CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY A2017 VÀ CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG NIÊN NĂM A2017
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY A2017
Lời Chúa: St 2,7-9; 3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11
Mt 4,1-11: 1 Bấy giờ Đức Giê-su
được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2 Người
ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. 3 Bấy
giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền
cho những hòn đá này hoá bánh đi!" 4 Nhưng Người đáp:
"Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ
mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." 5 Sau đó, quỷ đem
Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, 6 rồi
nói với Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã
có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ
tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá." 7 Đức
Giê-su đáp: "Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa
là Thiên Chúa của ngươi." 8 Quỷ lại đem Người lên một
ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi
lộc của các nước ấy, 9 và bảo rằng: "Tôi sẽ cho ông tất
cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi." 10 Đức
Giê-su liền nói: "Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải
bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà
thôi." 11 Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần
tiến đến hầu hạ Người..."
*/Chuyện cổ Nước Pháp kể rằng : khi ông Nôe trồng
nho, Satan lấy làm lạ nên tiến lại gần hỏi:- Ông đang trồng cây gì thế?,Nôe
trả lời:- Cây nho.Sa tan hỏi tiếp:- Nó có lợi gì không?, Nôe trả
lời:- Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể
làm ra rượu giúp lòng người hưng phấn nữa. Sa tan tiếp:- Vậy thì để tôi
giúp ông.Satan liền giết một con chiên, một con sư tử, một con lừa và một
con heo. Lấy máu của chúng tưới gốc cây nho. Thế là cây nho lớn nhanh. Nôe lấy
trái nho làm rượu.Từ đó trở đi khi người ta uống một chút rượu vào thì sẽ
vui vẻ dễ thương như con chiên; uống thêm chút nữa thì mạnh bạo như sư tử; nếu
uống thêm thì sẽ ngu như lừa; nếu uống nữa thì hoàn toàn như con heo vậy. Ma qủy
luôn lừa dối con người,Chúng ta phải luôn cảnh giác.
- Từ câu chuyện
trên,và sau khi nghe sách thánh ở bài đọc một,thử thách/cám dỗ và dẫn đến sa
ngã phạm tội của nguyên tổ loài người,Giáo Hội dạy chúng ta phải chiến đấu với một
loại kẻ thù vô hình nguy hiểm là ma quỷ. Vậy ngày nay ma
quỷ thường cám dỗ chúng ta về những vấn đề gì ? Và
chúng ta phải làm gì để chiến thắng nó ?
1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY: Cũng như xưa, ngày nay ma quỷ thường
cám dỗ chúng ta về ba phương diện như sau:
+ Một là về THÚ VUI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên
đá cuội trở thành bánh ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để
thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong
hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát
và thèm thịt và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập.
Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê
xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn, chơi cờ bạc, số
đề và hút chích sì-ke ma túy.
+ Hai là về DANH VỌNG: Ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc
Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi và để thử thách đòi
Thiên Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc ra tay làm phép lạ cứu
ngài thóat chết. Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử
thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Ngài làm phép lạ trái với định
luật tự nhiên, do Ngài an bài chung trong vũ trụ thiên nhiên, để chiều theo
sở thích cá nhân riêng tư của chúng ta!
+ Ba là QUYỀN LỢI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy
nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước, và được hưởng các thứ
lợi lộc giàu sang. Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối
bỏ Thiên Chúa, và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những
việc bất chính, miễn là có nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy,
mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ,
buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng giả hang nhái.
2) PHƯƠNG THẾ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:
Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ bằng
các phương thế như sau:
+ ĂN CHAY CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu
nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức
Giê-su là tình trạng bị đói, để xúi Người biến đá thành bánh ăn.
Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến
thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế
chay tịnh cầu nguyện,khi ngài nói: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng
lời cầu nguyện thôi”.
+ HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Để đáp lại sự trích dẫn Lời Chúa
của ma quỷ, Đức Giê-su cũng dùng Lời Thánh Kinh để bắt chúng phải câm
miệng. Lời Chúa chính là ánh sáng chỉ đường và là nguyên tắc ứng
xử của Đức Giê-su.
