Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 22&21 Thường Niên Năm C 2016
Chia
Sẻ Lời Chúa
Chúa Nhật 22 Thường
Niên Năm C2016
Lời Chúa:Hc
3,19-21.30-31;Dt12,18-19.22-24a;Lc 14, 1. 7-14
Lc
14, 1. 7-14: “...Khi
ấy, nhằm một ngày Sabbat,
Chúa Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa, và họ dò xét
Người. Người nhận thấy cách những kẻ được mời, chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ
ngôn này rằng: "Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào
chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ
tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: 'Xin ông nhường chỗ cho
người này'. Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi
ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với
ngươi rằng: 'Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên'. Bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước
mặt những người dự tiệc. Vì hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ
mình xuống, sẽ được nhắc lên". Rồi Người lại nói với kẻ đã mời Người
rằng: "Khi ông dọn bữa ăn trưa hay tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, bà
con hay láng giềng giàu có, kẻo đến lượt họ cũng mời ông, và như thế ông đã được
trả lễ rồi. Nhưng khi làm tiệc, hãy mời những người nghèo khó tàn tật, què quặt,
và đui mù; ông sẽ có phúc, bởi họ không có gì trả lễ. Vì ông sẽ được trả lễ khi
những người công chính sống lại".
Đó là lời Chúa.
*Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII kể lại một kinh nghiệm độc đáo
của đời mình như sau: “Lúc tôi mới được bầu làm Giáo hoàng để lãnh đạo Giáo Hội
hoàn vũ, tôi rất lo lắng và sợ hãi trước một trách nhiệm quá lớn lao và nặng nề.
Nhưng một đêm kia trong giấc ngủ chập chờn không yên, tôi nghe có một tiếng nói
phán bảo tôi: Kìa Gioan, đừng tự xem mình là quan trọng! Tôi choàng tỉnh dậy,
ngẫm nghĩ thấm thía về ý nghĩa giấc chiêm bao. Và kể từ dạo ấy tôi đã cố gắng
áp dụng câu nói này trong đời tôi, trong mọi công việc của Giáo Hội mà tôi phải
giải quyết mỗi ngày. Đừng tự xem mình là quan trọng! Và thật sự, tôi đã ăn ngon
ngủ yên như trước khi được chọn làm Giáo hoàng!”.
-Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy những tranh chấp,
kiêu căng và tự mãn. Giáo huấn về sự khiêm nhường thoáng nghe qua tưởng chừng
như không hợp thời, hay có thể nói là lỗi thời, là đối nghịch với chiều hướng
thăng tiến con người và phát triển xã hội. Nhưng nếu một khi ý thức được rằng
khiêm nhường đích thực là nhận biết chính mình, là không đánh bóng, không giảm
trừ chính mình, thì quả thật, khiêm nhường là nhân đức không chỉ cần thiết cho
sự thành công trong đời sống hiện tại, mà còn như chiếc chìa khóa để mở cho
chúng ta cánh cửa Nước Trời.
-Chúa
Giêsu được mời đến dự tiệc tại nhà một thủ lãnh các người biệt phái. Trước bao
con mắt đang dò xét, Chúa Giêsu nhận thấy khách mời thích chọn những chỗ ngồi
quan trọng trong bàn tiệc, Ngài dạy họ bài học khiêm nhường: Hãy chọn chỗ rốt
hết để được mời lên chỗ cao hơn.
-Chỗ
ngồi tượng trưng cho địa vị trong xã hội. Người ta chọn vị trí quan trọng trong
bàn tiệc không phải để được ăn ngon, nhưng để được vinh dự hơn. Vì thế, người
ta luôn thích ngồi ở những vị trí quan trọng ở những nơi đông người, để thỏa mãn lòng tự tôn của mình.
Nhưng Chúa đã nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và hạ mình xuống sẽ được
nâng lên”.
