Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 18&17 Thường Niên Năm C 2016
Chia
Sẻ Lời Chúa Chúa
Nhật 18 Thường Niên Năm C 2016
Lời Chúa: Gv.1,2; 2,21-23; Cl. 3,
1-5.9-11; Lc. 12, 13-21
Lc
12, 13-21: “...Khi
ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy
bảo anh tôi chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia,
ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?" Rồi
Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham
lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".Người
lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh
nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: 'Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ
đâu mà tích trữ hoa lợi?' Đoạn người ấy nói: 'Tôi sẽ làm thế này, là phá các
kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải
tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều
của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi".
Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn
ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải
cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy". Đó là lời
Chúa.
+/Người
Do thái hay kể truyện ngụ ngôn cũng về A-lịch-sơn Đại đế. Vị danh tướng mệt mã
vì đi bộ đường xa, bèn ngồi nghỉ bên bờ một suối kỳ lạ. Ông uống nước và cảm thấy
sảng khoái lạ lùng. Ông nhúng cá muối vào nước cho đỡ mặn và ngạc nhiên khi thấy
nước làm cho cá có vị ngon lạ thường. Ông tự nghĩ: chắc hẳn đây không phải là
nước thường, nó phải xuất phát từ một kỳ diệu nào, ta phải lần đến tận nguồn
xem sao. Ông đi mãi cho tới cổng thiên đàng. Cổng khoá, ông gõ cổng xin vào,
nhưng bên trong chỉ có một tiếng đáp lại:- Ngươi
không được vào đây, vì cổng này thuộc về Chúa. Vị đại tướng trả lời ngạo nghễ:- Ta
là Chúa của trái đất. Ta là A-lịch-sơn chiến thắng, không mở cửa cho ta sao.Tiếng đáp: – Không, chúng ta chẳng
biết kẻ chiến thắng nào hết. Chúng ta chỉ biết những người đã chiến thắng dục vọng
thấp hèn của mình, chỉ những người công chính ngay thẳng, mới được vào thiên
đàng.
A-lịch-sơn giận dữ như điên cuồng, nhưng
chẳng ảnh hưởng chi hết đến người giữ cổng thiên đình. Ông đổi ra o bế và hối lộ,
nhưng vẫn vô hiệu, bàn nài nỉ lần chót:- Ta
là vua lớn và được mọi nước suy phục. Dầu không cho ta vào thiên đàng, nhưng ít
ra cũng cho ta vật gì đem về để chứng tỏ với người thế gian rằng ta đã được đến
nơi chưa từng có ai đến. Người gác cổng đáp:
-Đây,
hỡi tên khùng kia, ta cho ngươi điều ngươi xin, cầm về tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Nó sẽ cho ngươi bài học khôn ngoan mà chưa từng có ai dạy ngươi.
A-lịch-sơn vồn vã đưa tay nhận gói quà
và vội vàng trở về trại quân và
mở
ra coi. Lạ quá, trước mắt ông, chỉ là một mảnh sọ người. Giận dữ, ông quẳng mảnh
xương xuống đất, la to:-
Đây là quà tặng cho vua và anh hùng sao?. Công ta lặn lội vất vả chỉ xứng
như thế này sao?.
Nhưng trong đoàn tuỳ tùng có một người thông thái, khuyên vua rằng:-Tâu đức vua, xin chớ khinh vật nhỏ
bé này, nó có tính chất rất lạ kỳ, đáng đức vua để ý. Hãy cân nó với vàng bạc báu vật
của đức vua, thử xem bên nào nặng hơn. Theo lệnh vua, họ đem cân tới, mảnh sọ một
bên, còn bên kia chất vàng bạc, bảo ngọc… lạ thay, xương vẫn nặng hơn. Người ta
chất thêm vàng, bạc, bửu thạch nữa,Xương vẫn nặng hơn. Càng thêm bao nhiêu, mảnh xương
càng nặng hơn bấy nhiêu! Vua kinh ngạc nói:Một mảnh sọ lại nặng
hơn bấy nhiêu vàng bạc! Có gì nặng hơn mảnh sọ này không? Nhà thông thái đáp:-Thưa có, chỉ một mất hết trọng lượng,
nhảy bồng lên, bên kim khí nặng hạ xuống. A-lịch-sơn la hoảng:-Cái này còn lạ hơn nữa!.Nhà thông thái giải thích:-Mảnh sọ này là lỗ mắt con người, dầu
nhỏ bé, nhưng sự ham hố của nó không có giới hạn. Hết thảy của cải trần gian
không làm cho nó thoả sự ham muốn của nó. Nhưng khi nó bị đất bao phủ và chôn
vùi trong mồ mả, thì sự ham hố trần thế của nó mới hết.