3) ÁP DỤNG CỤ THỂ:
a) Bị thử thách cám dỗ là thân phận của con người: Ðức Giê-su tuy là Con Thiên
Chúa nhưng Tin Mừng cho thấy Người cũng đã trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ. Người
chịu cám dỗ để nêu gương chiến đấu và chiến thắng các chước cám dỗ của ma quỷ,để
cho loài người chúng ta học tập noi theo. Qua việc bị ma quỷ cám dỗ, Đức
Giê-su cho thấy Người cũng là một con người giống như chúng ta mọi đàng,chỉ trừ
tội lỗi, nên sẽ thông cảm với sự yếu đuối cũng như tội lỗi của chúng ta, như
tác giả thư Do thái(Dt 4,15) đã viết: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải
là Ðấng không biết cảm thương những
nỗi yếu hèn của ta, vì Người
đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội”.
Tuy nhiên, dù bị cám dỗ như ta, nhưng Người đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ để nêu
gương sáng cho chúng ta.
b) Phân biệt giữa cám dỗ và phạm tội:Cám
dỗ không nhất thiết là điều xấu, và có thể còn cần thiết. Bị ma quỷ cám dỗ
chính là dịp để chứng tỏ tình yêu của ta đối với Thiên Chúa và tha nhân, và chứng
tỏ sự vâng phục của ta. Vì loài người chúng ta không thể chứng tỏ lòng yêu mến,
vâng phục nếu không bị thử thách, nghĩa là chưa có cơ hội để có thể không vâng
lời và không yêu mến, như lời Thánh Kinh: “Lửa thử vàng, gian nan thử người công chính”.Đối với người bình
thường thì hay gặp cám dỗ chọn lựa giữa hai điều tốt xấu, qua đó sẽ chứng tỏ họ
thuộc loại người nào. Còn đối với những người ở trình độ cao hơn, thì cám dỗ là
sự lựa chọn giữa hai điều đều tốt, và họ phải chọn điều nào tốt hơn, để chứng tỏ
quyết tâm lên bậc thánh thiện hơn. Thiên Chúa cũng muốn ta chứng tỏ rằng ta coi
tình yêu của Ngài giá trị hơn nhà cửa, ruộng vườn, của cải, thậm chí hơn cả
tình cảm anh em, cha mẹ, vợ con của ta, bằng cách cho ta có dịp chọn giữa Ngài
và những giá trị ấy.
3. Chọn điều nào khi bị cám dỗ giữa hai điều tốt:a. Ứng
với cám dỗ thứ nhất của Ðức Giê-su là nhu cầu sự sống: Chẳng
hạn giữa tình yêu Thiên Chúa và mạng sống của mình, các thánh tử đạo đã chọn
tin yêu Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận chịu chết.
-Trong cuộc đấu tranh cho công lý, mục sư Martin Luther King đã
coi công lý, tình yêu đối với người bị áp bức hơn sự an toàn và mạng sống. Cuối
cùng ông đã chết và được cả thế giới ngưỡng mộ tôn vinh.
-Ngược lại, nếu vì muốn được an toàn, muốn bảo vệ nồi cơm hay sự
thoải mái đang có mà chọn im lặng trước sai trái bất công, đồng nghĩa với sự đồng
lõa với điều xấu, là ta đã chịu khuất phục trước sự cám dỗ của quỷ dữ.
b. Ứng với cám dỗ thứ hai của của Ðức Giê-su là nhu cầu muốn được nổi danh: Ưa chuộng
danh thơm tiếng tốt để gia tăng uy tín là người có sĩ diện, là những giá trị
cao quí, như Nguyễn công Trứ đã viết: “Ðã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh
gì với núi sông”. Nhưng vẫn có những giá trị cao hơn công danh, uy tín
nói trên.Đó là những giá trị về tâm linh. Nếu để được thăng tiến bản thân mà
“thượng đội hạ đạp” là ta đã coi những giá trị tự nhiên cao hơn giá trị tâm
linh. Tội lỗi phát sinh từ sự lựa chọn không chính đáng ấy.c. Ứng với cám dỗ thứ
ba của Ðức Giê-su là nhu cầu quyền
lực, muốn mọi sự xảy ra theo ý của mình: Trong xã hội, cũng cần phải có
chính quyền.Nếu tranh giành quyền lực bằng phương thế chính đáng để có thể phục
vụ lợi ích xã hội thì là điều đáng khuyến khích. Nhưng nếu tranh giành quyền
hành vì vụ lợi, ích kỷ thì lại không tốt.Cám dỗ chính là dịp để chứng tỏ lòng
“mến Chúa yêu người” của các tín hữu chúng ta.