-Người xưa
có câu: "Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập", nghĩa là khi
có mùi hương thì tự nó thơm, không cần phải ra đứng ở đầu ngọn gió. Khi một
người thực sự là tài giỏi, đạo đức, thánh thiện thì hãy để mọi người nhìn nhận
chứ đừng tự mình nói ra.Và Người xưa cũng đã từng dạy:"Tự khiêm thì người
ta càng phục, tự khoe thì người ta càng khinh".
-Con đường tự hạ của Chúa Giêsu,Mặc dù là
một Thiên Chúa cao cả, nhưng Chúa Giêsu đã hạ mình xuống đến tận cùng, mang lấy
kiếp phàm nhân, đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Chính cuộc đời
của Chúa Giêsu là bài ca của người Tôi Tớ khiêm hạ(Pl 2, 1-9):“Ngài vốn là một
Thiên Chúa, nhưng không nghĩ đến việc giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa.
Ngài đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống người
phàm, Ngài đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Nhưng Thiên Chúa đã
siêu tôn Ngài và ban cho Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu…”.
-Bằng
những lời khuyên nhủ khôn ngoan, bài trích sách Huấn Ca hôm nay cũng chỉ cho
chúng ta thấy con đường khiêm tốn là con đường đẹp đẽ được mọi người quý chuộng, và được Thiên Chúa mến yêu. Còn sự
kiêu ngạo là con đường dẫn đến tai họa và diệt vong:“...Càng
làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa; vì
chỉ có một mình Thiên Chúa có quyền năng cao cả, và mọi kẻ khiêm nhường phải
tôn vinh Chúa.Tai hoạ dành cho kẻ kiêu căng thì vô phương cứu chữa, vì mầm mống
tội lỗi đã ăn sâu vào lòng chúng mà chúng không biết...”
-Đó
là bài học Chúa dạy chúng ta hôm nay,để ta Đi theo
con đường tự hạ của Chúa Giêsu.Chúng
ta được mời gọi để đi theo Chúa, Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta hãy chọn cho
mình vị trí cuối cùng trong bữa tiệc cuộc đời hôm nay,để ta sẽ được Thiên Chúa mời lên chỗ
cao trọng trong bữa tiệc Nước Trời mai sau.
*Bài học từ nước,Nước
cần thiết cho sự sống muôn loài. Nước quan trọng cho sự phát triển của cơ thể
con người, cho sự tăng trưởng của súc vật và cây cối. Không có nước, không có
sự sống.Mọi sinh vật đều gồm phần lớn là nước dù sống ở đâu. Chín phần mười thể
tích cơ thể con người là nước.
-Khi
sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cho là điều tự nhiên. Nhưng
thật sự, nước là của châu báu Trời ban cho quả địa cầu.Nước từ trên nguồn cao
đổ xuống, nước uốn mình theo ghềnh thác, nước lượn khúc trong những khe suối,
nước chảy xuôi dòng sông, nước dồn về biển cả. Không có gì mềm mại hơn nước và
cũng không có gì mạnh mẽ bằng sức nước. Cha ông ta nói:Nhất thủy nhì hỏa,nghĩa
là mạnh nhất là nước,mạnh thứ nhì là lửa.
-Nước
không có độ cứng dày nên không đo lường được chiều cao, sâu, rộng, dài của
nước.Nước chảy tới đâu đem lại sự sống đến đó. Gặp ghềnh thác hay các tảng đá
chắn lối, nươc vẫn len lõi chảy không gây xích mích hay hận thù với ai.Nước có
thể bị vẩn đục khi chảy qua rừng rậm, ruộng đồng, nương rẫy nhưng nước có khả
năng thanh tẩy trở lại thanh sạch ban đầu.
-Đức
Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận dùng hình ảnh nước để huấn dụ cho các chủng sinh về
đức khiêm nhường rằng:
"Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống
sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên...Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi
cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi dòng nước đều
tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: biển cả là mẹ của tất cả sông
ngòi, vì biển hạ mình thấp hơn mọi con
sông".
