CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ ĐÊM GIÁNG SINH,RẠNG ĐÔNG 2015&CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM c2015
CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2015
Lời Chúa: Is 9, 2-4. 6-7; Tt 2, 11-14; Lc 2, 1-14
Lc 2,1-14:“…Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có thai.Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm".Ðó là lời Chúa.
+/CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ 3 PHẦN SAU:1:Lễ Giáng Sinh,2:Loan Tin Giáng sinh,3:LIÊN HỆ &KẾT
-Có một câu Chuyện trước đây kể rằng, tại nước San Marinese, có một ông vua rất kính sợ Thiên Chúa và thương yêu dân chúng. Ông sống chính trực và rất được dân chúng kính trọng, mến phục. Nhà vua không chỉ hài lòng với cuộc sống trên dung lụa của hoàng cung, cũng không chỉ nghe theo lời báo cáo tường trình của các quan cận thần mà thôi. Để biết rõ hơn về hoàn cảnh sống của dân chúng, nhà vua thường hay cải trang đủ cách để có thể đi lại dễ dàng và trà trộn giữa mọi lớp người, để không bị theo dõi hoặc chú ý tới.Một hôm nhà vua cải trang với manh áo rách vá chằng chịt như một người hành khất, và đến ngồi ăn xin tại một công viên. Nhà vua làm quen với người phu quyét đường thường ngồi nghỉ trên ghế công viên.Ngày qua tháng lại, nhà vua trở nên bạn thân của người phu quét đường.Họ chia sẻ từng nắm cơm, ly nước và chuyện trò vui vẻ như hai người bạn thân vậy. Sau cùng vua quyết định nói sự thật và tỏ mình cho người phu quét đường biết mình là Vua.Nhà vua còn bảo người phu quyét đường có muốn xin điều gì mà anh ta ưa thích nhất, như mòn quà kỷ niệm tình bạn thân thiết không.Nghe nhà vua tỏ tình thương mến,người phu quét đường trố mắt nhìn nhà vua và nói:-Thưa nhà vua,ngài đã không quản ngại khó nhọc, khước từ vinh quang của cung điện để đến chia sẻ nắm cơm chén nước và những khó nhọc của bần hèn này,Nhà vua có thể ban tặng cho quan thần những món quà quí giá, nhưng đối với phận hèn này nhà vua đã dành cho món quà lớn nhất là chính mình.Vì thế nếu được, phận hèn này chỉ xin một điều duy nhất, là xin nhà vua đừng cất đi tình bạn mà nhà vua đã dành cho kẻ hèn này từ trước tới nay.
-Trong Phúc âm,chính Chúa Giêsu cũng đã để cao giá trị của tình bạn khi Ngài nói với các môn đệ rằng:"Thầy gọi chúng con là bạn hữu,vì Thầy đã tỏ cho chúng con am tường mọi điều Thầy nghe nơi Cha Thầy". Cũng vì tình cảm cao quí này mà Chúa Giêsu đã tự nguyện đến trần gian mặc lấy thân phận con người,trở nên một thành phần của đại gia đình nhân loại, thông qua mầu nhiệm GIÁNG SINH mà đại lễ đêm nay nói lên.
1-Đốivới việc Giáng Sinh,Giáng sinh không xảy ra tại Nagiarét như thường tình,nhưng là tại Bêlem, và không phải do một lời nói chính thức của thiên thần mà bằng một biến cố hoàn toàn trần thế,nghĩa là do sắc chỉ của Hoàng Đế Rôma.Như vậy Chúa Giêsu ngay từ ngày mở mắt chào đời đã tỏ ra phục luỵ quyền hành thế trần, như một kẻ yếu thế phải chịu khuất phục kẻ mạnh hơn.Tuy nhiên, đó là công việc của Thiên Chúa,vì người ta sẽ thấy rằng ở đây hành động của con người không ai ngờ lại phục vụ cho kế hoạch
của Thiên Chúa.Hoàng đế Augustô ra lệnh kiểm tra nhân số trong đế quốc lớn lao của ông, để gom thế giới lại thành một, để biết rõ quân số, bảo đảm được sự thu thuế mà ông cần dùng tới với những chương trình vĩ đại của ông.Nhưng thực tế, quyền năng thế tục đó bên ngoài hình như kìm kẹp Chúa Giêsu, thì chỉ là dụng cụ của quyền năng Thiên Chúa và qua đó, chương trình Cứu độ được hoàn thành.
