Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm B 2015
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 32 Thường Niên Năm B 2015
Lời Chúa:1 V 17,10-16 ; Dt 9,24-28 ; Mc 12,38-44
PHÚC ÂM: Mc 12, 41-44 {hoặc 38-44}:
"...Khi ấy, {Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: "Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm ngặt hơn".}.Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: "Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống mình". Đó là lời Chúa.
+/Có một giai thoại trong cuộc đời thánh Phanxicô Assisi đã được một nhà văn/Nikos Kazantzakis, viết thành tiểu thuyết.Là Sau khi Phanxicô đã cho đi tất cả của cải của mình, phân phát cho người nghèo, Ngài bắt đầu đi lang thang ăn xin/khất thực. Vị thánh vừa đi vừa hát. Một anh bạn cũ rất thân quen gặp lại Ngài đã rất ngỡ ngàng và hỏi: “Này Phanxicô, đôi giày đắt tiền, chiếc đồng hồ quý giá, quần áo sang trọng của anh đâu rồi?”. Phanxicô trả lời: “ Tất cả những thứ đó là của ma quỷ, tôi đã trả lại cho nó hết rồi.” Người bạn hỏi tiếp: “ Anh từ đâu lang thang đến đây và anh đang định đi đâu thế? – “Tôi đến từ một nơi rất xa và tôi cũng đang đi về nơi xa xăm ấy”. Người bạn lắc đầu không hiểu và hỏi tiếp: “ Thế tại sao anh vừa đi vừa hát nghêu ngao như một thằng điênvậy?” – “Tôi hát để khỏi bị lạc đường.”.Là người đi theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng rất dễ lạc đường, nếu để cho của cải bủa vây/làm chủ ta. Điều quan trọng nhất là ta dám phá đổ pháo đài ích kỷ của mình để biết quảng đại cho đi như người đàn bà góa trong bài Tin
mừng hôm nay.
+/Nhà văn Anderson Đan mạch đã viết một câu truyện kể lại sự kiện xảy ra trong chính cuộc đời của ông như sau: “ Vào một buổi tối mùa thu, ông đi dạo phố một mình tại thủ đô Copenhague. Ông bỗng nghe một giọng nói yếu ớt từ đằng sau vọng lại:“ Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm,cả ngày cháu chưa bán được một xu nào.” Nhà văn quay lại, Giọng cô bé thật buồn. Nó bùi ngùi kể lại hoàn cảnh đáng thương của nó. Mẹ chết sớm, con bé phải ở với một người cha nghiện ngập và khá cọc cằn, nhưng nó rất thương bố nó. Nó cố lê lết khắp nơi để bán diêm, kiếm chút tiền mang về cho bố những bữa ăn ngon. Anderson xúc động cho con bé ít tiền. Đứa bé sáng rực đôi mắt và thầm nghĩ nó sẽ mua về cho bố tối nay một ổ bánh mì thật ngon. “ Chú ơi sao chú tốt với cháu thế? Chú tên gì, và chú làm nghề gì ?” – Chú tên Anderson, và chú làm nghề này, Nhà văn lấy tay vẽ vào khoảng không hình một cái bút, ám chỉ ông là nhà văn. Đứa bé vẫn không hiểu tưởng ông làm nghề bán bút giống như nó đi bán diêm vậy. Anderson hẹn với đứa bé đầu năm tới, ông sẽ trở lại và cho nó một món quà, còn bây giờ ông phải đi xa.Nhiều tháng trôi qua, Anderson quên mất lời hứa của mình. Một bữa nọ, tình cờ ông trở lại Copenhague và chợt nhớ tới đứa bé, mua cho nó một chiếc áo ấm, và đi tìm nó. Người chủ tiệm bên đường nói cho ông biết rằng con bé đã chết rồi. Ngày đầu năm, người ta thấy đứa bé nằm chết cóng bên đường không biết từ lúc nào. Nó nằm chết giữa một đống bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn. Có lẽ nó đốt diêm để sưởi cho bớt lạnh. Có điều, là khi nó chết, khuôn mặt vẫn còn hồng hào và dường như nó đang mỉm cười chờ đợi một cái gì đó.Anderson đứng chết lặng. Người chủ tiệm nói tiếp:“ Khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi áo của nó rơi ra một vật gì giống như chiếc quản bút làm bằng những que diêm. Chắc nó làm để tặng ai đó, vì trên quản bút có viết hàng chữ ‘tặng chú Anderson’.
