CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4,3 VÀ 2 PHỤC SINH A 2017

CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH A 2017
Lời Chúa:Cv 2,14a.36-41 ; 1 Pr 2,20b-25 ; Ga 10,1-10
TIN MỪNG: Ga 10,1-10 “…(1) “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. (2) Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. (3) Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh, anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. (4) Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theosau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. (5) Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. (6) Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. (7) Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. (8) Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ. (9) Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. (10) Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào…”

+/Có một cuốn sách viết rằng: một du khách đến Palestin, gặp được một người mục tử đang làm việc tại một trại cừu.Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh vật biến ảo của cánh rừng.Thấy thế, du khách hỏi : "Đó là trại cừu, kia là bầy cừu, đây là lối vào. Vậy còn cửa đâu ?".Người mục tử hỏi lại: "Cửa hả?,Chính tôi là cửa,Ban đêm tôi nằm giữa lối đi này,Không một con cừu nào bước ra hay một con sói nào bước vào mà không phải qua xác tôi." .
-Đức Giêsu trình bày chân dung mình: vừa là mục tử vừa là cửa ra vào.Những biến cố vây quanh Đức Giêsu tại Giêrusalem vào dịp Lễ Lều, bắt đầu từ chương 7, lại tiếp tục ở đây.Bản văn Đức Giêsu là cửa và vị Mục tử nhân lành hôm nay, là bài diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu trong thời gian hoạt động công khai; bài này triển khai một  đề tài là Đức Giêsu, chứ không phải là các nhà lãnh đạo Do Thái giáo, mới là vị Mục tử đích thật.
-Chúng ta cũng nên biết rằng ở xứ Palestina, người ta nuôi chiên rất đông. Ban đêm, các mục tử dẫn các đàn chiên của mình vào một cái chuồng chung ở giữa đồng cỏ và chia phiên nhau canh gác ở ngay cửa ra vào. Đến sáng, từng mục tử qua cửa để vào chuồng và gọi tên các con chiên trong đàn mình. Chúng đã quen tiếng mục tử nên đi theo ra khỏi chuồng đến những đồng cỏ. Những tên trộm cướp không dám qua cửa vì sợ đụng người canh gác, nên phải trèo rào mà vào. Nhưng dù vậy, chiên cũng không đến gần bọn họ vì chúng lạ họ. Nếu họ có đưa được con chiên nào ra khỏi chuồng thì cũng không phải để nuôi dưỡng nhưng để giết ăn thịt.
-Qua những câu này, Đức Giêsu muốn so sánh Ngài với các nhà lãnh đạo tôn giáo do thái thời đó: họ không phải là mục tử thật,nhưng là những tên trộm cướp leo rào vào chuồng, họ không chăm sóc cho chiên nhưng chỉ làm hại chiên ; chính Đức Giêsu mới là mục tử thật và là cửa chuồng chiên.
+/Ý tứ của Đức Giêsu khi nói dụ ngôn này là Qua dụ ngôn này, Chúa Giê su muốn cho các nhà lãnh đạo tôn giáo do thái thấy hai thái độ trái nghịch nhau, giữa Ngài và họ trong cách đối xử với dân chúng hay các tín đồ tôn giáo.
* Cách ứng xử của các nhà lãnh đạo tôn giáo do thái,Họ tỏ ra không có một chút tình yêu, lòng thương xót hay sự cảm thông nào đối với những người mù lòa bệnh tật được Đức Giêsu chữa lành. Trái lại, họ đã dùng lề luật để bắt bẻ vị ân nhân đã chữa lành bệnh cho người ta, đồng thời gây khó dễ cho việc chữa bệnh. Đối với dân chúng, họ không giống như người mục tử đích thực đối với đàn chiên, mà giống như người chăn chiên thuê.
