Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 4&3 Phục Sinh Năm C 2016

Chia Sẻ Lời Chúa Chúa  Nhật 4 Phục Sinh Năm C2016
Kh 7, 9. 14b-17;Cv 13, 14. 43-52;Ga 10, 27-30
PHÚC ÂM:  Ga 10, 27-30: “...Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Điều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một". Đó là lời Chúa. 

-Vào năm 1943, xảy ra vụ năm người lính Đức bị phục kích và bị sát hại gần thành phố Chani, miền bắc nước Ý. Viên chỉ huy Đức Quốc Xã liền ra lệnh bắt 50 người thế giá nhất của thành phố đem đi xử bắn để dạy cho dân thành một bài học.Đức Cha chánh và Đức Cha phó của thành phố đã cố gắng can thiệp nhưng không hiệu quả gì. Tất cả 50 người đều bị trói, bị bịt mắt và xếp thành hàng dài. Tiếng còi vang lên báo hiệu nhắm súng. Đức Cha chánh xin viên chỉ huy một đặc ân cuối cùng là được ôm hôn từng người sắp bị hành quyết. Ngài tìm cơ hội cho các nạn nhân được xưng tội để giao hoà với Chúa. May mắn thay, lời thỉnh cầu này được chấp nhận.Nhưng cũng thật lạ lùng, bởi vì sau đó hai vị giám mục đã không trở về chỗ cũ, trái lại các ngài đã đứng vào hàng ngũ những người bị xử bắn.
Đức Cha chánh đã lên tiếng nói với viên chỉ huy rằng: Không phải chỉ có 50 người, nhưng tất cả là 52 người chúng tôi. Ông còn quyết định bắn chúng tôi, thì xin hãy ra lệnh. Xin Thiên Chúa tha thứ cho ông.Vừa dứt lời, bỗng từ bầu khí nặng nề của chết chóc vang lên tiếng reo hò, bởi vì các khẩu súng đang nhắm bắn đều hạ xuống. Thế là cả chủ chăn lẫn đoàn chiên đều thoát khỏi những viên đạn của t thần. Hôm đó từ pháp trường ra về, mục tử cũng như đoàn chiên đều sung sướng hát lời thánh vịnh: Khi Chúa dẫn từ nhân Sion trở về, ta tưởng như giấc mơ...
+/Bài Tin Mừng thánh Gioan hôm nay chỉ gói gọn trong ba câu thật ngắn ngủi, súc tích, sâu sắc và thấm thía. Chúa Giêsu là Mục tử chăm sóc đàn chiên dân Chúa,là các tín hữu Công Giáo.
-Cừu, hay chiên (Ovis aries) là một trong những loài gia súc được con người thuần hóa sớm nhất để lấy lông, thịt, sữa, mỡ và da. Đàn cừu trên thế giới hiện nay là trên 1 tỷ con. Cừu là loại dễ tính, có thể ăn các loại cỏ khô cằn, ưa khí hậu khô, không chịu ẩm ướt.
-Con chiên Vốn hiền lành, dịu dàng, nên chiên hay bị thú dữ đe dọa, nhất là chó sói hung bạo.Vì vậy, thính giác loài chiên rất phát triển để củng cố bản năng sinh tồn. Do đó, con chiên có thể nghe được nhiều cách khác nhau.Con chiên nghe mùi,Hương vị đặc trưng của đoàn chiên giúp con chiên dễ nhận ra nhau.Đồng thời cũng dễ dàng nhận ra chủ chăn thân thương, gần gũi qua mùi cố hữu đó.Con chiên tuy hiền lành, nhưng rất bén nhạy đánh hơi xem mùi thân thuộc, hay lạ, dễ dàng tìm ra chủ chăn chính đáng nhân lành hay kẻ chăn thuê, hoặc giả mạo chủ chiên.Con chiên nghe thấy,Không chỉ nghe mùi, con chiên còn nghe thấy chủ chăn âu yếm gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Con chiên nghe tiếng,Không chỉ ban ngày, mà ngay cả đêm khuya thanh vắng, con chiên vẫn văng vẳng nghe tiếng chủ chăn tâm tình, dỗ dành, vuốt ve, an ủi, căn dặn, dạy dỗ.
