CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 24&23 THƯỜNG NIÊN NĂM C 2016
CHIA
SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM C2016
Lời Chúa: Xh
32,7-11.13-14; 1Tm 1,12-17; Lc 15,1-32
Lc 15,
1-32: “...Khi ấy, những người thâu thuế và
những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những
người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội
lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này:
"Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để
chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi
tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về
nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: "Anh em hãy chia vui
với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!" Cũng vậy, Tôi bảo các ông:
"Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi
chín người công chính không cần hối cải."Hay là người đàn bà nào có mười
đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho
đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người
láng giềng đến mà rằng: 'Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng
bạc tôi đã mất'. Cũng vậy, Tôi bảo các ông: Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ
vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".Người lại phán rằng: "Người
kia có hai con trai. Đứa em đến thưa cha rằng: 'Thưa cha, xin cha cho con phần
gia tài thuộc về con'. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau,
người em thu nhặt tất cả tiền của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ,
phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của, thì vừa gặp nạn đói lớn trong
miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong
miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy
bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó muốn hồi tâm lại và tự nhủ:
"Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn dư dật, còn tôi, tôi ở đây
phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: 'Lạy cha,
con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa,
xin cha đối xử với con như một người làm công của cha'. Vậy nó ra đi và trở về
với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng
thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa
rằng: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là
con cha nữa'. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và
mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con
bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã
mất nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình."Người con cả
đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi
một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về
và cha cậu đã giết con bê béo, vì thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi
giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời:
'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà
không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn, còn
thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm, nay
trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó'."Nhưng người cha
bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải
ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy...'". Đó là lời Chúa.
-Tờ báo Nature đã làm một cuộc thăm dò cả
ba nhóm văn hóa khác nhau gồm Á Đông, Phi Châu, Âu Mỹ, để xem mẫu đàn ông nào
được mọi người mến chuộng nhất hiện nay. Kết quả thật ngạc nhiên được tiến sĩ
Kieran Lee của đại học St Andrew bên Tô Cách Lan công bố.Đó Là người đàn ông có nét đơn thành và
mềm dịu, chứ không phải là những nét xông xáo hay quá khôn lanh.Nhà nhân chủng học David Perrett giải
thích thêm rằng vì người có dáng hùng hổ và
hung hăng bọ xít thì mạnh kích thích tố testorsterone, nên ít kiên nhẫn và chung thủy, lại hay
gây gỗ khiến gia đình khó bề ổn định bền lâu.
-Các
dụ ngôn trong Lu ca chương
15 thường được gọi là “Tin Mừng trong Tin Mừng”. Chương 15 tóm tắt sứ điệp Luca về sự
tha thứ và thống hối. Ðức Giêsu tìm cách hiệp thông và kết bạn, rồi mới tới sám
hối, kinh nghiệm về một Thiên Chúa tình yêu.Tin Mừng (Lc 15, 1-32) có Khung cảnh: thấy Chúa Giêsu gần gũi
với những người tội lỗi đến gần, nhóm pharisêu và kinh sư trách Ngài. Chúa
Giêsu đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho họ.Có 3 dụ ngôn: 1 con chiên trong số
100 con bị mất, 1 đồng trong số 10 đồng bị đánh rơi, và 1 đứa trong hai đứa con
bỏ nhà đi hoang. Tỉ lệ mất mát ngày càng cao (1/100 à 1/10 à ½). Giá trị những
thứ bị mất cũng ngày càng cao (1 con vật, đồng bạc - người ta thường nói
"đồng tiền liền khúc ruột - và 1 đứa con). Tất cả những dụ ngôn này đều đề
cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm
đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được
một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
-Ba
động từ MẤT – TÌM – MỪNG xuyên
suốt ba dụ ngôn, trở thành một tình ca hay, ca ngợi lòng yêu thương
vừa kỳ diệu, trường kỳ, sâu thẳm trong hành động tìm kiếm con người
của Thiên Chúa, vừa cho thấy: Tội lỗi đáng ghét, đáng loại trừ,
nhưng người có tội, dù tội của họ nặng đến mức độ nào, vẫn đáng
thương, đáng được tha thứ một khi họ biết ăn năn.Một con chiên lạc,
một đồng bạc bị mất, một đứa con hư hỏng, là hình ảnh của loài người tội
lỗi, là linh hồn con người cần được tình yêu tha thứ của Chúa đón
nhận. Linh hồn còn quý giá hơn bội lần đối với con chiên, hơn đồng
bạc,hơn cả
đứa con hoang đàng. Bởi vậy, một khi tìm lại được linh hồn con người,
thì không phải chỉ cả nhà vui, người chủ vui, hàng xóm vui, nhưng cả
thiên đàng đều vui,như ta nghe
trong Tin Mừng rằng:“Trên
trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”.
