CHIA SẺ LỜI CHÚA CN8TN/LỄ CHÚA BA NGÔI&CN8PS-LỄ CTT HIỆN XUỐNG 2016
CHIA SẺ LỜI CHÚA CN8TN/LỄ
CHÚA BA NGÔI 2016
Lời Chúa:
Cn 8, 22-31;Rm
5, 1-5;Ga 16, 12-15
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với
các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến,
Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng
Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương
lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà
loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã
nói: Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con". Đó
là lời Chúa.
-Có người
nông dân dạy con trai mới lớn: muốn cho mướp ra nhiều trái phải bấm ngọn.Cậu bé
hỏi: tại sao?Người cha trả lời: vì nó tức nên nó đâm trái.Có thể cậu bé không
bằng lòng với câu trả lời của cha, nhưng sau này khi vào đại học nông nghiệp,
cậu sẽ biết rõ lý do.
-Một em bé
đứng trước thi hài ông nội, hỏi mẹ: Mẹ ơi sao ông nội chết vậy hả mẹ?;Mẹ đáp: vì ông nội già rồi.Bé lại hỏi: thế bà nội già rồi sao không
chết?Người mẹ vui mừng vì thấy con thông minh lý sự nhưng lúng túng không tìm
ra câu trả lời thoả đáng. Khi lớn lên bé sẽ hiểu lý do.
-Trong
cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn con người vẫn không bao giờ hiểu
thấu. Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau:
Đố ai biết lúa mấy cây, Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng. Đố ai quét sạch
lá rừng, Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
-Có
lẽ trong tất cả mọi điều khó hiểu của cuộc sống con người thì tình yêu là khó
hiểu nhất. Chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức
và giấy mực qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn
vẹn ý nghĩa. Và vì thế
nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm.
-Ấy Thế
mà mầu nhiệm tình yêu có đáng là gì so
với các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thì mầu
nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là cao cả nhất, khó hiểu nhất.
-Sách
giáo lý Giáo Hội Công Giáo khẳng định:“ Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức
tin và đời sống Kitô hữu. Bởi vì đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên
Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa cho chúng ta".
-Đứng Trước
mầu nhiệm Ba Ngôi, một mầu nhiệm cao sâu, trí khôn nhỏ bé của con người ta không thể hiểu hết.Tại sao Một Chúa mà Ba Ngôi? 1 là 3
và 3 là 1.
-Ba
Ngôi là một mầu nhiệm thuộc đời sống nội tại của Thiên Chúa, vượt quá mọi khả
năng hiểu biết và suy luận của trí khôn hữu hạn con người. Nên đã trải Qua bao thời đại, trí khôn con người
đều phải dựa vào mạc khải để tìm hiểu huyền
nhiệm sâu thẳm này.
-Thánh
kinh thời Cựu ước
chủ yếu khẳng định mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất, nhưng cũng có mầm móng về mầu nhiệm
Ba Ngôi. Mặc dù Niềm
tin độc thần là tín điều lớn nhất của Cựu ước,như ở(Đnl 6, 4-5).
- Mạc khải
Tân ước dạy rõ ràng hơn về Thiên Chúa Ba Ngôi,như Tin Mừng
ta vừa nghe.Hay như khi Sứ thần Gabriel đến báo tin cho Đức
Maria: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ che
chở bà, vì thế Hài Nhi bà sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa".
Những lời đó cho biết: Đấng Tối Cao là Chúa Cha cùng với Chúa Thánh Thần sẽ lo
cho Hài Nhi sắp sinh ra là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.
-Chỉ
có một Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa có Ba Ngôi và là Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa con
và Chúa Thánh Thần. Mỗi ngôi vị đều là
Thiên
Chúa, dù vậy vẫn chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Mỗi ngôi vị đều bằng nhau về
thần tính và ưu phẩm, nhưng không có ba Thiên Chúa ngang nhau mà chỉ có một
Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình, dù chỉ có một sự sống thần linh duy
nhất.
