CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN C2016

CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN C2016
LỜI CHÚA: Is 66, 10-14c;Gl 6, 14-18;Lc 10, 1-9 {hoặc 1-12. 17-20}
Lc 10, 1-9 {hoặc 1-12. 17-20): “...Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đó có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ."Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: 'Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi'.{"Khi vào thành nào mà người ta không tiếp đón các con, thì hãy ra giữa các phố chợ và nói: 'Cả đến bụi đất thành các ngươi dính vào chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin phủi trả lại các ngươi. Nhưng các ngươi hãy biết rõ điều này: Nước Thiên Chúa đã đến gần'. Ta bảo các con, ngày ấy, thành Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành này".Bảy mươi hai ông trở về rất vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". Người bảo: "Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời...". Đó là lời Chúa.
+/ Bắc Ai Len là một đất nước mà hai khối dân Công giáo và Tin lành thù ghét nhau và nhiều lần bắn giết nhau. Vào một dịp lễ Giáng sinh, một Linh mục công giáo đi sang bên kia đường để đến thăm một Mục sư Tin Lành. Vị Mục sư rất cảm động, đón tiếp vị Linh mục rất niềm nỡ. Ít lâu sau Vị Mục Sư cũng sang bên kia đường để thăm vị Linh mục. Tình thân giữa hai người ngày càng thắm thiết hơn. Tuy nhiên một vài tín đồ lớn tuổi thì nổi giận. Họ tìm đủ cách để vận động cấp trên của Giáo Hội thuyên chuyển vị Mục sư ấy đi nơi khác.
-Vị Linh mục và Vị Mục sư trên chỉ làm điều mà tất cả các môn đệ Chúa Giêsu phải làm, đó là làm những sứ giả của bình an và hòa giải trong một xã hội có nhiều chia rẻ.Bình an không phải là một cái gì tiêu cực do không có chiến tranh và thù hận. Nó đòi phải có tinh thần cởi mở, tình huynh đệ, lòng khoan dung, thiện chí và ước muốn hòa giải. Nó giúp chúng ta gỡ bỏ những rào cản của nghi kỵ, sợ hãi, thành kiến và óc cố chấp.
ối với Đức Giêsu thì Hòa bình hay bình an đích thực chỉ có được khi chúng ta biết sống theo hướng đi của Thần khí. Vì vậy, để huấn luyện các môn đệ, Chúa Giêsu sai các ông đi thực tập truyền giáo với quà tặng bình an.
-Bài đọc I (Is 66, 10-14c),cũng theo chiều hướng này.Vì Vua Cyrus nước Ba Tư vừa tiêu diệt đế quốc Babylon và ký sắc lệnh cho phép dân Do Thái hồi hương. Trong bầu khí phấn khởi vui mừng đó, ngôn sứ Isaia nói tiên tri rằng Thiên Chúa sẽ ban phúc lành cho dân. Điều đáng lưu ý là phúc lành quý giá nhất chính là ơn bình an: "Ta sẽ làm cho bình an chảy đến nó (Giêrusalem) như thác vỡ bờ,như con sông".
-Còn Tin Mừng (Lc 10, 1-12. 17-20) này thì đã được Phụng vụ cắt bớt khúc giữa (cc 13-16), để chỉ còn lại hai phần chính: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng (cc 1-12), và các môn đệ rao giảng xong trở về kể chuyện cho Chúa nghe (cc 17-20).
-Theo tường thuật của Thánh Luca, Chúa Giêsu đã sai đi rao giảng không phải
chỉ nhóm tông đồ mà còn cả nhóm môn đệ nữa. Luca muốn nhấn mạnh rằng không riêng gì các tông đồ, mà tất cả mọi người đều được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng. Ý này lại được làm rõ thêm với con số 72.
-Hành trang Tông đồ,Hành trang đi đường chỉ là: cây gậy, đôi dép, không mang hai áo...Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát, không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất, để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.
-Hành trang ấy còn có ý nghĩa đặc biệt là các môn đệ được tham dự vào ba chức năng tư tế, tiên tri và vương đế của Chúa Giêsu. Cây gậy của vương đế, đôi dép của tiên tri, và tấm áo của tư tế.
- Cây gậy,Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá, nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ, hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ.
- Đôi dép,Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường,là ra đi, để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha: "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
- Tấm áo,Người ra đi mang tấm áo,nghĩa phải mặc lấy tâm tình Chúa Giêsu.Nhờ đó, các môn đệ làm cho cuộc đời mình trở nên của lễ hiến dâng hợp với hiến lễ Chúa Kitô.Chúa Giêsu còn trao cho các môn đệ những quyền năng của Ngài: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ.Với những hành trang như thế,Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động Tông đồ không do tài lực của con người, nhưng là do quyền năng Thiên Chúa.
