CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT PHỤC SINH A 2017&CHÚA NHẬT LỄ LÁ
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT PHỤC SINH A 2017
L.C: Lc 24,1-12; Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9
Ga 20,1-9: “...Ngày đầu tuần, Maria
Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn
ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu
yêu mến, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và
chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu". Phêrô và môn đệ kia ra đi
đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước.
Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy
Simon-Phê rô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ
để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây
băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới
mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh
Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết...”-Đó là lời Chúa.
+/Tin Mừng ngày lễ Phục sinh chỉ
dừng lại ở chỗ khám phá ra ngôi mộ mở tung và trống rỗng mà không dẫn ta đi đến
cùng câu chuyện. Dường như phụng vụ hôm nay muốn mời ta đi lại hành trình đức
tin theo gót những chứng nhân đầu tiên.
-Trong đoạn Tin Mừng ta nghe đọc
sáng nay, tác giả rõ ràng đã sắp xếp một quá trình "tiệm tiến gây ấn
tượng".
- Trước tiên đó là những "di
chuyển" rất nhiều và rất nhanh: động từ "chạy" được lặp lại ba
lần chỉ trong một câu. Sau khi khám phá ra ngôi mộ mở tung, Maria Madalêna chạy
đi tìm Simon Phêrô và môn đệ kia/Thánh Gioan. Simon Phêrô và môn đệ kia chạy
đến mồ, môn đệ kia tới trước. Các cuộc chạy nối tiếp nhau để tìm ra một câu trả
lời đầu tiên cho câu hỏi không thể hiểu nổi về ngôi mộ mở tung và trống rỗng.
- Kế đó là những "dấu chỉ"
ngày càng rõ nét (với những động từ "nhìn", "thấy"), và
"lời giải thích" về các dấu chỉ do chính các tác nhân đưa ra.
- Maria Madalêna "thấy"
phiến đá lấp cửa mồ "được cất đi", và kết luận rằng thi thể của Thầy
mình cũng đã "bị lật đi". Môn đệ kia tới trước, Tuy nhiên ông không
vào mộ trước Phêrô,và cúi xuống, ông thấy tấm khăn liệm còn đó.
- Còn Simon Phêrô, sau khi đã vào
trong mộ. "Ông nhìn tấm khăn liệm nằm đó, tấm vải phủ đầu không ở cùng chỗ
với khăn liệm, nhưng cuộn lại và để riêng ra".
-Khác với Tin Mừng của Luca (24, 12)
gợi lên ở đây sự "kinh ngạc" của Phêrô, thánh Gioan không đi xa hơn
những gì nhận thấy.Mãi sau này, khi đã gặp gỡ Đấng Phục sinh và đã nhận tràn
đầy Thánh Thần, Phêrô mới hiểu tại sao ngôi mộ lại trống và tâm hồn ông mới mở
ra để hiểu lời Thánh Kinh.
-Tin Mừng thứ tư nói rõ: "Thật
vậy cho đến lúc ấy các môn đệ vẫn chưa tin rằng theo Thánh Kinh Đức Giêsu phải
phục sinh từ trong kẻ chết".
- Riêng người môn đệ kia/thánh Gioan,
sau đó cũng vào mộ, ông nói rằng ngay lần cảm nghiệm phục sinh đầu tiên đó
"ông đã thấy và ông đã tin".
+/Dưới mắt Giáo Hội, Phêrô vào trong
mộ trước và đương nhiên trở thành chứng
nhân thứ nhất. Trái lại, "Môn đệ kia" được trình bày ở đây như mẫu
mực của người môn đệ tuyệt hảo, "Người môn đệ được Đức Giêsu yêu
mến"; Người trong bữa Tiệc ly đã "tựa đầu vào lòng Đức Giêsu",
với trực giác của tâm hồn, đã nhìn thấy trong cõi rỗng không của ngôi mộ, vị
trí của tấm vải liệm xếp đặt gọn gàng chứ không bừa bãi,nhiều dấu chỉ về một
thực tại khác, chỉ có đức tin mới cảm nhận được: Thấy và đã Tin.
-Theo thánh Gioan, chẳng có ai
"lấy đi" thi thể của Đức Giêsu như Maria Madalêna đã loan báo. Kẻ cắp
nếu đã lấy trộm xác Thầy làm sao có thời giờ cởi bỏ vải liệm rồi cẩn thận xếp
đặt gọn gàng đến thế? .Theo thánh Gioan, sự chết đã hoàn toàn bị sự sống tước
đoạt hết sức mạnh.Trong vị thánh Tông Đồ này đã hình thành một chuyển biến từ
thấy đến hoàn toàn tin vào Đức Giêsu phục sinh.
