CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ 3,4 MÙA VỌNG A,GIÁNG SINH 2016&CN 2 GIÁNG SINH, ĐỨC MẸ THIÊN CHÚA 2017
THAY LỜI CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2017:
Gà đem vàng bạc chất đầy nhà ta
Nỗi buồn, nước mắt đem ra
Niềm vui, hạnh phúc khỉ mau chở về …
Khắp thị thành, khắp thôn quê
Trẻ con tíu tít mừng reo lì xì
Cụ bà, ông lão nâng ly
Bách niên giai lão sức tì hơn lên.
Mẹ ta trường thọ sống lâu
Cha ta chân cứng dãi dầu tráng niên
Em ta thỏa chí thanh niên
Bạn ta thành đạt, làm nên công hầu
Gà ơi gà nhắn dùm ta
Phát tài phát lộc muôn nhà an vui!
....................................................................................
CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ CN 2 GIÁNG SINH, ĐỨC MẸ THIÊN CHÚA 2017
Lời Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21
Lc 2, 16-21: “…Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.Đó Là Lời Chúa
-Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến Fatima dịp 100 năm hiện ra Năm 2017 tới đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có mặt tại Fatima vào dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại nơi đây cho ba trẻ mục đồng vào ngày 13 tháng Năm 1917 trong bối cảnh toàn thế giới bị đảo lộn bởi cuộc đệ nhất thế chiến, hãng tin Zenit trích ngồn tin của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha cho hay: Đức Giáo Hoàng sẽ đến Fatima dịp 100 năm hiện ra.Vào dịp tháng Tư năm ngoái, Đức Thánh Cha đã bày tỏ nguyện vọng hành hương Fatima vào dịp trọng đại này khi chia sẻ với vị giám mục sở tại rằng : « Nếu Thiên Chúa còn cho tôi sống và khỏe mạnh, tôi ước ao được đến địa danh Đức Mẹ hiện ra ».Ngay sau hai tháng được bầu làm Giáo hoàng, Đức Thánh Cha phanxicô cũng đã dâng triều đại của mình cho Đức Mẹ Fatima.
- Tưởng cũng nhắc lại, đây là vị Giáo hoàng thứ tư đặt chân tới địa điểm hành hương Fatima : đầu tiên là Đức Phaolô VI vào ngày 13/05/1967 dịp kỷ niệm 50 năm hiện ra ; Đức Gioan Phaolô II với 3 lần vào năm 1982 để tạ ơn Đức Mẹ che chở khỏi cuộc ám sát, 1991 và năm 2000 dịp Năm thánh bước sang Thiên Niên kỷ mới ; và Đức Bênêđictô XVI vào tháng Năm 2010. Xin mở ngoặc rằng Vào chính ngày 13.5.1981, ngày của Đức Mẹ Fatima, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị Tông đồ vĩ đại của lòng tôn sùng Mẹ Maria, bị tên khủng bố Hồi Giáo Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ, ám sát trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma trong một buổi tiếp kiến chung. Tên khủng bố chỉ đứng cách Đức Gioan Phaolô II khoảng 4 thước, nên tất cả bốn viên đạn thoát ra khỏi lòng khẩu súng lục của y đều trúng đích. Nhưng nhờ có «bàn tay hiền mẫu của Mẹ Maria» chở che, đã lái hướng bay của các viên đạn định mệnh, nên không có một viên nạn nào trúng vào chỗ hiểm trên người Đức Thánh Cha. Do đó, ngài chỉ bị trọng thương, chứ không bị tử thương. Qua sự kiện lạ lùng đó, Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn thâm tín rằng việc ngài thoát khỏi một cái chết hầu như không thể tránh khỏi như thế là một phép lạ của Đức Mẹ Fatima, nên một năm sau cuộc ám sát, năm 1982, ngài đã đích thân đi hành hương Fatima để tạ ơn Đức Mẹ và để dâng hiến cả thế giới cho Đức Mẹ.
+/Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Tin Mừng Lc 2:16-21.Phụng vụ ngày lễ hôm nay hướng lòng các tín hữu về những mầu nhiệm sau đây: Giáo hội tiếp tục suy ngắm mầu nhiệm nhập thể, và kết thúc tuần Bát nhật Giáng sinh với mầu nhiệm Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ngoài ra, mồng Một tháng Giêng là lễ kính Thánh Danh Chúa Giêsu. Sau cùng, là ngày đầu năm dương lịch và Giáo hội cũng không thể quên tới khía cạnh này.
-Do những ý hướng này, mà các bài Sách thánh đã được chọn gợi ý về các mầu nhiệm trên đây. Chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn Phúc âm trong cái nhìn tổng quát này.Đoạn Phúc âm Luca 2: 16-21 có thể chia thành 5 phần khác nhau:
1. các mục đồng đến kính viếng Chúa Hài Nhi-2. thái độ của mục đồng và những người nghe điều họ tường thuật.
3. thái độ của Đức Mẹ trước biến cố này-4. hành động của các mục đồng sau khi đến viếng Chúa Hài Nhi-5. việc đặt tên Giêsu cho Hài Nhi.
-Đọc qua việc phân đoạn trên đây, chúng ta nhận thấy đoạn văn đã được chọn và cắt câu theo một tiêu chuẩn phụng vụ nhiều hơn là tiêu chuẩn của chính bản văn phúc âm. Đoạn văn đã được để trình bày mầu nhiệm được cử hành: bát nhật lễ Giáng sinh, tức là mầu nhiệm nhập thể, rồi việc mừng lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, sau cùng là việc đặt tên cho Hài Nhi Giêsu, vào ngày 1/1.
+/Chúng ta hãy xét thái độ và cách hành xử của các nhân vật trong bài Phúc âm này:-Trước tiên là các mục đồng: các ông đến để chứng nghiệm lời Thiên sứ loan báo cho mình về việc Chúa Giêsu sinh ra. Sau khi chứng kiến sự việc, tiếp xúc với Mẹ Maria, với thánh Giuse và Chúa Giêsu, các ông đã nhận ra ý nghĩa của lời sứ thần loan báo về Hài Nhi Giêsu. Sự hiểu biết này không chỉ nằm trong bình diện kiểm chứng cho qua, cho thỏa mãn sự tò mò, nhưng là một cái nhìn đức tin đã được soi sáng.Và chắc chắn các ông đã được biến đổi trong quan niệm về Đấng Messia, như đã được nghe nói tới trong Cựu ước, một vị cứu thế vinh quang, quyền uy; còn hôm nay, vị Cứu thế lại rất tầm thường, khó nghèo và khiêm hạ. Đó là đích điểm các ông ra đi tìm kiếm: gặp được con người Giêsu theo dáng vẻ bên ngoài, nhưng nhất là khám phá ra Ngài là Đấng Cứu thế đích thực.