+/Người
ta kể rằng ở miền rừng núi, dân Thượng có một lối bẫy khỉ rất đơn giản. Họ làm
một cái lồng có nhiều lỗ nhỏ vừa tay con khỉ. Rồi họ buộc lồng vào một gốc cây
và bỏ vào đó ít hạt bắp rang. Các chú khỉ ngửi mùi bắp thơm thì thò cả hai tay
vào bốc. Lúc đó người bẫy khỉ ngồi xa xa cứ việc tiến lại bắt chú khỉ. Con khỉ
cuống cuồng muốn thoát chạy nhưng không rút tay ra được. Lý do đơn giản là hai
tay còn nắm chặt hai nắm hạt bắp.
+ Bài Tin mừng : Lc 12,13-21. Đức Giêsu từ chối
can thiệp vào vấn đề phân chia gia tài giữa hai anh em. Sở dĩ Đức Giêsu từ chối
làm trọng tài trong vụ tranh chấp gia tài vì Ngài cho rằng của cải không thể đảm
bảo cho cuộc sống đúng nghĩa.
-Dụ
ngôn về người phú hộ thật là phù phiếm. Mặc dầu anh ta có biết lo liệu, nhưng
anh ta chỉ có cái nhìn thiển cận : chỉ lo hưởng thụ mà không lo gì đến sự
tích lũy những của thiêng liêng không hư nát.
-Theo
nhận định của Đức Giêsu, anh ta là đồ ngốc, vì đã lấy của cải vốn không bền mà bảo
đảm cho đời mình. Chết đi anh để của cải lại cho ai ?.Nếu anh ta khôn thì hãy chia sẻ cho những
người nghèo, thì khi anh chết đi, gia sản của anh sẽ biến thành kho tàng không
bao giờ hư nát. Đó mới là bảo đảm chắc chắn thật sự cho cuộc đời.
+ Bài đọc 1 : Gv 1,2 ; 2,21-22. Côhêlét là
tác giả sách Giảng viên, đã thu góp những tư tưởng thâm thúy và khôn ngoan của
nhiều thế hệ. Tuy là Tư
tưởng này diễn tả một cái nhìn bi quan về cuộc sống của con người trên trần
gian, nhưng lại rất đúng. Nếu chỉ đứng trên quan điểm nhân sinh trần tục
mà nhìn thì ý nghĩa của cuộc đời chẳng qua là một sự phù phiếm, và do đó, đời
không đáng sống. Bởi vì :Có người suốt đời làm ăn vất vả để thu tích của cải vật
chất nhưng khi chết đi lại phải bỏ lại tất cả.Và Nhiều tiền nhiều của mà phải áy náy, đêm
ngủ không yên thì ích lợi gi ?.
+ Bài
đọc 2 : Cl 3,1-5.9-11. Thánh Phaolô
nhắc nhở cho tín hữu Côlôssê cuộc sống mới của họ sau khi chịu phép rửa tội.Nhờ phép Rửa tội, người tín hữu đã trở
nên con người mới và hy vọng sẽ được sống cùng Thiên Chúa mãi mãi. Vì thế, họ
phải cởi bỏ con người cũ theo tính xác thịt với những đam mê trần tục, hãy mặc
lấy con người mới theo hình ảnh của Đức Giêsu Kitô. Do đó, người môn đệ của Đức
Giêsu cần biết cân nhắc các yếu tố trong cuộc sống và chọn lựa.Đó là đừng tìm những sự dưới đất mà hãy
tìm những sự trên trời...
+/Trong
cuộc tương giao của con người trong đời sống xã hội, đồng tiền vẫn giữ vai trò
chủ chốt, nó chi phối sự tương giao, có khi nó làm lệch cán cân công lý, khi khác nó có thể đổi trắng ra đen, như người
ta nói :Đồng tiền không phấn không hồ, Đồng tiền khéo điểm, khéo tô mặt
người.
-Qua
kinh nghiệm của cuộc sống, trước sức mạnh của đồng tiền chi phối con người, thi
sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm đã phải than một cách chua cay :Nếu không tiền lợi khôn thành dại,Đã có đồng tiền
dở cũng hay.
