CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM B 2015
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM B 2015
LỜI CHÚA:Is 35,4-7a;Gc 2,1-5;Mc 7, 31-37.
Mc 7, 31-37:"...Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Đoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: "Effetha!" (nghĩa là "Hãy mở ra!"), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng. Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!" Đó là lời Chúa.
-Hiêrônimô(342-420)là một văn hào lỗi lạc về văn chương cổ điển và không biết gì mấy về Thiên Chúa. Người say mê đọc các tác phẩm của Cicéron. Một hôm, người nghe tiếng Chúa hỏi:- Hiêrônimô, con là môn đệ của ai?-Hiêrônimô Thưa:con là môn đệ của Chúa.Chúa nói:Không phải, con là môn đệ của Cicéron!Từ đó, Hiêrônimô giác ngộ và quyết chí học hỏi Lời Chúa. Ngài được ơn Mở Ra/Epphata. Ngài qua thánh địa vào ẩn tu trong hang đá Bêlem để phiên dịch Thánh Kinh, để suy niệm Lời Chúa, sống trong khung cảnh Chúa đã sống. Ngài đã nói:“Ai không hiểu biết Thánh Kinh là không biết Chúa Giêsu”. Bản dịch Vulgate (phổ thông) của ngài đã được Công đồng Triđentinô (thế kỷ XVI) nhìn nhận là phù hợp với đức tin và được coi là bản dịch chính thức của Giáo hội.
-Trong tác phẩm “tự thú”, thánh Âu-tinh nhìn nhận đôi tai của người đã điếc lác trước Lời phán dạy của Chúa trong thời gian lâu dài,nên ngài nói:“Con yêu Chúa quá muộn! Này Chúa vẫn ở trong con mà con cứ tìm Chúa bên ngoài...Chúa gọi con. Chúa la to và đã phá tan sự điếc lác của con,Chúa rực sáng. Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù loà của con...”.Cho đến năm 33 tuổi, đôi tai điếc của thánh
Âu-tinh đã được Chúa Giêsu khai mở để đón nghe Lời Người.
-Chúa Giêsu đến và ngài đã mở tai cho người điếc được nghe.Vì Qua bài đọc thứ nhất hôm nay, ngôn sứ Isaia đã báo trước một thời đại hồng phúc, thời Chúa Giêsu đến mở mắt cho người mù, mở tai cho người điếc:“Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai và miệng lưỡi người câm sẽ reo hò”.
-Lời tiên báo đó đã được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu qua trình thuật của thánh sử Máccô,khi Người kéo riêng một người vừa điếc vừa ngọng ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.
-Trong Thánh Thư gửi giáo đoàn hôm nay, Thánh Giacôbê cũng mời gọi các tín hữu hãy:“Ép-pha-tha”, nghĩa là:hãy mở rộng tầm nhìn và cách ứng xử đúng với Tin Mừng,hãy kiểm xét lại cách đối xử với anh em. Người ta có cảm tưởng rằng Thánh Tông đồ đã dự một cuộc họp cộng đoàn, đã mục kích những sự kiện xảy ra và buộc lòng phải lên tiếng. Vì lý do là Người ta trọng người giàu, coi thường kẻ nghèo, miệng
hô hào tình huynh đệ bình đẳng, nhưng cách cư xử lại phân chia giai cấp.Ngài còn cho biết Không phải tiền của, sự giàu sang hay nghèo hèn làm nên giá trị của con người, nhưng là đức tin, nghĩa là sự chấp nhận và đặt để Thiên Chúa vào trong cuộc đời mình. Người giàu hay trở nên bần tiện và người nghèo thường hay cởi mở, biết chia sẻ với người khác và “trở nên giàu có và được hưởng Nước Trời”.
-Hôm nay, nếu không được Chúa Giêsu và Thánh Thần của Người mở tai, chúng ta cũng chỉ là những người điếc trước những lời ban sự sống.Nếu không được Chúa Giêsu và Thánh Thần Người mở mắt, chúng ta mãi mãi vẫn chỉ là những người mù không thể nhận biết Thiên Chúa là Cha.
-Nếu bịnh điếc và ngọng không có khả năng thông truyền đầy đủ với người thân cận mình, để có những tương quan tốt đẹp, thì chúng ta phải hiểu ngay rằng tất cả chúng ta đang bị điếc và ngọng nhiều hay ít, và đó là lý do Chúa Giêsu rên với tất cả chúng ta tiếng: Epphatha, Hãy mở ra!.
-Cũng phải biết rằng,Sự khác biệt là bịnh điếc thể lý không tùy thuộc vào cá nhân và người đó hoàn toàn không đáng trách, đang khi bịnh điếc luân lý thì đáng trách.Chúng ta điếc, khi chúng ta là Cha mẹ điếc khi không hiểu rằng những thái độ thiếu công bằng đối với con cái hay yêu thương
chúng không bằng nhau.
-Một người chồng điếc khi ông ta không thể thấy trong sự nhút nhát sợ hãi của vợ mình dấu chỉ sự kiệt sức hay sự quan tâm cần phải có.Và cũng một sự kiện đó áp dụng ngược lại.Chúng ta điếc khi chúng ta khép kín mình, vì kiêu hãnh, đang khi có lẽ với chỉ một tiếng xin lỗi hay tha thứ chúng ta co thể mang lại bình an và an toàn cho gia đình hay cộng đoàn.
-Để kết:Một ông già nổi tiếng là hiểu rộng. Ông học hành rất ít nhưng lại có kiến thức uyên bác. Nhiều người tới thăm ông và bàn luận với ông về nhiều vấn đề cao xa. Trong số đó, có một giáo sư nổi tiếng, cũng ngạc nhiên về ông và đặt câu hỏi:- Ông lấy những hiểu biết đó ở đâu ra vậy? Tôi không thấy cuốn sách nào viết như thế.Ông già đáp:- Hàng ngày tôi đọc ba cuốn sách mà bất cứ ai cũng có thể đọc. Cuốn thứ nhất là những việc Chúa làm quanh tôi. Cuốn thứ hai là lương tâm của tôi. Và cuốn thứ ba là Kinh Thánh.
-Đúng như ông già nói, Nếu chúng ta biết vận dụng ngũ quan,Có mắt để xem, có tai để nghe để suy niệm,thì Lời Chúa sẽ chữa trị chúng ta, như Chúa đã chữa người câm điếc mà Tin Mừng mới kể.Và biến đổi CT nên như các thánh nói trên,và nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki Tô-Amen
Nhận xét