CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 26TNA&25 NĂM 2017,ĐỨC MẸ MÂN CÔI
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 26 TNA NĂM 2017,ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Lời Chúa: Cv. 1, 12-14; Gl. 4, 4-7;
Lc 1, 26-38
Lc 1,26-38:"...26 Bà Ê-li-sa-bét có
thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền
Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên
là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào
nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng
bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa
gì.30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng
Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là
Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là
Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị
vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.".34
Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết
đến việc vợ chồng! ".35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên
bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh
ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà,
tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng
là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không
có gì là không thể làm được.".38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi
đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ
thần từ biệt ra đi.
+/Có một
câu chuyện của ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi sau đây:Bà
Jane ở Aza sinh năm 1140, sống ở một lâu đài tại Tây Ban Nha với chồng là
Felix, một người được kính trọng với chức hiệp sĩ. Bà là một phụ nữ hay thương
người, đầy lòng trắc ẩn với những người kém may mắn, và giúp đỡ vật chất cho
người nghèo…Bà Jane có 2 con trai là Mannes và Anthony, nhưng bà muốn có thêm
nhiều con hơn.Một hôm, bà tới tu viện Silos để cầu xin có thêm một con trai
nữa, xin Dòng Silos cầu nguyện giúp bà. Và Một tu sĩ Dòng Đa Minh nói: “Này
chị, lời cầu của chị đã được nghe và Thiên Chúa sẽ ban cho chị một người con
trai. Người con đó sẽ là tôi tớ vĩ đại của Thiên Chúa và có thể làm nhiều điều
phi thường cho Chúa Kitô và Giáo hội”.Khi tạ ơn, bà Jane đặt tên cho con
trai là Dominic (Đa Minh).Trước khi sinh con, bà Jane đã có giấc mơ tiên tri
linh cảm việc giảng thuyết mà thánh Đa Minh, trong hình con chó trắng đen, chạy
đi với ngọn đuốc sáng ngậm ở miệng, thắp sáng khắp thế giới. Bà Jane sinh bé
trai Đa Minh tại Calaroga, thuộc Old Castile, năm 1170. Thánh Đa Minh tận hiến
cho Thiên Chúa, trở thành linh mục và phục vụ 9 năm ở Osma, sống theo tu luật
thánh Augustinô.
-Năm 1203,
lúc 33 tuổi, ngài rời Osma đi thành phố Fanjeaux thuộc vùng Languedoc, miền Nam
Pháp quốc, tại đây ngài giảng đạo gần 13 năm.Công việc của ngài không hề dễ
dàng. Lúc đó, Pháp quốc bị tà thuyết An-bi-gen đe dọa. Đức Mẹ hiện ra với thánh
Đa minh
Nói:“Đừng
lo, đến nay con đã đạt được một ít kết quả như vậy nhờ sức lao động của con.
Con phải dùng kết quả đó trên vùng đất khô cằn, chưa được tưới bằng sương hồng
ân. Khi Thiên Chúa muốn canh tân bộ mặt trái đất, Ngài sẽ bắt đầu bằng cách cho
mưa tuôn sự chào đón của thiên thần. Hãy truyền bá Chuỗi Mân Côi gồm 150 câu
chào của sứ thần và 15 kinh Lạy Cha, con sẽ bội thu”.
-Thánh Đa
Minh đi từ thành phố này tới thành phố khác ở Pháp quốc, Tây Ban Nha và Ý để
truyền bá Kinh Mân Côi,Hầu như ở các thành phố ngài rao giảng, ngài đều thành
lập Hội ái hữu Mân Côi.Thánh Đa Minh qua đời ngày 6-8-1221 tại Bologna, Ý, Ước
mơ từ lâu của mẹ của thánh Đa Minh, đã thành hiện thực,là Con trai bà đã thắp
lửa sáng khắp thế giới.
+/Liên hệ Tin Mừng hôm nay,ta chia sẻ về Sứ vụ của Đức
Trinh Nữ Maria như sau:
1/ Cuộc gặp gỡ giữa trời và đất: Tuyệt đỉnh của Mầu
Nhiệm Cứu Độ là Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra; và bắt đầu cuộc đời của Đấng Cứu Thế
trên dương gian là biến cố Truyền Tin như Tin Mừng hôm nay. Không ai có thể ngờ
một Thiên Chúa, Đấng dựng nên và có quyền trên muôn loài, lại đến với một tạo vật
của mình; để xin cho Người Con được vào cung lòng của Trinh Nữ và sinh ra làm
người.