+/NHỮNG THÁI ĐỘ NÀO CHO CHÚNG TA HÔM NAY?
-Thứ
nhất: Biết mình có tội.Cả vô tình lẫn cố ý, nhiều
lần ta trở thành “người anh cả” trong dụ ngôn thứ ba, đã không thể
thông cảm, không thể đón nhận anh em mình đứng lên sau khi đã vấp ngã,
lại còn ganh ghét, lên án, kết tội. Chính thái độ loại trừ một
cách độc ác này đã “bị” Chúa dạy liên tiếp bằng ba dụ ngôn đáng
giá, để nhắc nhở biệt phái,pha
ri siêu,và cả ta, về tình trạng tội lỗi của mình. Họ ngày xưa cũng như ta hôm nay,
cũng cần được tha thứ, cũng cần được Thiên Chúa yêu thương đón nhận. Nên phải khôn ngoan nhìn mình để khám
phá con người thực của mình hơn là nhìn người anh em để đổ vạ, để
lên án.Hơn bao giờ hết, chính lúc này đây, lúc mà ta đang lắng nghe
và suy niệm Lời Chúa, hãy biết rằng, Chúa dạy ta đừng xét đoán,
đừng lên án anh em, bởi không phải chỉ người anh em có tội, nhưng là chính bản thân ta cũng có tội. Chúa đang dạy ta hãy
cúi đầu nhìn nhận mình tội lỗi mà ăn năn tội và cầu xin ơn tha thứ, như lời thú nhận của người con
thứ trong dụ ngôn thứ ba:“Thưa Cha,
con thật đắc tội với Trời và với Cha”.
-Thứ hai:
Đừng đánh mất hy vọng.Dù ta xấu thế nào, tội nặng
đến đâu, ta vẫn không có quyền thất vọng. Hãy tin mãnh liệt rằng,
trước khi ta trở về, Chúa đã chủ động đi tìm ta.Chúa tìm đến lúc
tìm được mới thôi. Ngày nào ta còn xa Chúa, ngày ấy Chúa còn mòn
mỏi trông ngóng, chờ đợi, đau khổ. Một khi đã tìm lại được ta, Chúa
không chỉ đón nhận như đón nhận người con ân hận trở về. Nhưng lòng
Chúa mở hội, vui mừng khôn tả.Ta không có quyền thất vọng trước tình
yêu hải hà của
Chúa.
-Người
con hoang đàng trong dụ ngôn thứ ba toàn làm điều xấu, chỉ duy nhất
có một hành động đẹp mà thôi: Đứng lên trở về cùng cha. Cho nên,Dù ta phạm tội đến mức độ
nào đi nữa, thì cũng hãy dứt khoát thực hiện một hành động rất
đẹp mà người con hoang đàng đã thực hiện,là Ra đi, trở về cùng Cha và thưa với
Cha rằng: Lạy Cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến Cha.Hãy nhớ một
điều rất quan trọng: Thất vọng là động lực nguy hiểm lôi kéo ta càng
ngày càng xa Chúa. Do đó, thất vọng càng nhấn chìm ta. Càng đẩy ta
lún sâu vào vũng bùn dơ bẩn của tội lỗi. Thất vọng là giết chết
cuộc đời mình, giết chết tương lai vĩnh cửu của mình, giết chết cơ
hội trở về với tình yêu của Chúa.