4. Phương cách chống trả cơn cám dỗ: Ngày nay khi bị cám
dỗ, chúng ta cần chống trả bằng những phương cách như sau:
+ “Đào vi thượng sách”: Tránh tò mò truy cập các trang phim
ảnh xấu trên mạng internet.
+ Tránh ở không: Chăm chỉ làm việc bổn phận và tránh ở
không, vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".
+ Năng đọc kinh Lạy Cha để cầu xin Chúa: “Xin chớ để chúng
con sa chước cám dỗ”.
+ Xin ơn Chúa Trợ giúp khi bị cám dỗ: Làm dấu thánh giá và
kêu cầu ơn Chúa như thánh Phê-rô xưa: “Thưa Ngài, xin cứu con với!”
+ Chọn một việc hợp sở thích như đọc sách, xem phim truyền
hình, hay chơi một môn thể thao lành mạnh, thăm bạn bè, tham gia hội đoàn
Công giáo Tiến hành để cùng “hiệp sông Tin Mừng” hằng tuần và chu toàn công tác
tông đồ truyền giáo được trao phó…Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY A2017
Lời Chúa: St 2,7-9; 3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11
Mt 4,1-11: 1 Bấy giờ Đức Giê-su
được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2 Người
ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. 3 Bấy
giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền
cho những hòn đá này hoá bánh đi!" 4 Nhưng Người đáp:
"Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ
mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." 5 Sau đó, quỷ đem
Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, 6 rồi
nói với Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã
có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ
tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá." 7 Đức
Giê-su đáp: "Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa
là Thiên Chúa của ngươi." 8 Quỷ lại đem Người lên một
ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi
lộc của các nước ấy, 9 và bảo rằng: "Tôi sẽ cho ông tất
cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi." 10 Đức
Giê-su liền nói: "Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải
bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà
thôi." 11 Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần
tiến đến hầu hạ Người.
*/Chuyện cổ Nước Pháp kể rằng : khi ông Nôe trồng
nho, Satan lấy làm lạ nên tiến lại gần hỏi:- Ông đang trồng cây gì thế?,Nôe
trả lời:- Cây nho.Sa tan hỏi tiếp:- Nó có lợi gì không?, Nôe trả
lời:- Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể
làm ra rượu giúp lòng người hưng phấn nữa. Sa tan tiếp:- Vậy thì để tôi
giúp ông.Satan liền giết một con chiên, một con sư tử, một con lừa và một
con heo. Lấy máu của chúng tưới gốc cây nho. Thế là cây nho lớn nhanh. Nôe lấy
trái nho làm rượu.Từ đó trở đi khi người ta uống một chút rượu vào thì sẽ
vui vẻ dễ thương như con chiên; uống thêm chút nữa thì mạnh bạo như sư tử; nếu
uống thêm thì sẽ ngu như lừa; nếu uống nữa thì hoàn toàn như con heo vậy. Ma qủy
luôn lừa dối con người,Chúng ta phải luôn cảnh giác.
- Từ câu chuyện
trên,và sau khi nghe sách thánh ở bài đọc một,thử thách/cám dỗ và dẫn đến sa
ngã phạm tội của nguyên tổ loài người,Giáo Hội dạy chúng ta phải chiến đấu với một
loại kẻ thù vô hình nguy hiểm là ma quỷ. Vậy ngày nay ma
quỷ thường cám dỗ chúng ta về những vấn đề gì ? Và
chúng ta phải làm gì để chiến thắng nó ?
1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY: Cũng như xưa, ngày nay ma quỷ thường
cám dỗ chúng ta về ba phương diện như sau:
+ Một là về THÚ VUI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên
đá cuội trở thành bánh ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để
thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong
hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát
và thèm thịt và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập.
Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê
xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn, chơi cờ bạc, số
đề và hút chích sì-ke ma túy.
+ Hai là về DANH VỌNG: Ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc
Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi và để thử thách đòi
Thiên Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc ra tay làm phép lạ cứu
ngài thóat chết. Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử
thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Ngài làm phép lạ trái với định
luật tự nhiên, do Ngài an bài chung trong vũ trụ thiên nhiên, để chiều theo
sở thích cá nhân riêng tư của chúng ta!
