Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 26&25 Thường Niên Năm B 2015
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 26 Thường Niên Năm B2015
Lời Chúa: Ds 11, 25-29; Gc 5, 1-6;Mc 9, 37-42. 44. 46-47
Mc 9, 37-42. 44. 46-47:"...Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo chúng ta, và chúng con đã ngăn cấm y". Nhưng Chúa Giêsu phán: "Đừng ngăn cấm y, vì chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con. Ai nhân danh Thầy mà cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Đấng Kitô, Thầy bảo thật các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu. Nhưng nếu kẻ nào là m cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn."Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải vào hoả ngục, trong lửa không hề tắt. Và nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai chân mà phải ném xuống hoả ngục. Và nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn là có đủ hai mắt mà phải ném xuống hoả ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt". Đó là lời Chúa.
-CÂU CHUYỆN: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO CON CÁI KHỎI BỊ HƯ HỎNG?.Năm 1997 một tờ báo Hội Y Học Mỹ đã công bố kết quả một cuộc nghiên cứu công phu về nguyên nhân trẻ em hư tốn tới 24 triệu Mỹ kim do nhiều cơ quan chung sức thực hiện. Đợt đầu nghiên cứu từ năm 1995 với 90 ngàn học sinh từ lớp 7 đến hết lớp 12, thuộc 134 trường điển hình trên toàn nước Mỹ. Rồi từ đó 12 ngàn em lại được chọn để gặp gỡ từng em vào năm 1995 và 1996. Bản nghiên cứu tốn phí trên chỉ nhằm trả lời cho một câu hỏi đơn giản là: tại sao các em đều được học chung một chương trình như nhau mà sau này em thì thành đạt, đang khi một số khác lại sa đà vào các thói hư như:hút sì-ke ma túy, rượu chè, bê bối về tình dục và chán sống.Bản nghiên cứu đã đưa ra kết luận như sau: Nguyên nhân chính là “mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái mật thiết hay lỏng lẻo, không phân biệt gia đình giầu nghèo, màu da trắng đen, trình độ học vấn cao thấp...”.Quả thật,Sự thành công và thất bại nơi lớp trẻ chính là do cha mẹ dành bao nhiêu thời gian để tiếp xúc với con cái trong một ngày. Riêng đối với các tín hữu thì còn thêm một yếu tố cũng quan trọng không kém là: các bậc cha mẹ trong gia đình có đức tin mạnh hay yếu, thể hiện qua việc có siêng năng dự lễ Chúa Nhật và chuyên cần đọc Kinh Thánh kèm theo cầu nguyện nhiều ít để nêu gương sáng cho con cái.
-HOẶC CÂU CHUYỆN khác:Trên một chuyến xe lửa, cha Béc-na
Vô-gan gặp một hành khách ăn nói rất tự do những chuyện đồi bại và thô tục, rồi lấy làm thích thú và cười cách khoái trá. Nhiều người đã lịch sự và khéo léo nhắc nhở để ông ta im lặng,nhưng đều không hiệu quả.Xe đến ga, người hành khách ấy xuống.Cha Vô-gan thò đầu ra cửa xe gọi theo: “Này ông, ông còn quên cái gì đây này”. Ông ta vội leo lên xe nhìn quanh và hỏi:“Quên cái gì đâu?”,Và Cha nói với giọng nhẹ nhàng nhưng cứng rắn:“ Ông đã để lại cho hành khách trên toa một ấn tượng hết sức xấu xa”. Người ấy xấu hổ vội bỏ đi xuống ngay. Vậy đó, ông ta đã xấu lại còn gieo rắc điều xấu cho người khác. Thật là tai hại và nguy hiểm,nên Chúa đã nói: họ đáng buộc cối đá vào cổ mà quăng xuống biển, nghĩa là tội của người ấy nặng lắm và rất đáng trừng phạt. Họ phải chịu trách nhiệm về tội họ làm cho người khác phạm và những tội chính họ đã phạm.
