CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 7&6 THƯỜNG NIÊN NĂM A 2017
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN NĂM A 2017
Lời Chúa: Lv 19,1-2.17-18; 1Cr 3,16-23; Mt 5,38-48
Mt 5,38-48: “…(38) Anh em đã nghe Luật dạy rằng: “Mắt thế
mắt, răng đền răng”. (39) Còn Thầy, Thầy bảo anh em : Đừng chống cự lại người
ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. (40)
Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo
ngoài. (41) Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm.
(42) Ai xin thì anh hãy cho, ai muốn vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi. (43)
Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. (44) Còn Thầy,
Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
(45) Như vậy, anh em mới được trở nên con cái Cha anh em, Đấng ngự trên trời.
Vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và
cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. (46) Vì nếu anh em
yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người
thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? (47) Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình
thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm
như thế sao ? (48) Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng
hoàn thiện…”.
*/CÂU CHUYỆN:TỔNG THỐNG NAM PHI NEN-SƠN MAN-ĐÊ-LA YÊU
THƯƠNG KẺ THÙ:Đảng Quốc Dân, chính đảng của thiểu
số người da trắng nắm quyền ở Nam Phi từ 1948, chủ trương phân biệt chủng tộc,
gọi là chủ nghĩa A-pác-thai, và đối xử dã man với người da đen ở Nam Phi và các
người di dân từ Châu Á tới, đặc biệt là từ Ấn Độ. NEN-XƠN MAN-ĐÊ-LA (Nelson Mandela)
đã đứng ra tranh đấu đòi bãi bỏ chế độ A-pác-thai, và đã bị cầm tù nhiều năm và
cuối cùng đã giành được thắng lợi. Ngày 7.12.1993 Hội đồng Hành pháp Lâm thời
Nam Phi (ANC) đã ra đời với vị chủ tịch đầu tiên là NEN-XƠN MAN-ĐÊ-LA, chấm dứt
340 năm độc quyền cai trị của thiểu số người da trắng ở nước Nam Phi này. Tháng
4 năm 1994, tổng tuyển cử đa sắc tộc đã được tổ chức. ANC đã chiếm được đa số
phiếu và Nen-xơn Man-đê-la trở thành vị tổng thống da mầu đầu tiên của Nam
Phi. Ông NEN-SƠN MAN-ĐÊ-LA đã trải qua 27 năm trong nhà tù. Sau khi
được phóng thích, lẽ ra ông đã có đủ lý do để trả thù những kẻ đã cướp đoạt
tự do của ông cách bất công. Nhưng ông đã không làm như thế, mà luôn tỏ thái độ
tươi cười hòa giải với những người đã từng ra lệnh giam giữ ông.Vì thế
Man-đê-la đã trở thành lãnh tụ nổi tiếng nhất của nước Nam Phi mới. Trong cuốn
tự thuật “Hành trình đến tự do”, Man-đê-la đã viết như sau: “Tôi biết rằng dân chúng mong chờ tôi nuôi
dưỡng hận thù người da trắng,Nhưng tôi đã không làm như thế. Trong nhà tù,
sự tức giận của tôi với người da trắng đã hạ nhiệt, nhưng lòng thù ghét hệ thống
xã hội phân biệt chủng tộc “A-pác-thai” lại gia tăng. Tôi muốn đất nước Nam Phi
nhìn thấy tôi đã yêu thương những kẻ thù của tôi, đang khi tôi thù ghét chế
độ A-pac-thai là nguyên nhân khiến mọi người trong nước chống lại nhau. Tôi
đã thấy sứ mạng của tôi là rao giảng sự hòa giải để chữa lành những vết thương
lâu đời và xây dựng một nước Nam Phi mới”.
*/Năm 1901, một đoàn nghiên cứu khảo cổ người Pháp
đã tìm được bộ luật được khắc trên một phiến đá ở thành phố Suse, thuộc nước Iran
ngày nay. Đó là Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại,tức là bộ luật
thành văn cổ xưa của nhân loại, một thành tựu có giá trị của lịch sử văn minh cổ
đại. Bộ luật ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1792 đến 1750
trước công nguyên và vị vua đã ban hành bộ luật, vua
Babilon thứ sáu. Bộ luật mang tính cách phân biệt cách đối xử giữa quý phái và
công nhân. Điều 196 -200 trong bộ luật ấy có ghi:Nếu một người gây cho một người
quý phái mất con mắt thì phải mất con mắt; nếu làm thương tật thì phải chịu
thương tật; nếu làm gãy răng thì phải chịu rụng răng...Nói chung ai gây thiệt hại gì thì chịu
thiệt hại tương đương.
