CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ CN33TN2015,CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ CN33TN2015,CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Lời Chúa:(2 Mcb 7,1.20-23.27b-29);(Rm 8,31b-39);Phúc Âm:(Lc 9,23-26),Hoặc:(Ga 17,11b-19)Hoặc : (Mt 10,17-22);hoặc:Ga 12, 20-32
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca/Lc 9,23-26:"...Khi ấy, Ðức Giê-su nói với mọi người rằng : "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần."- Ðó là Lời Chúa.
+/Các thánh Tử đạo Việt Nam ngày xưa đã lãnh nhận cái chết vì đạo CHÚA, Như trường hợp thánh An-rê Kim Thông, ngài đã bị tố giác bởi chính người cháu tội lỗi, ngang ngược. Ngài đã từng nhắc nhở người cháu sửa đổi, nhưng chứng nào tật ấy. Hắn đã không sửa đổi mà còn tố giác ngài để cầu vinh.Trường hợp Thánh Phaolô Hạnh cũng thế. Ngài là một thanh niên nổi tiếng về sự quen biết những tay anh chị trong giới giang hồ tại chợ Quán. Một lần, chứng kiến một phụ nữ bị đàn em bóc lột không thương tiếc. Thánh nhân bỗng xúc động ra tay can thiệp, làm áp lực buộc chúng trả lại tất cả những gì đã lấy của nạn nhân. Vì hành động nghĩa hiệp này, thánh nhân phải trả giá: họ tố cáo ngài ngoài tội là Kitô hữu, còn tiếp tay với quân đội Pháp. Thánh nhân bị bắt, bị cầm tù, sau cùng bị trảm quyết tại Chí Hoà ngày 28-5-1859.
+/Ở Rôma,nước Ý có hang toại đạo,đó là hệ thống đường hầm đào sâu dưới lòng đất, dài nhiều cây số,tại các khu nghĩa trang ngoại thành Rôma. Không phải chỉ một tầng mà đến 3, 4 tầng sâu dưới lòng đất. Tại nơi đây, các tín hữu sơ khai đã ẩn trốn những cơn bách hại liên tiếp trong 3 thế kỷ đầu. Không phải ch bắt bớ trong một chiến dịch ngắn hạn mà là một chủ trương kéo dài suốt 300 năm. Vậy mà các vua chúa qua đi rồi, nhóm người CÔNG GIÁO nghèo khổ yếu ớt đó không những chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thật là thấm thía ý nghĩa của lời Chúa nói: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”
-Vậy Thuật ngữ Tử đạo là gì?,Dựa theo từ ngữ Hán Việt, “tử đạo” là chết vì đạo.Tuy nhiên, dựa theo ý nghĩa được dùng trong nguyên gốc Hy 
lạp,chữ này có tên/“martys”, có nghĩa là “làm chứng”.Dần dần từ “martyr” được dùng theo nghĩa hẹp: không còn bao gồm tất cả mọi hình thức chứng tá, nhưng chỉ giới hạn vào việc chứng tá bằng chính mạng sống của mình.Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIV (1740-1758) lặp lại học thuyết cổ truyền về việc tử đạo như sau: đó là sự tình nguyện chịu đau khổ hay sẵn lòng chết vì đức tin hay vì một hành vi nhân đức nào hướng tới Chúa.
-Khi đạo Chúa mới được truyền vào Việt Nam, lập tức bị các vua chúa phong kiến bắt bớ. Cuộc bắt bớ kéo dài khoảng 300 năm. Đủ mọi hình thức để tiêu diệt đạo. Nào là cấm cách bắt bớ, Nào là đe doạ bạc đãi, Nào là xua đuổi ra khỏi những vùng trù phú phồn vinh. Nào là phân sáp, tức là tách ly cha mẹ, anh chị em trong một gia đình, bắt đi sống riêng rẽ trong các làng thôn ngoại đạo. Nào là lấy thép nung đỏ khắc chữ “tả đạo” trên má ngưi có đạo. Và nhất là lên án tử hình những người có đạo. Người tín hữu trung thành với đức tin phải trốn chạy chết trên rừng thiêng nước độc. Nếu bị bắt có thể bị chết trong tù. Nếu không cũng bị xử án tử hình. Có đấng bị chém đầu. Có đấng bị trói chân tay vào chân ngựa. Bốn con ngựa kéo về bốn góc xé nát xác. Có đấng bị kết án cho voi dày. Thê thảm nhất có lẽ là án bá đao. Nghĩa là Cứ sau một hồi chiêng trống, đao phủ xẻo một miếng thịt cho đến khi chết.
-Hôm nay Giáo Hội Việt Nam ta được hân hoan và hãnh diện mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam vì 3 lý do:1- Hân hoan và hãnh diện vì các thánh là người Việt Nam, không gì vui mừng và hãnh diện, tự hào hơn, khi đất nước ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.2- Hân 
hoan và hãnh diện vì số lượng đông đảo/khoảng hơn 300 ngàn ,trong đó có 117 vị đã được phong hiển Thánh tử đạo Việt Nam.Giáo Hội Việt Nam được xếp nhất nhì trong Giáo Hội hoàn vũ về số lượng các Thánh.3- Hân hoan và hãnh diện vì các Ngài là những chứng nhân anh hùng quả cảm.