-Từ đây các ông có thái độ cung kính, tôn thờ, loan báo cho người khác biết sự việc Thiên Chúa làm, và trở thành những con người ca tụng kỳ công của Thiên Chúa. Như vậy các mục đồng đã là những phần tử đầu tiên của Giáo hội biết lắng nghe, biết chiêm ngưỡng mầu nhiệm cứu độ, biết loan báo, biết tôn thờ và biết ca tụng Thiên Chúa trong kỳ công này. Các người nghe các mục đồng tường thuật lại biến cố, cũng có một tâm tình và thái độ siêu nhiên. Đó là hình ảnh tiên báo Giáo hội mà Chúa Kitô sẽ thiết lập: Giáo hội tôn thờ và loan báo tin mừng.
-Còn Mẹ Maria được mô tả trong đoạn văn này: như là người nắm giữ mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể. Luca đã kể Maria trước tiên khi các mục đồng đến viếng Chúa. Đó là thái độ tôn kính của Luca đối với Mẹ Maria. Luca đã ghi lại thái độ của Mẹ một cách huyền nhiệm: Mẹ ghi nhớ tất cả và suy niệm trong lòng. Mẹ vận dụng trí khôn, ký ức và con tim, để nắm bắt trọn vẹn mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, mà Mẹ là tác nhân chính được tuyển chọn để Thiên Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi này.
-Trước đó, Mẹ đã tiếp xúc với thế giới thần linh, để đón nhận mặc khải về mầu nhiệm này; bây giờ Mẹ giới thiệu mầu nhiệm và chứng kiến thế nhân tiếp nhận mầu nhiệm, và từ đây, việc tiếp mầu nhiệm nơi Mẹ lại càng đi vào chiều sâu hơn. Sau này các giáo phụ, các nhà thần học đã giúp Giáo hội, để qua tất cả những gì Thiên Chúa thực hiện nơi Mẹ, và qua thái độ này, nhìn nhận và xưng tụng Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Việc mừng lễ Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vào tuần bát nhật sau Lễ Giáng sinh, là một chứng cớ
cho việc Chúa Kitô sinh ra làm người. Như vậy hai lễ này liên hệ và bổ túc cho nhau.
+/Tước hiệu Đức Maria Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu đã có từ lâu đời trong Giáo Hội. Đây là một tước hiệu xứng hợp hơn mọi tước hiệu khi nói về Đức Trinh Nữ Maria.
-Vào thế kỷ V, Nestôriô đã nổi lên chống đối tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Theo Nestôriô, chỉ nên gọi Maria là Mẹ của Đức Giêsu Kitô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Một cuộc xung đột lớn đã xảy ra trong Giáo Hội xoay quanh việc Ngôi Hai nhập thể. Thế nên, vào năm 431, Hội Thánh đã triệu tập Công đồng Ephêsô, dưới sự chủ toạ của thánh Cyrillô, các nghị phụ trong công đồng này đã tuyên bố cất chức Nestôriô và đánh đổ lạc thuyết của ông ta. Công đồng Ephêsô đã định tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, vì thực sự Mẹ đã sinh ra Con-Thiên-Chúa-làm-người.
-Bắt đầu từ công đồng Ephêsô tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa đã trở thành tước hiệu chính thức của Đức Trinh Nữ Maria. Đây là tước hiệu trổi vượt trên mọi tước hiệu mà Giáo Hội đã ca tụng và tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.
-Thánh công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh đã viết: “Từ những thời xa xưa, Đức Trinh Nữ đã được tôn kính dưới tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Người trong mọi cơn gian nan khốn khổ”.
-Đức Giáo Hoàng Piô XI đã viết khi lập thánh lễ kính trọng thể Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa ngày 11.10 nhân dịp kỷ niệm 1500 năm công đồng Ephêsô vào năm 1931: “Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mối nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa”.
-Hôm nay, Giáo Hội cũng dành ngày đầu năm dương lịch để cầu nguyện cho thế giới hoà bình, trùng vào ngày kính trọng thể Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, như lời Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết trong tông huấn Marialis Cultus, khi người dời thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01.01 mỗi năm như sau: “Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01 tháng Giêng với ngày thứ tám sau lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày thế giới hoà bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hoà bình đã phát sinh trong lòng nhiều người”.
+/Nữ Vương Hoà Bình,Có thể nói, mùa Giáng Sinh cũng là mùa kính Đức Mẹ. Đặc biệt ngày đầu năm Dương lịch hôm nay, phụng vụ muốn tôn kính Đức Maria với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa. Và từ năm 1968 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lại dành ngày 1 tháng Giêng nầy để cầu nguyện cho hoà bình thế giới.
-Chúng ta vẫn còn có nhiệm vụ phải suy nghĩ và hành động cho hoà bình và công lý. Bởi vì hoà bình không phải chỉ là chấm dứt chiến tranh mà còn là xây dựng bình đẳng, ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc nữa. Phần tích cực có thể nói gồm nhiều mặt hơn phần tiêu cực. Vả lại, hết chiến tranh cũng chưa phải là đã hết những hậu quả của chiến tranh, là những thương tích, những đổ vỡ về vật chất và tinh thần. Chúng ta phải cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới. Hoà bình hạnh phúc phải là hơi thở của mọi người trên thế giới. Vậy chúng ta đóng góp được gì?.Hãy suy nghĩ về hoà bình như Đức Maria hằng suy đi nghĩ lại trong lòng. Ngài suy nghĩ về danh “Giêsu”, có nghĩa là cứu thế. Danh đó phải được kêu cầu trên con cái loài người, để phúc lộc được đổ xuống trên các dân và phước lộc phong phú cụ thể là chính Thánh Thần mà Thiên Chúa muốn đổ xuống lòng mọi người, để khi chúng ta gọi Chúa là Cha thì chúng ta Thấy mình là anh em với nhau, để sống hòa thuận yêu thương nhau.Yêu hòa bình thì phải xây dựng công bằng, bác ái, phải kiến tạo bình đẳng, ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc. Hòa bình đòi hỏi phải phấn đấu, phải đấu tranh, để tiêu diệt cái xấu và phát triển cái tốt. Rất nhiều công tác cụ thể đang ở tầm tay mỗi người chúng ta. Hết thảy chúng ta hãy tích cực hành động, để không chỉ nói hoà bình, nhưng muốn và kiến tạo,xây dựng hoà bình.
-Trích Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI,Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, 01.01.2010:"…tôi muốn lặp lại lời cầu chúc của Cựu Ước: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em (x. Ds 6,26)…Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, bạn hãy bảo tồn thiên nhiên…tôi muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục về môi sinh, cũng như thúc đẩy truyền thông một cách sâu rộng hơn về “trách nhiệm đối với môi sinh”, đặt nền tảng trên việc tôn trọng con người, quyền lợi và những nghĩa vụ căn bản của họ. Chỉ có như thế, nỗ lực đối với môi sinh mới có thể thực sự mang lại hòa bình và xây dựng hòa bình…”.