-Thứ ba:
Tin vào khả năng mình sống thánh thiện.Ai trong chúng
ta cũng có khả năng làm việc thiện,Đó
là một thực
tế. Ngay cả một người dù xấu xa nhất, thì nội tâm anh ta vẫn khao
khát hướng về sự thiện,hướng
về CHÚA.Tin
vào khả làm việc thiện, sẽ đưa ta tới một niềm tin quan trọng khác:
Ta có thể đứng lên thay đổi đời sống và hoán cải lòng mình.Hình
tượng người con hoang đàng quyết trở về với cha của anh là bằng
chứng mà Chúa đã dùng để nhắc ta hãy tin vào khả năng mình có thể nên thánh thiện.Lịch sử Hội
Thánh đã ghi nhận nhiều tấm gương,Chẳng
hạn như:
thánh Phêrô,thánh Âugustinô,Thánh
PhanxicôAsisi, thánh Charles de Foucauld…Tất cả những con người thánh
ấy, đều đã có một thời gian sai phạm, nhưng đã tự tin đứng lên về
cùng Chúa,và
Họ đã thành công,Họ
đã nên thánh. Chính tình yêu của Chúa đã trao cho họ động lực hoán
đổi đời mình. Cũng vậy, Chúa vẫn bao bọc đời ta bằng tình yêu trìu mến của Chúa. Tin tưởng Chúa
không bỏ ta, ta sẽ đủ nghị lực, đủ mạnh mẽ mà dứt khoát giả từ tội
lỗi, trở về cùng Chúa.
-Bài đọc
II (1 Tm 1, 12-17),cho ta gương của Thánh Phaolô tạ ơn Thiên Chúa vì lòng
nhân từ thương xót của Ngài,vì
Trước
kia ngài
là kẻ lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng đã được CHÚA thương xót.Nên thánh nhân nói:"Đức Kitô đã đến
thế gian để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi".Và ngài tiếp lời: "Sở dĩ tôi
được thương xót là vì Chúa Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của
Ngài nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào
Ngài".
+/Câu chuyện để suy nghĩ thêm và kết thúc:Một hội từ thiện
kia xây dựng một ngôi trường nhằm giúp cho những thiếu niên hư hỏng hoán cải.
Khi bàn đến những chi tiết trong việc điều hành trường như mua sắm phương tiện,
thuê mướn giáo viên vvv...Và một
hội viên phát biểu: "Chúng ta đừng ngại tốn kém. Chỉ cần hoán cải được một
thiếu niên thôi thì tốn bao nhiêu cũng đáng". Một người khác hỏi tại sao
thì ông này đáp: "Bởi vì thiếu niên hư hỏng ấy là con của tôi"...A men
.....................................................................
CHIA
SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN C2016
Lời
Chúa: Kn. 9,13-18; Plm. 9-10.12-17; Lc 14,25-33
Lc 14, 25-33: “...Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa
Giêsu, Người ngoảnh lại bảo họ rằng: "Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ,
vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai
không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta."Có ai
trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần
thiết, xem có đủ để hoàn tất không? Kẻo đặt móng rồi mà không thể hoàn tất, thì
mọi người xem thấy sẽ chế giễu người đó rằng: 'Tên này khởi sự xây cất mà không
hoàn thành nổi'. "Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác,
mà trước tiên không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem mười ngàn quân ra đương đầu
với đối phương dẫn hai mươi ngàn quân tiến đánh mình chăng? Bằng chẳng nổi, thì
khi đối phương còn ở xa, vua ấy sai một phái đoàn đến cầu hoà. Cũng thế, bất kỳ
ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ
Ta...".
Đó là lời Chúa.
*/Trích
sách "Hành trình đến tự do",1994,Nelson
Mandela, một người thông minh muốn lập nghiệp như mọi người khác. Hans Muler, một
thương gia, nhìn thế giới qua lăng kính của luật cung cầu, đã nói với Mandela:"Tất
cả là tiền bạc. Bởi vì giàu sang và tiền bạc đồng nghĩa với hạnh phúc. Anh phải
chiến đấu cho điều đó: Tiền bạc và không gì ngoài tiền bạc. Một khi bạn có đủ
tiền bạc, bạn không muốn cái gì khác trên đời".Nếu Nelson Mandela làm theo
lời khuyên của Hans Muler, ông có thể làm rất tốt cho bản thân. May mắn thay
cho nước
Nam Phi. Thay vì lo cho bản thân, Nelson Mandela đã
quyết định cống hiến cuộc đời mình cho việc phục vụ đất nước.Để làm điều đó,Mandela đã phải
hy sinh,ông viết: "Đối với tôi, không phải là một việc dễ dàng, khi phải xa cách vợ con, giã từ những ngày xưa
tươi đẹp ấy,và sau một ngày làm việc hăng say ở văn phòng. Tôi có thể quay về với
gia đình trong bữa ăn tối, thay vì phải sống như một người bị cảnh sát săn đuổi
liên tục, sống xa cách những người thân yêu nhất, phải đối diện liên tục với những
sự bất trắc như bị nhận dạng và bắt giữ. Đó là một đời sống cực kỳ khó khăn hơn
cả chịu án tù...”.Nelson
đã chịu 27 năm tù đày vì yêu đất nước. Và Ông
đã trở thành tổng thống vĩ đại của đất
nước Nam
Phi.