-Từ những câu chuyện trên
dẫn ta đến Ý Chính trang
Tin Mừng hôm nay, là Đức
Giêsu dạy môn đệ phải nên hoàn thiện qua cách ứng xử với những người xấu hay những
kẻ thù của mình:
- Đối với những người xấu (Mt 5,38-42): Người môn đệ không chống cự
khi bị xỉ nhục, bị kiện tụng, bị bắt phục dịch, quảng đại cho đi và cho vay mượn.- Đối với những kẻ thù (5,43-48):
Hãy yêu kẻ thù ghét mình và cầu xin điều lành cho những kẻ ngược đãi mình. Làm
như vậy để nên hoàn thiện noi gương Chúa Cha trên trời.
-Tin
Mừng hôm nay còn tiếp tục trình bày giáo huấn của
Đức Giê-su về hoàn
thiện Luật Mô-sê: Luật cũ dạy người Do thái phải yêu thương thân nhân và những
người đồng chủng, đồng thời phải ghét kẻ thù là dân ngoại và những kẻ chống lại
mình. Luật Mới của Đức Giê-su dạy môn đệ phải mở rộng tình yêu để đến với mọi
người, nhất là những người nghèo đói bệnh tật, què quặt đui mù câm điếc,và còn
phải yêu thương cả những kẻ làm ác và kẻ thù ghét mình nữa.Đức Giê-su tiếp tục đối chiếu giữa những huấn lệnh Mô-sê và
luật yêu thương mà Ngài thiết lập. Hai ví dụ mới được đưa ra để đối chiếu: luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” và luật “Yêu thương đồng loại của mình”.
1.Luật “mắt đền mắt, răng đền răng”:Chúa Giê-su trích dẫn luật Cựu Ước: “Anh em đã nghe Luật dạy: ‘Mắt đền mắt, răng đền răng’”, được phát biểu trong sách Xuất Hành, và được lập lại trong sách Lê-vi. Vào thời Đức Giê su, luật này chỉ được áp dụng vào những trường hợp sát nhân: “mạng đền mạng”.Vào thời đó, luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” này đã giúp giới hạn bạo lực. Luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” đưa ra những giới hạn chặt chẽ giữa sự xúc phạm và sự trả thù. Luật này chỉ có thể áp dụng vào những tấn công về phương diện thể lý; nhưng trong việc thực hành, luật này thường tỏ ra khó áp dụng.Vì thế, những đền bù thiệt hại bằng tiền bạc dần dần được thay thế, ngoại trừ trường hợp sát nhân.
-Khi trích dẫn luật xưa, Đức Giê-su muốn nói rằng không còn được “ăn miếng trả miếng” nữa. Dù biết rằng ước muốn trả thù vẫn sống động trong tâm trí con người.Đức Giê-su đòi hỏi người ta không được buông theo ước muốn này, đừng tìm cách trả thù. Thái độ từ chối trả thù trực tiếp này đã được các hiền nhân Cựu Ước phác họa rồi. Hiền nhân Si-rác khuyên:“Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Đức Chúa, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly.
-Đức Giê-su còn đi xa hơn các hiền nhân, khi dạy “lấy thiện báo ác”, “lấy tình yêu đáp lại hận thù”. Ngài dùng những kiểu nói rất bắt mắt và mâu thuẫn để nhấn mạnh:“Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để cướp lấy áo trong, thì hãy cho nó lấy cả áo ngoài”.
1.Luật “mắt đền mắt, răng đền răng”:Chúa Giê-su trích dẫn luật Cựu Ước: “Anh em đã nghe Luật dạy: ‘Mắt đền mắt, răng đền răng’”, được phát biểu trong sách Xuất Hành, và được lập lại trong sách Lê-vi. Vào thời Đức Giê su, luật này chỉ được áp dụng vào những trường hợp sát nhân: “mạng đền mạng”.Vào thời đó, luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” này đã giúp giới hạn bạo lực. Luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” đưa ra những giới hạn chặt chẽ giữa sự xúc phạm và sự trả thù. Luật này chỉ có thể áp dụng vào những tấn công về phương diện thể lý; nhưng trong việc thực hành, luật này thường tỏ ra khó áp dụng.Vì thế, những đền bù thiệt hại bằng tiền bạc dần dần được thay thế, ngoại trừ trường hợp sát nhân.