-Như vậy Chúa Giêsu đã giáng sinh tại Bêlem trong thành của Đavít,như Tin mừng đã nhấn mạnh.Chính nơi đây, Đavít khi còn là mục đồng, được gọi về hiến Thánh, thì giờ đây, cũng chính ở đây, người CON(dòng dõi nhà vua) đích thực của Đavít lại sinh ra, Đấng chăn chiên thực sẽ chăn dẫn bầy chiên Thiên Chúa,Ngài là Đấng được ưu tuyển ngay trong bản chất thâm sâu của Ngài và như Đấng Messia,Đấng Thiên tử, Đấng được xức dầu.
-Sắc lệnh của Hoàng đế Augustô còn kéo theo một hậu quả khác,đó là việc giáng sinh của Chúa Giêsu được tác thành và lồng vào lịch sử thế giới.Người ta xác định được nơi chốn và thời kỳ xảy ra việc đó.Đây là một biến cố lịch sử đích thực(chứ không phải là chuyện hoang đường hay thần thoại),có chỗ đứng trong không gian và thời gian. Bên cạnh
Hoàng đế Augustô, muốn mang lại cho thế giới cơm no áo ấm, với thứ ‘hoà bình của đế quốc Rôma’, thì Chúa Giêsu đúng là vị Cứu tinh thực sự của vũ hoàn vì ngài đã mang đến ‘bình an của Thiên Chúa’.
-Tuy thế, ở Bêlem, không còn chỗ cho Ngài, nên phải sinh trong chuồng bò lưà.Khi nói Chuá không có chỗ trong quán trọ,có thể hiểu thực sự thì những người lang thang,không còn chỗ ở trong quán đó. Nhưng cũng có ý nói, và đúng hơn, quán trọ là nơi những người khách lạ tạm trú, thì không phải là nơi xứng hợp đối với mầu nhiệm Thánh Chúa sinh ra.
-Vậy Chúa đã đến thế trần, không mái nhà, trong cảnh đơn côi và nghèo nàn của chuồng bò lừa.Nôi của Ngài là cái máng khô, đục vào ngay trong tảng đá để cho bò lừa ăn.
-Tin mừng đặc biệt nhấn mạnh tới việc Hài nhi được bọc trong khăn,Cho thấy rằng bên cạnh cảnh nghèo hèn còn có nhân tính hoàn toàn,cùng với tất cả sự yếu đuối của tính con người.
-Con Một Thiên Chúa đã đến thế gian này như là một trẻ nhỏ.Khung cảnh thật đơn giản, thanh bạch, nghèo hèn.Sự đơn giản và nghèo hèn này ít ai sánh
được;tuy vậy, lại chẳng có biến cố nào đáng kể hơn,và tất cả mọi phú túc sẽ được trao cho Đấng vừa sinh ra.Trước nhan Chúa, đâu cần vẻ hào nhoáng bên ngoài,với tất cả những gì liên hệ tới nó. Mà phải trái lại, cái vẻ bên ngoài càng lui đi thì mới càng thấy rõ vẻ lớn lao bên trong.Tất cả những gì phồn vinh, giả tạo, khoa trương,chỉ có bên ngoài thôi thì đi ngược lại bản tính của Chúa Giêsu ngay từ giờ đầu tiên của ngày Giáng sinh của Ngài cho tới lúc cuối cùng và trần trụi trên cây thập tự.
2. Loan báo Tin Chúa Giáng sinh.Các mục đồng là những người đầu tiên nhận được sứ điệp GIÁNG SINH.Những hạng quyền quý không sao hiểu được vẻ cao trọng này, người giàu thì chạy theo của cải, còn người thông thái thì lại hiểu sai về sự khôn ngoan của Thiên Chúa.Vì thế những người được gọi đầu tiên phải là những người chăn chiên khiêm hạ, nghèo nàn, và ít học chốn quê mùa.
-Nội dung của sứ điệp là một lời loan tin vui tóm lại trong ba danh hiệu:Đấng Cứu Thế, Đấng xức dầu và là Chúa. Ngài là Đấng Cứu thế,vì Ngài đến giải phóng những người không thể tự giúp mình khỏi cảnh đau thương.Ngài là Đấng xức dầu vì bản
tính nhân loại của Ngài đã được thánh hiến bằng dầu Thánh của Thiên Chúa:Ngài trở thành Tư tế, tiên tri và Vua.Và Ngài là Chúa vì mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Ngài.