* Cách ứng xử của Đức Giêsu:Đức Giêsu có một thái độ khác hẳn, một thái độ nhân từ đầy yêu thương đối với mọi người, được thể hiện một cách cụ thể trong việc Ngài chữa lành bệnh tật mù lòa. Ngài sống và hành động vì tình yêu chứ không vì lề luật. Tình yêu và lòng thương xót của Ngài đã thúc bách Ngài bất chấp luật sa bát, bất chấp sự phản đối và bực tức của người Pharisiêu về việc lỗi luật của Ngài, bất chấp những hậu quả rất bất lợi có thể xảy đến cho Ngài. Ngài sẵn sàng hy sinh bản thân để xoa dịu đau khổ, để làm mọi người hạnh phúc.
+/Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn cho người Pharisiêu thấy thái độ của họ đối với dân chúng, với các tín đồ tôn giáo mà họ dẫn dắt chẳng khác gì thái độ của kẻ trộm cướp, của kẻ chăn thuê đối với đàn chiên: chỉ muốn lợi dụng đàn chiên chứ không hề yêu thương chúng. Còn thái độ của Ngài mới là thái độ người mục tử đích thật: Ngài yêu thương đàn chiên đến nỗi sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên. Nhưng rất tiếc là họ không hiểu những điều Người nói với họ.
-Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô Cả, giáo hoàng anh em đã nghe đọc về mối nguy luôn đe doạ chúng tôi là các mục tử, anh em cũng hãy dựa vào những lời của Chúa mà đánh giá mối nguy đang đe doạ anh em. Hãy xem mình có phải là con chiên của Chúa không, có biết Chúa không, có biết ánh sáng chân lý không. Tôi nói “biết” không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là  “biết” nhờ đức mến. Tôi nói “biết” không có nghĩa là “biết” được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là “biết” được diễn tả qua việc làm.
…Người còn nói về các con chiên : Chiên tôi nghe tiếng tôi, tôi biết chúng, chúng đi theo tôi, và tôi ban cho chúng sự sống đời đời. Ở đoạn trên, Người nói về các con chiên : Tôi là cửa, ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ...Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui ? Quả thế, đồng cỏ của những người được chọn là chính thánh nhan Thiên Chúa luôn hiện diện. Khi con người không ngừng chiêm ngưỡng Thánh Nhan, lòng trí họ được thoả thuê mãi mãi nhờ lương thực ban sự sống.Anh em thân mến, vậy ta hãy tìm kiếm đồng cỏ này, nơi đây ta sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời…”.
+/Ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu:Hiện nay trên thế giới nhất là tại các nước Âu Mỹ đang thiếu ơn gọi linh mục tu sĩ cách trầm trọng. Nhiều nhà thờ không có linh mục coi sóc, nhiều tu viện to lớn bị bỏ hoang vì không còn tu sĩ trẻ.Ở Việt Nam ta hiện đang dồi dào ơn thiên triệu(được gửi ra cả ngoài nước để phục vụ).Nhưng nếu làm không khéo thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng tương tự như ở các nước Âu Mỹ nói trên.
-Nguyên nhân của tình trạng này rất nhiều.Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do lỗi của mỗi người tín hữu chúng ta:Vì chưa ý thức được tầm quan trọng của sứ vụ truyền giáo,nên chúng ta chưa thiết tha nài xin Thiên Chúa sai thêm thợ gặt đến,chưa canh tân đời sống đủ để làm chứng nhân tình thương của Chúa Giê-su trước mặt người đời; Các bậc cha mẹ công giáo chưa quảng đại động viên hướng dẫn khuyến khích chúng đi tu làm linh mục và tu sĩ để phục vụ Chúa và Hội Thánh hữu hiệu hơn.
-VÀ THÊM NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH ĐỐ CỦA THỜI ĐẠI  ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC TU SỸ:Một Văn hào/Giu-ăng A-ri-a (Juan Arias) viết: "Lạy Chúa, Linh mục là ai? Đối với nhiều người: Ông ta là một người cô độc ích kỷ. Đối với nhiều người khác: Ông ta là thứ trai già vô tích sự, một nhân viên bàn giấy của tôn giáo". Người nghèo tỏ vẻ bực bội khi thấy Linh mục hay tiếp xúc với người giàu có và rủa Linh mục là "đồ tư bản chết tiệt!". Nếu linh mục hiến thân chuyên lo phục vụ cho người nghèo ít học, bệnh tật, cô đơn... thì người ta lại ganh ghét và gọi Linh mục là "Đồ tả khuynh bần tiện!".