-Đắm mình trong suy tư, cầu nguyện, con chiên có thể nghe tiếng Chủ Chăn nhân lành, qua Lời Chúa, qua Thánh Kinh, và các dấu chỉ chung quanh. Đây chính là động thái tích cực của con chiên để hiểu và nghe theo Chủ Chăn. Một sự hợp tác cần thiết phải có, để con chiên nghe được tiếng chủ chăn bảo vệ, hướng dẫn đến đồng cỏ xanh non, suối mát dịu ngọt.
-Như xưa kia ngôn sứ Samuen(I Sm 3:1-10) đang ngủ, nghe tiếng gọi của Thiên Chúa ba lần, nhưng đã không nhận ra, cho đến khi được thầy tư tế Êli hướng dẫn, Con chiên cũng luôn cần tỉnh thức đ lắng nghe Chủ Chăn gọi nhue thế.
-(Tv 23):Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. 
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi t
i dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người
dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính, 
vì danh dự của Người.Lạy Chúa, 
dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. 
Côn trượng Người bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa cũng đã nói: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. Ngài biết chúng ta từng người một.Từ “biết” ở đây phải hiểu theo nghĩa Do thái: biết là yêu, biết theo nghĩa vợ chồng yêu nhau.Chúa Giêsu biết chiên của mình, nghĩa là yêu thương chiên của Ngài “và yêu thương đến tận cùng”.
-Vì thế chúng ta hoàn toàn có thể tin vào tình yêu quyền năng của Ngài,phó thác cuộc sống chúng ta trong tay Ngài.Theo Ngài, chúng ta được bảo đảm về mọi mặt, mặc dù chúng ta phải đối mặt với cuộc sống đầy gian khổ.Những người yếu tin mới sợ sệt lo âu, mới rên siểt, than phiền, bất mãn. Một người tin vững vẫn lạc quan, vì họ sẽ “không bao giờ bị diệt vong, sẽ không bị cướp mất khỏi tay Ngài”.
+/Chúa Nhật IV Phục Sinh, cũng là ngày cầu cho ơn thiên triệu.Theo cuốn “Catholic Word Book”/Sách Từ Ngữ Công Giáo, có định nghĩa về ơn thiên triệu,thường gọi là ơn gọi.Nói chung, thuật ngữ này áp dụng cho ơn gọi chung của mọi người, Thiên Chúa kêu gọi tới sự thánh thiện và ơn cứu độ. Đặc biệt, đó là nói tới tình trạng sống của mỗi người theo ơn gọi riêng,như là hôn nhân,tu dòng,linh mục,hay là sống độc thân giữa đời theo Ý Chúa muốn. Thuật ngữ này cũng áp dụng cho các nghề nghiệp mà người Ki tô hữu sinh sống.
-Sau đại lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại Thánh địa Lavang, ĐHY Ivan Dias đã gặp gỡ các Giám Mục Việt Nam trong một tiếng đồng hồ, để chia sẻ về tình hình cũng như gởi gắm sứ điệp. Ngài mời gọi tất cả Giám mục chia sẻ lại cho các linh mục, chủng sinh và giáo dân của mình về 3 chữ D rất cần thiết trong đời sống của người thuộc về Giáo Hội.3 Chữ D là: Doctrine/ giáo thuyết, Discipline/ kỷ luật, Dévotion/ lòng đạo đức sốt sắng:
1. Doctrine, về giáo thuyết,là được mời gọi nắm vững giáo lý Giáo hội Công giáo, giáo huấn,học thuyết xã hội của GHCG, bởi vì nếu không nắm vững những hướng đi trong đó, thì dễ ứng xử sai lầm cộng đoàn giáo xứ.Đã Hết rồi thời đối đầu, đã bước sang thời đối thoại. Nhưng đối thoại như thế nào để mình vẫn là GHCG, đó lại là cả một tuyến mở ra cho suy nghĩ, và quan trọng là nắm vững giáo thuyết để có những quyết định phù hợp.