*
Truyện vui để kết :
Phải biết nhìn xuống.Có một hòang tử nọ tên là Mukasaki, có một thái độ tự cao
tự đại đến độ cả khi đi, ông cũng không bao giờ nhìn xuống đường. Ông bước đi
trong tư thế làm oai, ngực đứng thẳng, mắt ngước lên, mọi người trong vùng đặt
cho ông hoàng
một tên riêng là : “Người
không bao giờ nhìn xuống”,
và hoàng tử
Mukasaki xem ra cũng rất thích biệt hiệu này, ông tuyên bố : “Những bậc vĩ nhân không bao giờ nhìn xuống,
họ chỉ biết nhìn lên trời cao mà thôi”.Một ngày nọ, hoàng tử được mời đến dự đại
tiệc tại cung đình. Để khoe cho mọi người nhìn thấy bộ áo cẩn ngọc qúi
giá có một không hai của mình, hoàng tử quyết định không ngồi xe ngựa,nhưng hiên ngang đi bộ từ nhà đến cung
đình, dĩ nhiên là với thái độ kiêu hãnh không bao giờ nhìn xuống. Dân chúng tuốn
ra hai bên đường trầm trồ khen áo đẹp và quí, điều này lại làm cho hoàng
tử thêm kiêu hãnh. Hoàng tử đến cung đình sau hết mọi người và hiên ngang bước
vào. Mọi người cười rộ lên, hoàng tử kiêu hãnh nói :- Tại sao mọi người cười tôi
như vậy ?.Một
trong những người khách mới trả lời :- Xin hoàng tử nhìn xuống đôi chân mình sẽ
biết lý do tại sao ?.Hoàng
tử nhìn xuống, mặt bỗng đỏ bừng lên vì hổ thẹn. Cả hai đế giầy của hoàng tử đều
dính đầy phân ngựa, vì không bao giờ nhìn xuống, hoàng tử giẫm lên không
biết bao nhiêu đống phân ngựa từ nhà đến cung đình để dự tiệc.
-Bác
ái và khiêm nhường là hai nhân đức căn bản. Bác ái là bản chất, khiêm nhu là
vóc dáng. Vóc dáng giúp chủ thể thon gọn thuận tiện ở mọi sinh hoạt trong mọi
lãnh vực. Bác ái là nền tảng làm nên phẩm giá và tư cách hấp dẫn con người ở
mọi nơi mọi thời. Người sống bác ái chính là biết khiêm nhường phục vụ, làm nên
vóc dáng xứng hợp với cửa hẹp Nước Trời.Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như
dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh
hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá
mòn. Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA
NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN C 2016
Lời Chúa: Is. 66,18-21; Dt.
12,5-7.11-13; Lc 13,22-30
Lc 13, 22-30: “...Khi ấy, Chúa Giêsu rảo qua các đô
thị và làng mạc, vừa giảng dạy vừa đi về Giêrusalem. Có kẻ hỏi Người rằng:
"Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?" Nhưng Người
phán cùng họ rằng: "Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp, vì Ta bảo các
ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được. Khi chủ nhà đã vào và
đóng cửa lại, thì lúc đó các ngươi đứng ngoài mới gõ cửa mà rằng: 'Thưa ngài,
xin mở cửa cho chúng tôi'. Chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: 'Ta không biết các
ngươi từ đâu tới'. Bấy giờ các ngươi mới nói rằng: 'Chúng tôi đã ăn uống trước
mặt ngài và ngài đã giảng dạy giữa các công trường chúng tôi'. Nhưng chủ sẽ trả
lời các ngươi rằng: 'Ta không biết các ngươi tự đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều
gian ác, hãy lui ra khỏi mặt ta'. Khi các ngươi sẽ thấy Abraham, Isaac, Giacóp
và tất cả các tiên tri ở trong nước Thiên Chúa, còn các ngươi bị loại ra ngoài,
nơi đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng. Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc
chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa. Phải, có những người sau hết sẽ trở
nên trước hết và những người trước hết sẽ nên sau hết...". Đó là lời Chúa.