-Thật là một dấu chỉ lạ lùng như Tin Mừng vừa nói:‘Các ngươi sẽ thấy một Hài nhi đặt nằm trong máng cỏ’.Điều nhỏ bé sẽ biểu thị vẻ lớn lao,yếu hèn –vẻ quyền năng và nghèo khổ– cảnh giàu sang.Sứ điệp kết thúc bằng ca khúc của các Thiên thần gồm hai phần, mà mỗi phần gồm ba yếu tố song song với nhau.
-Ở phần thứ nhất ta thấy có ‘trời, vinh danh và Thiên Chúa’. Phần hai có ‘thế trần, hoà bình và con người’.Thiên Chúa ở trên trời sẽ đón nhận danh dự và vinh quang,vì vinh quang của Ngài vẫn dấu kín, sẽ bộc lộ nhờ Con Ngài.Còn chính Chúa Giêsu, mà mọi tác động của Ngài đều mang dấu vô biên sẽ có thể thực sự tôn vinh Thiên Chúa mà không một tạo vật nào có thể làm được.Bây giờ ở dưới thế,bình an sẽ ngự trị vì trời và đất giao hoà trong ơn thánh.Và tất cả những điều ấy có được là do lòng từ ái của Thiên Chúa ban cho nhân loại nhờ Thiên Chúa Nhập Thể.
-Và đây là kết quả đầu tiên, các mục đồng quyết
định đón nhận lời loan báo trong niềm tin và đi theo lời đó.Sau khi tìm kiếm, họ đã thấy Đức Maria,Thánh Giuse,và Hài nhi Giêsu.Sự kiếm tìm đã không bõ công,vì họ đã ngạc nhiên, đầy thán phục.
-Qua sự im lặng,người Mẹ trẻ là Đức Maria đã cho thấy sự hân hoan được diễn tả trong bài Thánh ca ngợi khen của Mẹ, nay nhường chỗ cho một sự suy niệm đầy an bình, và việc các mục đồng trở về với đời sống thường nhật quen thuộc, giúp chúng ta nhận ra được là việc khám phá ra Chúa, không có nghĩa là phải có sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài, nhưng là sự biến đổi sâu xa trong lòng.
+/ĐỂ LIÊN HỆ &KẾT:-Giáo huấn Công Đồng Vat.II trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân,số 32 dạy:“Ngôi Lời nhập thể và tình liên đới nhân loại,Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc,để họ nhận biết chính Ngài trong chân lý,và phụng sự Ngài trong thánh thiện”.
-Thánh Lêô Cả giáo hoàng,Trong một bài giảng, ngài đã dạy rằng:Anh chị em thân mến, Hôm nay, Đấng Cứu Độ chúng ta đã giáng sinh...Chúa chúng ta là Đấng huỷ diệt tội lỗi và
sự chết, vì Người không thấy ai vượt qua được tình trạng này, nên đã đến để giải cứu mọi người...Con Thiên Chúa đã mặc lấy bản tính loài người, để con người được giao hoà với Đấng Tạo Hoá;như thế, ma quỷ là kẻ gây ra sự chết, sẽ bị đánh bại do chính bản tính mà nó đã thắng...chúng ta hãy cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó;khi đã được tham dự vào mầu nhiệm giáng sinh của Đức Kitô,chúng ta hãy từ bỏ lối sống theo xác thịt.Hỡi các Kitô hữu, hãy ý thức về phẩm giá của bạn.Giờ đây, bạn đã được thông phần bản tính Thiên Chúa, đừng để mình bị thoái hoá qua việc trở lại với nếp sống bất xứng đã qua...".
