đó là:cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Đồ được chuyển lại trong
Truyền Thống sinh động của Giáo Hội,tình hiệp thông huynh đệ,Thánh Thể và kinh
nguyện.
-Có như thế,Giáo
Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình,dù có
những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Đồ nói đến(1 Cr 1,10):Hỡi
anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để
không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và
cảm thức.
-Theo giáo huấn của thánh Phaolô,chúng
ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi cộng đoàn chúng ta để Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất nên một như
ước nguyện của Chúa Giê su trước khi bỏ giáo hội về trời-Amen.
Nhận xét