*/Là Ki tô hữu,là làm môn đệ Đức Giêsu,ta phải chịu bắt bớ, tù đầy,chịu đau khổ hy sinh như Tin Mừng (Lc 14,25-33) hôm nay cho biết.Khung cảnh Khi ấy "Có rất nhiều người đi đường với Chúa Giêsu "tiến lên Giêrusalem".Nhưng có lẽ họ cho rằng đây là một sự tiến lên để giành chiến thắng theo kiểu trần gian. Để xóa tan hiểu lầm này, Chúa Giêsu nói những lời tiếp theo.Đại ý Chúa Giêsu nói: Ai muốn
*/Là Ki tô hữu,là làm môn đệ Đức Giêsu,ta phải chịu bắt bớ, tù đầy,chịu đau khổ hy sinh như Tin Mừng (Lc 14,25-33) hôm nay cho biết.Khung cảnh Khi ấy "Có rất nhiều người đi đường với Chúa Giêsu "tiến lên Giêrusalem".Nhưng có lẽ họ cho rằng đây là một sự tiến lên để giành chiến thắng theo kiểu trần gian. Để xóa tan hiểu lầm này, Chúa Giêsu nói những lời tiếp theo.Đại ý Chúa Giêsu nói: Ai muốn
làm môn đệ Chúa Giêsu/"đi theo" Ngài thì phải yêu mến
Ngài hơn,
(diễn tả theo kiểu đặc biệt sêmít là "ghét"),tất cả những gì mình tha thiết nhất, chẳng
hạn cha mẹ,vợ con, anh em và cả mạng sống mình nữa.Sau đó Chúa Giêsu đưa ra hai
dụ ngôn:Một người xây tháp trước khi xây phải tính toán kỹ để chọn lựa quyết định
có nên xây hay không.Một ông vua trước khi đi giao chiến cũng phải tính toán kỹ
để chọn lựa có nên giao chiến hay không.Cũng thế, nếu biết theo Chúa Giêsu phải
chấp nhận từ bỏ tất cả, thì phải
tính toán cho kỹ.
+/Con đường theo Chúa,Trong ngôn ngữ
Thánh kinh, "đi theo" có nghĩa là làm môn đệ. Chúa Giêsu là ông thầy
đi trước, các môn đệ đi theo phía sau. Thông thường ông thầy chỉ cần đi trước
cho các môn đệ đi theo. Nhưng trong chuyện này Chúa Giêsu đã "quay lại bảo
họ", nghĩa là Ngài có điều quan trọng muốn dặn dò kỹ các môn đệ.
-Điều
quan trọng mà Chúa Giêsu muốn dặn dò kỹ các môn đệ là 2 điều: một điều tiêu cực
là phải từ bỏ, một điều tích cực là phải vác thập giá.Chúng ta hãy suy nghĩ về
từng điều:
1. Điều thứ nhất là từ bỏ,a/ Tại sao làm
môn đệ Chúa thì phải từ bỏ ?,thưa
Vì đi theo Chúa giống như đi leo núi. Nếu mang nhiều thứ cồng kềnh thì sẽ bận
vướng nặng nề khiến không leo nhanh được, thậm chí còn có thể bỏ cuộc.b/ Vậy phải
từ bỏ những gì ?,
Chúa Giêsu kể : phải bỏ "cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống
mình". Qua cách nói
này,
ý Chúa muốn nói tới gia đình ; còn qua chữ "mạng sống", ý Chúa
muốn nói tới những gì thân thiết nhất của mình.
-Nhưng
ta hãy hiểu cho đúng,Chúa
không bảo người môn đệ phải bỏ những thứ vừa kể một cách tiên thiên, mà là bỏ nếu
như chúng làm bận
vướng cho việc đi theo Chúa. Gia đình là tốt, mạng sống
là cần.Gắn bó với gia đình và tha thiết với mạng sống không có gì là xấu cả.