2/ Mầu Nhiệm Cứu Độ được mặc khải: Sứ-thần Gabriel
nói về con trẻ sẽ được sinh ra như sau: “Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một
con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng
Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavit, tổ tiên
Người. Người sẽ trị vì nhà Jacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô
cùng vô tận." Đây chính là lời hứa thứ ba mà Tiên-tri Nathan đã loan báo
cho Vua Đavit trong Sách Samuen II. Chỉ có một điều kỳ lạ không ai ngờ tới về đứa
trẻ sinh ra, tuy là Con của Đấng Tối Cao nhưng lại thuộc giòng dõi Đavit qua
người cha nuôi, Thánh Giuse.
3/ Phản ứng của Đức Trinh Nữ Maria: Vì đã khấn giữ
mình đồng trinh, Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi
không biết đến việc vợ chồng!". Điều Maria muốn giữ mình đồng trinh là điều
đẹp lòng Thiên Chúa, vì Ngài muốn con của Ngài nhập thể trong một cung lòng
thanh sạch và tinh tuyền như thế. Hơn nữa, lời tiên tri của Isaiah cũng đã báo
trước về người trinh-nữ này.
-Đức Trinh Nữ Maria cũng giống như một số trong
chúng ta thắc mắc theo sự hiểu biết của con người: Làm sao thụ thai và sinh con
mà còn đồng trinh?. Sứ thần cắt nghĩa cách của Thiên Chúa làm là: "Thánh
Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì
thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.”.Sứ thần đưa một bằng
chứng cụ thể: “Kìa bà Elizabeth, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng
đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay
đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm
được.".Sau khi đã lắng nghe lời cắt nghĩa của Sứ-thần, Đức Trinh Nữ Maria
nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ
thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
+/Hiệu
quả của Kinh Mân Côi,để kết thúc vài phút ngắn ngủi
chia sẻ này, tôi xin kể về những hiệu quả mà chuỗi Mân côi đã đem đến cho nhân
loại:
-Trường hợp thứ nhất đó là vào thế kỷ 13, bè rối
Albigeois nổi lên ở miền Nam nước Pháp, thế nhưng với chuỗi Mân côi do Đức Mẹ
truyền dạy, chỉ trong một thời gian ngắn, thánh Đaminh đã cảm hóa được 150.000
người theo bè rối trở về cùng Giáo Hội.
-Trường hợp thứ hai đó là vào thế kỷ 16, quân Thổ
Nhĩ Kỳ đe dọa và xâm chiếm Âu Châu, nhưng nhờ kinh Mân côi, đoàn chiến binh
Công giáo, tuy ô hợp, nhưng cũng đã dành được chiến thắng tại vịnh Lépante.
Chính vì thế, để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ cuộc chiến thắng lịch sử này, Đức
Thánh Cha Piô 5 đã thiết lập lễ Mân côi hôm nay.
-Trường hợp thứ ba, đó là vào thế kỷ 20. Trước năm
1917, Bồ Đào Nha ở vào một tình trạng suy thoái một cách trầm trọng về phương
diện tôn giáo. Gần hai thế kỷ, óc bè phái đã gây nên những chia rẽ và những cuộc
nội chiến. Giáo Hội bị bách hại bởi những kẻ theo nhóm tam điểm. Nhà thờ bị phá
hủy, các linh mục và tu sĩ bị bắt bớ, khắp nơi người ta tổ chức những đoàn hội
chống lại Giáo Hội. Thế nhưng kể từ năm 1917, năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ
Đào Nha, đã đi vào một khúc quanh mới của lịch sử. Người ta tổ chức những đoàn
hội chuyên lo lần hạt Mân côi, để xin Mẹ chấm dứt những xáo trộn và ban mọi ơn
lành xuống cho đất nước. Chính các Đức giám mục Bồ Đào Nha, trong một bức thư
chung đã xác quyết: Sở dĩ Bồ Đào Nha đã thay đổi tốt đẹp là do những lần Mẹ hiện
ra tại Fatima và kinh Mân côi.
-Nhìn vào hiện tại chúng ta thấy thế giới cũng như
Việt Nam ta đang trải qua những biến động và xáo trộn về kinh tế, chính trị và
nhất là về tôn giáo,thì Chuỗi
Mân côi chắc chắn là giải pháp Chúa dùng và giáo hội kêu gọi ta dùng như là
phương thế, để cầu xin ơn Chúa cho thế giới và tất cả chúng ta.