-Ý CHÍNH của Tin Mừng hôm nay là trình bày lời Đức Giêsu giáo huấn các môn đệ. Sau khi dạy ông Gioan phải bỏ tính ganh tị cục bộ, Đức Giêsu đã đưa ra nguyên tắc ứng xử bao dung cho các ông: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Người hứa phần thưởng cho những ai sẵn sàng tiếp đón các môn đệ. Người cũng đe phạt các đầu mục Do Thái làm cớ khiến các tín hữu sa ngã và dạy các môn đệ phải coi trọng ơn cứu độ hơn các bộ phận quí giá trong thân thể mình như tay, chân hay mắt.
-Bài Tin Mừng hôm nay là một bài học rất hữu ích. Chúng ta hãy nhớ rằng: mỗi ngừơi đều phải có bổn phận và một phần trách nhiệm
trong việc kiến tạo môi trường tâm linh ở nơi mình sống. Bởi đó, chúng ta phải tránh xa tội lỗi và việc gây gương mù gương xấu cho tha nhân. Ngay cả những việc không xấu mà nên cớ cho anh em vấp phạm cũng cần phải tránh. Rồi tất cả những gì chúng ta đang có như:tiền tài, của cải, chức vị, danh vọng, bạn hữu, thân quyến, nghề nghiệp…đều là những phương tiện CHÚA CHO để xây dựng hạnh phúc cho đời sống vĩnh cửu.Nhưng nếu những thứ đó là căn nguyên làm cớ cho ta phạm tội, gây nguy cơ đánh mất Nước Trời, thì vì Chúa Kitô và vì Nước Trời, chúng ta hãy sẵn sàng từ bỏ, dù phải hy sinh đắt giá. Vì như Lời Chúa nói:được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?
-Phần cuối của bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng những lời rất mạnh mẽ của Ðức Giêsu về Dịp tội.Dĩ nhiên đây là kiểu nói cường điệu theo thói quen của người Á Ðông. Không ai hiểu những câu đó sát nghĩa đen/mặt chữ.Mà phải hiểu theo nghĩa tinh thần.Chúa Giêsu muốn căn dặn chúng ta phải hết sức xa lánh các dịp tội.Nhưng,dịp tội là gì?Thưa là tất cả những gì có thể khiến ta phạm tội.Ðó có thể là một sự vật,Ví dụ như một chiếc xe đạp để ở chỗ vắng vẻ mà không có khoá.Ðó có thể là một người,ví dụ một cô gái đẹp lả lơi ăn mặc hở hang.Ðó có thể là một hoàn cảnh, một môi trường,ví dụ một ổ điếm hay một nhà thổ.Ðể cho rõ hơn nữa, các nhà luân lý phân ra nhiều loại dịp tội:-Dịp tội gần: là những dịp mà nếu gặp thì hầu như chắc chắn ta sẽ phạm tội.Ví dụ người ghiền xì ke khi tới cơn ghiền,
không có tiền, hễ gặp đồ đạc ai để hớ hênh thì hầu như chắc chắn sẽ "chôm" liền.Gặp 10 lần thì phạm tội khoảng 7,8 lần.-Dịp tội xa là những dịp mà có gặp thì cũng ít khi phạm tội.Ví dụ một người bình thường gặp một món đồ để hớ hênh. Có thể là anh ta sẽ ăn cắp, mà cũng có thể không ăn cắp.Dịp tội gần lại được phân làm 2 loại,như thứ nhất là Dịp bó buộc, là tuỳ hoàn cảnh đó có nguy hiểm khiến mình phạm tội, nhưng mình bó buộc phải vào, nếu không vào thì bị thiệt hại nặng. Ví dụ một cô gái làm việc cho ông chủ có máu dê xồm, và thường phải gặp mặt ông ta. Ðây là một dịp nguy hiểm, nhưng nếu cô không gặp thì cô phải mất việc làm, phải thất nghiệp, phải túng thiếu.Thứ 2 là Dịp tự do: là dịp tội cũng nguy hiểm nhưng ta không bó buộc phải gặp. Ví dụ không ai bó buộc một cô gái phải đến gặp một người đàn ông không đứng đắn vào buổi tối tại một nơi hẹn vắng vẻ.