2. Discipline, về kỷ luật. Đây là một vấn đề thường gây khủng khoảng cho các Giáo hội phương Tây. Hiện nay ở nhiều địa phận của Hoa Kỳ đã phải bán hết cơ sở của mình,để trang trải cho việc xao lãng đời sống kỷ luật.
3. Dévotion, lòng đạo đức sốt sắng.Theo như lời chú giải của ĐHY Dias, thì nó gắn liền với những phong trào đạo đức, có một thời tưởng như bị bỏ rơi, vì đi liền với lòng đạo đức bình dân của đại chúng. Thí dụ: lần hạt Mân Côi.Có một thời người ta rẻ rung, cho đây là loại kinh dành cho phụ nữ, người nhàn rỗi, người già... nhưng sau này người ta cảm nghiệm được sức mạnh của kinh Mân Côi, nhất là sức mạnh hoán cải, sức mạnh thánh thiêng, giúp người ta tiến xa trên đường nên thánh. Những việc thuộc loại truyền thống tôn sùng Thánh Tâm,hay Chầu Thánh Thể, hay là những hình thức khác nhau dành cho các Tín hữu cần phải được phát huy tối đa.
-Chúa nhật IV Phục sinh,Ta Hãy thêm lời cầu nguyện cho Giáo Hội có nhiều mục tử đạo đức, thánh thiện.Giáo dân cần Linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ, như học sinh cần thầy cô giáo, để sẵn sàng cảm thông chia sẻ vui buồn trong đời sống và như người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành tiến về đời sau.Ta Hãy thêm lời cầu nguyện cho các Linh mục được trở nên những mục tử như Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đàn chiên.Và nhất là theo ý của thánh công đồng Vaticano 2 là nên như LÒNG CHÚA MONG ƯỚC.


 CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH NĂM C 2016
Lời Chúa: Cv 5,27b-32.40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19
PHÚC ÂM:  Ga 21, 1-19:”...Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: "Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Điđymô), Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi "Ông là ai?", vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong, Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người hỏi ông lần thứ ba: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo Thầy".Đó là lời Chúa.
+/Có một cuốn sách,có tựa đề: "Quovadis?",sách này đã viết về thánh Phê rô khi ngài đến thành Rôma giữa lúc Nêrông đang bắt bớ đạo thánh. Một số người đã chịu tử đạo. Tình thế nguy kịch, các tín hữu khuyên thánh nhân chạy trốn ra khỏi thành, để duy trì và giữ vững đạo thánh.Khi ra khỏi cổng thành,thánh Phê rô gặp một người đang vác thập giá đi vào thành Rôma.Ông lên tiếng hỏi: "Quovadis?",nghĩa là "Người đi đâu đó?".Người ấy trả lời: "Thầy đi vào Rôma để cho người ta đóng đinh một lần nữa". Thánh Phê rô chợt hiểu ra,vội vàng quay lại Rôma, nhập vào hàng ngũ các tín hữu sắp chịu cực hình, để an ủi họ và giúp họ giữ vững niềm tin.Sau khi chứng kiến các tín hữu bị làm mồi cho thú dữ ăn thịt, bị hoả thiêu trên một rừng thập giá, thì chính ông cũng bị đóng đinh ngược,đầu quay xuống đất,theo lời ông xin, vì nghĩ mình không xứng đáng được đóng đinh giống như Thầy Giêsu.