-Trích Bài giảng Giáng Sinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II:Lạy Chúa Giêsu mà chúng con chiêm ngắm trong cảnh nghèo hèn tại Hang đá Bêlem,xin hãy làm cho chúng con trở nên những chứng nhân của tình yêu Chúa,của tình yêu đã thôi thúc Ngài cởi bỏ vinh quang của Thiên Chúa, để sinh ra sống giữa con người và chịu chết vì chúng con,xin Ngài hãy đổ vào chúng con Thánh Thần của Ngài,ngõ hầu ân sủng của mầu nhiệm Nhập Thể khơi dậy nơi mỗi tín hữu sự dấn thân góp sức cách quảng đại hơn,phù hợp hơn với sự sống mới do Bí Tích Rửa Tội.Xin hãy làm cho ánh sáng của đêm hôm nay sáng hơn ban ngày, chiếu sáng trên tương lai và hướng dẫn những bước tiến của nhân loại trên con đường hòa bình..."-Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ RẠNG ĐÔNG NOEL 2015
Lời Chúa:Is 62,11-12 ; Tt 3,4-7 ; Lc 2,15-20
+-Thông Điệp Giáng Sinh
-Nhiều ngày trứơc Lễ Giáng Sinh năm 1223, Thánh Phanxicô Assisiô dự định sẽ làm mọi ngừơi trong thành phố Greccio sống lại sự kiện sinh hạ của Chúa Giêsu, không chỉ bằng việc nghe công bố Tin Mừng, nhưng còn bằng việc diễn lại biến cố ấy. Để mọi việc có kết quả, Thánh Nhân nhờ một người bạn tên là John chuẩn bị tất cả những thứ, mà sau này được coi là hang đá Belem đầu tiên trong lịch sử về lễ Giáng Sinh. Người bạn tốt bụng của Thánh Phanxicô đã làm tất cả những gì Thánh Nhân đề nghị, tại nơi Thánh Lễ đêm Giáng Sinh sẽ được cử hành.Vào chính đêm vọng Giáng Sinh, tất cả những nhân vật và đồ vật như: người sẽ đóng vai Mẹ Maria, Thánh Giuse, những mục đồng cùng nhiều chiên cừu, một con bò, một con lừa và một máng cỏ chứa đầy cỏ khô đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, trong chiếc máng đầy cỏ lại hoàn toàn không có gì hơn. Anh bạn John của Thánh Nhân đã không tìm ra một bà mẹ dám cho mượn con của mình. Lạ lùng thay, điều này không làm cho Thánh Nhân lo lắng.Trong thánh lễ, khi Thánh Nhân đang hát Tin Mừng bằng một giai điệu du dương,mọi người nhìn thấy một trẻ thơ đang nằm bình yên trong vòng tay Thánh Nhân. Khi kết thúc bài Tin Mừng Giáng Sinh,Thánh Nhân nhẹ nhàng đặt bé thơ vào trong máng cỏ trước sự vui sướng của mọi người.
-Qua bài Tin Mừng Thánh Luca hôm nay,trình thuật lại biến cố Giáng Sinh trọng đại,Chúa Giêsu muốn gửi đến ta Thông Điệp Giáng Sinh thật cô đọng và sâu sắc như sau:
1-SỐNG CÙNG: Ngay khi Đức Giêsu còn là Thai Nhi,Ngài đã cùng với cha mẹ vâng lệnh hoàng đế Augusto ban ra, để trở về thành Đavid đăng ký hộ khẩu.Vậy, sống cùng là sống cùng hoàn cảnh, cùng tham gia vào mọi sinh hoạt với người xung quanh, ngoại trừ tội lỗi!
2-SỐNG NHỜ:Ngôi Hai,Con Một Thiên Chúa, vốn dĩ là Đấng toàn năng, nhưng khi vào đời Ngài lại hoàn toàn sống nhờ cha mẹ trần thế:cho Ngài cái tã,cho Ngài bầu sữa,cho Ngài lời ru êm,Ngài còn nhờ đến hơi thở ấm áp của chiên cừu! Nhờ cha Giuse bồng Ngài chạy trốn qua Ai Cập, thoát nanh vuốt bạo chúa Hêrôđê!
-Lối sống nhờ này cũng phát xuất từ bản tính Thiên Chúa:Ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau,
nhưng vẫn lệ thuộc vào nhau và trở nên duy nhất. Thiên Chúa toàn năng mà còn muốn lệ thuộc vào con người hữu hạn.Như vậy, sống nhờ là bộ mặt khiêm tốn đích thực như máy nổ cần dầu nhớt.Do đó ta phải biết ơn người xung quanh,nhất là những người như óc,như tim, như cánh tay ta, chớ có khi nào có ý vô ơn và mù quáng hay hận đời.