-Ở nước Kenya bên Phi châu, có một vị thừa sai kể rằng có một số
dân Phi châu vẫn còn giữ tập tục lấy đi tất cả quần áo người chết đang mặc, trước khi chôn cất người ấy.Một trong
những mục đích của tục lệ này
là
nhằm nói lên rằng chúng ta rời khỏi thế gian này cũng y hệt như khi chúng ta
vào thế gian.Đây chính là điều thánh Phaolô đã đề cập đến trong thư thứ
nhất gửi cho
môn đệ mình là Timôthê
(1Tm 6,7): “...Chúng
ta đã chẳng mang gì vào trong thế gian, và chúng ta cũng không thể mang bất
cứ cái gì ra khỏi đó...”.
-Tuy
thế, chúng ta có thể mang theo khi ra khỏi đời này với những cái mà chúng ta
làm giầu trước mặt Thiên Chúa, tức là tất cả những gì chúng ta đã cho đi. Những
cái đó làm
thành một kho tàng trên trời của
chúng ta,
vẫn tồn tại,
không bao giờ hư nát, và đó
cũng là những công nghiệp chúng ta dâng cho Chúa để được hưởng hạnh phúc đời.
-Đức
Giêsu vừa dạy rằng con người đang sống ở thế gian phải quan tâm đến sự phán xét của Thiên Chúa
sau này.Phải
phân biệt chính yếu và phụ thuộc, vĩnh cửu và chóng qua, quan trọng và kém quan
trọng. Có hai điều cần lưu ý thêm như sau:
1) Điều quan trọng là không được biến Phúc Âm thành
một bộ luật cách mạng xã hội, không được định nghĩa sứ mạng dưới thế của Đức Kitô
như một cách mạng định kỳ với mục tiêu phân chia của cải. Phúc Âm chủ trương
công bằng, nhưng đòi hỏi nhiều hơn nữa. Trong quan hệ người với người, công
bằng chưa đủ, vì nhược điểm nhỏ nhất của nó là tính chất bấp bênh. Phúc Âm đi
vào vấn đề chính yếu, bắt buộc con người phải ý thức rõ về mình trước con mắt
Thiên Chúa.
2) Đức Giêsu nói về sự cần thiết tránh tích trữ của
cải cho chính mình, trái lại phải làm giàu theo ý định của Thiên Chúa. Ở đây Chúa nói ra một ý tưởng
Người thường nhắc tới, là sự chia sẻ trong tình huynh đệ. Công bằng chỉ đưa ra
những đòi hỏi giới hạn, công bằng là một thái độ đối xử tối thiểu. Vấn đề chính
yếu trong con mắt Thiên Chúa là sự công bằng sung mãn, liên kết người với người như anh em
ruột thịt, nó hậu thuẫn cho tình yêu, cho bác ái. Không thể có tình huynh đệ
nếu thiếu điều kiện tiên quyết là sự công bằng. Tuy vậy, công bằng mà tuyệt
nhiên không thương yêu nhau thì cách đối xử công bằng cũng chẳng bền vững. Chính
tình yêu mở rộng tấm lòng để sẵn sàng chia sẻ, tình yêu khiến chúng ta trở nên
giàu có trước con mắt Thiên Chúa.Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT
17 THƯỜNG NIÊN NĂM C2016
Lời
Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13
Lc
11, 1-13: “...Ngày
kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi kia. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn
đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy
môn đệ ông". Người nói với các ông:"Khi các con cầu nguyện, hãy nói:
'Lạy Cha, nguyện xin danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con
hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ
có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ'".Và Người còn bảo
các ông rằng: "Nếu ai trong các con có người bạn, giữa đêm khuya đến nói với
người ấy rằng: 'Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh, vì tôi có anh bạn đi đường
ghé lại nhà tôi, mà tôi không có gì thết đãi anh ấy'. Và từ trong nhà có tiếng
người ấy đáp: 'Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên
giường nằm rồi, tôi không thể chỗi dậy lấy bánh cho anh được'. Thầy bảo các
con, dù người đó không dậy vì tình bạn để lấy bánh cho người bạn, người đó cũng
sẽ dậy, ít nữa là vì sự quấy rầy của người kia mà cho anh ta tất cả những gì
anh ta cần. "Và Thầy bảo các con: Các con hãy xin thì sẽ được, hãy
tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai
gõ thì sẽ mở cho."Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại
cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin
quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn
biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban
Thánh Thần cho những kẻ xin Người...".Đó là lời Chúa.
+/Giữa
đêm khuya, một căn nhà ở nơi hẻo lánh bỗng bốc cháy. Trong cơn hoảng hốt, vợ
chồng con cái đều thoát ra ngoài và bất lực đứng nhìn ngọn lửa. Rồi mọi người
sực nhớ đứa con trai út mới lên năm tuổi vẫn còn bị kẹt trên gác,nơi Không ai có thể đi vào được. Giữa
lúc mọi người đang bấn loạn thì từ cánh cửa sổ trên gác, cậu bé thò đầu ra và
kêu la thất thanh.