-Chính thánh Phêrô và cái chết của ngài đã được Chúa Giêsu tiên báo trong bài Tin Mừng hôm nay:"Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giương tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh
chẳng muốn. Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa".
-Bài tin mừng hôm nay cũng đưa chúng ta trở lại môi trường đánh cá,nghề cũ cực nhọc,đòi hỏi nhiều công sức của các tông đồ.Chính trong bối cảnh tháo lui tiêu cực đó mà Chúa Giêsu đã tỏ mình cho các môn đệ của Ngài sau khi sống lại,để trấn an nâng đỡ các vị.
-Đoản văn ghi chú các tông đồ bắt được 153 con cá trong mẻ lưới lạ lùng. Phải nghĩ gì về con số lạ lùng này?.Có thể người ta vì tò mò, đã đếm xem số lượng chính xác hay chăng?.
-Các giáo phụ đã đưa ra nhiều giả thiết, trong đó lối giải thích của thánh Jêrôme là dễ chấp nhận nhất: là các nhà vạn vật học thời xưa biết được 153 loại cá. Thực ra, một biểu hiện không hề có cơ sở trong CƯ như thế, mà lại được ghi nhận trong phúc âm Gioan.
-Dù sao, nếu thánh Jêrôme có lý, thì ý nghĩa của con số này trùng phùng với thành ngữ "đủ mọi thứ cá".Nghĩa là Giáo hội của Chúa sẽ phải hội tụ trong nước của mình tất cả mọi dân tộc, như mục tử chân chính qui tụ trong ràn mình mọi con chiên đến từ chuồng khác ngoài Israel.
+Ta cũng cần có hai nhận định này:Nhận định thứ nhất là Chúa hằng ở với chúng ta trong mọi cảnh huống cuộc đời. Nhất là lúc buồn rầu chán nản thất bại, nhưng có khi và có người trong chúng ta không hay biết.
-Bà Thánh Catharina bị cám dỗ về đức tin rất nặng. Hôm sau, được Chúa hiện ra, Bà hỏi Chúa với vẻ hờn dỗi: “Lạy Chúa, khi con đau khổ chiến đấu, thì Chúa ở đâu?”,Chúa Giêsu trả lời: “Ta ở trong lòng con”.
-Sở dĩ Ta không nhận ra Chúa vì thiếu điều kiện. Trong 7 ngư phủ đang trở về quê, chỉ có một mình thánh Gioan nhận ra, vì theo
Phúc Âm, Ông là đồ đệ Chúa yêu thương.Nên ta nhớ rằng:Yêu là tần số đặc biệt để bắt được tiếng Chúa.
-Nhận định thứ hai, qua bài Phúc Âm, vai trò của thánh Phêrô là vai trò của một người lãnh đạo.Và, sau phép lạ vừa nói, thánh Gioan tường thuật ngay câu chuyện Chúa chọn Phêrô để “cai trị đoàn chiên mẹ và đoàn chiên con”; một sứ mạng phục vụ hơn là cai quản, dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất là yêu mến.
-Tiên tri Muhammed của đạo hồi đã không sống lại. Khổng Tử lập ra NHO GIÁO đã không sống lại. Lão Tử không sống lại. Phật Thích Ca của đạo phật đã không sống lại. Nhưng CHỈ CÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ ĐÃ SỐNG LẠI, dù bị người ta giết chết, và đúng như Ngài đã BÁO TRƯỚC. Cũng CHỈ CÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ đi trên nước, tuyên bố là Thiên Chúa, và làm cho người khác sống lại. Chính Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết, chiến thắng Tử Thần, chiến thắng vĩnh viễn.
-Chúa Giê su đã Phục Sinh từ cõi chết đang đến để hiện diện trên bờ biển cuộc đời của ta.Chúa Không còn dùng cá nướng hay bánh để bồi bổ sức lực của ta, nhưng là Lời Ngài và Mình Máu Ngài. Trong thánh lễ và bí tích Thánh thể mỗi ngày, Ngài củng cố ta trong đức tin và trong lòng mến,Ngõ hầu ta có thể tiếp tục và hoàn tất cuộc hành trình dương thế,và hoàn thành sứ mạng Ki tô hữu.