-Khi trích dẫn luật xưa, Đức Giê-su muốn nói rằng không còn được “ăn miếng trả miếng” nữa. Dù biết rằng ước muốn trả thù vẫn sống động trong tâm trí con người.Đức Giê-su đòi hỏi người ta không được buông theo ước muốn này, đừng tìm cách trả thù. Thái độ từ chối trả thù trực tiếp này đã được các hiền nhân Cựu Ước phác họa rồi. Hiền nhân Si-rác khuyên:“Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của Đức Chúa, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly.
-Đức Giê-su còn đi xa hơn các hiền nhân, khi dạy “lấy thiện báo ác”, “lấy tình yêu đáp lại hận thù”. Ngài dùng những kiểu nói rất bắt mắt và mâu thuẫn để nhấn mạnh:“Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để cướp lấy áo trong, thì hãy cho nó lấy cả áo ngoài”.
-Áo trong và áo ngoài là y phục chính yếu của người miền
Trung Cận
Đông. Áo ngoài còn cần thiết hơn áo trong,vì đây là chăn-mền mà
người nghèo dùng để đắp trong đêm, vì thế luật cấm giữ lại áo ngoài qua đêm.
-Khi công bố rằng “Ai xin, thì hãy cho; ai muốn
vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi”, Đức Giê-su muốn rằng những cử chỉ
này được ban cho hết mọi người, không phân biệt chủng tộc hay tôn
giáo. Luật bác ái mà Đức Giê-su dạy không có giới hạn,không có
biên giới.
2.Yêu thương kẻ thù:Lệnh truyền “Hãy yêu đồng loại” được gặp thấy trong sách Lê-vi, nhưng lệnh truyền “Hãy ghét kẻ thù” không được gặp thấy ở đâu trong sách Luật cựu ước. Động từ “ghét” được dùng ở đây chỉ cốt làm tương phản động từ “yêu thương”, theo một cặp đối lập rất đặc thù của ngôn ngữ Sê-mít thời đó. Sự đối lập này được gặp thấy trong Luật Cộng Đồng Qum-ran:“Ngươi phải yêu thương con cái Ánh Sáng, nhưng ghét con cái Bóng Tối”.
2.Yêu thương kẻ thù:Lệnh truyền “Hãy yêu đồng loại” được gặp thấy trong sách Lê-vi, nhưng lệnh truyền “Hãy ghét kẻ thù” không được gặp thấy ở đâu trong sách Luật cựu ước. Động từ “ghét” được dùng ở đây chỉ cốt làm tương phản động từ “yêu thương”, theo một cặp đối lập rất đặc thù của ngôn ngữ Sê-mít thời đó. Sự đối lập này được gặp thấy trong Luật Cộng Đồng Qum-ran:“Ngươi phải yêu thương con cái Ánh Sáng, nhưng ghét con cái Bóng Tối”.
-Người Do thái ghét cay ghét đắng người Sa-ma-ri(miền trung Do
Thái), khinh miệt người thu thuế,vì họ là tay sai,cộng
tác với quân
Rôma chiếm đóng để áp bức bốc lột
anh em đồng bào Người Do thái.
-Đức Giê-su mở rộng Luật đức ái mới cho đến hết mọi người.Nó đòi phải
lật đổ những phân biệt đối xử. Khuôn mẫu của tình yêu này là mẫu gương của Cha
trên trời, Đấng ban cho hết mọi người, kẻ xấu cũng như người tốt, ơn mưa mốc
chan hòa.Môn đệ Đức Ki-tô phải mở rộng lòng mình, không so đo tính toán, và phải
kêu gọi
quảng bá sự hoàn thiện: “hãy nên hoàn thiện, như Cha của
anh em, Đấng ngự trên trời, là Đấng hoàn thiện”.
*/Để kết,Trong thực tế của cuộc sống hôm nay,
việc ứng xử với kẻ thù, Đức Khổng Tử đã dạy học trò: “Dĩ đức báo oán",
nghĩa là phải làm điều tốt để đáp lại điều xấu của kẻ thù. Còn Đức Phật Thích
Ca suốt đời tìm cách giải
thoát con người khỏi đau khổ, cũng dạy các đệ tử như sau: “Lấy oán
báo oán, oán oán chập
chùng. Lấy đức báo oán, oán oán tiêu
tan”. Thánh Gandhi của dân tộc Ấn độ, đã nêu ra học thuyết “bất bạo động”
làm phương thế đấu tranh và đã giải phóng được nước Ấn Độ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, nói
như sau: “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ cho nhau”.