+ Ba là QUYỀN LỢI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy
nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước, và được hưởng các thứ
lợi lộc giàu sang. Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối
bỏ Thiên Chúa, và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những
việc bất chính, miễn là có nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy,
mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ,
buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng giả hang nhái.
2) PHƯƠNG THẾ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:
Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ bằng
các phương thế như sau:
+ ĂN CHAY CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu
nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức
Giê-su là tình trạng bị đói, để xúi Người biến đá thành bánh ăn.
Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến
thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế
chay tịnh cầu nguyện,khi ngài nói: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng
lời cầu nguyện thôi”.
+ HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Để đáp lại sự trích dẫn Lời Chúa
của ma quỷ, Đức Giê-su cũng dùng Lời Thánh Kinh để bắt chúng phải câm
miệng. Lời Chúa chính là ánh sáng chỉ đường và là nguyên tắc ứng
xử của Đức Giê-su.
3) ÁP DỤNG CỤ THỂ:
a) Bị thử thách cám dỗ là thân phận của con người: Ðức Giê-su tuy là Con Thiên
Chúa nhưng Tin Mừng cho thấy Người cũng đã trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ. Người
chịu cám dỗ để nêu gương chiến đấu và chiến thắng các chước cám dỗ của ma quỷ,để
cho loài người chúng ta học tập noi theo. Qua việc bị ma quỷ cám dỗ, Đức
Giê-su cho thấy Người cũng là một con người giống như chúng ta mọi đàng,chỉ trừ
tội lỗi, nên sẽ thông cảm với sự yếu đuối cũng như tội lỗi của chúng ta, như
tác giả thư Do thái(Dt 4,15) đã viết: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải
là Ðấng không biết cảm thương những
nỗi yếu hèn của ta, vì Người
đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội”.
Tuy nhiên, dù bị cám dỗ như ta, nhưng Người đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ để nêu
gương sáng cho chúng ta.
b) Phân biệt giữa cám dỗ và phạm tội:Cám
dỗ không nhất thiết là điều xấu, và có thể còn cần thiết. Bị ma quỷ cám dỗ
chính là dịp để chứng tỏ tình yêu của ta đối với Thiên Chúa và tha nhân, và chứng
tỏ sự vâng phục của ta. Vì loài người chúng ta không thể chứng tỏ lòng yêu mến,
vâng phục nếu không bị thử thách, nghĩa là chưa có cơ hội để có thể không vâng
lời và không yêu mến, như lời Thánh Kinh: “Lửa thử vàng, gian nan thử người công chính”.Đối với người bình
thường thì hay gặp cám dỗ chọn lựa giữa hai điều tốt xấu, qua đó sẽ chứng tỏ họ
thuộc loại người nào. Còn đối với những người ở trình độ cao hơn, thì cám dỗ là
sự lựa chọn giữa hai điều đều tốt, và họ phải chọn điều nào tốt hơn, để chứng tỏ
quyết tâm lên bậc thánh thiện hơn. Thiên Chúa cũng muốn ta chứng tỏ rằng ta coi
tình yêu của Ngài giá trị hơn nhà cửa, ruộng vườn, của cải, thậm chí hơn cả
tình cảm anh em, cha mẹ, vợ con của ta, bằng cách cho ta có dịp chọn giữa Ngài
và những giá trị ấy.
3. Chọn điều nào khi bị cám dỗ giữa hai điều tốt:a. Ứng
với cám dỗ thứ nhất của Ðức Giê-su là nhu cầu sự sống: Chẳng
hạn giữa tình yêu Thiên Chúa và mạng sống của mình, các thánh tử đạo đã chọn
tin yêu Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận chịu chết.
-Trong cuộc đấu tranh cho công lý, mục sư Martin Luther King đã
coi công lý, tình yêu đối với người bị áp bức hơn sự an toàn và mạng sống. Cuối
cùng ông đã chết và được cả thế giới ngưỡng mộ tôn vinh.