-Trong
Tin mừng theo Thánh Luca ta vừa
nghe có Hai
câu đáng chú ý nhất :c.23,Câu
hỏi mà một người kia đặt ra cho Chúa Giêsu phản ánh quan tâm của người Do Thái đương
thời về số lượng những kẻ được cứu.Và
Khi
đặt vấn đề dựa theo số lượng, người ta sẽ có thái độ không thích hợp là : nếu mọi người đều được cứu thì
thái độ sẽ là ỷ lại ; còn nếu có một số nhỏ được cứu thì thái độ sẽ là
chán nản, cố gắng làm chi cho uổng công.c.24 : Chúa Giêsu không trả lời thẳng
câu hỏi. Người ta hỏi về số lượng,Ngài
trả lời về cách thức làm sao cho mình được ở trong số lượng những kẻ được cứu ấy,
đó là phải cố gắng, diễn tả bằng hình ảnh "đi qua cửa hẹp".
- "Đi qua" là Động từ "qua" diễn ta sự thay
đổi cách sống. Có rất nhiều người đứng trước cái của hẹp ấy, nhưng chỉ những ai
biết "đi qua" (thay đổi cách sống) thì mới vào nhà được.- "Cửa hẹp"
diễn ta sự cố gắng. Muốn vào Nước Trời thì phải cố gắng nhiều.
-Như
thế, số lượng những kẻ vào Nước Trời (nhiều hay ít), và lý lịch của
những người ấy (do thái hay dân ngoại) đều không quan trọng. Vấn đề quan trọng
là phải cố gắng đi qua cửa hẹp mà vào.
*/Cứu rỗi,
Đoạn Tin Mừng hôm nay cũng đã nêu lên một thắc mắc: Phải chăng chỉ có một số ít
sẽ được cứu rỗi? Về vấn đề này, chúng ta ghi nhận hai thái cực.
-Thái
cực thứ nhất của những người bi quan,Họ thường trình bày một Thiên Chúa
nghiêm khắc, hay rình rập để bắt lỗi, rồi tống tất cả xuống hoả ngục. Các bức tranh giáo lý trước
đây thường
vẽ đường lên thiên đàng thì nhỏ hẹp, chông gai, ít người dám lai vãng, nên vắng
vẻ buồn tênh. Trong khi đó đường xuống hoả ngục thì thênh thang vui sướng, bao
nhiêu người chen lấn, vừa đi vừa ăn uống, cười nói, ca hát, hôn hít.
-Thái
cực thứ hai của những người lạc quan,Họ bảo Thiên Chúa nhân từ và hay
thương xót, chắc chắn Ngài sẽ không để cho bất kỳ một ai phải xuống hoả ngục,
trái lại Ngài sẽ cứu chuộc tất cả. Là Đấng giàu tình thương, Ngài sẽ không để
cho con cái Ngài phải hư mất. Là Đấng quyền năng, Ngài sẽ không để cho chương
trình cứu độ của Ngài bị thất bại.
-Thế
nhưng cả hai lập trường thái quá trên đây đều sai, bởi vì Thiên Chúa đã dựng
nên con người giống hình ảnh Ngài, nghĩa là có lý trí, có tự do, có tình yêu
nên cũng có trách nhiệm về việc mình làm, chứ không phải như những hình nộm múa
máy
quay cuồng theo sự giật dây được sắp đặt trước. Và khi con người vận dụng khả
năng cộng tác vào ơn Chúa để thực hiện ơn cứu rỗi nơi mình, cũng chính là lúc
con người sống theo lời chỉ dạy của Chúa, bước qua khung cửa hẹp để vào Nước Trời.
