CHIA SẺ LỜI CHÚA C.N34T.N&CN33TN/TĐVN NĂM C2016
Lời
Chúa: Năm A:Ed 34,11-12.15-17;1Cr 15, 20-26.28;Mt 25,31-46;Năm B:Daniel
7,13-14; Kh 1,5-8;Ga 18,33-37;Năm C:2Sm 5,1-3;Cl 1,12-20;Lc 23, 35-43
Lc 23, 35-43: “…Khi
ấy, các thủ lãnh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: "Nó đã cứu
được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa
tuyển chọn". Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và
nói: "Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi". Phía trên
đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: "NGƯỜI
NÀY LÀ VUA DÂN DO THÁI".Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá
cũng sỉ nhục Người rằng: "Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu
chúng tôi nữa". Đối lại, tên kia mắng nó rằng: "Mi cũng chịu đồng một
án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì
chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn ông này, ông có làm gì xấu
đâu?" Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Ngài, khi nào về nước
Ngài, xin nhớ đến tôi". Chúa Giêsu đáp: "Ta bảo thật ngươi: ngay hôm
nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta…". Đó là lời Chúa.
+/Một
tu sĩ già ngôi bên gốc cây. Mắt ông nhắm lại, hai chân xếp bằng, hai tay để
trên đầu gối. Ông đang chìm sâu vào sự thiền định. Thình lình một người lính Nhật
đến phá tan sự chiêm ngắm của ông với thái độ châm biếm và bằng một giọng thô lỗ
rằng:
"Này ông già! Hãy nói cho tôi nghe về thiên đàng và hỏa ngục!". Thoạt tiên vị tu sĩ không phản ứng
gì. Sau ông từ từ mở mắt ra, mỉm cười, trong khi tên lính tỏ vẻ mất kiên
nhẫn. Ông đáp: "Anh bẩn thỉu,
Tay chân anh đầy bụi đất, tóc rối bù, người anh hôi hám,Anh xấu xí, trông dữ tợn
và ăn mặc đáng tức cười. Anh muốn hỏi tôi về thiên đàng và hỏa ngục ư?". Người lính Nhật giận dữ, mặt đỏ
gay, tuốt gươm ra, sẵn sàng chém đầu vị tu sĩ. Khi lưỡi gươm đang hạ xuống, người
tu sĩ điềm nhiên nói: "Đó là hoả ngục". Lời nói xuyên thấu tận tim óc
anh, anh giật mình, tỉnh ngộ, và chợt cảm thấy kính phục và yêu mến vị tu sĩ dịu
dàng này, ông đã liều chết để dạy cho anh một bài học về hoả ngục. Anh bỏ gươm
xuống, mắt ngấn lệ, nhìn vị tu sĩ với ánh mắt biết ơn. Vị tu sĩ lại nhẹ nhàng
nói: "Đó là thiên
đàng".
+/Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất chấm dứt, cả
châu âu rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát. Balan cũng không tránh khỏi thảm hoạ. Đất
nước bị quân Đức và Nga thay nhau cày xéo. Bao thanh niên ngã gục trên chiến
trường. Nhiều làng mạc, thành phố bị bom đạn thiêu rụi.Trước tình hình đó, Toà
thánh muốn tìm một giáo sĩ xứng hợp, có thể đảm trách vai trò đặc sứ tại quốc
gia này. Linh mục Ambrose Ratti người Ý đã được đề cử và tuyển chọn. Ngay sau
đó, cha Ambrose lên đường đi nhận nhiệm sở mới với bao sứ mạng nặng nề.Thế
nhưng công việc của cha Ambrose tại Balan đã tiến triển tốt đẹp. Toà thánh nhận
ra điều đó. Rồi chẳng bao lâu sau, ngài được triệu về Rôma và được tấn phong Hồng
y coi sóc tổng giáo phận Milan. Đến năm 1922, sau khi Đức Benêđictô XV qua đời,
Hồng y Ambrose Ratti được bầu làm Giáo hoàng với danh hiệu Piô XI.Năm 1925, Đức
Thánh Cha Piô đã thiết lập ngày lễ Chúa Giêsu Vua, đồng thời ban sắc lệnh truyền
dạy Dân Chúa khắp nơi mừng lễ này vào Chúa nhật cuối cùng của tháng Mười. Trong
một bản tông huấn, Đức Thánh Cha cho biết lý do ngài thiết lập ngày lễ Chúa
Kitô Vua rằng: thế giới
cần một nền hoà bình chân thật, nhưng hoà bình đó chỉ có được dưới triều đại của
Đức Kitô là Vua Tình Thương và là Hoàng Tử Bình An.Về sau, khi có cuộc cải cách
phụng vụ, một số ngày lễ được thay đổi, một số khác không còn lưu lại trong lịch.