-Sau khi suy niệm đoạn Phúc âm trong chính bản văn và trong bầu khí phụng vụ, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra những áp dụng cho cuộc sống của mình: biết nhận ra yếu tố đức tin trong những sự việc xảy ra, như các mục đồng xưa; và sự nhận biết này phải đưa tới thái độ và hành động tôn thờ Thiên Chúa. Theo gương Mẹ Maria, biết âm thầm khám phá ra chiều sâu các mầu nhiệm trong đạo, qua cầu nguyện, suy nghĩ, ước muốn và hành động bác ái trong cuộc sống.
-Trong ngày cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới hôm nay, và cũng là ngày lễ kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta xin Đức Maria là Nữ Vương Hoà Bình ban cho bản thân chúng ta, cho gia đình chúng ta, cũng như cho cộng đoàn giáo xứ, nền hoà bình của Chúa Kitô – Hoà bình mà Đấng Cứu Thế, Con của Mẹ Maria đã đem xuống trần gian cho loài người trong đêm Giáng Sinh, để chúng ta biết sống hoà thuận yêu thương nhau, đoàn kết xây dựng hoà bình trên quê hương đất nước và trên toàn thế giới.Amen
VÀ CŨNG RẤT MONG QUÝ ÂN NHÂN& THÂN QUYẾN TA HIỆP Ý VỚI HƠN 1,1 NGÀN GIÁO DÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN&NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THỤ HƯỞNG TÌNH THƯƠNG CỦA QUÝ ÂN NHÂN LUÔN GHI NHỚ DÂNG LỄ&CẦU NGUYỆN XIN CÁC ƠN AN-VUI,NHƯ Ý &CẦU HỒN CHO THÂN NHÂN CỦA TA ĐÃ QUÁ CỐ, MỖI THÁNG MỖI TUẦN.
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga
ĐỊA CHỈ BƯU ĐIỆN:
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga,Nhà Thờ Giáo Xứ Tân Sơn,
Xóm Cồn Phượng-Khối 3,
Thị Trấn Nghèn-Huyện Can Lộc-Tỉnh Hà Tĩnh-Việt Nam
Di động :0912487646
jbngocnga@gmail.com
FB: Thương Việt Nghèo
LỜI CHÚA PHÁN:
-"AI VUI VẺ DÂNG HIẾN THÌ ĐƯỢC CHÚA YÊU THƯƠNG"(2Cr 9,7b)
-“Cho thì có phúc hơn là nhận"(Cv 20,35)
-“Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban”(Ga 3,27)
................................................................
-Hôm nay thánh Phaolô tóm tắc mầu nhiệm nhập thể, và thách đố chúng ta rằng: "Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Nó giúp chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân, và những đam mê trần thế, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này". Thư thánh Phaolo viết cho Titô chỉ đọc trong lễ Giáng Sinh, và nâng cao bài phúc âm của thánh Luca về việc Chúa Giêsu sinh ra, gồm cả Đấng Hài Nhi, các sứ thần Chúa trên trời.
-Sa mạc sẽ biến thành ruộng vườn, là lời trích từ sách tiên tri Isaia loan báo về thời đại Đấng Cứu Thế Sinh ra, qua đại lễ Giáng Sinh hôm nay.
.........................................................
.................................................
CHIA SẺ LỜI CHÚA
LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2016
Lễ
Đêm Giáng Sinh: Is 9, 2-4. 6-7; Tt 2, 11-14; Lc 2, 1-14
Phúc Âm: Lc 2, 1-14: “…Ngày ấy, có
lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm
tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ
Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn
Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse
thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn
người, đang có thai.Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới
ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ
trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong
hàng quán.Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm
để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và
ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ.
Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến
cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm
nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít.
Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi
mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".Và bỗng chốc, cùng
với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát
khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới
thế cho người thiện tâm".Ðó là lời Chúa.
-Ngày 20
tháng 3 năm 1811, dân thành Paris nước Pháp đã được nghe 101 phát đại bác chào
mừng hoàng tử Napoleon Francois Joseph Charles vừa mở mắt chào đời tại điện
Tuileries. Vừa sinh ra, bé đã được vua cha đặt làm Vua Thành Rôma, và một tương
lai thật huy hoàng đang đón chờ bé. Nhưng chỉ 5 năm sau, Hoàng đế Napoleon thất
thủ tại Waterloo, và bị đi đầy ở đảo St. Helena. Bé Napoleon đã được đưa về
sống với ông ngoại là vua Francis I, nước Áo. Trong những năm sau đó, chàng thanh
niên Napoleon đã phung phí hết tuổi xuân trong ăn chơi ca hát, để rồi qua đời
năm 21 tuổi vì bệnh phổi. Bao hứa hẹn của ngày mới sinh, tất cả đều tan theo
mây khói.
-Đêm Hôm
nay, toàn thể nhân loại hân hoan mừng ngày sinh nhật 2016 của Chúa Giêsu. Tuy rằng, ngày Chúa
sinh ra, người ta không bắn đại bác để chào mừng, và ngoài Mẹ Maria, Thánh
Giuse, và một số mục đồng, có lẽ sự kiện Chúa sinh ra chẳng được ai quan tâm
chú ý. Nhưng đó lại là một ngày thật trọng đại cho cả nhân loại.
-Ở đầu Tin
Mừng chúng ta nghe,
hoàng đế Âugúttô được nêu tên; ông là vị chúa tể thống trị thế giới Địa Trung
Hải lúc đó, trong đó có xứ Paléttina/Do Thái.Ở đây ông còn được giới thiệu danh
tánh và một công việc tiêu biểu của một vị quân vương,chính ông cho tiến hành việc kiểm tra dân
số.
-Và CT cũng thấy thánh Luca nói Về cuộc chào đời của
Đức Giêsu, những câu nói khá ngắn ngủi và đơn giản.Với giọng văn lịch sử,mang phong cách Hy lạp, tác giả đã làm bật nổi biến cố
Giáng Sinh, với những lời và bối cảnh thật ấn tượng: “...Trong vùng ấy có những người chăn chiên sống ngoài đồng…bỗng sứ
thần Chúa trong vinh quang sáng láng hiện ra loan báo rằng: Anh em đừng sợ. Nầy
tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân,hôm
nay, trong thành vua Đa-vít, Đấng Cứu thế đã giáng sinh…”.
-Theo
đó,Việc
Chúa Giêsu sinh ra, nằm trong máng cỏ,
không như một vị vua, nhưng như là một tôi tớ, thuộc dạng chuyện ngoài lề xã hội. Vì Cha mẹ
Chúa Giêsu không tìm được chổ trong quán trọ, nên Chúa Giêsu sinh ra
đặt nằm trong máng cỏ giữa các gia súc. Thiên Chúa đến trong thế giới chúng ta
như một người di dân(đẻ rớt?).Sống
ở
trong một gia đình bình thường, dưới ách bạo tàn của một đế quốc Lamã đang đô hộ nước Do Thái/Quê Hương của Chúa.
-Lịch
sử còn cho biết thêm về vua Herode Cha, là người đã giết vợ và 3 con trai để
tranh dành quyền lực. Thánh Mátthêu lại nói về việc các hài nhi bị giết. Khi
các nhà chiêm tinh đến Giêrusalem để tìm nơi "Vị vua Do thái mới
sinh", vua Herode tìm cách gạt bỏ tất cả những gì có thể ngăn trở quyền lực
của mình.