-Ngày nay ta ít hy vọng được chết vì đạo như các bậc tổ tiênNhưng Ta có gương để bắt chước các vị tiền nhân anh hùng, để sống vì đạo.Ngày nay, ta ít gặp những bắt bớ giam cầm, giết chết vì đạo. Nhưng để sống đạo trong xã hội hôm nay, ta gặp không ít khó khăn. 
-Xin kể ra 2 khó khăn tiêu biểu như sau:Khó khăn thứ nhất đó là chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển. Ai cũng muốn thăng tiến bản thân và gia đình của mình. Ai cũng lo làm ăn,Học hành, xây dựng cho bản thân. Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Những nhu cầu của bản thân và gia đình ngày càng nhiều và tăng chưa bao giờ người ta thấy thỏa mãn, đầy đủ. Vì thế càng ngày người ta càng đóng kín vào bản thân, không có thời giờ nghĩ đến người khác. Trong khi đó những người nghèo thì càng nghèo hơn, những người yếu càng mệt hơn, những người bệnh càng khổ hơn. Họ bị bỏ lại phía sau,hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội. Để lựa chọn sống theo Phúc Âm, để trung thành với Lời Chúa dạy, ta phải bỏ quên một phần thân mình, gia đình mình để nghĩ đến, giúp đỡ, vực dậy những anh em kém may mắn, Đó là điều không dễ thực hiện.Khó khăn thứ hai là kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Đồng tiền đang trở thành một thước đo gía trị con người. Đồng tiền đang trở thành một quyền lực chi phối toàn bộ đời sống con người. Ai cũng muốn có nhiều tiền, và để có nhiều tiền, nhiều người đã không từ chối một phương cách nào: lường gạt, lừa đảo, 
làm hàng gỉa, buôn thuốc phiện, tham nhũng, hối lộ. Tiền bạc quả là một cơn cám dỗ đang làm chao đảo thế giới, tàn phá những giá trị, làm biến chất con người.
-Thật là đáng trách đáng tiếc và đáng lo khi nghe câu nói:"Tin đạo chứ không tin người có đạo",Không phải nghe nơi miệng người ngoại đạo mà còn là nơi những người có đạo nữa. Đa số người có đạo nói đây là những người lười biếng,đã lâu không tới nhà thờ,không dự lễ. Họ bỏ xưng tội rước lễ,Họ bỏ đồng đạo,Họ có đạo nhưng không sống đạo. Họ mang danh ky-tô hữu nhưng lại bảo rằng "đạo tại tâm", nên không thể hiện ra bên ngoài dấu chỉ là người ky-tô hữu.Họ lại biện minh cho hành động chối đạo của mình là vì chê ghét một ai đó trong đạo. Họ không đến nhà thờ vì ông A, ông B đã không tốt với họ. Họ bỏ Chúa vì cha xứ quá khắc khe trong quản trị hay thực thi lề luật của Chúa và Giáo Hội. Họ không còn xưng tội rước lễ vì bà A, bà B vẫn chứng nào tật ấy.Họ đòi người khác phải làm chứng cho họ còn bản thân họ thì lại không chịu làm chứng cho tin mừng. Họ đòi người khác sống tốt còn bản thân họ thì lại nuôi thù oán. Họ đòi người khác phải bác ái yêu thương còn bản thân họ thì cô lập một mình, không gắn bó với giáo họ giáo xứ giáo hội
-Lược lại vài nết lịch sử Công Giáo như trên để ta càng thêm tin tưởng vào Lời Chúa. Nếu đang gặp khó khăn trong cuộc sống và sống đạo, ta hãy an tâm. Như các bậc tiền nhân xưa đã chịu vất vả khổ cực để xây dựng một Giáo Hội vững mạnh như ngày nay, ta tin tưởng những gian nan khốn khó của ta chỉ tạm thời,rồi sẽ trôi qua,Nếu ta biết chịu đựng những đau đớn, khó khăn, vất vả vì yêu mến Chúa và Giáo Hội. Nếu ta vẫn trung thành với Chúa, với đức tin qua mọi gian nan thử thách, chắc chắn Chúa sẽ ban cho ta một mùa gặt bi thu, kết quả phong phú ngoài sức tưởng tượng của ta.-Amen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

ĐIỆN THƯ MỜI LỄ 25 NLM-XIN GIÚP TÀI CHÍNH ĐỂ IN QUYỂN SÁCH: NGÀY CỦA CHÚA SUY NIỆM CÁC LỄ TRỌNG!

THƯ NGỎ XIN TIỀN GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ, BỆNH TẬT & NEO ĐƠN!!!