Riêng lễ Chúa Kitô Vua được dời qua Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, tức
Chúa nhật thứ 34, trước khi bước vào mùa Vọng, khởi đầu một năm phụng vụ mới,năm A.Có Một
linh mục đã nhận xét: Suy tôn Chúa Giêsu Vua là việc làm hoàn toàn chính đáng
và mang nhiều ý nghĩa, vì quả thực, Ngài đã chào đời như một quân vương và lìa
đời như một đức vua.
+/Và
như trong Tin Mừng vừa cho biết, anh trộm lành đã khám phá ra vương quyền của Chúa
Giê su
khi thành khẩn nài xin: “Lạy Đức Giêsu, xin nhớ đến tôi, khi Ngài đến trong Nước
của Ngài”.
-CHÚA
GIÊ SU VUA TÌNH YÊU.Làm sao trong cảnh hấp hối tột cùng của Đức Giêsu và của
chính mình mà anh “trộm lành” lại cất lên được lời thỉnh cầu như thế? Phải
chăng khi rơi vào vòng xoáy của sự chết, anh đã cố bám víu bất cứ thứ gì có thể
bám được?.
Điều gì đã giúp anh, ngay giữa lằn ranh của sự sống và sự chết, gặp thấy dung mạo
của một quốc vương, Đấng đang bước vào vương quốc của mình ngay trên thập giá?.Một nhà thần học trả lời rằng: tình thương đã giúp anh khám phá Vua Giêsu. Chính lòng yêu người, xót
thương cho kẻ bị oan ức, đã giúp anh gặp gỡ Vua Tình Yêu.
+/Và
đặc biệt, Chúa GIÊ SU là một vị vua nhân hậu.Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng
cho thấy, chính
vào lúc Ngài hấp hối trên thánh giá giữa những lời sỉ nhục và thách thức của
các thủ lãnh và lính tráng, thì tiếng nói của anh trộm lành bất ngờ vang lên.
Anh ta chấp nhận hình phạt,Rồi anh tuyên xưng sự vô tội của Chúa Giêsu.
-Điều
lạ lùng hơn nữa là anh đã tuyên xưng vương quyền của Ngài, khi mà mọi sự dường
như đã sụp đổ. Trong cái nhìn của anh, thì cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu
trên thập giá không phải là một dấu chấm hết, anh vẫn tin có ngày Ngài sẽ đến
trong nước của Ngài và anh hy vọng mình sẽ được dự phần vào ngày đó.Và Chúa
Giêsu đã ban một ơn trọng đại,
vượt quá lòng anh mong ước rằng:
Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta.
-Đức giám mục Bossuet/một nhà giảng thuyết hùng biện, đã chú
giải như sau: Hôm nay, quả là nhanh biết mấy. Ở với Ta, quả thân tình biết bao.
Trên thiên đàng, quả là nơi hạnh phúc vĩnh cửu. Như thế anh trộm lành là người
đầu tiên được hứa ban ơn cứu độ. Kẻ gian phi lại là người trước hết được hưởng
hoa trái của cái chết trên thập giá của Chúa.
-Tất
cả những việc ấy đều nói lên lòng nhân hậu của Vua Giêsu đối với những kẻ bị gạt
ra bên lề xã hội. Vị vua bị đóng đinh đã bắt đầu cuộc chinh phục của Ngài trên
các tâm hồn.