-Hình
như thánh Phaolo có làm
bối cảnh lễ Giáng Sinh thêm ảm đạm, khi nói hãy từ bỏ "lối sống vô luân và
những đam mê trần tục".Rồi ngài nhắc đến việc Chúa Kito sẽ trở lại một lần
nữa. Thánh nhân
gọi lần thứ hai Chúa Kitô đến là "ngày hồng phúc",ngày cứu độ.
+/Nhiệm vụ loan báo Tin
mừng Giáng Sinh của CT Hôm nay
-Khi
nhận được Tin mừng của thiên thần loan báo,các mục đồng đã vội vã lên đường đến
với CHÚA HÀI NHI trong đêm đông giá rét.Và tương tự như thế,từng người KTH chúng ta cũng có bổn phận
phải loan báo rao truyền Tin mừng đó cho mọi người.
-Tiểu
thuyết gia Oren Arnold gợi ý như sau:“Với
kẻ thù, hãy cho sự Tha thứ; với đối thủ cho sự Chịu đựng; với bạn bè cho Trái
Tim; với khách
hàng cho Phục Vụ Chu Đáo; với các
cháu bé Làm Gương Sáng để các cháu noi theo và với chính mình, cho niềm Tự
Trọng”.
-Trong thông điệp gửi cho nhân dân Hoa Kỳ, vị Tổng Thống thứ
30 của quốc gia này là Calvin Coolidge (1872-1933), nhắn nhủ: “Lễ Noel/Christmas không phải là một thời gian hoặc một mùa, nhưng là một tâm
trạng. Để chào mừng hòa bình và thiện ý, để có đầy đủ tình yêu thương”.
-Tác giả
Wilda English viết: “Thượng Đế ban cho ta
ánh sáng của Lễ Noel /Christmas,
đó là niềm tin; ấm áp của Lễ Noel /Chrismas, đó là tình yêu; rực rỡ của Lễ Noel /Christmas, đó là sự trong sáng;
chính trực của Lễ Noel /Christmas,
đó là công lý; lòng tin tưởng ở Lễ Noel /Christmas, đó là sự thật; mọi ý nghĩa của Lễ Noel /Christmas, đó là Chúa Giê Su”.
- Mẹ thánh Teresa, người được Chúa Jesus kêu
gọi để phục vụ những kẻ bất hạnh từ Giáng Sinh năm 1948,đã từng nói:“Mỗi
năm tôi khởi sự việc làm vào ngày Lễ Noel /Christmas.Mừng Lễ Giáng Sinh là mỗi khi ta để Thượng Đế
thương yêu người khác qua ta.Và là Lễ Giáng Sinh mỗi khi ta mỉm
cười với anh em của ta và cứu giúp họ”.
-Xin Trích một đoạn bài
giảng của thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng rằng:“Hôm nay, Đấng cứu độ chúng ta đã
giáng sinh, chúng ta hãy vui mừng. Chúng ta không được phép buồn khi mừng ngày
sự sống xuất hiện...Không ai bị gạt ra khỏi niềm hân hoan đó, vì mọi người đều
có chung một lý do để vui mừng. Chúa chúng ta…không thấy ai vượt qua được tình
trạng này, nên đã đến để giải cứu mọi người. Thánh nhân hãy mừng vui vì ngày khải
hoàn đã gần tới. Tội nhân hãy hân hoan vì được mời gọi đón nhận ơn thứ tha. Người
ngoại giáo hãy phấn khởi, vì được mời gọi đến hưởng sự sống.Khi Chúa sinh ra,
các thiên thần nhảy mừng và ca hát : Vinh
danh Thiên
Chúa
trên trời; lại loan báo: Bình an dưới thế cho
người Thiện Tâm…”.
+/Kết luận:Xin kể một câu chuyện
nhỏ:“Tiệm tạp hóa bên kia ngọn đồi”.Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, có một chàng
thanh niên đứng đợi trước cửa hàng tạp hóa bên kia ngọn đồi. Chờ mãi mà cửa vẫn
chưa mở. Sắp sửa định bỏ đi, thì bổng có tiếng mở cửa và một thiên thần xuất hiện hỏi rằng:- Anh cần gì?, Tôi là chủ ở
đây.- Anh ta đáp:Ở đây Ngài có bán hòa bình không?- Thiên thần nói:Tôi bán tất cả.Và Anh ta nói một thôi dài:- Con muốn mua hòa bình đem vào nơi chiến tranh, mua an hòa đem vào nơi tranh
chấp, mua chân lý đem vào chốn lỗi lầm,Con muốn mua ánh sáng chiếu vào nơi tối tăm, mua niềm vui đem vào chốn u
sầu.Con muốn mua tất cả những gì để thế giới không còn khủng bố, chiến tranh,
bạo lực, hận thù, ghen ghét, để mọi người hít thở trong không khí trong lành,
huynh đệ yêu thương.Con muốn mua được những liều thuốc chữa được mọi bệnh tật,
mọi người được no cơm ấm áo.Thiên thần từ tốn đáp:-Nầy anh, ở đây không bán
quả. Thượng Đế giao cho tôi chỉ bán hạt giống thôi.
-KTACE... Sứ điệp Giáng Sinh đêm nay cũng là “Hạt Giống” Tin mừng được trao gởi cho mỗi người chúng ta. Hạt
giống của Niềm vui và bình an, hạt giống của yêu thương và chia sẻ, hạt giống
của hy sinh và dâng cúng, hạt giống của
tha thứ và khoan dung, hạt giống của huynh đệ và đoàn kết.Đó chính là những hạt
giống mà Con Thiên Chúa đã trao tặng, khi xuống thế làm người và muốn chúng ta
sinh hoa kết trái.
-Và như thế, chiến tranh bạo lực,
khủng bố hận thù, ghét ghen tranh chấp, đói khát nghèo nàn…sẽ bị đẩy lùi để
nhường chổ cho một thế giới tốt đẹp hơn, an bình hơn, vui tươi và hạnh phúc hơn
-Amen
Chia
Sẻ Lễ Rạng Đông Giáng Sinh 2016
Lễ Rạng
Đông: Is 62, 11-12; Tt 3, 4-7; Lc 2, 15-20
-Vào
ngày 23/11/2016 vừa qua, ông Chủ tịch nước Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc
tại Vatican. Trong buổi chào thăm Đức Thánh Cha, ông đã tặng Đức Thánh Cha
Fancis một mô hình chiếc trống đồng.Đức Thánh Cha đã tặng lại cho ông một kỷ niệm
chương của Tòa thánh, trên đó có khắc dòng chữ: “Sa mạc sẽ biến thành ruộng vườn”,
và ba tập sách mới trong triều giáo hoàng của Ngài là: Niềm vui Tin Mừng, Bảo vệ
ngôi nhà chung trái đất và Niềm vui tình yêu gia đình.Không biết ông chủ tịch
nước tặng cái trống đồng với ý nghĩa gì, nhưng rõ ràng, những món quà của Đức
Thánh Cha đã muốn chuyển tải đến người đứng đầu Việt Nam những ý nghĩa hết sức
rõ ràng. Ba bản văn thông điệp như ba lời nhắn gửi: 1/ Vấn đề tự do tôn giáo,
2/ Vấn đề môi trường và 3/ Đời sống hôn nhân gia đình, đang là những vấn đề nổi
cộm được chú ý nhiều tại Việt Nam trong thời điểm này. Đặc biệt với quà tặng là
chiếc kỷ niệm chương với dòng chữ: Sa mạc sẽ biến thành ruộng vườn, như gửi đến
ông chủ tịch một lời khích lệ, mong muốn sự canh tân biến đổi và cũng là niềm
hy vọng Đức Thánh Cha chờ đợi nơi đất nước Việt Nam ta.