-Nói
theo từ ngữ của Công đồng Vatican II: Sáng kiến cứu độ là của Chúa Cha. Chúa
Cha chia sẻ và bàn bạc sáng kiến ấy với Chúa Con và Chúa Thánh Thần.Việc thực
hiện sáng kiến ấy giống như một bản trường ca gồm hai phần chính. Đức Kitô thực
hiện phần đầu. Ngài nhập thể, mạc khải về Chúa Cha dâng lên Cha hy lễ thập giá
để cứu độ. Phần hai dựa vào công trình ấy mà nâng con người lên, đưa con người
về cùng Cha, đó là phần vụ của Chúa Thánh Thần.
-Thánh
Ignatio Loyola trong một lần cầu nguyện, bổng nhiên nhận ra Ba Ngôi dưới hình
dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
-Thiên
Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi
thương yêu nhau hướng về nhau. Ba Ngôi là một gia đình. Như Giáo hội là một gia đình của Thiên
Chúa. Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của
nhau.
-Đạo
lý Đông phương vốn trọng chữ trung, chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh
thần Kitô giáo. Trung với Chúa, hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái
với mọi người.
-Mầu
nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí
tuệ con người không thể nào hiểu hết, chỉ có thể
đón nhận
bằng đức tin. Thực tại Ba ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch
thường và siêu lý. Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ, ánh sáng ban
sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu
thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
-Chúng
ta đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa. Nói theo kiểu nói của Đức Hồng y Henry
de Lubac: Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương. Mỗi lần tiến
tới là đẩy lui một đợt sóng. Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm
lo sợ không tới bến. Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương. Ai bơi
lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa. Hướng tới Chúa đã là ở trong
Chúa, tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa. Không có sự tìm kiếm nào mà không
phải phấn đấu, không gặp mâu thuẫn đau khổ.
-Nhưng
chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng
ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần.
-Chúng
ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi cử hành mầu nhiệm vượt qua trong
thánh lễ. Với chúng ta sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô, Mình và Máu Đức Kitô
trao ban qua thánh thể.Sống
mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi cũng là
sống hiệp thông và chia sẻ,liên đới.
-Mỗi
ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác
"Nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh thần". Ước gì mỗi người
cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, hiệp thông chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày của
mình.Amen
CHIA
SẺ LỜI CHÚA CN8PS-LỄ CTT HIỆN XUỐNG 2016
Lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga
20,19-23
Ga
20, 19-23: “...Vào
buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín,
vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng:
"Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và
cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại
phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy
cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông:
"Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy
được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Đó là lời
Chúa.
+/Chuyện kể dẫn nhập: Ngày xưa, có một nhóm người có thế lực muốn bắt tay xây
dựng một ngọn tháp đến tận trời. Họ tập hợp các kiến trúc sư, các thợ nề và một
lực lượng lao động đông đảo. Để chuẩn bị cho việc xây cất, họ đã mua một số
lượng lớn vật liêu gồm: đá gan-nít và xi-măng. Những nhà tổ chức có cùng một ý
kiến và nói cùng một ngôn ngữ. Các kế hoạch đã được soạn thảo và các đề án bắt
đầu được thi công.Tuy nhiên, có sự trục trặc trong công việc là tiếng nói .
Những người chủ chỉ thích một điều duy nhất là làm vinh danh họ. Ngọn tháp được
trở thành đài kỹ niệm biểu dương cho quyền lực của họ. Vì thế, lòng ganh tỵ
giữa các kiến trúc sư và từng người muốn rời bỏ vị trí làm việc của mình. Họ
làm việc cách ẩu tả nên có nhiều tai nạn xảy ra. Các công nhân bị la mắng, bị
hành hạ cách thậm tệ. Vật liệu bị mất cắp liên miên. Chi phí cho công trình bị thâm thủng. Ngân hàng
bắt đầu lên tiếng phản đối. Các nhà đầu tư thu hồi vốn lại. Sự nghi ngờ cũng
lan tràn khắp nơi. Những người thợ xây dựng không còn nói chung một ngôn ngữ,nên Ngọn tháp phải dừng lại và bỏ hẳn.