3-SỐNG VÌ:Các chú mục đồng đã gặp Hài Nhi mới sinh, đặt nằm trong máng cỏ, đó là dấu Ngài bỏ ngai Trời bước xuống đời, để chia sẻ cho loài người đầy thiếu thốn.Bởi thế thánh Phao-lô nói(2Cr 8,9):“Ngài vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.’’.Như vậy, ta phải gắng sức sống cần kiệm, ta mới có điều kiện chia sẻ cho đồng loại,để rồi ta trở nên nghèo,đó là mối Phúc mở đầu và kết thúc trong Hiến Chương Nước Trời, làm ứng nghiệm mối Phúc và kết thúc trong Hiến Chương Nước Trời.
-Ba chiều kích sống cùng, sống nhờ, sống vì, chính là cuộc “hiển linh do lòng nhân ái của Thiên Chúa bày tỏ,nhằm cứu thoát ta, không phải tự các việc ta làm trong đàng công chính, nhưng chiếu theo lòng thương xót của Ngài,khởi đi từ Phép Rửa tái sinh và sự canh tân đổi mới của Thánh Thần”.
-ĐỂ KẾT:Vào một đêm kia, nhà văn Anh John Ruskin nhìn thấy những người thợ thắp đèn đường trong thành phố(lúc đó chưa có điện đường).Họ phải cầm một ngọn đuốc sáng trong tay,chạy đi thắp từng chiếc đèn này qua chiếc đèn khác, dọc theo các con đường.Trong đêm tối, Ruskin không thấy được người thắp đèn, ông chỉ nhìn thấy bó đuốc của người ấy và một vệt dài ánh sáng người ấy để lại đằng sau mình.Qua hình ảnh đó, cụ già Ruskin đưa ra một nhận định hết sức thâm thúy rằng:"Đây là một minh họa tuyệt đẹp về người Kitô hữu. Có thể người ta chẳng bao giờ nhận biết người ấy, cũng chẳng bao giờ gặp anh, nhưng họ đều biết anh ta đã đi qua thế giới của họ nhờ vào chuỗi ánh sáng anh để lại phía sau mình".Amen
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 4 Mùa Vọng Năm C2015
Lời Chúa:Mk 5, 2-5a (Hr 1-4a);Dt 10, 5-10;Lc 1, 39-45
PHÚC ÂM: Lc 1,39-45:"...Ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa.Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Isave. Và khi bà Isave nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:"Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc!Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi.Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".Đó là lời Chúa.
-Có một gia đình nọ,Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến là ông nội già yếu. Và cho đến một ngày ông nội mất, Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào? Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?Đứa Con hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?.Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.
-Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta vẫn vô tình lãng quên nhau. Quên nhau không phải là không có dịp gần nhau, nhìn thấy nhau, nhưng là thiếu sự quan tâm chia sẻ với nhau.Sống bên nhau nhưng vẫn thờ ơ, dửng dưng. Sống bên nhau nhưng vẫn như người xa lạ. Không quan tâm, không chia sẻ, không hỏi han nhau.
-Có những đôi vợ chồng sống bên nhau mà vợ mang thai, chồng đau yếu mà cũng chẳng hề hay biết.
-Có những người cha, người mẹ chẳng bao giờ quan tâm hỏi han sự học hành, quan hệ bạn bè của con cái chỉ tới khi con phạm pháp lúc đó mới hay thì đã quá muộn.
-Có những người con chỉ biết xài tiền cha mẹ nhưng đâu
hiểu được những giọt mồ hôi, những cay đắng của đồng tiền vẫn gắn liền với chữ “bạc”.
Chính vì thế, trong dòng đời vẫn còn đó những mảnh đời cô đơn, thất vọng vì thiếu sự quan tâm, chăm sóc của anh em,vẫn còn đó những con người đang sống trong tủi nhục ngay giữa những người thân của mình,vẫn còn những phận người bị loại bỏ ngay trong mái nhà của mình.
-Cuộc sống cần tình yêu, cần sự chia sẻ của tha nhân như cơ thể cần không khí để thở, để sống khoẻ mạnh hơn.Cuộc sống không có tình yêu là hoả ngục, là đoạ đầy của kiếp người chúng ta.
-Lời Chúa tuần 4 Mùa vọng cho chúng ta chiêm ngắm một tấm lòng đầy nhân ái nơi Mẹ Maria. Mẹ đã yêu, đã sống vì tình yêu. Một tình yêu không dừng lại ở đầu môi chóp lưỡi mà thể hiện qua tấm lòng luôn nhạy cảm trước nhu cầu tha thân. Không cần họ van xin. Không cần họ lên tiếng. Tấm lòng nhân ái nơi Mẹ đã hiểu được việc gì cần làm và nên làm.