-Ngược lại, nếu vì muốn được an toàn, muốn bảo vệ nồi cơm hay sự
thoải mái đang có mà chọn im lặng trước sai trái bất công, đồng nghĩa với sự đồng
lõa với điều xấu, là ta đã chịu khuất phục trước sự cám dỗ của quỷ dữ.
b. Ứng với cám dỗ thứ hai của của Ðức Giê-su là nhu cầu muốn được nổi danh: Ưa chuộng
danh thơm tiếng tốt để gia tăng uy tín là người có sĩ diện, là những giá trị
cao quí, như Nguyễn công Trứ đã viết: “Ðã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh
gì với núi sông”. Nhưng vẫn có những giá trị cao hơn công danh, uy tín
nói trên.Đó là những giá trị về tâm linh. Nếu để được thăng tiến bản thân mà
“thượng đội hạ đạp” là ta đã coi những giá trị tự nhiên cao hơn giá trị tâm
linh. Tội lỗi phát sinh từ sự lựa chọn không chính đáng ấy.c. Ứng với cám dỗ thứ
ba của Ðức Giê-su là nhu cầu quyền
lực, muốn mọi sự xảy ra theo ý của mình: Trong xã hội, cũng cần phải có
chính quyền.Nếu tranh giành quyền lực bằng phương thế chính đáng để có thể phục
vụ lợi ích xã hội thì là điều đáng khuyến khích. Nhưng nếu tranh giành quyền
hành vì vụ lợi, ích kỷ thì lại không tốt.Cám dỗ chính là dịp để chứng tỏ lòng
“mến Chúa yêu người” của các tín hữu chúng ta.
4. Phương cách chống trả cơn cám dỗ: Ngày nay khi bị cám
dỗ, chúng ta cần chống trả bằng những phương cách như sau:
+ “Đào vi thượng sách”: Tránh tò mò truy cập các trang phim
ảnh xấu trên mạng internet.
+ Tránh ở không: Chăm chỉ làm việc bổn phận và tránh ở
không, vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".
+ Năng đọc kinh Lạy Cha để cầu xin Chúa: “Xin chớ để chúng
con sa chước cám dỗ”.
+ Xin ơn Chúa Trợ giúp khi bị cám dỗ: Làm dấu thánh giá và
kêu cầu ơn Chúa như thánh Phê-rô xưa: “Thưa Ngài, xin cứu con với!”
+ Chọn một việc hợp sở thích như đọc sách, xem phim truyền
hình, hay chơi một môn thể thao lành mạnh, thăm bạn bè, tham gia hội đoàn
Công giáo Tiến hành để cùng “hiệp sông Tin Mừng” hằng tuần và chu toàn công tác
tông đồ truyền giáo được trao phó…Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG NIÊN NĂM A2017
Lời Chúa:
Is 49,14-15; 1Cr 4,1-5; Mt 6, 24-34
Mt 6,24-34:
“...Khi ấy, Chúa
Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc
nó sẽ ghét người nầy, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ nầy, và khinh chủ
nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được. Vì thế Thầy bảo các
con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các
con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc
sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế
mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào
có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được
ư?.Còn
về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc
lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng:
Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không trang phục được bằng
một trong những đóa hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn mai bị ném vào lò
lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ
kém lòng tin.Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: "Chúng ta sẽ ăn
gì, uống gì hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó.
Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy
tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các con chớ áy náy lo
lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của
ngày ấy...".