-Phụng Vụ Lễ Rạng Đông Giáng Sinh tiếp tục xoay
quanh mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa: sự cao cả được ẩn dấu trong sự đơn
giản đến mức tối đa. Dân Thiên Chúa chiêm ngắm bà Ma-ri-a, thánh Giu-se, cùng
Hài Nhi đặt nằm trong Máng Cỏ.
-Bđ1,Is 62: 11-12,Ngôn sứ I-sai-a đệ tam
loan báo rằng những người bị tản mác khắp nơi được Thiên Chúa quy tụ lại để
thành “dân thánh của Ngài”, “dân được Chúa cứu chuộc”.
-Bđ2,Tt 3: 4-7:Thánh
Phao-lô khuyên ông Ti-tô, vị lãnh đạo cộng đoàn Crète, đừng tìm cách sửa đổi
đạo lý tinh tuyền của Ki tô giáo cho phù hợp với ý muốn và sở thích của con
người, dù dưới bất kỳ áp lực nào.
-TM Lc 2: 15-20: Ý CHÍNH Bài Tin Mừng lễ Rạng Đông nối
tiếp Tin Mừng lễ Nửa Đêm mừng Giáng Sinh. Nội dung ghi lại thái độ của các mục
đồng sau khi được sứ thần hiện đến loan báo tin vui về sự ra đời của Đấng Cứu
Thế. Họ đã tích cực đáp trả bằng cách vội vã rủ nhau lên đường đi sang thành
Bê-lem, để coi xem sự việc xảy ra mà Chúa mới cho biết. Theo lời sứ thần hướng
dẫn, họ đã sớm tìm thấy Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ và hai ông bà Giu-se
Ma-ri-a. Rồi họ thuật lại mọi sự từ khi được sứ thần loan báo tới việc tìm thấy
Hài Nhi, đúng với những điều họ đã nghe biết. Cuối cùng họ vui vẻ về nhà, vừa
đi vừa ca tụng tôn vinh Thiên Chúa, đã ban Đấng Cứu Thế cho loài người.
-Thánh
Lu-ca mô tả dáng dấp của các mục đồng: sau khi được các thiên sứ báo tin,“họ
liền hối hả ra đi”.Thiên Chúa đã cho một dấu chỉ,phải đi kiểm chứng tức
khắc và cố tìm hiểu ý nghĩa dấu chỉ của Ngài.Dáng dấp của các mục đồng nói lên
biết bao bài học cho ta.Vì thế, thánh ký đã tô điểm câu chuyện này với nhiều
chi tiết long trọng.
1. Mục đồng:-
Những mục đồng là những kẻ bị liệt ra ngoài lề xã hội, những kẻ mà các tiến sĩ
Luật nghi ngờ về đời sống đạo hạnh của họ, vì nghề nghiệp của họ không cho phép
họ tuân giữ ngày sa-bát và tham dự thường xuyên kinh nguyện trong các hội
đường. Chính ở nơi những tín đồ không ngoan đạo này mà lời loan báo đầu tiên về
Triều Đại Mê-si-a được gởi đến. Chúng ta nhận ra cách thức của Thiên Chúa. Và
sau này,Đức Giê-su sẽ hớn hở vui mừng và ngợi khen Cha Ngài(Lc 10: 21):“vì
Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng
lại mặc khải cho những người bé mọn” .Chính ở nơi các mục đồng này,
thánh ký Lc phác họa dáng dấp của các Ki tô hữu: họ “ra về, vừa đi vừa
tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như
đã được nói với họ”.
2. Hài Nhi Giê-su:Khi
đến nơi, “họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong
máng cỏ”. Thánh Lu-ca nhấn mạnh một lần nữa từ: “máng cỏ”. Về
phương diện vật chất, máng cỏ là chiếc nôi đầu đời của Con Thiên Chúa làm
người; về phương diện tinh thần, Thiên Chúa đã làm cho mình trở nên nhỏ bé và
nghèo hèn để được đón nhận. Ngài đến không chỉ để “cho”, nhưng cũng
để “nhận”: nhận từ con người sự thờ phượng, lời cầu nguyện, lời
ngợi khen và nhất là những cử chỉ yêu thương.
3. Đức Ma-ri-a:“Còn
bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”,Đây là một ghi nhận quý giá. Thánh
Lu-ca vén mở cho chúng ta một trong những nguồn của sách Tin Mừng mang tên
thánh nhân; ông đã tô điểm chuyện tích Giáng Sinh với nhiều chi tiết thiêng
liêng.Mẹ hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong long, để cố hiểu
hơn nữa mầu nhiệm của Con Mẹ.
-Những hành động của các mục đồng vào đêm đông năm ấy:
thức tỉnh, nghe, ra đi, thấy, thuật lại, và ca tụng tôn vinh Thiên Chúa, cũng
là những đòi hỏi hành động đối với hết mọi người Kitô hữu, những chứng nhân của
Đấng Cứu Thế.
-Chỉ khi chúng ta có thức tỉnh tâm hồn, cố đi tìm
thánh ý Thiên Chúa nơi chính mình, nơi cuộc sống, chúng ta mới có thể nhận ra
tin vui cứu độ đến từ Thiên Chúa.
-Thánh Âu-tinh, giám mục chia sẻ như
sau:“…Chúng ta hãy mừng ngày lễ, ngày mà ánh sáng vĩ đại và vĩnh cửu phát xuất
từ ánh sáng vĩ đại và vĩnh cửu đến chiếu sáng ngày vắn vỏi mau qua của chúng
ta.Bởi thế, chúng ta hãy cởi bỏ con người cũ, với những hành vi của nó ; khi đã
được tham dự vào mầu nhiệm Giáng Sinh của Đức Ki-tô, chúng ta hãy từ bỏ lối sống
theo xác thịt.Hỡi các Ki-tô hữu, hãy ý thức về phẩm giá của bạn. Giờ đây, bạn
đã được thông phần bản tính của Thiên Chúa, đừng để mình bị thoái hoá qua việc
trở lại với lối sống bất xứng đã qua. Bạn hãy nhớ ai là đầu của bạn, và bạn là
chi thể của thân mình nào. Hãy nhớ rằng bạn đã được cứu thoát khỏi quyền lực tối
tăm, đã được đưa vào trong ánh sáng Nước Thiên Chúa…”.