-Đức thánh
giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: "
Chuỗi Mân côi là lời kinh tuyệt diệu, tuyệt diệu trong đơn sơ và trong sâu thẳm
của nó...".Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình
Công giáo: "Khi gia đình được an vui
hoà thuận, hãy lần chuỗi Mân côi để xin Mẹ ban cho sự an vui hoà thuận yêu
thương. Khi gặp người chồng thiếu trách nhiệm, hãy chạy đến với Mẹ nhờ tràng chỗi
Mân côi, để xin Mẹ cảm hoá. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân côi,
xin Mẹ tạo sự cảm thông". Đức Thánh Cha Piô XII khuyên nhủ các bạn trẻ
: Hãy yêu mến Mẹ qua việc lần chuỗi Mân côi.
-Qua ban CLHB của giáo phận vừa rồi,đức giám mục
cũng kêu gọi ta dung kinh Mân Côi/lần hạt nhiều,và thực thi các mệnh lệnh của Đức
Mẹ Pha ti ma,nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Pha ti ma,để cầu xin hòa
bình cho thế giới và giáo hội.Trong đó đức giám mục cũng kêu gọi học hỏi TÔNG
THƯ KINH MÂN CÔI của đức thánh giáo hoàng Gioan Phao lô 2 trong tháng Mân Côi
này.Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN A2017
Lời Chúa:Is 55, 6-9; Pl 1,20c-24.27a; Mt 20,
1-16a
Mt 20, 1-16a: “...Khi ấy, Chúa
Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Nước trời giống như chủ nhà kia
sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm
thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ
ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng:
“Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng
đáng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như
vậy.Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo
họ rằng: “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?” Họ thưa
rằng: “Vì không có ai thuê chúng tôi”. Ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi
làm vườn nho ta”.Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: “Hãy gọi những
kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước
hết.” Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.Tới
phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng
chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh liền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng:
“Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc
suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao”? Chủ nhà trả lời với một kẻ trong
nhóm họ rằng: “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không
thoả thuận với tôi một đồng sao?” Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả
cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao?
Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước
hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết...”.
+/ACE thân mến,Tại nước Tây Ban Nha có một ông vua tên là An-phong-sô rất
nhân từ và quảng đại. Ngài thường cải trang làm thường dân rồi vi
hành đi đó đây để tận mắt chứng kiến những nỗi đau khổ và oan ức
của nhân dân do bọn quan lại địa phương gây ra, để kịp thời chấn chỉnh
sửa sai.Ngày nọ,đức vua cải trang đến một tỉnh kia và thuê một phòng
trọ trong một nhà nghỉ bình dân. Sáng hôm sau, nhà vua yêu cầu bồi
phòng mang đến cho ông một chiếc gương để cạo râu.Khi đem chiếc gương
cho vị khách, anh bồi phòng thấy khuôn mặt ông khách rất dễ mến, nên
đã chủ động bắt chuyện rằng: “Này ông, tôi có cảm tưởng ông không
phải là loại khách du lịch xoàng”. Nhà vua tò mò muốn biết anh bồi
phòng nghĩ gì về mình, nên hỏi lại: “Sao anh lại nói như vậy?”.Người
bồi phòng trả lời rằng: “Vì tác phong và vẻ bề ngoài của ông có
cái gì đó khác với những người bình thường.Chắc ông phải là người
thuộc triều đình nhà vua tại thủ đô cũng nên”. Nhà vua chỉ đáp lại
cách mập mờ: “Một cách nào đó anh nói cũng đúng đó !”.Anh bồi phòng
lại hỏi thêm: “Vậy hẳn ông phải là một quan chức luôn hầu cận bên
đức vua?”.Nhà vua trả lời: “Anh đoán thật chẳng sai chút nào”. Người
bồi phòng càng tò mò hơn và hỏi tiếp: “Phục vụ đức vua thì thông
thường phải làm những việc gì hả ông?” Nhà vua mỉm cười hóm hỉnh
đáp: -“Ồ, làm nhiều việc lắm, đại loại như bây giờ tôi sắp phải cạo
râu cho ngài”.
-KTACE thân mến,Các câu đối
đáp giữa đức vua và người bồi phòng là minh họa sống động về lòng nhân từ và bao dung của ông chủ vườn nho,tượng trưng cho
Thiên Chúa trong Tin Mừng hôm nay. Những người đi làm sau ám chỉ dân
ngoại và những kẻ tội lỗi. Họ đều được Thiên Chúa mời gia nhập Hội
Thánh vào các giờ khác nhau, đặc biệt vào giờ thứ mười một của ngày,nghĩa là lúc cuối đời.