-Đây là câu chuyện trong thời hiện đại của ta, mà kịch bản giống với câu chuyện
tháp Babel trong cựu ước(lời CHÚA lễ chúa nhật này,lễ vọng cho
biết...). Ngọn tháp là biểu tượng cho những
cố gắng của nhân loại trong ý định muốn tạo một thiên đường ở trần gian mà
không phải trông cậy vào quyền năng của Thiên Chúa.
-Lễ Ngũ Tuần mang một ý nghĩa đảo ngược hoàn toàn với những
gì xảy ra nơi tháp Babel trong cựu ước. Chúng ta cũng có một nhóm người tụ
hợp với nhau, những con người tầm thường mà họ không chút tự tin vào khả năng
hạn hẹp của mình,Nhưng
lại có một niềm tin mạnh mẽ
vào Thiên Chúa. Họ cũng bắt đầu xây dựng một "ngọn
tháp" với thể loại hoàn toàn khác biệt. Ngọn tháp này làm nên một cộng
đoàn mới, ngọn tháp vươn lên trời nhờ những bậc thang thiêng liêng.
-Các môn đệ của Đức Giêsu sau cuộc tử nạn của Thầy mình, đang
trong tình trạng khép kín, bối rối.Trong lúc bất an như vậy,một luồng sinh khí mới đến với các
ông, Đức Giêsu Phục Sinh hiện đến để ban Chúa Thánh Thần (CTT) và những ơn của
Người cho các ông, đặc biệt đó là ơn bình an.
-Chúng ta dễ nhận ra qua các bài Kinh Thánh hôm nay,và có 2 tường thuật về việc trao ban
CTT.Theo Thánh Gioan, ngay buổi chiều
ngày thứ nhất trong tuần (chính hôm lễ Phục Sinh), Đức Giêsu đã ban CTT cho các
môn đệ. Trong khi đó theo Luca, qua sách Tông Đồ Công Vụ (Bài đọc I), cho ta thấy Đức Giêsu ban tặng CTT
hôm lễ Ngũ Tuần, tức 50 ngày sau khi Chúa sống lại, và được tường thuật với
nhiều chi tiết hơn.
-Vậy hỏi rằng,Sự khác biệt này được giải thích như
thế nào?;Thưa rằng Thánh Gioan gom góp
vào một ngày những sự kiện mà Thánh Luca đã phân chia rải rác trong thời gian
50 ngày: Đức Giêsu sống lại, lên
trời và ban tặng Thánh Thần.
-Thực ra, CTT đã hoạt động ngay từ
thời sáng thế(St 1,1-2) nói:"Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời
đất. Đất còn trống rỗng...và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước";CTT
cũng đã hướng dẫn các tổ phụ các tiên tri
mà chúng ta vẫn thường tuyên xưng trong kinh Tin Kính.Thời Tân Ước, Ngài vẫn
luôn hoạt động: nhờ quyền năng của CTT mà Ngôi Hai nhập thể trong lòng Đức
Trinh Nữ Maria, và chính CTT hướng dẫn hoạt động của Đức Giêsu nơi trần thế.
-Giờ đây chính Đức Kitô Phục Sinh lại trao ban CTT cho các
tông đồ, môn đệ như trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe.Việc trao ban CTT như được hoà quyện
với lời chúc bình an, quyền tha
tội và lời sai đi rao giảng Tin Mừng.
Cho nên có thể nói đây là những ơn đặc biệt mà các tông đồ, môn đệ Đức Giêsu có
được khi nhận lấy CTT của Đức Kitô Phục Sinh.Trong một cuộc gặp gỡ ngắn mà hai
lần Đức Kitô nhắc tới "bình
an", cho nên có thể nói "bình an" là ơn cao trọng nhất
của CTT, và rất
cần thiết cho con người Công Giáo ta.