+/Sau đây, thánh sử muốn nhắn nhủ chúng ta những điều sau đây:
1. Nếu không muốn lao nhọc một cách vô ích trong công việc làm và cuộc sống mình, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu Phục Sinh, để Ngài hoạt động, hiện diện và hướng dẫn, chỉ vẽ cho chúng ta trong mọi sự: nghĩa là biết vâng lời Đức Kitô Phục Sinh quẳng
lưới phía bên phải.Rất tiếc trong cuộc sống chúng ta lại thường cứng đầu cứng cổ, quẳng lưới bên trái, là phía của án phạt và chúc dữ.
2. Chúng ta hãy biết noi gương Chúa Giêsu Phục Sinh, duy trì chiều kích nhân bản của cuộc sống. Phúc âm thánh Gioan là Phúc âm thiêng liêng kết thúc với hình ảnh Chúa Giêsu Phục Sinh sửa soạn bữa ăn sáng cho các tông đồ trên bờ hồ Tibêria, chứng minh cho thấy tất cả chiều kích nhân bản trong kiểu cách sống của Chúa Giêsu. Đức Giêsu thành Nazareth trước kia và Chúa Giêsu Phục Sinh giờ đây vẫn là một. Ngài chuyện vãn đối thoại với các tông đồ. Ngài chú ý đến công việc làm, các sinh hoạt, các vấn đề khó khăn của họ,và ngồi ăn với họ.
3. Trong sứ mệnh phục vụ theo gương Chúa Phục Sinh, Càng yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều bao nhiêu, thì công tác phục vụ của ta càng trung thực với tinh thần Tin Mừng, và càng hữu hiệu bấy nhiêu.Vấn đề ở đây không phải là khả năng trí thức, học cao biết rộng, mà là phải biết thực hành yêu thương nhiều hơn hết.Đó là tước hiệu duy nhất có giá trị biện minh cho phục vụ trong Giáo hội...Đã có Tông Huấn mới của ĐTC Phanxicô,công bố sáng 8-4-2016, dài 268 trang, mang tựa đề ”Amoris laetitia” (Niềm vui Yêu thương”) .
4. Tinh thần theo Chúa Giêsu Kitô, không phải để bước đi trên con đường danh vọng có nhiều đặc quyền đặc lợi, được người đời ca tụng kính nể, mà là để bước đi trên con đường Thập Giá khổ đau dẫn đến cái chết Phục Sinh.
+/Ông Schmitt, thuở còn là thanh niên, đã bán tất cả gia tài, sang Mỹ tìm vàng. Tìm mãi tìm hoài mà vẫn chẳng thấy. Tiền bạc thì mỗi lúc một cạn, còn đói khổ và cực nhọc thì cứ mỗi ngày một gia tăng. Chịu không nổi, nhiều người đã bỏ cuộc.Trong khi đó, ông ta vẫn miệt mài tìm kiếm và sau cùng ông đã thấy được những dấu vết của vàng trong lòng một ngọn núi. Ông kêu gọi mi người góp vốn, nhưng tất cả đều lắc đầu từ chối. Không thất vọng, ông ta tiếp tục làm việc. Sau ba mươi hai năm vất vả, ông đã trở thành một nhà tỷ phú...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƯ XIN GIÚP TÀI CHÍNH XÂY DỰNG TÂN XỨ ĐẠO THƯỢNG ÍCH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG/ TRUYỀN GIÁO

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

XIN GIÚP KINH PHÍ ĐỔ BÊ TÔNG CON ĐƯỜNG MANG TÊN THÁNH GIUSE XỨ ĐẠO TÂN SƠN