-Mẹ Maria khi nghe tin chị họ mình là bà Elizabet mang thai khi tuổi đã già. Mẹ hiểu vợ chồng già cần sự giúp đỡ. Mẹ cảm thông trước những khó khăn của gia đình Giacaria. Mẹ đã đi bước trước để đến đồng hành và giúp đỡ họ.
-Mẹ đã mang niềm vui đến cho gia đình Giacaria bằng tình yêu nhạy cảm của Mẹ. Mẹ còn mang đến cho gia đình
Giacaria tròn đầy niềm vui khi mang Đấng Cứu Thế viếng
thăm gia đình họ. Chính vì thế, gia đình Giacaria đã tràn đầy niềm vui. Bà Elizabet đã bộc lộ niềm vui khi thốt lên: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi”.
-Là người ky-tô hữu chúng ta cũng luôn có Chúa ở cùng. Ngài cũng cần đôi chân của chúng ta để mang Ngài đến viếng thăm những mảnh đời bất hạnh lầm than. Ngài cũng cần đôi tay của chúng ta để xoa dịu những thương đau cho nhân thế. Ngài cũng cần môi miệng của chúng ta để nói những lời cảm thông chia sẻ đến với tha nhân. Và Ngài cũng rất cần trái tim đầy yêu thương của chúng ta để chạnh lòng thương xót anh em.
-Lễ Giáng Sinh là một dịp trợ giúp lớn lao đối với lòng tin của chúng ta.Bằng cách nào đó,chúng ta nhận thấy trong dịp Lễ Giáng Sinh,chúng ta dễ dàng tin tưởng nơi Thiên Chúa hơn so với bất cứ thời gian khác,bởi vì trong thời gian này, chúng ta cảm thấy Thiên Chúa rất gần gũi với chúng ta, và rất yêu thương chúng ta.
-Với viễn ảnh một Chúa Giêsu Hài Đồng sắp đến,Trên con đường đến với Ngài, ta được mời gọi sống như Đức Mẹ là:Khiêm hạ,bác ái,hiệp nhất,dễ tính,chia sẻ,gặp gỡ,thăm viếng yên ủi nhau.Đặc biệt Lễ Giáng Sinh làm cho chúng ta đi vào một tương quan thân mật hơn với Thiên Chúa,là sống cởi mở tâm hồn như Đức Mẹ, để đón nhận “niềm vui lớn
lao” mà THIÊN CHÚA ĐÃ VIẾNG THĂM DÂN NGÀI QUA CHÚA GIÊ SU HÀI ĐỒNG được ban cho tất cả chúng ta.
+/Chuyện Để kết,Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu kể cho ta một mẩu chuyện nhỏ rằng:Lúc ấy, Têrêsa còn nhỏ,Nghe đọc chuyện thương khó của Chúa Giêsu,Têrêsa cảm động, nước mắt tràn mi.Và Têrêsa cầu nguyện rằng:Lạy Chúa, Chúa thương con quá, còn con chưa làm được gì để đền đáp cả. Chắc con phải qua xứ truyền giáo xa xôi và con sẽ chết vì đạo ở đó như các vị truyền giáo.Cầu nguyện xong,Têrêsa bỏ nhà và chạy ra đường.Cứ chạy, chạy mãi,quyết sẵn sàng chết.Bỗng một cậu bé trai cùng tuổi chặn Têrêsa lại và hỏi:
-“Cô tên gì?”-Têrêsa ngập ngừng trả lời:
-“Tôi là Têrêsa của Giêsu Hài Đồng”-“Còn cậu, cậu tên gì?”–Tôi hả? Tôi là Giêsu Hài Đồng của Têrêsa,Và Cậu bé liền biến mất.
-Ước gì niềm vui giáng sinh của chúng ta là niềm vui “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” sẽ mang lại cho cuộc đời chúng ta trọn vẹn niềm vui khi mang Chúa đến cho tha nhân qua đời sống yêu thương và phục vụ của chúng ta. Nguyện xin cho mỗi bước chân của chúng ta luôn nở hoa bác ái và yêu thương trên mọi nẻo đường. Amen.
Nhận xét