-Thông thường,Khi nói tới bình an thường được hiểu
là bình an bên ngoài (như không có chiến tranh, không có hận thù giết chóc, bắt
bớ...), nhưng có một thứ bình an cần thiết hơn, quan trọng hơn đó là bình an sâu thẳm trong tâm hồn.Nhờ
việc nhận Thánh Thần, các tông đồ, môn đệ của Đức Giêsu đã có thứ bình an đó.Mặc dù Chúng ta thấy rõ dường như các ngài
không có được sự bình an bên ngoài như bị tra tấn đánh đập vì Đức Giêsu, vì Tin Mừng, ngay cả khi phải thiệt thân.Nhưng nhờ có ơn bình
an của CTT, thì những đau khổ vì danh Đức Kitô lại trở thành niềm vui, danh dự.
-Hôm nay cũng là ngày kỷ niệm một biến cố vĩ đại đã xảy ra. Đó chính là
ngày khai sinh của Giáo Hội, là cộng đoàn của những người theo Chúa Giêsu.
Trong ngày này, chúng ta hãy tạ ơn vì Chúa Thánh Thần đã đến với chúng ta, và tạ ơn vì Giáo hội sơ khai đã khai
mở những bước chân đầu tiên.Cộng đoàn này được xây dựng không phải từ những con
người thánh thiện, nhưng từ những con người tội lỗi. Trải qua bao thăng trầm,
dù đối diện với những khó khăn và thất bại, nhưng cộng đoàn này vẫn tồn tại và
từng bước được xây dựng thêm.
-Lễ Ngũ Tuần đã thay đổi tai hoạ của tháp Babel, đã làm cho nhân loại lộn xộn và chia rẻ thành một gia đình hiệp
nhất. Chúa Thánh
Thần đã làm cho mọi người nhận ra một Thiên Chúa Thật và làm
cho tất cả nhân loại thuộc nhiều ngôn ngữ thành một tiếng nói là cùng tuyên
xưng một niềm tin.Đây là một kỳ công mà nó được bắt đầu vào ngày lễ Ngũ Tuần.
-Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại rằng sau khi nhận ơn CTT, các
môn đệ nói được nhiều ngôn ngữ khác lạ,làm cho nhiều người khác chủng tộc
hiểu được lời giảng của Giáo Hội.Cũng có nghĩa là Hội Thánh phải biết nói ngôn ngữ của mọi thời, mọi nơi.Nói cách khác Hội Thánh, tức chính
chúng ta, phải hội nhập thích nghi mọi hoàn cảnh để có thể rao giảng Tin Mừng mọi thời, mọi
nơi. Có như vậy mới có thể đem bình an của Chúa đến cho mọi người.
-Mừng lễ CTT hiện xuống là dịp tốt để mỗi chúng ta nhìn lại,
như các tông đồ xưa đã lãnh nhận dồi dào ơn CTT,nên mỗi người chúng ta hãy tự hỏi:Tôi
có được sự bình
an trong tâm hồn, một niềm vui sâu xa trong tâm tình phó thác nơi
Thiên Chúa,
dù có những nghịch cảnh trong cuộc sống hay không? .Tôi có là khí cụ bình an của Đức Kitô qua đời sống yêu thương,
tha thứ đối với nhau hay không?;Tôi có cảm nhận được niềm vui
khi giới
thiệu Đức Kitô cho người khác bằng lời rao giảng và nhất là bằng
đời sống chứng nhân như: bác ái, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm hay không?.
-Nếu chúng ta có được những điều đó, hãy cảm tạ Thiên Chúa,
đó là dấu chỉ có sự hoạt động của CTT nơi ta, một cuộc Hiện Xuống mới đang tái
diễn ; nhờ đó đem lại cho chúng ta sự bình an thật đời này và sự sống đời đời, như thư (Rm 8,6)nói: "Hướng đi của tính xác thịt là sự chết,
còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an".Amen
Nhận xét