Tuy nhiên bất cứ khi nào mình cảm thấy 2 thứ đó trở thành bận vướng, hay bất cứ
khi nào Chúa soi sáng cho ta thấy như vậy, thì người môn đệ phải can đảm từ bỏ.
2. Điều quan trọng thứ hai
mà Chúa Giêsu căn dặn là vác Thập giá
a/ Tại sao muốn đi theo Chúa thì nhất thiết phải vác thập giá ? Vì, như đã vừa nói ở
phía trên, nếu đi theo Chúa giống như đi leo núi, thì thập giá giống như cây gậy
của người leo núi. Nó rất cần và rất có ích. Không có gậy để dò đường và để chống
đỡ thì ta sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc.b/ Điều thứ
hai này có liên quan tới điều thứ nhất : chúng ta từ bỏ những thứ bận vướng
là để mình có thể thong dong mà vác thập giá.
+Chúng
ta thường hay quên
mất 2 việc rất quan trọng để thực sự xứng đáng làm môn đệ Chúa :a) Xưa nay ta quen tìm kiếm để
được thêm chứ ít khi nào chủ động từ bỏ. Thỉnh thoảng có từ bỏ chỉ là vì miễn
cưỡng, vì rán chịu vậy mà thôi. Thí dụ khi ta bị mất tiền, mất đồ đạc, khi một
người thân chết.b)Là
xưa nay ta không chủ động vác thánh giá.Thập giá nào Chúa gởi thì ta rán mà vác
vậy thôi.Người môn đệ thật của Chúa phải chủ động từ bỏ và chủ động vác thập
giá.
*/Phải suy nghĩ cho
thật kỹ và nghiêm túc:Tiếp trong Tin Mừng là
hai dụ ngôn về việc xây tháp và việc một vị vua muốn xuất quân đi giao chiến, cả
hai dụ ngôn này đều có chung một tư tưởng trong mối liên kết với những đòi hỏi
của Đức Giê-su. Để là môn đệ Đức Giê-su, phải dấn thân trọn vẹn, phải yêu mến
Ngài tuyệt mức.Phải tính toán cho thật
nghiêm túc, định liệu sức mình có
thể bền đỗ cho đến cùng không,hay có nguy cơ giữa
đường đứt gánh...
+Bài đọc I (Kn 9,13-18),Sách Khôn ngoan
sưu tập những suy nghĩ của nhiều thế hệ loài người về những vấn đề căn bản. Đoạn
trích hôm nay bàn về giới hạn của sự hiểu biết của con người.Ngay cả những vấn đề thuộc hạ giới, tức
là những vấn đề trong tầm tay con người mà con người cũng phải rất nhọc công mới
khám phá được, thậm chí nhiều điều con người không hiểu nổi.Huống chi những vấn
đề thuộc thượng giới, những vấn đề liên quan đến cuộc sống đời đời.Vì thế, con
người rất cần được Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan để biết đường lối của Chúa để
mà đi theo,
và nhờ đó được ơn cứu độ.
+Bài đọc II (Plm 9b-10.12-17),giúp ta hiểu ra trên đường
theo CHÚA,sống trong cộng đoàn,có khi ta phải biết đón nhận,chấp nhận nhau.Đây
là một phần của bức thư Phaolô viết cho một tín hữu của ngài là Philêmon.Hoàn cảnh là một nô lệ của Philêmon tên là Ônêsimô bỏ
nhà trốn đi,
có lẽ sau khi đã ăn cắp một số tiền. Do hoàn cảnh nào đó đẩy đưa, Ônêsimô gặp
Phaolô đang ở tù.Ônêsimô xin theo đạo,Phaolô
chấp thuận. Phaolô cũng quyến luyến Ônêsimô muốn giữ anh lại với mình, nhưng
không thể được.Vì thế Phaolô quyết định gởi Ônêsimô về cho chủ. Nhưng Phaolô
không gởi suông, mà cho Tychique đi kèm và còn mang theo lá thư này cho
Philêmon,
trong đó Phaolô tế nhị gợi ý Philêmon sẽ đón nhận Ônêsimô như một người anh em
trong đức tin. Nhưng Phaolô không hề lạm dụng tình nghĩa của Philêmon đối với
mình để làm áp lực, trái lại chỉ nhẹ nhàng gợi ý và hy vọng Philêmon sẽ vì lòng
tốt mà làm việc đó...Amen
Nhận xét