+/Ba
tâm tình cần phải có của ngày lễ CHÚA KI TÔ VUA:
1. Như người trộm lành, ta hãy chân nhận Vương quyền của Chúa trên cuộc đời
mình. Bằng sự chân nhận nhận Vương quyền của Chúa, ta hãy trung thành và tận tụy
từng giây phút của đời mình cho Chúa,
vươn lên sự thánh thiện trong Chúa, sẵn sàng để Chúa làm chủ đời mình.2. Như người trộm lành, ta hãy tin tưởng phó mình trong tay Chúa. Đã là người mang lấy đức tin, chúng ta hãy tin tưởng, hãy trọn vẹn tín thác cho Chúa đời mình.Ta không được ngần ngại hiến dâng lên Chúa mọi năng lực, sức sống, mọi chiều kích sống trong suốt đời mình. Quyết một lòng để Chúa dẫn đưa đến bến bờ bình yên của ơn cứu độ do Chúa thực hiện. 3. Như người trộm lành, ta phải chân thành nhìn nhận lỗi lầm của mình để ăn năn chừa tội. Trong lời đối đáp với người đồng bọn, người trộm khẳng khái: “Chúng ta chịu xứng với việc chúng ta làm”. Đó là bài học về lòng sám hối tội lỗi của chúng ta. Hãy mềm lòng để ơn hoán cải Chúa ban có thể thấm vào cuộc đời, thấm vào từng hành động, từng lời ăn tiếng nói, từng biểu hiện sống, từng mối tương quan của chúng ta. Hãy để ơn hoán cải thấm sâu vào tâm hồn, để chúng ta luôn biết ăn năn tội thật lòng, và không ngần ngại dọn tâm hồn bằng bí tích hòa giải, bằng việc xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau.Amen
-Thánh
Augustinô nói: “Ta phải lấy
làm buồn vì không được thế gian ghen ghét mới phải ! Vì
như vậy, ta sẽ không giống Thầy!”.
|
...............................................
Chia Sẻ Lời Chúa
CN33TN,Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam 2016
Ga 15,18-21: “...
(18) Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết
rằng nó đã ghét Thầy trước. (19) Giả như anh em thuộc về
thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc
về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét
anh em.(20) Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em : tôi tớ không lớn
hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ
lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. (21) Nhưng họ sẽ
làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ
không biết Ðấng đã sai Thầy...”
-Tác
giả Tacitus, một sử gia của Đế quốc Rôma vào thế kỷ thứ nhất, trong tập sử ký của
ông có ghi lại cuộc bách hại đầu tiên mà Giáo hội phải trải qua như sau: "…Rôma năm 64, Hoàng đế Néron, để dẹp bỏ tiếng đồn tố cáo ông là người đã nổi lửa đốt
thành Rôma, đã ra lệnh lùng bắt những người mà dân chúng gọi là kitô hữu. Một
đám đông vô kể bị bắt giữ vì bị tố cáo không những đã gây ra cuộc hỏa hoạn, mà
lại còn thù nghịch với các thần minh và nhân loại. Tất cả đã bị đem ra chế diễu
và bị hành hạ cho đến chết: một số bị gói trong những mảnh da thú và quăng cho
chó cắn xé; một số khác bị thiêu sống, như thế khi màn đêm vừa buông xuống, người
ta dùng họ như những bó đuốc để soi sáng ban đêm; nhiều người khác bị đóng đinh
cách dã man. Cảnh tượng ấy diễn ra trong các vườn thượng uyển của Néron cũng
như tại Hí trường, nó
dã man đến nỗi đã làm cho dân chúng xúc
động và thêm bất mãn…”.
-Thánh
Gioan, khi ghi lại đoạn Tin mừng hôm nay, chắc chắn cũng đã nhìn thấy cảnh tàn
sát dã man mà các tín hữu tiên khởi đã trải qua, dưới thời hoàng đế
Néron.
-Trong ngôn ngữ của Tin Mừng theo thánh Gioan, thế gian
không có nghĩa là toàn thế giới, Thế gian ở đây là thế lực của sự dữ, của tất cả
những gì đối nghịch cùng Thiên Chúa.Khi
bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, mặc nhiên người Ki tô hữu chấp nhận dấn thân vào
một đối đầu không khoan nhượng,sẽ
lãnh lấy phần thua thiệt,
để phải hy sinh cả mạng sống.