-Sau khi đã phân biệt nhiều thứ tội khác nhau. Bây giờ chúng ta cần nhớ 3 nguyên tắc sau:Buộc phải tránh dịp tội gần, vì đó là dịp mà nếu ta gặp thì hầu như chắc chắn ta sẽ bị phạm tội.Khi gặp dịp tội tự do, ta phải xa tránh: vì đó cũng là một dịp tội gần nguy hiểm hầu chắc sẽ phạm tội, nhưng ta không bị bó buộc phải vào dịp đó cho nên phải tránh đi.Còn nếu là dịp bó buộc thì ta đành phải gặp, tuy nhiên phải khôn khéo làm cho dịp tội gần và bó buộc đó thành ra dịp tội xa.
-Con người ta có lương tri và có ý muốn hướng thượng, không ai cố tình muốn làm tội. Tuy nhiên con người ta cũng rất yếu đuối và dễ bị lôi cuốn cho nên dễ bị sa ngã nếu gặp dịp tội. Bảng phân loại các dịp tội ở trên tuy hơi tỉ mỉ và có tính cách giáo điều, nhưng rất rõ ràng và hữu ích...A men
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 25 Thường Niên Năm B2015
Lời Chúa: Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37
PHÚC ÂM: Mc 9, 29-36:"...Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại". Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người.Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: "Dọc đàng các con tranh luận gì thế?" Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất. Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: "Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người". Rồi Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, ôm nó mà nói với các ông rằng: "Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy". Đó là lời Chúa.
-Một hôm Hồ Khưu Trương hỏi Tôn Thúc Ngao rằng:– Có ba điều chuốc oán, ông biết chưa?họ Tôn trả lời: – Tôi chưa được biết,Trương Nhân nói:Tước vị cao, người ta ganh,Quyền thế lớn, người ta ghét.Lợi lộc nhiều, người ta oán.Tôn Thúc Ngao lắc đầu nói: “Không phải luôn luôn như thế, tước vị tôi càng cao, tôi càng xử nhún nhường,quyền thế tôi càng lớn, tôi càng khiêm cung,lợi lộc tôi càng nhiều, tôi càng chia bớt cho người xung quanh. Như thế thì làm gì bị oán thù của thiên hạ.
-Elia Wiesel, một nhà văn do thái từng đoạt giải Nobel, kể câu chuyện sau đây :Hồi đó ông đã bị quốc xã Đức bắt giam trong trại tập trung Auschwitz. Đây là một trại giam nổi tiếng là tàn bạo. Thỉnh thoảng bọn cai ngục bắt một số người đưa vào phòng hơi ngạt cho họ bị chết một cái chết rất khủng khiếp. Một hôm, có một đám trẻ do thái được chọn để hôm sau được đưa vào phòng hơi ngạt ấy. Nhìn thấy đám trẻ ngày mai phải chết, Elia Wiesel động lòng thương nên xin bọn cai tù cho phép ông được ở chung với bọn trẻ ấy một đêm. Thật là ngạc nhiên, bọn cai tù đồng ý ngay. Đêm đó Elia Wiesel kể cho đám trẻ hết chuyện này đến chuyện khác, mong làm chúng được vui. Nhưng kết quả trái ngược hẳn, ông không làm chúng vui được mà chỉ làm cho chúng khóc, và chính ông cũng phải khóc theo. Sáng hôm sau, ông buồn bã tiễn chân đám trẻ vào phòng hơi ngạt rồi trở về phòng giam của mình, mặt mày tiu nghỉu. Bọn cai tù thấy thế thì cười ngặt nghẽo. Thật là vô tình và cũng thật tàn nhẫn.