*/Cửa hẹp, điều quan trọng Chúa muốn nói đến đó là
phải qua cửa hẹp.Cửa hẹp là thi hành ý Chúa, là từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo Chúa, là dám
bán tất cả những gì mình có để làm phúc bố thí cho những kẻ nghèo túng, là liều
mất mạng sống mình vì người khác. Nói tóm lại là đi con đường Chúa Giêsu đã đi.
-Trong
cuộc chiến đấu để được vào Nước Trời sẽ không có ưu tiên dành cho những người
có lý lịch tốt, hay đúng hơn, có gốc gác tốt. Ở đây Chúa Giêsu muốn nhắm đến những
người Do Thái cứng lòng tin,Họ
suy luận rằng: Tước hiệu dân riêng của Chúa, tước hiệu con cháu của Abraham, là
một bảo đảm chắc chắn, là một tấm giấy ưu tiên để được vào Nước Trời.
-Vấn đề đặt ra: "cửa
hẹp là cửa nào?" Làm sao để có thể tiến bước trong con đường mà cửa hẹp dẫn
đưa qua?.Nhìn vào chính cuộc sống hôm nay ta có thể thấy được một vài đặc
tính của con đường hẹp:
Con đường hẹp là con đường
của sự từ bỏ: từ bỏ những gì đi ngược lại với phẩm giá và
lương tâm của con người dù nó có lợi lộc nhiều đến mấy đi nữa! Từ bỏ những quyến
luyến hay việc tôn thờ lệch lạc như thần tài, bói toán, sắc dục ...
Con đường hẹp là con đường
của hy sinh: sẵn sàng chịu mất giờ, mất công sức, mất tiền của
vì hạnh phúc của anh chị em mình; vui lòng nhường nhịn với những tranh chấp nhỏ
nhen và muốn gây tinh
thần hoà thuận với mọi người...
Con đường hẹp là con đường
của yêu thương và tha thứ: Con đường của tình yêu và tha
thứ là con đường đẹp nhất, nhưng cũng là con đường nhiều chông gai nhất. Bởi lẽ,
yêu thương vô vị lợi là cúi mình xuống tận cùng để nâng người khác lên, là sẵn
sàng nhận lãnh lấy những chỉ trích, những hiểu lầm của người khác. Cái chết nhục
nhằn của Chúa Giêsu trên Thập giá đã cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Con đường hẹp là con đường
vâng phục Thánh ý Chúa Cha. Thánh ý Chúa trong cuộc đời ta
thường rất khác với ý ta muốn. Chấp nhận thánh ý Chúa trong cuộc đời ta cũng có
nghĩa là chấp nhận bỏ mình, trở nên không không để Chúa tự do hành động trong đời
ta và ta sẵn sàng bước theo Chúa trên những con đường mới lạ, gập ghềnh và chẳng
mấy ai đi!
-Có
một câu chuyện rất hay sau đây tôi xin được kể như một kết thúc: "Một thanh niên giàu có than phiền với
bạn rằng:- "Người ta không thích tôi. Họ cho rằng tôi
ích kỷ và keo kiệt. Nhưng tôi đã hứa là sau khi tôi qua đời, tôi tặng tất cả những
gì tôi có cho một tổ chức từ thiện".Bạn anh nói:-"Ồ, câu chuyện của bạn làm tôi liên tưởng đến
cuộc trò chuyện giữa Bò và Heo.
Heo đến phàn nàn với bò rằng: 'Người ta luôn nói tốt về bạn. Vâng, điều đó là sự
thật, vì bạn cho họ sữa. Nhưng họ nhận nơi tôi nhiều hơn: dăm bông, thịt muối,
mỡ và có khi họ nấu cả chân tôi. Chẳng ai giống tôi. Nhưng đối với họ, tôi chỉ
là một con lợn, một con lợn để làm thịt. Tại sao thế?'.Bò suy nghĩ một lát và nói rằng:- 'Có lẽ
điều đó đúng. Nhưng bạn chỉ cho thịt khi bạn chết rồi; còn tôi, tôi cho sữa
ngay lúc tôi còn sống.".Amen
Nhận xét