-Thưa
ACE,Lời
của Chúa không chỉ để suy gẫm và chiêm ngắm, nhưng phải cố gắng để đem ra thực hành trong
đời sống. Đây là một thách thức cam go, vì nó đi ngược với bản năng tự nhiên của
con người. Trong tâm lòng của con người có thất tình: Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố và
dục,Nhưng ta nên nhớ Gieo hạt giống nào,
chúng ta sẽ được gặt qủa đó. Nếu chúng ta gieo sự yêu thương tha thứ, chúng ta
sẽ gặt được hoa trái an lạc và bình yên. Nếu chúng ta gieo hạt giận dữ và thù hằn,
tim chúng ta sẽ bị thiêu đốt bởi
cuồng si điên rồ.
-Để
thực hành được các
nhân đức như CHÚA đòi hỏi,
chúng ta hãy cố gắng vun
trồng
những hạt giống yêu thương, bác ái, từ bi và khoan dung độ lượng. Con đường nhẫn
nhục và tha thứ là con đường giải thoát. Tha thứ bỏ qua là cắt đứt giây xích của
sự báo thù,Giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc của sự ăn miếng trả miếng,Tâm
hồn chúng ta sẽ được tự do vui hưởng sự an vui tự tại.Amen
....................................
CHIA SẺ LỜI
CHÚA CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN NĂM A2017
Lời Chúa:Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37
Tin Mừng Chúa
Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu/ Mt 5, 17-37 (bài dài): “...Khi ấy, Chúa
Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề
luật hay các tiên tri; Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo
thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật
cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong
những điều luật nhỏ mọn nhất và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ
nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ
được kể là người cao cả trong Nước Trời. Nếu các con không công chính hơn các
luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu."Các con đã
nghe dạy người xưa rằng: 'Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt
nơi toà án'. Còn Ta, Ta bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ
bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là 'ngốc', thì bị phạt trước công nghị. Ai
rủa anh em là 'khùng', thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu ngươi đang dâng của lễ
nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với ngươi, thì ngươi hãy
để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã, rồi
hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường
với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa ngươi ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao ngươi
cho tên lính canh và ngươi sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật các ngươi biết: Ngươi
sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng."Các con
đã nghe nói với người xưa rằng: 'Chớ ngoại tình'. Còn Ta, Ta bảo các con: Hễ ai
nhìn xem phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ, thì đã ngoại tình với họ trong lòng
rồi. Nếu con mắt phải của con nên dịp tội cho con, thì hãy móc nó mà ném xa
con; vì thà mất một chi thể còn lợi hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và
nếu tay phải con nên dịp tội cho con, thì hãy chặt mà ném nó xa con; vì thà mất
một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. "Cũng có lời dạy rằng: 'Ai ly dị
vợ mình, thì hãy trao cho vợ tờ ly dị'. Còn Ta, Ta bảo các con: Hễ ai ly dị vợ
mình, trừ trường hợp tà dâm, thì làm cớ cho vợ ngoại tình; và ai cưới người vợ
đã ly dị, cũng phạm tội ngoại tình. "Các
con cũng đã nghe có lời bảo người xưa rằng: 'Chớ thề gian, nhưng hãy giữ trọn
lời mình thề với Chúa'. Còn Ta, Ta bảo các con: Đừng thề chi cả; đừng lấy trời
mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa; đừng lấy đất mà thề, vì đất là bệ chân
Người; đừng lấy Giêrusalem mà thề, vì là thành của Vua cao cả. cũng đừng chỉ
đầu ngươi mà thề, vì ngươi không thể làm cho một sợi tóc ra trắng hay đen được.
Nhưng lời nói của các con phải là: Có thì nói có, không thì nói không, thêm điều
đặt chuyện là bởi ma quỷ mà ra"... Đó là
lời Chúa.
*/CÂU CHUYỆN: CHIẾC NHẪN LƯƠNG TÂM
-Sách
Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau: Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho
vị Đại vương một chiếc nhẫn thần rất kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm
bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp
lánh. Chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ: Nếu người đeo nó làm điều tốt thì chiếc
nhẫn đeo trên ngón trở nên vừa vặn và phát ra ánh sáng. Nhưng nếu người đó làm
điều ác, thì chiếc nhẫn sẽ xiết chặt làm cho ngón tay đeo nó bị sưng lên đau
đớn. Và Từ ngày đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được chiếc
nhẫn nhắc nhở nên đã trở thành một vị vua anh minh và nhân hậu, khiến thần dân
kính phục yêu mến, và đất nước ngày một cường thịnh.