-Khăn liệm được xếp đặt ngay ngắn đã
chứng tỏ rằng thi thể Đức Giêsu không hề bị lấy cắp, nhưng chính Đức Giêsu đã
đi ra,đã chổi dậy từ nấm mồ,nên đã để lại khăn liệm gọn gàng thứ tự tại nơi
Người đã được tẩm liệm mai táng.
-Điều này Khác hẳn với Lazarô đi ra từ
trong mồ,vẫn quấn khăn liệm,như Tin Mừng trong chúa nhật mùa chay ta đã nghe
biết.
-Là một trong những chứng nhân đầu
tiên đã thấy Đức Giêsu Phục sinh, người môn đệ kia đồng thời là mẫu mực cho
những ai tin theo lời chứng của ngài là:tin mặc dù không thấy.
+/Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu
không chỉ liên hệ đến cuộc đời của Ngài, mà còn trực tiếp liên quan đến vận
mạng của toàn thể nhân loại, cũng như ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống, niềm
tin và hy vọng của tất cả chúng ta.
-Thánh Phaolô quả quyết: "Nếu Chúa
Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta là điều vô ích, chúng ta là những
người khờ dại nhất vì chúng ta tin tưởng vào một điều hão huyền". Vì chúng ta đặt tin tưởng vào một xác chết,một ngõ cụt,một
đường cùng.
-Có Một
cậu bé hỏi mẹ về đứa em mới chết hiện đang ở đâu. Người mẹ đáp: Em con đang ở
trên thiên đàng với Chúa Giêsu. Mấy ngày sau, bà mẹ nói chuyện với bạn bè tỏ ý
đau buồn khi nhắc đến đứa con mới mất. Bé nghe được điều này và ngạc nhiên hỏi
mẹ: Khi mẹ mất vật gì, tức là mẹ không biết nó đang ở đâu phải không mẹ? Bà mẹ
đáp: Phải. Bé hỏi tiếp: Mẹ biết em con đang ở với Chúa, sao mẹ lại nói là em
con đã mất?.Và Bà mẹ chợt tỉnh, không còn đau buồn nữa, mà ý thức con mình đang
vui hưởng hạnh phúc thiên đàng.
-Chúa Kitô đã sống lại.Ngài đã cho
chúng ta niềm hy vọng.Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người qua bên kia
bờ tuyệt vọng,làm cho những quằn quại của kẻ sắp bị cái chết tiêu diệt, biến thành
hoan lạc,làm phát sinh sự sống mới.
-Mừng Chúa sống lại, người Kitô hữu
cũng mừng sự sống lại của chính mình,bằng cách đổi mới cách sống của mình, như
Thánh Phaolô đã kêu gọi: "Nếu anh em sống lại với Đức Kitô, anh em hãy
nghĩ đến những sự trên trời chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất".
-Đây không phải là lời khuyên xa
lánh các thực tại trần thế.Trái lại, đây là lời mời gọi mỗi người Kitô hữu hãy
tìm và thể hiện những giá trị mới của cuộc sống,hay là sống một đời sống mới mà
Chúa Giêsu đã mạc khải qua các giáo huấn,qua cuộc sống cũng như cái chết và sự
phục sinh của Ngài.Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT
LỄ LÁ 2017
Lời Chúa: Is
50,4-7; Pl 2,6-11; Mt 26,14–27,66-Cả bốn Sách Phúc Âm đều có Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, thì Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó trong Tin Mừng Mát-thêu này (26,14 - 27,66) là Bài Tường Thuật đầy đủ và gây xúc cảm nhất. Vì thế mà Giáo Hội cho chúng ta đọc ngay đầu Tuần Thánh. Với tâm tình kính tôn, yêu mến và cảm tạ, chúng ta hãy chiêm ngắm dung nhan tuyệt đẹp của Con Thiên Chúa làm người và chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.
A-DUNG NHAN CỦA CHÚA GIÊ-SU VÀ SỨ ĐIỆP CỦA BÀI THƯƠNG KHÓ TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU.
+/Dung Nhan Chúa Giê-su trong Bài Thương Khó hôm nay có những nét đáng chúng ta ghi nhận như sau:
1-Chúa Giê-su là Đấng Mê-si-a bị bán rẻ cho kẻ thù, bởi một trong mười hai môn đệ là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt.
3-Là trong vườn Cây Dầu Chúa Giê-su đã phải chịu nỗi cô đơn tột cùng trước viễn cảnh cuộc Thương Khó. Kể cả ba môn đệ thân tín nhất là Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê, cũng không chia sẻ được những gì chứa chất trong tâm hồn Người và những gì đang chờ đợi Người ở phía trước. Nhưng Chúa Giê-su đã tỏ ra rất dũng cảm và tuyệt đối vâng phục Thánh Ý của Cha: “…Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi,, thì xin vâng ý Cha…”.