-Dụ
ngôn “thợ làm vườn nho” nầy khép lại một loạt những dụ ngôn
về Nước Trời trong giáo huấn của Đức Giê-su ở miền Ga-li-lê.Đức Giê-su cố gắng
làm cho các môn
đệ hiểu rằng điều xảy ra trong Nước Trời không
giống chút nào với cách hành xử của con người. Đức Giê-su có chủ ý chọn những
ví dụ cực đoan để gây chú ý,ngõ hầu truyền đạt một sứ điệp
khó khăn.
-Các
dụ ngôn rất thuận tiện cho việc sử dụng lối văn ngoa ngữ, nhưng luôn luôn được
sắp xếp hướng theo chủ điểm của dụ ngôn, để rồi từ đó rút ra một bài học.Ở đây,
điều thú vị của câu chuyện hệ tại ở nơi sự công phẩn của những người thợ được
mướn từ sáng sớm.Mới đọc thoáng qua,dụ ngôn nầy như muốn loan báo: “Trời
cao hơn đất bao nhiêu,thì đường lối của Chúa cũng cao hơn đường lối loài người, và tư tưởng của Chúa cũng cao
hơn tư tưởng loài người bấy nhiêu”, như
lời Đức Chúa phán qua vị ngôn sứ của Ngài trong Bài Đọc I hôm nay.Ta hãy lưu ý
hơn mấy điểm sau đây:
1. Thiên Chúa hoàn toàn tự do
trong việc ban phát ân lộc của Ngài.Vì thế, thật là vô lý nếu dụ ngôn nầy được tiếp cận theo nhãn
quan trần thế,vì Đức Giê-su rõ ràng dạy rằng Nước Trời không là tiền thù lao,
nhưng là ân ban,Thiên Chúa hoàn toàn tự do định liệu, nhưng không là một kẻ
chuyên quyền độc đoán; đây là một sự tự do được điều khiển bởi tình yêu.Lòng
nhân ái của Thiên Chúa vượt quá sự công bằng giao hoán.
-Dụ
ngôn nầy làm thương tổn đặc biệt đến độ nhạy bén của con người hiện đại,rất gai
góc đối với vấn đề công bằng giao hoán.Tuy nhiên, dụ ngôn nầy xem ra rất gần
gũi hơn với thế giới của chúng ta,trong thời khủng hoảng công ăn việc làm, một
thế giới đang quần quại sống trong nỗi đau của đa số người đang cố bám víu vào
bất kỳ một công việc, để sống cho qua ngày đoạn tháng. Suốt ngày, họ đứng đó
mong chờ bất kỳ ai thuê họ bất cứ công việc nào để đổi mồ hôi lấy bát cơm manh
áo cho gia đình.
-Ông
chủ trong Tin Mừng homm nay đã năm lần bảy lượt ra ngoài phố chợ để mướn thợ
vào làm vườn nho của mình,thậm chí cho đến lúc ngày sắp tàn.Chúng ta cảm thấy
một sự đắc ý nào đó khi ghi nhận rằng những người thợ bất đắc dĩ được mướn sau
cùng đã nhận được đầy đủ tiền công nhật,để có thể nuôi sống gia đình trong một
ngày, nhờ vào tấm lòng rộng lượng nhân ái của ông chủ vườn nho. Tiền
công nhật được thỏa thuận là một đồng, đó là giá trị phải chăng để nuôi sống
gia đình trong một ngày.
2. Sống trong tư thế sẵn sang.“Chủ điểm” của dụ ngôn nầy được định
vị ở nơi tư thế sẵn sàng của những người thợ làm giờ sau chót. Họ chờ đợi suốt
ngày trong tâm trạng nôn nao thấp thỏm và chỉ vào
lúc
xế chiều mới được mướn vào làm vườn nho.Nếu được thuê mướn sớm hơn,chắc chắn họ
cũng đã làm việc cho ông chủ trọn ngày như bao nhiêu người
khác.
3. Nổi bất bình của những thợ làm
đầu tiên.Những người thợ làm việc ngay
từ tảng sáng ngạc nhiên trước tiền công mà ông chủ trả. Ông trả công cho những
người thợ sau chót chỉ làm có một giờ vào lúc khí trời mát mẽ,cũng bằng với
những người thợ đã làm việc nặng nhọc suốt ngày trong cái nắng như thiêu như
đốt!