-ACE thân mến,Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn thần rất kỳ diệu
và quý giá hơn nhẫn vàng nhiều, đó là tiếng
Chúa nói, gọi là tiếng lương tâm. Khi chúng ta làm điều thiện thì lương tâm
chúng ta sẽ được thanh thản an bình. Nhưng nếu ta làm điều thất nhân ác đức thì
dù không ai hay biết, tiếng lương tâm vẫn cật vấn và cáo trách chúng ta. Lương
tâm chính là tiếng Chúa nói trong tâm hồn để Lề Luật Chúa khuyên dạy ta làm lành lánh dữ.
-Trong các bài Tin Mừng của các Chúa
nhựt trước, chúng ta đã thấy Đức Giêsu như một Môsê mới, đứng trên núi Sinai
mới (núi Bát Phúc) để ban hành Luật mới của Nước Trời (Tám mối phúc thật).
-Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa
Giêsu so sánh luật mới của Ngài với luật cũ của Môsê : Luật mới này không huỷ
bỏ luật cũ mà kiện toàn nó.Sau đó, Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp cụ thể :
a/ Luật cũ
cấm giết người – Luật mới dạy phải coi người khác là anh em và cấm
"giết" anh em mình (chữ "anh em" được dùng rất nhiều lần
trong tiểu đoạn này). Đã là anh em với nhau thì phải thương yêu nhau, nếu có
gì bất hòa thì hòa giải với nhau. Phẫn nộ với nhau, chửi nhau là ngốc là khùng,
hay giữ mãi sự bất hòa với nhau tức là không coi nhau là anh em.Nói cách khác,
tức là "giết" chết người anh em đó rồi, vì người đó không còn là
"anh em" của mình nữa mà đã trở thành người ngoài, người dưng.
b/ Luật cũ
cấm hành vi ngoại tình – Luật mới ngăn chận ngoại tình từ ước muốn. Vậy phải
chận đứng tất cả những gì gây nên ước muốn xấu xa đó, như con mắt, cái tay, cái
chân…
c/ Luật cũ
quy định thủ tục li dị – Luật mới triệt để cấm li dị.
d/ Luật cũ
cấm thề gian – Luật mới dạy sống chân thực. Khi đã sống chân thực rồi thì không
cần thề nữa.
-Chú ý : Trong tiểu đoạn này, vì muốn
nhấn mạnh về những giáo huấn của Luật mới, Chúa Giêsu nhiều lần dùng kiểu nói
cường điệu như : chửi anh em là khùng thì bị lửa địa ngục thiêu đốt, để lễ vật
lại ở bàn thờ, chặt tay móc mắt v.v. Chúng ta đừng hiểu những kiểu diễn tả
cường điệu ấy theo sát nghĩa đen/mặt chữ.
*/SUY NIỆM NHƯ SAU:
1) ĐỨC GIÊ-SU KHÔNG BÃI BỎ LUẬT MÔ-SÊ:
-Trong thời gian ấu thơ tại Na-da-rét, cha mẹ trẻ Giê-su là ông
Giu-se và bà Ma-ri-a đã giữ mọi điều Luật Chúa truyền: Khi Hài Nhi mới sinh
được đủ 8 ngày, cha mẹ Người đã cho Người chịu phép cắt bì theo Luật Mô-sê.
-Rồi
bốn mươi ngày sau, cha mẹ Người lại đem Hài Nhi Giê-su lên Đền thờ
Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa và chuộc lại bằng một đôi chim gáy hay một
cặp bồ câu non như đã chép trong Lụật Chúa.
-Năm
12 tuổi, trẻ Giê-su theo cha mẹ đi hành hương về Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ
Vượt Qua theo Luật truyền.
-Rồi trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su cũng luôn tuân giữ Luật
Mô-sê: Người đề cao Lề Luật như con đường dẫn đến với Chúa Cha(Mt 19, 17): “Nếu
anh muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn”.
-Người
lược tóm các điều khoản của Luật Mô-sê trong hai điều quan trọng này là “mến
Chúa hết lòng” và “yêu người thân cận như yêu chính mình.
-Hằng
năm vào dịp lễ Vượt Qua, Người đều hành hương về Giê-ru-sa-lem với các môn đệ
vào lễ Vượt Qua. Đặc biệt Người đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong khung cảnh
bữa tiệc chiên Vượt Qua ăn với bánh không men, vào chiều ngày áp lễ theo Luật
Mô-sê truyền dạy.