Từ phía dưới, người cha nói với cậu: Con hãy nhảy xuống đi. Nhưng làm sao cậu
bé dám làm theo lời cha, bởi vì nhìn xuống, cậu chỉ thấy khói và lửa. Cậu bé
thốt lên trong tuyệt vọng: Làm sao con dám nhảy xuống vì không thấy ba. Thế
nhưng người cha đã trấn an: Con không thấy ba nhưng ba thấy con. Con cứ nhảy
xuống đi. Thế là với tất cả tin tưởng, cậu bé nhảy từ trên gác xuống và nằm gọn
trong cánh tay của người cha.
+/Thánh Augustinô nói(x. Thư thánh Augustinô giám mục gửi cho
Pơrôba về kinh Lạy Cha, trong Kinh Sách, IV, tr. 335):“...Cứ đọc hết các kinh nguyện trong sách Thánh, chúng ta sẽ tìm
thấy những điều được thâu tóm trong lời kinh Chúa dạy. Với lời kinh này, không
những chúng ta nguyện xin tất cả những gì chúng ta có thể ao ước cách chính
đáng, mà còn theo trật tự những gì nên ao ước.Vì thế, kinh nguyện này không chỉ
dạy chúng ta nguyện xin, mà còn huấn luyện tâm tình của chúng ta nữa…Dù chúng
ta có đọc lời nào khác, những lời do người cầu nguyện đặt ra, để khơi dậy lòng sốt sắng, chúng ta cũng chẳng nói gì khác
ngoài điều đã có trong kinh Lạy Cha, nếu chúng ta cầu nguyện cho đúng và thích
hợp...”.
- Trước mắt các môn đệ, hẳn là Đức Giêsu xuất hiện ra như
là vị thầy về cầu nguyện. Còn trước mặt Người, các ông quả là những người đang
chập chững tập cầu nguyện. Do đó, các ông đã xin Người dạy cầu nguyện. Qua Lời kinh Lạy Cha,Chúa Giêsu không chỉ truyền lại một
công thức, mà là cả cuộc sống cầu nguyện của Ngài.
A- Đức Giêsu dạy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha(2-4)
-Đức Giêsu đã ban cho các ông một bản văn kiểu mẫu cầu
nguyện. Điều này không có nghĩa là các ông phải luôn luôn dùng những lời này mà
thôi. Nhưng với người nào dùng lời kinh này, người ấy được xác định cho biết
bầu khí phải quan tâm khi cầu nguyện và những lời thỉnh cầu phải coi là quan
trọng .
Lời xin đầu tiên và căn bản theo ý của Đức Giêsu là phải
ngỏ lời với Thiên Chúa như với một “Người Cha”. Thiên Chúa không
phải là một Chúa tể xa cách, xa lạ, quyền lực, không muốn biết gì về chúng ta.
Ngài đã giao tiếp với chúng ta với mối quan tâm, tình yêu và sự chăm sóc, như
một người cha đích thực.Theo kiểu mẫu kinh lạy cha của Người, ta
thấy có hai khối lời cầu xin. Khối thứ nhất liên hệ trực tiếp đến Thiên Chúa,
khối thứ hai liên hệ đến chúng ta và các nhu cầu của chúng ta. Khối lời thỉnh
cầu thứ hai liên hệ đến các nhu cầu cấp bách nhất của chúng ta: các nhu cầu vật
chất như cái ăn cái uống, y phục, nhà cửa.Bên cạnh các nhu cầu vật chất, là các
nhu cầu thiêng liêng: “...xin tha tội cho chúng con...”.
B- Đức Giêsu dạy cầu nguyện bằng hai dụ ngôn (5-13)
-Bằng hai dụ ngôn và sáu khẳng định, Đức Giêsu muốn
thuyết phục các môn đệ rằng, có thể cậy dựa vào lòng nhân lành của Thiên Chúa,
tức là tin rằng Ngài sẽ nhận lời họ cầu xin.Với hai dụ ngôn, Đức Giêsu vận dụng
các hoàn cảnh và kinh nghiệm của loài người để dạy dỗ.Dụ ngôn thứ nhất vận dụng
những tương quan hàng xóm láng giềng ở miền quê,là Nếu mộtngười hàng xóm bị
quấy rầy còn sẵn sàng giúp đỡ người bạn, chẳng lẽ Thiên Chúa vô cùng tốt lành
và không hề có giờ nào không thuận tiện, lại không nghe lời con cái Ngài kêu
xin?