*/CÂU CHUYỆN:KHI TIỀN
VÀO NHÀ THÌ CHÚA ĐI RA.Có một đôi vợ chồng tá điền kia làm công cho một ông lãnh
chúa giàu có. Hai vợ chồng tuy nghèo nhưng rất có lòng đạo đức: Ngày nào cũng
vậy, cả hai đều thức giấc khi gà vừa gáy sáng và dâng giây phút đầu ngày tạ ơn
chúc tụng Thiên Chúa. Trong ngày dù phải chịu vất vả làm việc nắng nôi, họ cũng
không quên hát những bài thánh ca quen thuộc. Trước và sau bữa ăn đạm bạc, cả
hai đều có những lời cầu nguyện sốt sắng. Ngày nào họ cũng đọc kinh tối: ăn năn
sám hối tội lỗi và đọc 50 kinh Mân côi dâng kính Đức Mẹ, rồi phó thác hồn xác
cho Chúa trước khi nghỉ đêm. Tiếng lành về lòng đạo đức của đôi vợ chồng tá
điền đã đến tai ông lãnh chúa. Ông ta quyết định thử để biết nếu đôi vợ chồng
này giàu lên thì họ có còn giữ được lòng đạo đức như hiện tại hay không ?.Một hôm chờ lúc đêm khuya ông lãnh
chúa sai đầy tớ bí mật mang một hòm tiền đựng 100 đồng tiền vàng đến để trước cửa nhà của đôi vợ
chồng tá điền,
rồi quan sát động tĩnh. Hôm ấy khi nghe tiếng gà gáy sáng, theo lệ thường hai
vợ chồng bác nông dân liền thức dậy đọc kinh râm ran, rồi ăn sáng qua loa trước khi ra
đồng làm việc. Chợt anh chồng phát hiện ra một chiếc hòm rất đẹp nằm ngay trước
cửa nhà. Anh liền gọi vợ ra khiêng vào nhà. Cả hai rất đỗi ngạc nhiên khi mở
hòm ra đếm được tới 100 đồng tiền vàng, một tài sản lớn lao mà không bao giờ
hai người dám mơ ước. Thế là họ không đi làm như mọi khi mà ở nhà bàn nhau cách
cất giấu hòm tiền vàng. Họ hết đào góc nhà lên chôn hòm tiền vàng xuống, rồi
lại moi lên mang cất giấu chỗ khác trong nhà vì không yên tâm. Buổi trưa hôm ấy
họ không cảm thấy đói và bỏ ăn luôn cả bữa chiều. Đến tối họ cũng không còn đọc
kinh râm ran như mọi khi và lúc nào cũng thắc mắc hòm tiền kia của ai và lý do
tại sao xuất hiện trước cửa nhà mình. Ba ngày sau, do ăn uống thất thường và
tâm trạng quá lo lắng, nên sức khỏe suy kiệt và cả hai vợ chồng đều nằm liệt
giường với chiếc hòm tiền được cất giấu ngay dưới gầm giường.Tất cả thái độ và
cách ứng xử của đôi vợ chồng đều được gia nhân báo cáo cho ông lãnh chúa nên ba
ngày sau, ông liền đến nhà đôi vợ chồng tá điền thăm hỏi và báo tin nhà ông bị
trộm mất một hòm tiền vàng. Lúc đầu cả hai vợ chồng đều chối, nhưng một phần vì
sợ bị đi tù và phần khác biết không thể tiếp tục dấu được mãi, nên hai vợ chồng
đành phải thành thật khai báo đã cất giữ hòm tiền vàng ra sao, và xin được hoàn lại chủ cũ để
tránh sự tù tội. Từ ngày đó, do không còn lo lắng về tiền của bất minh nên hai
vợ chồng bác nông dân đã dần dần bình tâm trở lại và tiếp tục thói quen cầu
nguyện chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa như trước. Từ nay họ bằng lòng với hòan
cảnh hiện tại và đã rút ra được
bài học này: "Khi tiền của vào
nhà thì Chúa đi ra!".
-TIN
MỪNG (Mt 6,24-34),của thánh
Mát-thêu có một ghi nhận mới, cao vời là
bài diễn từ mặc khải về Chúa Cha và sự ân cần chăm lo không ngừng của Ngài. Đức
Giêsu tiếp tục khi gợi lên đại gia đình tình yêu: tình phụ tử của Đấng đã sáng
tạo hoa đồng cỏ nội, chim trời và con người. Đây là một trong những trang Tin Mừng
rất đẹp về tấm lòng nhân ái của Thiên Chúa.
1. Thiên Chúa và tiền của:Trước
tiên Chúa Giêsu nhắc lại sự đòi hỏi mà Ngài đã phát biểu từ mối phúc đầu tiên:
tinh thần siêu thoát khỏi những của cải trần thế. Ngài dựa trên câu châm ngôn
thịnh hành: "Không ai có thể làm tôi hai chủ" mà Ngài áp dụng đặc biệt
bằng cách đối lập Thiên Chúa với tiền của. Bản văn Hy-lạp đã gìn giữ từ A-ram
"mammon", nguyên nghĩa là của cải vật chất hay tài sản. Chắc chắn
Chúa Giêsu đã muốn nhân cách hóa của cải vật chất để chỉ nó như một ông chủ.Việc
tôn thờ tiền của không xứng hợp với sự phụng sự Thiên Chúa. Những người quá lo
lắng trích trử của cải tiền của, tức tự mình làm nô lệ cho của cải và do đó
không thể được tự do để thờ phượng Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nói trước đó:
"Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó". Hơn nữa, Thiên Chúa muốn
một tình yêu trọn vẹn, không phân chia đối với Ngài. Việc từ chối của cải là điều
kiện tiên quyết cho trọn một đời dâng hiến mà Ngài đòi hỏi.