2) ĐỨC GIÊ-SU KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ:
Người kiện toàn Luật Mô-sê về sáu vấn đề sau: về đức công chính,
sự giận ghét tha nhân, tội ngoại tình, về sự ly hôn, về việc thề thốt, và về
tình yêu thương tha nhân.
-Người
dùng kiểu nói “song đối” để so sánh các điều khoản trong Luật Mô-sê với điều Người kiện
toàn : “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng,còn
Thầy bảo cho anh em biết…”.
-Ngoài
ra, Đức Giê-su còn kiện toàn về thái độ giữ Luật, về sự ô uế theo Luật pháp, về
sự thờ phượng Thiên Chúa, về việc giữ Luật Mô-sê với lòng bác ái.
+Kiện toàn thái độ giữ Luật,Chúa dạy Phải tránh thói giả hình khi
làm các việc lành như bố thí, cầu nguyện và ăn chay,để
mong tìm tiếng khen của tha nhân như các kinh sư và người Pha-ri-sêu thường
làm.
-Đức
Giê-su dạy môn đệ đừng bắt chước thái độ giả hình của các đầu mục Do thái,ngài nói: “...Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên tòa ông Mô-sê mà
giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những
việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm...”.
-Người
còn đòi môn đệ phải có đức công chính hơn các đầu mục Do Thái.
+Người kiện toàn về sự ô uế theo Luật Mô-se khi cho biết người ta
bị ô uế không do việc ăn đồ ăn vật chất, mà do suy nghĩ điều sai quấy trong
lòng và nói ra ngoài miệng những điều xấu xa.
+Người kiện toàn về sự thờ phượng Thiên Chúa: Thiên Chúa
là Đấng thiêng liêng, nên thờ Chúa không nhất thiết phải thờ trên núi Ga-ri-dim
hay tại Đền thờ Giê-ru-sa-lem như Luật dạy. ”.Những
người thờ phượng đích thật từ nay sẽ thờ phượng Chúa Cha trong
thần khí và sự thật”.
+Người kiện toàn bằng việc gắn liền đức ái khi giữ các điều khoản Luật
Mô-sê.Đức Giê-su đã cho biết: Luật được lập ra vì ích lợi cho con người,
chứ không phải con người phải hy sinh cho Lề Luật bằng ngôn từ.Do đó, khi có sự
đối nghịch giữa việc giữ Luật với luật bác ái, thì người ta phải vượt qua Lề
Luật ngôn từ để làm theo Luật bác ái như Đức Giê-su đã làm.
3) PHẢI TUÂN GIỮ LỀ LUẬT VỚI LÒNG YÊU
MÊN:
-Trong
cuộc sống hiện nay, chúng ta cần thực hành điều quan trọng nhất là Đức Ái, như Thánh Gio-an dạy: “Ai
không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu…
Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong
người ấy”.
-Đức
Giê-su còn dạy các môn đệ phải chứng tỏ thực sự thuộc về
Đức Giê-su, do thực hành giới răn yêu thương: “Ở điểm này mọi
người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau”.
– Có lẽ ngày nay có một số tín hữu chúng ta cũng thường hãnh diện
về các việc làm của mình như: Giữ lễ ngày Chúa Nhật, đóng góp công sức tiền bạc
cho việc chung, tham gia các sinh hoạt tông đồ giáo dân.Tuy
nhiên việc đi lễ, sinh hoạt hội đoàn và đóng góp với Hội Thánh phải là do động lực nào mới quan trọng? Rất có thể chúng ta cũng bị mắc
thứ “bệnh kiêu ngạo” của người kinh sư và pha-ri-sêu khi làm các việc đó do
động cơ tìm tiếng khen hơn là do lòng mến Chúa thôi thúc.
– có những tín hữu khác ăn chay cầu nguyện và làm phúc bố thí
không phải để tỏ lòng sám hối xin ơn tha tội, để tập làm chủ bản thân và để
dành tiền giúp đỡ người nghèo đói chung quanh.Họ ăn chay cầu nguyện để ra vẻ
đạo đức trước mặt người đời.
-Một
số người khác tuy tích cực rộng rãi đóng góp tiền bạc cho việc xây dựng thánh
đường, Nhà Sinh Hoạt Mục Vụ.Nhưng khi giáo hội hay giáo xứ
chưa kịp bày tỏ lòng biết ơn thì họ tỏ ra bức xúc nói hành chỉ trích những
người có trách nhiệm…Amen
Nhận xét