+/Đầu tiên là chúng ta hãy đón nhận và tôn vinh Tình Yêu vô bờ bến của Chúa Giê-su, là Vì yêu thương và cứu độ loài người theo ý
C-PHẦN TRẢ LỜI CỦA CHÚNG TA
+/Nghe bài Thương Khó của Thánh Mát-thêu (26,14 - 27,66) chúng ta không thể không đặt cho mình ba câu hỏi sau:
- Một là tôi có suy nghĩ và hành động giống Giu-đa không? .Có bao giờ tôi muốn Đức Giê-su làm theo ý mình không?. Có bao giờ tôi đã cam tâm bán rẻ Đức Giê-su và Đạo Thánh của Người, để lấy một chút vinh hoa, phú quí, quyền chức, tiền bạc hay thú vui không?
- Hai là tôi có suy nghĩ và hành động giống Phê-rô không?. Phê-rô yêu Thầy thật sự và với tất cả tâm hồn và bầu nhiệt huyết. Nhưng Phê-rô ỷ vào sức riêng mình và sợ chết. Còn tôi, tôi có ỷ lại sức mình, có tự cao, tự đại, kiêu căng mà coi thường sự giòn mỏng của bản thân mình không?. Tôi có sợ bị liên lụy với Đức Giê-su không?
- Ba là tôi có suy nghĩ và hành động giống như các môn đệ khác của Đức Giê- su không?.Tôi có nhát đảm, có sợ bị thiệt thòi, sợ bị sa thải, sợ mất việc làm, sợ bị trù dập, sợ bị mang tiếng là người duy tâm lạc hậu khi người ta biết tôi là người Công giáo, là Ki-tô hữu không? –Amen
*/Ở Bỉ, trong
trận thế chiến thứ nhất,khi một trận đánh khốc liệt vừa xảy ra. Trong một nhà
thờ đã được biến thành nhà thương, hàng trăm thương binh nằm la liệt. Bàn thờ
được biến thành bàn mổ. Thiếu thốn thuốc men, người ta phải giải phẫu các
thương binh mà không có thuốc tê hay gây mê.Có một thương binh đang được giải
phẫu, trong một khắc đồng hồ, anh ta phải chịu “tử đạo”, tay nắm chặt, mồ hôi
đầm đìa, nhưng không một lời than trách hay rên la.Sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, bác sĩ hỏi anh : “Tại
sao anh có thể chịu đựng được như thế ? ”.Anh trả lời:
“chính vì tôi đã nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh. Ngài đã chết không một tiếng
rên la vì tội lỗi nhân loại. Cho nên, tôi cũng không thể than khóc vì những đau
khổ mà tôi có thể chịu, để đem lại hạnh phúc tự do cho người khác. ”
-Tại
sao Giu-đa lại bán Thầy mình lấy một số tiền ít như thế?. Có người cho rằng vì
hắn tham tiền! Có người cho rằng không phải là vì Giu-đa tham tiền mà vì ý đồ
chính trị.Có người cho rằng vì Giu-đa vừa tham tiền vừa có ý đồ chính trị. Ý đồ
chính trị làm động cơ cho việc Giu-đa bán Thầy là: Giu-đa đã chứng kiến quyền
năng của Đức Giêsu và tin rằng Thầy mình đúng là Đấng phải đến để thiết lập
Vương
Quốc của Thiên Chúa. Nhưng Giu-đa không đủ kiên nhẫn chờ đợi ngày Thiên Chúa ra
tay, và nhất là không chấp nhận con đường cứu thế của Đức Giê-su, là
con đường đau khổ. Con đường mà Giu-đa muốn Đức Giê-su theo là con đường vinh
quang, tức là chiến thắng bằng bạo lực. Thấy Đức Giê-su cứ “dùng dằng” và “vô
tư” trước âm mưu của kẻ thù, Giu-đa tìm cách đẩy Đức Giê-su vào chân tường để
cưỡng ép Người dùng quyền năng và vũ lực mà làm cho thiên hạ phải bái phục.
Giu-đa bị cám dỗ y như chính Đức Giê-su đã từng bị Xa-tan cám dỗ trong hoang
địa.
-Nhưng
Đức Giê-su đã chiến thắng Xa-tan và cám dỗ của nó,
còn
Giu-đa thì đã thất bại và nghe theo nó. Đức Giê-su chọn là Mê-si-a tự hạ, tự
hủy, khiêm cung và tự hiến, còn Giu-đa thì đã không chấp nhận điều ấy.