2. Đừng lo lắng thái quá:Chúa
Giêsu không đòi hỏi phải từ bỏ những của cải thiết yếu, nhưng đừng quá cho mạng
sống mình: lấy gì mà ăn, cho thân thể: lấy gì mà mặc và về ngày mai. Cũng như
cô Mác-ta tất bật lo toan nhiều việc để đón tiếp Ngài cho thật chu đáo, trong khi cô em Ma-ri-a ngồi dưới chân
Chúa lắng nghe Lời Ngài. Chúa Giêsu đánh giá rằng cô Ma-ri-a chọn phần tốt nhất.
Chúa Giêsu thiết lập thứ bậc về hai cách thế bận lòng. Vào thời thiên sai, nỗi
bận lòng ưu tiên phải là của cải tinh thần.
3. Tin tưởng vào Chúa quan phòng:Giữa
những thọ tạo khiêm hạ nhất, Chúa Giêsu đưa ra hai ví dụ: chim trời và hoa đồng
cỏ nội để mời gọi con người phải sống trong sự tin tưởng và phó thác trọn vẹn
vào Người. Người đã ban cho chim trời có thức ăn hằng ngày, mặc dù chúng không
nhọc công gieo vãi, không gặt hái và không trích trử lúa thóc vào kho lẫm. Người
cũng sẵn sàng trang điểm hoa đồng cỏ nội nay còn mai mất một tấm áo sắc màu tuyệt
vời hơn cả cẩm bào của vua Sa-lô-mon.
-"Hoa
huệ", từ ngữ ở
đây không chỉ là
hoa huệ,
nhưng nhiều loại hoa đồng cỏ nội. Chúa Giêsu biết điểm chính những dụ ngôn của Ngài bằng chi tiết
cụ thể: hoa đồng cỏ nội, bị héo khô, được các nông dân Ga-li-lê thu lượm lại,
không chỉ dùng làm cỏ khô để nuôi gia súc, nhưng còn làm chất đốt để nướng bánh.Từ
những tạo vật hèn mọn như chim trời hay hoa đồng cỏ nội, Chúa Giêsu đề cập đến
phẩm chất cao cả của con người. Con người là một tạo vật cao vời khôn sánh đối
với chim trời hay hoa đồng cỏ nội.
4. Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa:"Hãy
tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người". Từ "công
chính" ở đây phải
được hiểu theo nghĩa kinh thánh
là
"sự thánh thiện". Tìm kiếm sự công chính, tức là nổ lực nên thánh và
thực thi thánh ý Thiên Chúa."Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm
cho", tức là như:
thức ăn, áo mặc, đây là những căn nguyên lo lắng đối với dân ngoại, nhưng là không đối với con cái Thiên Chúa. Đức
Giêsu không hứa với "những người công chính" là sẽ ban cho họ dư đầy
của cải trần thế, nhưng đơn giản là đảm bảo cho họ nhu cầu cần thiết hằng ngày,
như trong lời kinh mà Ngài đã
dạy:
"Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày".
*/Trong thực
tế của cuộc sống hôm nay,nền
luân lý Công Giáo bị ảnh hưởng của trào lưu xã hội
tục hóa và hưởng thụ. Tiền bạc của cải đã chi phối hầu như toàn diện đời sống con người.Nhưng ta hãy
ghi nhớ chân lý này:
Của cải là đầy tớ tốt nhưng là một ông chủ xấu.