-Ước gì qua sứ vụ rao giảng Tin Mừng cứu độ của
mỗi người Kitô hữu, lời ca tụng và tôn vinh của các thiên thần vào mùa đông năm
ấy sẽ mãi mãi còn vang vọng trong tâm tình chúc tụng và tôn vinh tình thương
bao la của Thiên Chúa dành cho loài người:“ Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM A2016
Lời Chúa: Is 7,10-14; Rm 1,1-7; Mt 1,18-24
Mt
1, 18-24: “…Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria
đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa
Thánh Thần. Giuse, bạn của bà, là người công chính, không muốn tố cáo bà, định
tâm lìa bỏ bà cách kín đáo.Nhưng đang khi định tâm như vậy thì thiên thần Chúa
hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng ngại
nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần:
bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu
dân mình khỏi tội".Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời
Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai
và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là
Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta".Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên
thần Chúa truyền: ông tiếp nhận bạn mình nhưng không ăn ở với nhau cho đến khi
Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu…”-Đó là lời
Chúa.
-Tại
Việt Nam ta,cũng như tại Trung Hoa,người ta có tục tảo hôn, cha mẹ định liệu
việc vợ chồng cho con cái từ khi chúng còn nhỏ. Trong tác phẩm "Vượt khỏi
Đông và Tây", tác giả John Wu đã mô tả như sau:"Trước đám cưới, vợ
tôi và tôi chả bao giờ thấy mặt nhau. Cả hai chúng tôi đều được giáo dục theo
đường lối cổ xưa của người Trung Hoa. Bố mẹ đã đính hôn chúng tôi với nhau khi
chúng tôi mới lên sáu. Đến năm mười mấy tuổi tôi mới biết được nhà nàng ở đâu.
Tôi khao khát được thoáng nhìn nàng thử xem, nên thỉnh thoảng lúc tan học về,
tôi cố tình đi ngang qua nhà nàng, thế nhưng chả bao giờ tôi được may mắn nhìn
thấy nàng".
-Từ
đoạn văn trên chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được mối liên hệ giữa thánh Giuse và Mẹ
Maria trước lúc Chúa chào đời. Theo tập tục Do Thái, mỗi cuộc hôn nhân thường
trải qua ba giai đoạn:
-Giai
đoạn thứ nhất là đính hôn. Việc này thường do cha mẹ hay người mai mối thực
hiện, còn đôi bạn trẻ thường chẳng hề biết trước về cuộc đính hôn này.-Giai đoạn thứ hai là hứa hôn. Giai
đoạn này thường kéo dài một năm để đôi bạn có dịp quen biết nhau.Khi đã hứa
hôn, thì mọi người đều xem đôi bạn như là vợ chồng, mặc dù họ chưa thực sự
chung sống với nhau. Lễ hứa hôn này được tổ chức rất long trọng, nên chỉ có sự
ly dị mới xoá bỏ được nó.-Giai đoạn thứ ba là kết hôn theo đúng nghĩa. Thánh Giuse hay
tin Mẹ Maria có thai khi hai người ở trong giai đoạn thứ hai, tức là đã hứa hôn
với nhau.
-Tuy
nhiên, tôi muốn chia sẻ về một điểm khác
quan trọng hơn, đó là việc Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thánh Matthêu đã khởi
đầu Phúc Âm bằng việc trích dẫn lời tiên tri Isaia: Một trinh nữ sẽ thụ thai và
sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên Con Trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên
Chúa ở cùng chúng ta. Vậy thì Thiên Chúa đã ở cùng chúng ta như thế nào?
-Trước
hết, Ngài hiện diện giữa chúng ta qua việc sáng tạo, và đặc biệt qua quyền năng
nâng đỡ của Ngài, bởi vì Ngài không phải chỉ tạo dựng mà còn gìn giữ vũ trụ được tồn tại trong một trật tự lạ
lùng cho đến ngày hôm nay.
-Tiếp
đến, Ngài còn hiện diện giữa chúng ta qua lời Ngài trong Kinh Thánh. Chúng ta
có thể sánh ví Kinh Thánh như là một bức thư của người cha gởi cho con cái
mình.Người cha biểu lộ ý nghĩ của mình cho con cái trong bức thư như thế nào, thì Thiên Chúa cũng mạc khải ý nghĩ
của Ngài cho chúng ta trong Kinh Thánh như vậy.
-Cuối
cùng Ngài hiện diện giữa chúng ta một cách đặc biệt qua Đức Kitô, Con Một của
Ngài. Cùng với việc giáng sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa đã bước thêm một bước
khổng lồ để đến và cư ngụ giữa chúng ta. Đồng thời nhờ đó chúng ta có thể nhìn
ngắm, lắng nghe chính Thiên Chúa. Hay nói một cách khác với mầu nhiệm Giáng
Sinh, Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta qua một cách cụ thể và sống động qua
một con người bằng máu thịt của Đức Kitô.
-Thánh
sử Matthêu không mâu thuẫn, nhưng khi trình bày cho ta hai gốc tích khác nhau
của Chúa Giêsu, thánh sử có một dụng ý thần học. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên
việc thụ thai phải do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nhưng Chúa Giêsu cũng là
người nên phải sinh ra bởi một con người,và Đức Maria đã đại diện loài người lãnh nhận. Nhưng quyền năng
Chúa Thánh Thần tác động trên Đức Maria chỉ diễn ra trong riêng tư, âm thầm.
Chính thánh Giuse đưa Chúa Giêsu ra công khai khi nhận Ngài vào dòng tộc Đavít.
Qua trung gian của thánh Giuse, Chúa Giêsu đã chính thức gia nhập gia đình nhân
loại, trong một đất nước, trong một dân tộc, trong một dòng họ. Tên tuổi của
Người được ghi trong lịch sử của dân tộc, của dòng họ, của gia đình. Vận mệnh
của Người gắn chặt với dân tộc, dòng họ, gia đình ấy. Người thực là Emmanuel,
là "Thiên Chúa ở với chúng ta".
- BÀI ĐỌC II: Rm 1, 1-7,có ý lực như thế:"...Tin mừng ấy Thiên Chúa đã hứa trước bằng
lời các tiên tri trong Kinh Thánh về Con của Người; Người
đã sinh ra theo huyết nhục bởi dòng dõi Đavít, đã được
tiền định là Con Thiên Chúa quyền năng theo Thánh Thần, đã sống lại từ cõi chết.
Đó chính là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người, chúng tôi đã nhận ân sủng
và chức vụ tông đồ, để nhân danh Người, chúng tôi quy phục mọi dân tộc về Đức
Tin, trong đó có cả anh em là những người mà Chúa Giêsu đã kêu gọi...”.