-Làm Linh mục thời đại ngày nay thật không đơn giản chút nào.Có một bài báo nhỏ Có tựa đề:"MỘT NGƯỜI LUÔN LUÔN SAI LẦM"/(He is always wrong),điều này nói lên sự cảm thông của các tín hữu đối với các Linh mục chủ chăn như sau:
* Giảng ngắn dưới 10 phút: "Ông Linh mục này lười không chịu dọn kỹ bài giảng!". Giảng quá 20 phút: "Ông ta là người ưa nói dai và nói dài!". Nếu giảng hùng hồn: Ông ta la lối om sòm thật bất kính với Chúa đang ngự trong nhà chầu.Nếu giảng với giọng bình thường: "Ông ta có biệt tài dỗ ngủ cho người bệnh khó ngủ!".Nếu năng đến thăm các gia đình trong giáo xứ: "Ông ta chẳng có việc gì để làm, suốt ngày la cà hết nhà này sang nhà nọ để kiếm chác! chẳng mấy khi thấy ông ta có mặt ở nhà để tiếp xúc với các người cần gặp hay để đi kẻ liệt!".Nếu ít đi thăm: "Ông ta chẳng quan tâm để biết con chiên của mình sống chết ra sao!".Nếu linh mục còn trẻ: "Ông ta mới ra trường nên tay nghề còn non và chưa có kinh nghiệm mục vụ!".Nếu đã cao niên: "Một lão già lẩm cẩm hủ lậu! Ông ta nên sớm về hưu đi là vừa!".

-Thật đúng như người đời thường nói: "Ở sao cho vừa lòng người: Ở rộng người cười ở hẹp người chê". Nên Linh mục thật không dễ chút nào…Amen
............................................
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A2017
Lời Chúa:Cv 2, 14. 22-28;1 Pr 1, 17-21; Lc 24, 13-35
Lc 24, 13-35: “…Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Ðang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" Một người tên là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay". Chúa hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa: "Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Ðấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Ðoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn". Người liền vào với các ông.Ðang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Ðoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.Ðó là lời Chúa.
+/Có một câu chuyện nhỏ về một nhà sư Phật giáo khi sắp chết, đã yêu cầu một vị linh mục Công giáo hướng dẫn ông về những chân lý đức tin. Và vị linh mục này làm hết sức mình để thỏa mãn những mong ước của nhà sư.Sau đó, nhà sư này cám ơn vị linh mục, nhưng ông còn nói them rằng:"Ông đã đem đến cho tâm trí tôi đầy những tư tưởng hay đẹp, nhưng ông vẫn để cho tâm hồn tôi còn trống rỗng…".
-Câu chuyện về cuộc hành trình của hai môn đệ đi về thành Emmau không thể không nói đến Đức Giêsu.Khi còn đang trên đường đi, tâm hồn họ lạnh lẽo và trống trải,nặng trĩu ưu phiền, bị thương tích vì nỗi thất vọng,và tê liệt do nỗi đau khổ thầy mình đã chết.Cái chết của Người, và đặc biệt là cách thức Người chết, đã làm cho niềm hy vọng nơi họ bị tiêu tan.Vì Một Đấng Mêsia bị sỉ nhục, chịu đóng đinh! Đó là một điều không thể được, thật không thể hiểu nổi.
-Nhưng Đức Giêsu Phục Sinh đã cùng đi với họ, và Người mở tâm trí họ để hiểu về một Đấng Mêsia chịu đau khổ.Nhờ đó,ánh sáng và hơi ấm bắt đầu thấm nhập vào tinh thần tăm tối và lạnh lẽo của họ.Đến bữa ăn tối, khi Người tự mặc khải chính Người, họ đã được biến đổi quá nhiều, đến nỗi họ quay trở lại Giêrusalem ngay tức khắc.Ngay cả mặc dù bóng đêm tối tăm, nhưng trái tim của họ vẫn bừng sáng.Ngay cả cho dù đôi chân của họ còn nặng nề, nhưng trái tim của họ vẫn nhẹ nhỏm.