-Trong dụ ngôn thứ hai,Đức Giêsu vận dụng cách thức xử sự
của người cha trần thế với con cái,là Nếu ngay trong lãnh vực con người, một người
cha, tuy có những khiếm khuyết, còn biết cho con cái những của tốt lành, chẳng
lẽ Thiên Chúa là “Cha”, Đấng có mọi tình phụ tử, lại không xử sự hơn thế sao?.
Qua Cách thức Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện,ngài mời gọi
ta cầu nguyện tha thiết, và Người hứa với chúng ta rằng chắc chắn chúng ta sẽ
được nhận lời.Và Thánh Thần là Thần Khí của Thiên Chúa, Thần Khí liên kết chúng
ta với Thiên Chúa,giúp chúng ta có thể kêu lên “Cha ơi!”.
C-Điểm chú giải,từ Lạy Cha: Tác giả chỉ
dùng hô-cách Hy-lạp đơn giản: pater, tương đương với từ A-ram Abba.
Do chỗ từ này được lưu giữ trong Mc 14,36 có thể cho rằng kiểu thưa gửi trong
bản văn Lc thì “gốc” hơn kiểu trong Mt (với
công thức “Lạy Cha chúng con, Đấng ngự trên trời”).Một số tác giả như Kittel,
Jeremias và Marchel nghĩ rằng đây rất có thể là một từ ngữ của các
em bé dùng.Còn tác giả Pitta thì cho rằng không phải chỉ có các em bé mới dùng
từ này mà thưa với cha, nhưng cả người lớn cũng dùng để ngỏ lời với người cha.
-Dù sao,thì vào
thế kỷ I, từ này không chỉ được dành cho trẻ em.Gọi Thiên Chúa là “Cha” không
phải là chuyện lạ lùng. Danh xưng “cha” đã có nơi các tôn giáo rất khác nhau,
từ dạng thô sơ nhất đến dạng phát triển nhất, của người Hy-lạp, Rô-ma và
Sê-mít.
-Nhưng điều lạ là sử dụng một danh xưng thân
mật để thưa với Thiên Chúa. Theo các nghiên cứu của Jeremias và Marchel, Abba
là một danh xưng thân mật, nên không bao giờ được người Do-thái dùng
mà thưa với Thiên Chúa. Đôi khi, cũng rất hiếm, từ này được dùng để nói
về Thiên Chúa, chứ không bao giờ để thưa với Thiên
Chúa.
-Ngược lại, theo chứng từ của Mc 14,36 được củng cố gián
tiếp bởi Gl 4,6 Đức Giêsu là người đầu tiên thưa với Thiên Chúa bằng tiếng gọi
thân mật Abba, và như thế Người tỏ cho thấy quan hệ thân tình như là
người con với Thiên Chúa, một thứ quan hệ kiểu mới mẻ và duy nhất,
vô song.
D-Tóm
lại,Kinh Lạy Cha là lời kinh Chúa Giêsu dạy các môn đệ và là lời
kinh căn bản của Kitô giáo. Lời kinh này là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng, là
tâm điểm của Thánh Kinh.Như Thân xác cần hơi thở để sống,như Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn.
Qua đời sống cầu nguyện, sẽ có một cuộc gặp gỡ thân mật gần gũi giữa cá nhân với
Chúa,như cha nói với con và ngược lại.
-Câu chuyện để liên hệ bản thân: Người ta kể lại trong cuộc chiến
tranh tại Algérie, có một viên sĩ quan người Pháp bị bắt làm tù bình. Suốt thời
gian bị giam giữ, viên sĩ quan ấy luôn bị một tên lính Ả Rập rủa xả là đồ chó.
Bực tức trước lời rủa xả ấy, viên sĩ quan đã lên tiếng:- Tại sao ngươi lại chửi
ta là đồ chó. Ta là một tù binh, điều đó đúng lắm, nhưng ta cũng là người như
ngươi.Tên lính Ả Rập nhìn viên sĩ quan một cách khinh bỉ và nói:- Ngươi mà cũng
đòi là người ư?,Đã
sáu tháng rồi, ta không hề thấy ngươi cầu nguyện, thế mà ngươi cũng dám mở
miệng tự xưng là người hay sao?. Là người mà không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, thì cũng chỉ
là đồ chó mà thôi.
-Câu
trả lời ở trên thật
là hơi cứng cỏi, nhưng cũng đáng cho chúng ta suy
nghĩ.Cũng Nên biết thêm rằng,Giáo hội Công Giáo hiện tại có ít nhất 5 giờ kinh
phụng vụ dâng lên Chúa mỗi ngày.Amen
Nhận xét