-Cũng Qua
bài Phúc Âm Truyền Tin và bài Phúc Âm hôm nay, ta thấy thánh Giuse và Đức Maria
có những đặc điểm sau đây,ta cần học và tập:
1) Các
Ngài có tâm hồn khiêm nhường sâu xa.-Đức Maria là một thiếu nữ có tâm hồn khiêm nhường. Từ nhiều
thế kỷ qua, lời sấm về Đấng Cứu Thế vẫn được truyền tụng trong dân Do Thái.
Thiếu nữ nào cũng mong được làm mẹ Đấng Cứu Thế. Đó là một hạnh phúc, một vinh
dự không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả gia đình, cho dòng họ, cho đất nước. Vậy
mà khi nghe thiên thần loan báo tin làm mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria chỉ khiêm
tốn thưa: "Này là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần
truyền". Khi bà Êlisabeth ca tụng Ngài, Đức Maria đã đáp lại: "Vì
Chúa đã đoái thương phận tôi tớ thấp hèn. Người nâng cao những người bé
nhỏ". Đức Maria nhận ra sự thật là: Nếu Ngài được ơn Chúa ban thì không
phải vì công trạng của mình, nhưng do lòng từ bi thương xót của Chúa. Vì khiêm
tốn, nên Đức Maria âm thầm ghi nhớ tất cả mọi việc Chúa làm, mọi lời Chúa phán.
Ghi nhớ để suy gẫm trong lòng. Càng suy gẫm lại càng thêm khiêm nhường. Càng
khiêm nhường lại càng kín đáo.
-Thánh
Giuse cũng có tâm hồn khiêm nhường không kém. Đọc Phúc Âm, ta có cảm tưởng là
thánh Giuse luôn tự rút lui vào trong bóng tối. Ngài luôn sống âm thầm khiêm
tốn trong công việc tầm thường của thợ thuyền. Sự khiêm tốn ấy đặc biệt thể
hiện trong bài Phúc Âm hôm nay. Khi biết tin Đức Mẹ đang mang thai Đấng Cứu
Thế, thánh Giuse đã âm thầm bỏ đi. Ngài không dám tự cho mình cái vinh dự được
làm cha Đấng Cứu Thế. Ngài không dám chiếm hữu quyền làm cha của Thiên Chúa.
Ngài không dám mạo nhận công việc của Chúa Thánh Linh. Ngài là người công
chính vì
khiêm tốn sống đúng thân phận của mình. Ngài là người công chính vì trả lại cho
Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.
2) Các
Ngài mau mắn vâng lời Thiên Chúa.Các Ngài có chương trình cho đời sống. Chương
trình ấy được suy nghĩ kỹ lưỡng vì được thực hành nghiêm chỉnh. Đức Maria khấn
giữ mình đồng trinh. Thánh Giuse muốn sống âm thầm trong bóng tối. Nhưng khi
nghe biết thánh ý Thiên Chúa các Ngài đã mau mắn xin vâng, bỏ dở chương trình
riêng tư, chuyển hướng cuộc đời để thi hành thánh ý Thiên Chúa. Đức Maria đã
thưa "xin vâng" bất chấp những đau khổ, khó khăn đang chờ đón. Thánh
Giuse đã mau mắn vâng lời dù thánh ý Thiên Chúa chỉ mơ hồ giữa bóng đêm dày
đặc, trong một giấc mộng lãng đãng mơ hồ.
-Vì
Chúa, các Ngài đã từ bỏ ý riêng mình. Vì Chúa, các Ngài đã thay đổi toàn bộ đời
sống. Thay đổi quyết liệt. Từ bỏ dứt khoát. Vâng lời mau mắn.
-Thái
độ của các Ngài rất gần với thái độ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu xuống trần trong
một thái độ tự hạ mình thẳm sâu,làm một người bé nhỏ nghèo hèn. Người luôn vâng lời Đức Chúa
Cha, vâng lời cho đến chết trên thập giá.
-Liên hệ:Đồng
thanh tương ứng, đồng ý tương cầu/Giống nhau thì tìm đến nhau. Chúa Giêsu xuống trần trong một
thái độ khiêm hạ và vâng phục thánh ý Chúa Cha, đã tìm được nơi cư trú tâm đắc nơi
Đức Maria và thánh Giuse, hai tâm hồn khiêm nhường và tuyệt đối vâng lời.Như vậy,Chúa muốn ta khoét một hang sâu khiêm nhường
trong lòng, trải trên đó những sợi cỏ vâng lời mau mắn. Như thế ta sẽ được hạnh phúc đón tiếp Chúa,
Đấng rất khiêm nhường và rất vâng lời. Amen.
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA
NHẬT 3 MÙA VỌNG NĂM
A2016
Lời Chúa: Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11
Mt 11, 2-11: “...Khi ấy, Gioan ở trong ngục nghe nói
về các việc làm của Chúa Kitô. Ông sai môn đệ đến thưa Ngài rằng: "Thầy có
phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?".
Chúa Giêsu bảo họ: "Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy:
người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được
nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó; và phúc
cho ai không vấp ngã vì Ta".Khi những người được sai đến đã đi rồi, Chúa
Giêsu liền nói với đám đông về Gioan rằng: "Các ngươi đi xem gì ở hoang địa?
Một cây sậy phất phơ trước gió ư? Vậy các ngươi đi xem gì? Một người ăn mặc lả
lướt ư? Nhưng những người ăn mặc lả lướt thì ở nơi cung điện nhà vua. Vậy các
ngươi đi xem gì? Một tiên tri ư? Phải, Ta bảo các ngươi, và còn hơn một tiên
tri nữa. Vì có lời chép về ông rằng: 'Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt
con, để dọn đường sẵn cho con'. Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái
người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả; nhưng
người nhỏ nhất trong nước trời còn cao trọng hơn ông...". Đó là lời Chúa.
-Đức Cha Fulton Sheen đã đưa ra ba tiêu chuẩn để
giúp ta nhận biết ai là Đấng Cứu Thế đích thực được Thiên Chúa sai đến cho nhân
loại.Thứ nhất: Người ta phải được thông báo trước về sự xuất hiện của người ấy.Thứ
hai: Người ấy phải làm được những phép lạ để mọi người thấy rõ quyền năng của
Thiên Chúa.Thứ ba: Những lời nói và việc làm của người không được đi ngược với
lương tâm và lý trí tự nhiên của con người.Và Chỉ một mình Chúa Giêsu Kitô đủ cả ba
tiêu chuẩn trên.
-Tin
Mừng (Mt 11,2-11) hôm nay cho thấy, Cũng
như mọi người khác đương thời, Gioan Tẩy Giả nôn nóng chờ Ðấng Messia của Thiên
Chúa đến. Gioan cũng đoán rằng Ðức Giêsu chính là Ðấng Messia ấy. Chỉ có điều
Gioan lại quan niệm rằng Ðấng Messia là một vị Thẩm phán nghiêm minh. Ngài đến
để trừng trị những người gian ác. Vì thế khi thấy Ðức Giêsu chưa làm gì để trừng
trị kẻ ác, thậm chí bản thân Gioan đang bị kẻ ác giam giữ trong ngục mà Ngài
cũng chưa ra tay. Gioan đâm ra hoang mang, ông sai môn đệ đến thưa Người rằng:
"Thầy có phải là Ðấng phải đến chăng?".