-Dụ
ngôn có nhiều điểm tương tự với dụ ngôn của người con hoang đàng trong đó người
con cả công phẩn trước cách cư xử của cha anh đối với người con út, kẻ lang bạt
vừa mới chân ướt chân ráo trở về nhà cha,sau khi đã sống cho đến tận bùn nhơ
của cuộc đời. Người con cả không hiểu cách cư xử của cha anh,bởi vì anh thiếu
tấm lòng khoan dung rộng lượng của tình phụ tử.
4. Công bình và nhân ái.Những người thợ được thuê từ sáng sớm bị quở trách vì thiếu tấm
lòng nhân ái:“Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghét tức?”. Không
loại trừ rằng dụ ngôn có một hậu cảnh bút chiến nhắm đến nhóm Biệt Phái. Những
người nầy tự hào tự phụ là mình được gọi làm vườn nho cho Thiên Chúa trước
tiên.Họ đã vất vã nhiều trong việc tuân giữ Lề Luật một cách nghiêm nhặt,đến
từng chấm từng phết,nên khinh bỉ những kẻ thu thuế và phường tội lỗi, những người mà
Đức Giê-su quan tâm đặc biệt.
-Dụ
ngôn nầy cũng đề cao mầu nhiệm Giáo Hội.Kitô hữu gốc lương dân là những người
đến sau lại được gọi gia nhập Nước Trời, và được hưởng vô vàn những ân lộc mà
Thiên Chúa đã hứa với dân Do thái. Vì thế, dụ ngôn này đem đến một niềm hy vọng
tuyệt vời cho những Ki-tô hữu gốc lương dân, những người đã đón nhận lời mời
gọi của tôn chủ chỉ sau một thời gian dài dân Ít-ra-en được tuyển chọn.
+/Hiểu và thực hành Lời Chúa hôm nay.Đức Giêsu không muốn ai phải thất vọng,mà mọi người
đều có chỗ đứng trong Giáo Hội, và
đều
có trách nhiệm tham gia vào sứ mạng truyền giáo.Tính phổ quát của ơn cứu độ không chỉ dành riêng cho người
Công Giáo chúng ta,nhưng là cho muôn dân muôn nước,không trừ ai. Đồng thời,Đức
Giêsu cũng mặc khải về lòng bao dung,quảng đại và thương xót của Thiên Chúa.
-Lời
Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta hãy can đảm,trung thành, yêu mến và dấn thân
vào làm vườn nho/Giáo Hội của Chúa,bằng cách sống tốt và chu toàn bổn phận của
mình theo thánh ý Chúa dựa trên tình yêu.Vì thế:
-Trước
tiên, cần loại bỏ thái độ tự
tôn, kiêu hãnh và coi thường người khác, vì nghĩ rằng mình thuộc thành phần
đương nhiên được cứu độ,còn người khác chỉ là đám thường dân, tội lỗi, dốt nát,
nên không cần quan tâm. Cũng cần có sự cảm thông,cộng tác để cùng nhau làm việc
thiện thay vì ganh đua,ghen tỵ khi thấy người khác tốt lành hơn mình,hoặc người
ta làm được nhiều điều hữu ích hơn chúng ta.Tốt hơn là hãy ý thức mình chỉ là
đầy tớ bất tài, vô dụng, nhưng lại được Chúa thương chọn và gọi để đi làm vườn
nho cho Người.Vì thế, hãy dâng lời tạ ơn Chúa và cố gắng với khả năng của mình,làm
sinh lợi nén bạc Chúa trao trong sự yêu mến với lòng nhiệt huyết tông đồ.
-Thứ
đến, hãy kiên trung, tin tưởng
vào lòng thương xót của Thiên Chúa,đừng thất vọng vì thấy mình không giỏi giang
hay tội lỗi.Hãy nhớ rằng:Thiên Chúa luôn để ý đến những người “đứng
chót”. Phần còn lại là của chúng ta,nếu chúng ta biết cộng tác với ơn
Chúa trong sự khiêm tốn,ắt Chúa sẽ trả công hậu hĩnh và Người sẽ làm những điều
kỳ diệu khi:“Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu,còn những kẻ đứng đầu
sẽ phải xuống hàng chót”.
-Hiểu
được tình thương của Thiên Chúa như thế, hẳn chúng ta thấy Thiên Chúa rất công
bằng do lòng nhân từ của Người chứ không phải bất công như những người Dothái và
ngay cả chúng ta đã lầm tưởng-Amen.
Nhận xét