2-
là trong bữa ăn cuối cùng của Thầy trước lễ Vượt Qua năm 33, Chúa Giê-su là Đấng hết mực yêu thương chăm sóc các
môn đệ bằng việc lập Bí Tích Thánh Thể, là Hiến Tế Tình Yêu và các
Thừa Tác Viên có chức thánh, để các ngài lặp lại Hiến Tế ấy rằng:“…Anh em
cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy; Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu
Thầy…Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy…”
-Tại
đây chúng ta còn khám phá Chúa Giê-su là Đấng
bị rình bắt, như một tên bất lương; đồng thời bị phản bội bằng một cái hôn giả hình mang tính “chỉ
điểm” của Giu-đa!
-Cũng
tại đây chúng ta còn khám phá Chúa Giê-su có tấm lòng hiền lành, dịu dàng, ưa
chuộng hòa bình và chủ trương bất bạo động,khi ngài nói: “Hãy xỏ gươm
vào vỏ...” .
4-Là
Chúa Giê-su là Đấng đã bị chối
bỏ bởi một trong bốn môn đệ đầu tiên và hết sức thân cận là Phê-rô,
Tông đồ Trưởng của Nhóm Mười Hai.Mặc dù ngài đã được Đức Giê-su ưu ái
cách đặc biệt khi được chứng kiến những giây phút rất riêng tư và bí mật
của Thầy (trên Núi Ta-bo, trong Vườn Cây Dầu).
5-Là
sau khi bị Phê-rô chối, Chúa Giê-su còn bị các môn đệ khác bỏ rơi.Giu-đa đã bán Chúa. Còn các môn đệ khác
thì cũng chẳng hơn gì. Trừ Gio-an có mặt dưới chân thập giá (theo Tin
Mừng Gio-an) thì tất cả các môn đệ khác đều đã cao chạy xa bay, và trốn biệt
tăm vì sợ hãi. Họ cũng nhát sợ như Phê-rô! Thế mà trước đó họ cũng thề thốt với
Thầy như Phê-rô vậy.
6-Là tại dinh thượng tế Cai-pha, Chúa Giê-su là nạn nhân của những âm mưu đen tối và hèn hạ của giới
hữu trách Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và Do-thái.Họ là các thượng tế, kinh sư
và kỳ mục của dân, tức là giới lãnh đạo cao cấp của Đền Thờ. Họ tìm mọi cách
(kể cả vu oan, chứng dối) để loại trừ Người, chỉ vì Người không đi theo họ,
không phục vụ quyền lợi của họ và làm giảm uy tín của họ.
-Tại
dinh tổng trấn Phi-la-tô là đại diện của chính quyền đế quốc Ro-ma đô hộ, Chúa
Giê-su là nạn nhân của viên tổng trấn vừa nhát gan vừa tham quyền cố vị, khi
ông ta nhắm mắt làm ngơ trước người vô tội bị oan, và đồng lõa với giới lãnh
đạo Do-thái giáo, để khử trừ vị thiên sai và ngôn sứ vô tội.
7-Là
Chúa Giê-su là Đấng bị đóng đinh
và treo trên cây Thập giá, trên ngọn đồi Gol-go-tha, nơi hành quyết
những tên tội phạm hình sự. Ở đây trước khi nhắm mắt lìa đời, Chúa Giê-su còn
bị nhạo báng, sỉ vả và thách thức! Nhưng chính ở trên Cây Gỗ này mà Tình Yêu
Cứu Chuộc của Thiên Chúa đã được thể hiện một cách mãnh liệt và huy hoàng
nhất!
B-Bài Thương Khó hôm nay cung cấp cho ta những
sứ điệp như sau:
định
của Chúa Cha, nên Chúa Giê-su đã chấp nhận mọi cực hình trong tinh thần và thể
xác.
+/
Thứ hai là chúng ta hãy suy gẫm và
tìm hiểu tính bí nhiệm của kế hoạch của Thiên Chúa. Thiên Chúa toàn năng
toàn trí có thể cứu chuộc loài người bằng trăm triệu cách, mà lại chọn con
đường Thập giá,đấng cực thánh đã trở thành một kẻ tội phạm đáng khinh bỉ, bị
phản bội, bị đầy đọa một cách bất công.
+/Thứ
ba là chúng ta hãy cảnh giác với
sự tráo trở của lòng dạ con người nơi chính bản thân ta. Chúa
Giê-su đã là nạn nhân của sự nhát gan của các tông đồ, và tổng trấn Phi-la-tô.
Người cũng đã là nạn nhân của sự xảo trá, ghen tỵ nhỏ nhen của giới lãnh đạo
tôn giáo. Người còn là nạn nhân của sự tàn ác, vũ phu của bọn lính và sự vô ơn
của đám đông quần chúng, nên chúng ta đừng quá ngây thơ mà cho rằng không ai có
thể phản bội chúng ta!
Nhận xét