-Truyện kể để kết: Một người giầu có thường đến xưng tội với thánh Philiphê Neri, nhưng không thấy tiến bộ trên đường nhân đức, nên ông đã chán nản thất vọng đến nỗi bỏ luôn việc xưng tội. Thánh nhân tìm đến nhà ông, sau một lúc truyện trò thân mật, ngài nhìn lên cây thánh giá treo trên tường và cân nhắc độ cao của thánh giá, rồi đề nghị với người giầu có rằng: Ông thử với tay xem có chạm tới thánh giá được không? Người đàn ông vươn cánh tay dài của mình ra nhưng không thể nào chạm tới thánh giá được. Bấy giờ thánh nhân mới dùng hết sức đẩy cái tủ đựng tiền của ông đến bên cạnh, ngài bảo ông hãy đứng lên cái tủ ấy để với tới thánh giá. Và Qủa thật, ông đã sờ chạm được Chúa Giêsu trên thánh giá. Lúc đó thánh nhân mới nói: Để có thể chạm được Chúa Giêsu và để tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta cần phải 'đứng trên tiền bạc'.
-Hằng ngày chúng ta phải đối diện với sự tranh đấu sống còn về cơm áo gạo tiền. Những đòi hỏi nhu cầu cuộc sống càng ngày càng tăng. Chúng ta phải lăn xả và chìm đắm trong công ăn việc làm, tiền bạc của cải và đời sống bon chen từng ngày. Chúa Giêsu nhắc nhở: Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho. Chúng ta tự nhủ rằng phải lợi dụng mọi thời giờ, cơ hội và sức lực để thu bón của cải làm giầu. Có khi ta quên rằng: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Chúa không khuyên dạy chúng ta ăn không ngồi rồi. Nhưng cần phải có lòng tin tưởng và phó thác trong sự quan phòng của Thiên Chúa rằng:Anh em đừng lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy.
-Truyện kể để kết: Một người giầu có thường đến xưng tội với thánh Philiphê Neri, nhưng không thấy tiến bộ trên đường nhân đức, nên ông đã chán nản thất vọng đến nỗi bỏ luôn việc xưng tội. Thánh nhân tìm đến nhà ông, sau một lúc truyện trò thân mật, ngài nhìn lên cây thánh giá treo trên tường và cân nhắc độ cao của thánh giá, rồi đề nghị với người giầu có rằng: Ông thử với tay xem có chạm tới thánh giá được không? Người đàn ông vươn cánh tay dài của mình ra nhưng không thể nào chạm tới thánh giá được. Bấy giờ thánh nhân mới dùng hết sức đẩy cái tủ đựng tiền của ông đến bên cạnh, ngài bảo ông hãy đứng lên cái tủ ấy để với tới thánh giá. Và Qủa thật, ông đã sờ chạm được Chúa Giêsu trên thánh giá. Lúc đó thánh nhân mới nói: Để có thể chạm được Chúa Giêsu và để tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta cần phải 'đứng trên tiền bạc'.
-Hằng ngày chúng ta phải đối diện với sự tranh đấu sống còn về cơm áo gạo tiền. Những đòi hỏi nhu cầu cuộc sống càng ngày càng tăng. Chúng ta phải lăn xả và chìm đắm trong công ăn việc làm, tiền bạc của cải và đời sống bon chen từng ngày. Chúa Giêsu nhắc nhở: Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho. Chúng ta tự nhủ rằng phải lợi dụng mọi thời giờ, cơ hội và sức lực để thu bón của cải làm giầu. Có khi ta quên rằng: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Chúa không khuyên dạy chúng ta ăn không ngồi rồi. Nhưng cần phải có lòng tin tưởng và phó thác trong sự quan phòng của Thiên Chúa rằng:Anh em đừng lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy.
-Đời sống tâm linh của ta
không thể nhắm mắt đưa chân theo những đòi hỏi của bản năng,
hay trào lưu tục hóa. Đời sống con người có cùng đích và có hướng để tiến tới.
Bước tiến đồng hành cả về trí, đức và dục. Vì con người khởi đi từ đất nhưng
kết thúc trên cõi trời cao thẳm.
-Sau cùng, Đôi khi chúng ta quá hài lòng về
chính mình và tưởng rằng mình tốt lành, thánh thiện đủ rồi,không cần phấn đấu thêm. Khi khác
ta lại qúa tự tin vào khả năng hiểu biết,
ý chí và sức mạnh của mình. Hãy nhớ lời thánh Phaolô nhắc nhở rằng đừng tưởng
mình
đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã.Và ta đừng để của cải vật chất thế
gian lôi cuốn vào những thực tại phù hoa thế trần. Hãy tỉnh thức chọn Chúa làm
gia nghiệp cuộc đời, chúng ta sẽ có tất cả...-Amen
Nhận xét