-Ðức
Giêsu không trả lời trực tiếp. Ngài bảo các môn đệ của Gioan về thuật lại cho
thầy họ tất cả những điều họ thấy Ngài làm: những kẻ bệnh hoạn tật nguyền được
cứu chữa và Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. Ðó là những chi tiết mà
ngôn sứ Isaia dùng để mô tả Ðấng Messia, nhưng không
phải là một Ðấng Messia thẩm phán, mà là một Ðấng
Messia Tôi Tớ: “Người mù được thấy, người què được đi, người phong hủi được sạch,
người điếc được nghe, người chết sống lại…”.Như thế, một cách gián tiếp, Ðức Giêsu
đã trả lời cho Gioan biết rằng Ngài chính là Ðấng Messia; đồng thời Ngài cũng
điều chỉnh lại quan niệm Messia của Gioan: Ðấng Messia đến không phải để trừng
trị mà để cứu vớt.Quan niệm này quả là quá xa lạ với suy nghĩ của Gioan. Vì thế,
Ðức Giêsu nhắn với ông:
"Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta".
+/Bao
lâu ta còn
quan niệm như Gioan Tẩy Giả, còn chờ mong Chúa đến can thiệp kiểu vua chúa trần
gian, để áp đặt một
quyền lực, chúng ta sẽ mãi mãi ảo vọng,nếu không muốn nói là thất vọng. Trong khi Gioan Tẩy
Giả và dân Do Thái mong một Đấng Cứu Thế đến tái lập uy quyền và vinh quang
Thiên Chúa, thì Thiên Chúa lại chỉ mãi lo cho vinh quang của con người, ưu tiên
cho những con người bị coi rẻ nhất: người mù, người què, người điếc, là những hạng
người phải ăn mày để sống, ăn mày sự sống với những người quyền thế giàu có, coi thường khinh bỉ họ, và nắm quyền
sinh tử trên họ.
-Ngày
xưa, khi Chúa Cứu Thế Giáng Sinh, các luật sĩ, cả vua Hêrôđê và dân thành Giêrusalem
đã không nhận ra Chúa Cứu Thế, vì họ quan niệm Chúa Cứu Thế phải đến trong oai
phong lẫm liệt, phải sinh ra ở lầu son gác tía, chứ không phải ở chuồng bò hang lừa.
-Chúng
ta ngày nay phải hết sức tỉnh táo mới khỏi để hụt mất Chúa Cứu Thế. Bởi vì, vẫn như
ngày nào, Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta; không ồn ào giữa hàng lũ người
tuỳ tùng hầu hạ kiểu vua chúa phong kiến, mà ẩn mình trong thân phận những con
người nghèo đói, ốm đau, bệnh tật,bị
gạt lừa.
-Người Do Thái đang luôn trông chờ Đấng Cứu thế đến,Còn chúng ta là Ki tô hữu thì khác, chúng ta đã
tin tưởng chắc chắn Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu thế,đã được loan báo từ ngàn xưa,và chúng ta là những người đã được
Ngài cứu chuộc.Vậy Hãy kiên nhẫn trông đợi ngày Ngài trở lại,Không vội vàng, không hấp tấp. Hãy tin
tưởng vào thời gian và sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa trên những nẻo đường
chúng ta đi.
-Bài đọc II (Gc 5,7-10),cũng nói
lên ý tưởng này.Bỡi vì,Thời Giáo Hội sơ khai, các tín hữu
mong chờ Chúa lại đến lần thứ hai. Càng khổ sở vì cuộc sống vất vả, càng cảm
thấy yếu thế trước những áp bức bất công, họ càng mong Chúa mau đến. Thế nhưng
mong chờ đã lâu mà vẫn chưa thấy Chúa đến.Và Họ sinh ra
nản lòng.Thánh Giacôbê khuyến khích họ hãy làm như bác nông dân: đã gieo giống rồi thì thế nào cũng
tới mùa gặt hái, chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi:Anh
em hãy kiên nhẫn trông chờ ngày Chúa đến. Như người nông phu kiên nhẫn trông chờ
những giọt nước mưa, và hoa màu của đồng ruộng, Anh em cũng hãy bền chí và vững
tâm vì Chúa đã gần đến.
-Đức
Thánh Cha Gioan XXIII thường nói: Chúng ta hãy tin tưởng vào thời gian, bởi vì
thời gian sẽ sắp đặt mọi sự. Nó sẽ giúp chúng ta nhìn rõ bàn tay yêu thương của
Chúa, cũng như giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp.
-Thánh
Vincentê luôn cảnh giác chúng ta: Đừng hấp tấp vội vã, vì đó là mưu mô của ma
quỷ, lừa dối những người thiện chí, để rồi cuối cùng chẳng làm được gì cả.
-Người Roma xưa có thờ một vị thần tên
là Janus. Từ đó chúng ta có danh từ tiếng Anh:January (tháng giêng).
Vị thần này được các hoạ sĩ mô tả bằng hình đầu người có hai mặt: một mặt nhìn
về đằng sau, mặt kia nhìn về đằng trước.
-Mùa vọng cũng tương tự
như thế. Nó nhìn về hai phía: một đàng nhìn lại lần giáng sinh đầu tiên của
Chúa Giêsu trong lịch sử, đằng khác là hướng đến cuộc tái giáng của Ngài vào cuối
lịch sử.Phận
vụ chúng ta không phải là cứ lè phè ngồi chơi rảnh rỗi sinh nông nỗi,mà phải xăn tay
áo lên, dấn thân vào
công việc Chúa Giêsu đã trao phó cho ta,
khi Ngài đến lần đầu tiên trong lịch sử.Nghĩa là chúng ta phải xây dựng nước
Chúa trên trần gian, phải đem yêu thương lắp đầy ganh ghét, đem thứ tha che phủ
hận thù, đem chân lý thay cho giả trá, đem sự cảm thông Kitô giáo thay cho sự
vô cảm lạnh lùng.Chúng
ta phải xây dựng một kiểu thế giới mà chính Chúa Giêsu sẽ dựng xây nếu Ngài ở vào vị trí chúng ta hôm nay.Đó chính là sứ điệp trong các bài
đọc hôm nay,Sứ
điệp ấy minh chứng Chúa Giêsu là Đấng Mesia, Ngài sẽ trở lại vào chung cục lịch
sử và sẽ phán xét chúng ta về việc chúng ta đã xây dựng nước Chúa trên trần
gian này như thế nào.Vậy chúng ta hãy kết thúc với lời tuyên xưng đức tin vào
Chúa Giêsu, là Đấng Mêsia cũng là Đấng Cứu Độ chúng ta- Amen.
Nhận xét