-Dựa vào nghi thức bẻ bánh, các môn đệ đã nhận ra người đồng hành trên đường là chính thầy của mình.Nghi thức này là khởi đầu của việc cử hành Bí Tích Thánh Thể.Sự kiện bẻ bánh rất quan trọng,nó đặt nền tảng cho niềm tin qua mọi thời đại.Và Giáo hội đã duy trì, sắp đặt và chính thức hóa nghi thức này,qua việc cử hành Bí Tích Thánh Thể trong thánh lễ.Vào thời Giáo hội sơ khai,nghi thức bẻ bánh trở thành dấu chỉ và trung tâm của mọi cuộc tụ họp cầu nguyện của các tín hữu.
-Sách Tông Đồ Công Vụ cũng đã tường thuật biến cố Chúa Giêsu chịu chết theo dự định của Thiên Chúa,và có cả trách nhiệm của người Do Thái.Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước,Đức Giêsu đã bị nộp và người Do Thái đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi.Tác giả sách Tông Đồ Công Vụ đã qui lỗi sự thông đồng của những người sát hại Chúa.Nhiều người đã đồng ý giơ tay xin tha kẻ cướp và giết chết Đấng Thánh của Thiên Chúa.
-Thánh Phêrô trong trích thư thứ nhất(1Petr 1, 19)đã mời gọi mọi người hãy tin tưởng vào Chúa Kitô sống lại.Giá máu châu báu/bửu huyết của Người sẽ cứu thoát linh hồn chúng ta:Anh em đã được cứu chuộc bằng máu châu báu của Đức Kitô,Con Chiên tinh tuyền, không tì ố.
+/Hôm nay thánh Luca muốn nói với chúng ta rằng,có thể Ta không thấy Chúa Kitô về mặt thể lý tự nhiên, nhưng ta có thể gặp Chúa Kitô Phục Sinh trong Bí Tích Thánh Thể.
-Về mặt tín lý chi tiết này rất quan trọng, để cho ta hiểu rõ hơn về Bí Tích Thánh Thể. Khi ta cử hành Bí Tích Thánh Thể,cũng có nghĩa là ta cùng với Hội Thánh cầm lấy tấm bánh bẻ ra và trao cho nhau.
-Hơn thế nữa,Sự hiện diện của Chúa Phục Sinh là một hiện diện bao trùm cuộc sống của chúng ta.Ta đón nhận sự hiện diện đó bằng lòng tin của chúng ta.Cho nên ta vẫn có thể gặp được Chúa Phục Sinh, khi ta cử hành Bí Tích Thánh Thể:Cầm bánh,tạ ơn, bẻ ra và trao cho nhau.Điều quan trọng là chúng ta có cử hành Bí Tích Thánh Thể như một cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh không,hay chỉ còn là một nghi thức?
-Đức Giêsu Phục Sinh đã soi sáng tâm trí các môn đệ,Nhưng Người còn làm một điều tốt đẹp hơn nữa.Đó là đức tin.Đức tin liên quan đến trí tuệ, đến nỗi tác động đến các chân lý, giáo điều, học thuyết, lòng tin, giáo lý.Nhưng đức tin thậm chí còn liên quan nhiều hơn đến tâm hồn.Đức tin cốt yếu hệ tại ở tương quan tình yêu với Thiên Chúa,Đấng đã yêu thương chúng ta trước.Nếu không có tình yêu,thì đức tin giống như một lò sưởi mà không có lửa.
-Điều chính yếu đã đến với hai môn đệ trên đường Emmau,đó là niềm tin rằng Đức Giêsu yêu thương họ.Chính niềm tin này làm cho tâm hồn họ bùng cháy lên.Câu chuyện trên chứng tỏ lòng từ ái của Thiên Chúa,Đấng làm cho những ước mơ sâu thẳm nhất nơi chúng ta trở thành hiện thực,bằng một cách thức đáng kinh ngạc nhất.
-Và câu chuyện trên cũng cho chúng ta biết Đức Giêsu là đấng luôn song hành với con người, hiện diện bên cạnh họ,và lắng nghe họ,qua mọi thời đại,cũng như thời đại ngày nay.