+-Các câu chuyện trên đây cũng giống người đàn bà góa nghèo khổ mà Tin mừng hôm nay cho biết.
-Giống nhau ở chỗ là những con người rất quảng đại, biết cho đi những gì mình có, là những con người tuy nghèo về vật chất, nhưng lại rất giàu về lòng nhân ái/yêu thương.
-Trong bài đọc một, tác giả sách Các Vua quyển thứ nhất cũng thuật lại giai thoại về một bà góa nghèo thành Sarepta. Câu chuyện bà goá xứ Sarépta giúp đỡ ngôn sứ Êlia có nhiều điểm rất đáng suy gẫm:(1) Bà là người ngoại giáo nhưng tấm lòng lại quảng đại hơn rất nhiều tín hữu Do Thái.(2) Bà đã cho ngôn sứ Êlia không phải những cái bà dư thừa, mà chính chiếc bánh cuối cùng của mẹ con bà cần để sống trong thời đói kém.(3) Sở dĩ bà dám cho đi như thế là vì bà có lòng tin tưởng phó thác vào lời hứa của Thiên Chúa. Lòng quảng đại đó đã được Thiên Chúa đền đáp: Hũ bột của bà không bao giờ vơi và bình dầu không bao giờ cạn,cho đến khi hết nạn đói trong vùng. Vị tiên tri còn thực hiện phép lạ cứu sống đứa con trai của bà.
-Có hai hình ảnh rất đối chọi nhau trong đoạn Tin Mừng này :
.Hình ảnh của các luật sĩ : rất cao sang, vinh dự với áo thụng, chức quyền, được người ta bái chào, được ngồi những chỗ nhất. Thế nhưng đó chỉ là cái vỏ, che đậy bên trong là một tâm hồn kiêu căng, tham lam, ức hiếp kẻ yếu đuối.
.Hình ảnh một bà góa nghèo tiền nhưng rất giàu lòng. Đức Giêsu coi đây là hình ảnh đẹp nên gọi các môn đệ đến chỉ cho họ thấy và bảo họ noi gương.Bà rất nghèo nhưng lại giàu lòng quảng đại. Điểm son nơi người phụ nữ này không phải là những danh giá xã hội hoặc sự giàu sang phú quý bên ngoài, nhưng chính là tấm lòng nơi bà,nên Chúa nói với các môn đệ “ Thầy bảo thật anh em, bà góa này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết”.
+-Trong đời sống cộng đoàn hiện nay,như Một vị thánh đã nói: “ Không ai trong chúng ta nghèo đến mức độ không có gì để mà cho”,nhưng Khi cho đi/trao tặng một phần quà, ngay cả những món quà từ thiện, chúng ta dễ công khai hay ngấm ngầm đặt ra điều kiện, ít nhất là để khoe khoang sự quảng đại của mình cho người khác thấy.
-Tính ích kỷ và keo kiệt là một nết xấu ai cũng dễ mắc phải. Mỗi khi làm công tác từ thiện, có người cũng như những tổ chức xã hội thường hay bày biện những hình thức rầm rộ, nào cờ xí, nào nghi thức, nào chụp hình đăng báo...Điều này vẫn xảy ra ngay cả nơi các tổ chức tôn giáo.
-Dâng cúng nhà thờ một bức tượng, một cái ghế đá cũng phải được rao tên tuổi, phải được phát bằng ân nhân, khi chết giáo xứ phải xin lễ cầu nguyện để trả nghĩa v..v. Điều này không có gì đáng nói, nếu người cho không ngỏ ý mà người nhận tự nguyện biểu tỏ sự biết ơn.
-Thế nên Văn hào John Powell viết : "Thiên Chúa sai mỗi người đến thế gian với một sứ điệp đặc biệt để loan báo, với một bài ca đặc biệt để hát lên, với một nghĩa cử yêu thương để ban tặng".Amen
Nhận xét