-Phương thức hoạt động Tông đồ.Sứ vụ loan báo Tin mừng không phải là việc của một cá nhân riêng lẻ, mà là việc của cộng đoàn, không phải là độc quyền
của riêng ai, nhưng phải liên đới và liên kết với nhiều người khác. Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau,nhất là khi gặp khó khăn.
-Nên biết thêm là Hai người có giá trị hơn một, nếu bị ngã, người này đỡ người kia dậy. Hai người làm việc chung, nâng đỡ nhau biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ của Chúa.Dấu chỉ này là một chứng từ sống động và lôi cuốn người khác.Ngạn ngữ Việt Nam ta gọi là Thuyền Thì Tam,Bộ Thì Nhị.
+/Sứ vụ Tông đồ là sống chứng nhân.Trong Tông huấn "Loan báo Tin Mừng"(x. số 21 và 41), Đức Thánh Cha Phaolô VI quả quyết ít nhất hai lần rằng, phương thức thứ nhất để rao truyền Phúc Âm chính là làm chứng bằng một cuộc sống Kitô hữu đích thực.
-Có ba cách làm chứng: nói, làm và sống. Hiệu năng nhất là cách thứ hai và thứ ba. Ai cũng biết nói thì dễ, làm khó hơn, và sống như mình nói lại càng khó hơn nữa. Chính việc làm và đời sống làm cho lời mình nói đáng tin hơn. Nhưng cả khi người ta chưa nói hay không thể nói, chưa làm hay không thể làm một số điều nào đó, thì người ta đã có thể sống điều mình xác tín và muốn chia sẽ.
-Tuy nhiên,Chứng tá Kitô hữu phải nhắm đến một hình thức cộng đoàn trong Giáo Hội. Cuộc sống yêu thương trong cộng đoàn vừa là dấu hiệu của người môn đệ Chúa Giêsu, vừa là lời rao giảng sống động, hùng hồn nhất về Tin Mừng.
-SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ  CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2016,Hội Thánh Truyền giáo,Chứng nhân của Lòng Thương xót... Anh Chị Em thân mến, Năm Thánh Lòng Thương Xót mà Hội Thánh đang cử hành chiếu rọi vào Ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo một ánh sáng chói ngời: nó mời gọi chúng ta nhìn việc truyền giáo cho muôn dân (missio ad gentes) như là một công trình bao la, vĩ đại của lòng thương xót, cả
thiêng liêng và vật chất. Trong ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo này, tất cả chúng ta được mời gọi “đi ra” như những môn đệ truyền giáo, mỗi người quảng đại cống hiến tài năng, tính sáng tạo, sự khôn ngoan và kinh nghiệm của mình để đem sứ điệp tình thương dịu hiền của Thiên Chúa đến cho toàn thể gia đình nhân loại. Do mệnh lệnh truyền giáo, Hội Thánh chăm lo cho tất cả những người không biết đến Tin Mừng, vì Hội Thánh muốn mọi người được cứu rỗi và trải nghiệm tình thương của Chúa. Hội Thánh được sai đi loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, trái tim đang đập của Tin Mừng” (Misericordiae Vultus, 12) và công bố lòng thương xót tại mọi góc cùng của thế giới, đến với hết mọi người, người già cũng như người trẻ.
+/Các câu chuyện để kết:Năm 1937,Mahatma Gandhi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ nói với các nhà truyền giáo: "Hãy để cho đời sống các ngài nói với chúng tôi như đoá hoa hồng không cần ngôn ngữ, mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm của mình toả lan. Cả người mù không nhìn thấy hoa hồng vẫn nhận ra được mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của nhân dân của các ngài khi họ toả hương thơm đời sống. Đối với tôi, đó là tiêu chuẩn duy nhất. Tất cả những gì tôi muốn họ làm là sống đời Kitô hữu chứ không phải chú giải nó".

-CÂU CHUYỆN KHÁC để kết: Felix Frankfurter là một quan tòa nổi tiếng của Tòa Án Tối cao ở Hoa Kỳ. Một lần kia ông được đưa vào bệnh viện ở đó ông quen biết một y tá có tên là Lucy. Họ có những lúc ngồi bên nhau nói chuyện thân mật, và ông biết được nhiều điều về Lucy. Và ông bắt đầu cố gắng khám phá suối nguồn của thái độ của chị. Điều ông khám phá như sau: Suối nguồn ấy không có gì là bí ẩn. Nó đơn giản chỉ là sự áp dụng thực hành đức tin của chị. Ông rất ngạc nhiên bởi vì ông chưa bao giờ biết có người nào mà đời sống mỗi ngày được đặt trên nền tảng tôn giáo như chị....Amen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

ĐIỆN THƯ MỜI LỄ 25 NLM-XIN GIÚP TÀI CHÍNH ĐỂ IN QUYỂN SÁCH: NGÀY CỦA CHÚA SUY NIỆM CÁC LỄ TRỌNG!

THƯ NGỎ XIN TIỀN GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ, BỆNH TẬT & NEO ĐƠN!!!