-Trong trình thuật của thánh sử Luca,ngài chỉ giới thiệu cho chúng ta một nhân vật có tên là Lê-o-pha,và một người khuyết danh.Và Người khuyết danh đó phải chăng là mỗi tín hữu chúng ta?.Có thể là chính chúng ta cũng có lúc đang đi trên đường Emmau.Nghĩa là Đoạn đường đời tiến về nhà cha của ta có quá nhiều chán chường,đầy bất trắc dồn dập xảy đến.Như Ốm đau, bệnh tật, làm ăn thua lỗ…luôn làm chúng ta chưa hết cái lo này đến cái lo khác.Khiến chúng ta thất vọng,Muốn buông xuôi,Mặc cho dòng đời đưa đẩy.
-Thánh Luca muốn ghi lại biến cố này để mời gọi những ai sầu khổ tư bề,hãy biết nhìn mọi biến cố trong đời bằng ánh sáng Tin Mừng.
-Như Khi chúng ta thường đối diện với những lo lắng khổ đau,Khi chúng ta rơi vào sự thất vọng vì buồn sầu, bệnh hoạn, thiên tai, động đất,sạt lở, sóng thần, bão tố, chiến tranh,loạn lạc và tai nạn giao thông xe cộ,tầu bè và máy bay.Hãy tin tưởng vào Chúa.Ngài luôn làm những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời chúng ta.Vì Chúa là người Cha nhân hiền sẽ không bao giờ bỏ rơi con cái của mình,hay ban cho con cái mình của chẳng tốt chẳng lành.
-Ước gì trong thánh lễ hôm nay,chúng ta được nghe Lời Chúa,được hiểu Lời Chúa,nhời đó mà được hiệp thông với Chúa và với nhau qua bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng được sự bình an và niềm vui và sự dấn thân hơn nữa trong giáo hội và xã hội,như hai môn đệ đi làng Emmau năm xưa-Amen.
..............................................
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM A 2017
Lời Chúa:Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
Ga 20, 19-31: “…Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin". Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".   Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người…”- Đó là lời Chúa.  
+/Có lần người ta hỏi đại thi hào DANTE của nước Italia rằng: đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống? Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau:Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm: đó là sự bình an”.Đó cũng là điều mà chúng ta  vẫn cầu xin cho những người quá cố,thường ghi trên bia mộ:xin cho họ được an nghỉ ngàn thu/requiescat in pace.
+/Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình an.Nhiều họa sĩ đã cố công thực hiện.Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ,vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh.Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng.Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là bức tranh bình yên  thật hòan hảo.Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp.Đổ xuống bên vách núi  là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đàng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình.Và Nhà vua công bố:“Ta chấm bức tranh này”.
-Qua Tin Mừng Hôm nay Chúa hiện ra chúc Bình an cho các môn đệ,để các ông vững mạnh đi rao giảng Tin mừng.Và để Chính các ông sẽ là chứng nhân của việc Chúa sống lại.
-Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan thuật cho chúng ta biết hai lần hiện ra của Chúa Giêsu.Lần thứ nhất là ngay chiều phục sinh và lần thứ hai là sau đó tám ngày.Mặc dù bà Maria Madalena đã báo cho các tông đồ biết rằng Chúa đã sống lại,và đã hiện ra với bà, nhưng hầu hết các ông không tin.Nên Chúa Giêsu phải hiện ra trước mặt các ông để các ông tin rằng Ngài đã sống lại như lời ngài đã báo trước.
-Tin mừng Chúa Nhật II Phục Sinh hôm nay cũng đề cập đến đức tin của cộng đoàn môn đệ, và sự cứng tin của thánh Tô-ma, tiêu biểu cho đức tin thực nghiệm của con người ngày nay.Và ta cùng nhau tìm hiểu mấy điểm như sau:
1)Tiến trình đức tin của cộng đoàn môn đệ vào mầu nhiệm Chúa phục sinh:
-Sau khi Đức Giê-su chết và được an táng trong mồ, các môn đệ của Người tập trung tại nhà Tiệc Ly,và vào buổi chiều ngày Thứ Nhất trong tuần, họ đã được Chúa Phục Sinh hiện đến đứng giữa họ đang khi cửa nhà vẫn đóng kín vì sợ người Do thái. Họ rất vui mừng được nhìn thấy Chúa.