-Lý
do duy nhất có thể giải thích việc các Kitô hữu bị bách hại,chính là vì thế
gian đã ghét Đức Giêsu. Vì ghét và ‘loại bỏ’ Chúa Giêsu, thế gian cũng ghét và
loại trừ người Kitô hữu;Thật đúng như câu tục ngữ: “Thương nhau thương cả lối đi; ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”.
-Mỗi
giai đoạn lịch sử có những cách thế bách hại riêng. Thế giới càng văn minh thì
hình thức bách hại càng tinh vi,có
khi tinh
vi đến độ người bị bách hại không biết,hay chẳng nhớ ra rằng: mình đang khốn khổ,
hứng chịu bắt bớ.Có lúc tưởng
rằng mình đang đưa
tay ra đón
nhận ân huệ. Người ta đẩy mình đến chỗ tiêu diệt mà
tưởng họ đang giúp mình xây dựng.
-Bắt
bớ bây giờ không còn là một đe dọa, nhưng là dấu chỉ hy vọng, dấu chỉ thuộc về
Ðức Kitô.
-Nên cũng thật ý nghĩa trong câu nói của Tertulianô:
"...Máu
tử đạo là những hạt giống nảy sinh ra các Kitô hữu...".
-Người
Kitô hữu chọn Chúa và chọn cách sống khác hẳn lối sống của thế gian; mà thế
gian lại ghét những gì không thuộc về nó. Do đó, Kitô hữu đích thực là chấp nhận
lội ngược dòng đời.
-Thánh
Grêgorio nói: “Ta là người công
chính khi bắt đầu làm mất lòng kẻ không làm đẹp lòng Thiên Chúa”.
-Nhìn họ lại nghĩ đến ta. Cha ông ta dù trong hoàn cảnh đạo bị bách hại,
cuộc sống còn lam lũ nghèo khó, thiếu thốn tư bề, các ngài vẫn giữ đạo,
vẫn sống đạo.
-Theo thống kê năm 1975 số người tín hữu đã lên tới 5 triệu
người trên tổng dân số toàn quốc hơn 40 triệu dân. Tỷ lệ 1/10. Thế nhưng qua 38
năm Giáo hội Công Giáo dường như không có bước tiến về truyền giáo. Số người
công giáo sau 38 năm cũng chỉ mới hơn 6 triệu tín hữu so với dân số gần 90 triệu
dân. Tỷ lệ 1/15.Chúng ta vẫn tự hào về cha ông chúng ta –
những anh hùng
trung kiên với đức tin, đã can đảm hiên ngang đổ máu đào để minh chứng cho đức
tin Công giáo.
-Điều quan yếu nơi các thánh tử đạo Việt Nam,không
chỉ là việc đổ máu mà là một chuỗi ngày dài sống đức tin trung kiên. Một đức
tin sắt son với Chúa. Một đức mến nồng nàn với tha nhân. Như trường hợp y
sĩ Phan Đắc Hòa, ông luôn rộng rãi giúp người nghèo khó, riêng bệnh nhân
túng thiếu, không những ông chữa bệnh miễn phí, lại còn giúp tiền giúp lúa.
-Với ông Martinô Thọ
thì "Công bằng chưa đủ phải
có bác ái nữa, mà muốn thực thi bác ái phải có điều kiện, thế nên, ông đã trồng
lúa, trồng rau để có tiền làm việc thiện.
-Với ông Cai Tả thì
yêu thương để xứng với tình Chúa yêu, ông thường châm chước cho những người mắc
nợ và nói: "Mình quên nợ người,
Chúa quên tội mình ".
-Với quan Hồ Đình
Hy thì: "Đừng làm việc thiện
cách máy móc qua lần chiếu lệ, mà phải làm với thiện ý ". Ông
từng chăm sóc nuôi nấng một người bệnh bơ vơ, suốt 15 ngày sáng tối thăm hỏi,
và khi người bệnh lìa đời, đã tổ chức lễ an táng tử tế. Amen
Nhận xét