-Sau lời chào chúc bình an,Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Rồi Người sai các ông tiếp tục sứ mạng Thiên Sai, và ban Thánh Thần để các ông thi hành sứ mạng tha tội cho mọi người.Sau đó các môn đệ đã báo tin cho thánh Tô-ma, người duy nhất trong nhóm vắng mặt khi Chúa Phục Sinh hiện ra.Nhưng ông Tô-ma không dễ dàng tin Thầy mình đã sống lại.Ông đòi phải được gặp Chúa và chỉ chấp nhận tin Chúa sống lại sau khi đã được “mắt thấy tay sờ” các dấu đinh.
2) Lượng giá về đức tin thực nghiệm của ông Tô-ma:
-Ngày nay con người đã bước vào kỷ nguyên mới của khoa học kỹ thuật,kỷ nguyên của công nghệ cao,và chịu ảnh hưởng tinh thần khoa học thực nghiệm.Họ luôn đặt dấu hỏi và hoài nghi mọi sự.Họ chỉ tin nhận sau khi đã tìm hiểu qua các bước như:Một là quan sát sự kiện và nêu giả thuyết. Hai là làm thí nghiệm để kiểm chứng giá trị giả thuyết. Sau cùng đề ra quy luật phổ quát để giải thích mọi trường hợp khác tương tự. 
-Sự cứng tin của thánh Tô-ma hôm nay phù hợp với lối suy tư khoa học thực nghiệm của con người thời nay.Nên việc một người tín hữu sống tốt và ăn nói trung thực, nhưng lại có vốn hiểu biết hạn hẹp về giáo lý,kinh thánh và huấn quyền,thì hay bị kẻ khác lường gạt.Sẽ không đủ uy tín để rao giảng đức tin và mời gọi người khác tin theo Chúa.
-Để chu toàn được sứ vụ làm chứng cho Chúa trong xã hội hôm nay, noi gương đức tin sáng suốt của thánh Tô-ma,chúng ta cần tin vào Chúa Phục Sinh, dựa vào Lời Chúa, vào hướng dẫn của Hội Thánh. Rồi còn phải đào sâu học hỏi về giáo lý và Thánh kinh, cần áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản trong việc lý luận và trình bày các mầu nhiệm đức tin một cách có hệ thống và chặt chẽ để dễ hiểu và dễ tin hơn.
3) Cần canh tân việc loan truyền đức tin cho con người thời nay:
Từ trước đến nay, người giáo dân dễ tin vào các linh mục, tu sĩ, hoặc cha mẹ, thầy cô giáo lý viên.Khi học giáo lý, trẻ em dễ dàng tin vào những chân lý đức tin của Hội Thánh dạy mà không thắc mắc gì nhiều.Nhưng ngày nay và cho đến các thế hệ sau này,con người sẽ có sự đòi hỏi nhiều hơn khi nghe giảng dạy các mầu nhiệm đức tin,để có thể tin.Nên Cần phải “nói có sách, mách có chứng”.Nếu không chứng minh bằng những sự kiện trong thực tế, thì ít nhất cũng phải chứng minh sự đáng tin của các điều ta rao giảng.
-Phải trình bày đức tin cách khoa học hợp tình hợp lý,có bằng chứng Thánh Kinh.Cần chú trọng đến những bằng chứng xác thực, lý luận chặt chẽ để giúp người nghe dễ dàng đón nhận chân lý.Mặc Dù đức tin là do ơn Chúa ban, nhưng nếu muốn cho việc rao giảng đức tin được nhiều người thời nay đón nhận, thì đòi người rao giảng phải sống đức tin trước, và phải canh tân phương cách rao giảng kết hiệp với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần.
4) Cần rao giảng đức tin bằng việc làm đi đôi với lời nói:Đức Thánh Cha Phaolô VI đã để lại cho chúng ta một phương châm thực hành(Trong Thông điệp Evangelii nuntiandi số 41) như sau:“Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy, và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là chứng nhân”.
-Con người thời nay đòi hỏi những bằng chứng cụ thể mới tin.Do đó, người rao giảng cần phải chứng tỏ điều mình rao giảng, trước hết bằng chính cuộc sống của mình. Đức tin không phải chỉ là tuyên xưng các tín điều Hội Thánh dạy khi đọc kinh tin kính mà thôi.Nhưng còn là xác tín Đức Giê-su chính là “Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa”, là “con đường, sự thật và sự sống”ể sẵn sàng tín thác,cậy trông và sống chết cho Người.
-Để Lời Chúa chiếu soi vào cách suy nghĩ, nói năng và ứng xử của chúng ta,ta phải Luôn sống kết hiệp với Chúa như cành nho tháp nhập vào cây nho, và hút nhựa sống là ơn sủng qua việc dự lễ và rước lễ mỗi ngày.Nhờ đó cuộc sống của chúng ta sẽ ngày một đổi mới nên tốt hơn, ứng xử công bình nhân ái hơn, và sẽ sống trong bình an hạnh phúc hơn. Nhờ đó, việc loan báo Tin Mừng của chúng ta s được người khác lắng nghe, và là bước đầu giúp họ đón nhận đức tin để được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa.
-Chúa nhật thứ hai Phục Sinh này còn là để tôn vinh lòng thương xót Chúa.Cho dù, con người chối Chúa, bán Chúa, bỏ Chúa, giết Chúa.Thế nhưng khi Chúa trở lại trong vinh quang,Ngài xét xử chúng ta bằng những bản án được viết trên cát.Nghĩa là chỉ cần một cơn gió nhẹ thì cát bay đi và bản án đã bị xóa nhòa.
-Khi Chúa phục sinh trở lại gặp các môn đệ, Ngài không có bất cứ lời trách móc, kể tội nào, nhưng Chúa quên hết tội của các môn đệ  bằng một câu chúc:Bình an cho anh em.Câu này còn có nghĩa rằng: Thầy không hề biết, không hề ghi nhớ, không hề trách phạt tội ai,nhưng chỉ một lòng thương yêu tha thứ.Chính điều này là sự bình an mà Chúa mang đến cho chúng ta nhân ngày Chúa phục sinh. cũng nhắc chúng ta hãy mau mau đem bình an đến cho anh em mình.
-Ngày nay chúng ta, những Kitô hữu không thấy Chúa Phục Sinh như các tông đồ, như các người phụ nữ đạo đức xưa, nhưng ta vẫn tin Chúa Phục Sinh nhờ đức tin. Người Kitô hữu không thấy Chúa bằng xương bằng thịt, bằng giác quan, nhưng bằng lý trí và trái tim nhạy cảm của mình.
-Henry Fable, nhà sinh vật người Pháp sau bao nhiêu năm nghiên cứu khoa học, khảo sát và suy tư đã phải thốt lên:'...Tôi đã trông thấy Chúa ".Cha Michel Quoist viết thế này:"Tin Chúa, không phải là hướng mắt về Người để chiêm ngưỡng,nhưng đồng thời cũng là nhìn vào trần gian với ánh mắt của Đức Kitô ".
-Người Kitô hữu có thể dùng tặng phẩm tuyệt vời Chúa ban là lý trí và tấm lòng yêu mến để xác quyết điều Kinh Thánh đã truyền dạy. Rồi cũng quì gối xuống như thánh Tôma đã làm và thưa với Chúa Phục Sinh:"Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con ".Và chắc chắn Chúa Phục Sinh sẽ đáp lại:"Phúc cho những ai không thấy mà tin ".Amen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

ĐIỆN THƯ MỜI LỄ 25 NLM-XIN GIÚP TÀI CHÍNH ĐỂ IN QUYỂN SÁCH: NGÀY CỦA CHÚA SUY NIỆM CÁC LỄ TRỌNG!

THƯ NGỎ XIN TIỀN GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ, BỆNH TẬT & NEO ĐƠN!!!