-Những Câu chuyện trên chứa đựng những ý tưởng chính của Lời Chúa hôm nay,chúng ta cũng thấy một tấm gương phục vụ những người bé mọn mà Đức Giêsu đề cao trong bài Tin Mừng.
-Thưa ACE, Câu trả lời thật chí lý và phù hợp với giáo lý của Chúa Giêsu. Đối với Chúa, người chỉ huy, lãnh đạo, người đứng đầu là người phục vụ tha nhân trong khiêm hạ, hy sinh và hoàn toàn vô vị lợi.
-Tin Mừng hôm nay cho biết:1. Chính Đức Giêsu mặc khải cho các môn đệ biết Ngài là ai: Ngài là Đấng Messia đến cứu thoát loài người, nhưng cứu thoát qua con đường chịu nạn, chịu chết và sống lại.2. Do đã quen với quan niệm về một Đấng Messia vinh quang hiển hách, các môn đệ không hiểu gì cả. Nhưng không dám hỏi lại Đức Giêsu. Và cũng vì đã quen với quan niệm thế tục ấy nên dọc đường các ông
tranh luận xem ai sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời mà Đức Giêsu thành lập.3. Đức Giêsu sửa dạy các ông : trong Nước Trời, đừng ai để ý tới địa vị lớn hoặc nhỏ. Điều thứ nhất phải để ý là phục vụ : càng có chức vụ cao thì càng phải phục vụ nhiều.Điều thứ hai phải để ý nữa là có thái độ tiếp đón mọi người không phân biệt gì cả, dù là một người hèn hạ, vô ích thì người môn đệ Chúa cũng phải tiếp đón (để nhấn mạnh ý tưởng tiếp đón, Đức Giêsu dùng hình ảnh trẻ nhỏ, tức là một con người không mang lại lợi ích gì cho kẻ tiếp đón nó, mà còn mang tới phiền muộn).
-Bài đọc I (Kn 2,12.17-20),Những lý do khiến phường vô đạo bách hại người công chính:(1) Người công chính chống lại những việc làm xấu xa của phường vô đạo;(2) Cách sống tốt của người công chính làm lộ rõ cách sống xấu xa của chúng;(3)Phường vô đạo bách hại người công chính để thử xem Thiên Chúa có bênh vực người công chính hay không.
-Bài đọc II (Gc 3,16-4,3),Thánh Giacôbê thuyết phục tín hữu từ bỏ thói xấu ganh tị tranh chấp:(1)Ở đâu có ganh tị tranh chấp thì ở đó có xáo trộn và đủ thứ xấu xa;(2) Người xây dựng hòa bình sẽ thu hoạch hoa trái là sự công chính;(3)Xung đột và chiến tranh bắt nguồn từ những ham muốn bất chính của con người.
-Giáo huấn của Chúa dựa trên hai điểm:a/ Muốn được xứng đáng Nước Trời, phải có tâm hồn của kẻ phục vụ.b/ Càng khiêm hạ bao nhiêu, càng là kẻ phục vụ xứng đáng bấy nhiêu.Phải có tâm hồn của kẻ phục vụ. Xuyên qua một bài học cách trí, Chúa lấy ví dụ một em nhỏ.Cho nên phục vụ người có địa vị thấp kém nhất, ít được trọng vọng nhất giống như trẻ nhỏ, kẻ ấy nghênh đón chính Chúa Giêsu và Cha Người là Thiên Chúa.
-“Nghệ thuật làm lớn” của Chúa Giêsu được đúc kết trong lời khẳng định: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Tất cả cuộc sống của Ngài mình hoạ rõ nét chân lý đó.
-Chỉ có hai thái độ hoàn toàn đối nghịch, một là khả ái“Xin Vâng” như Mẹ Maria, hai là bất hiếu, kiêu ngạo theo Satan. Người có địa vị cao mà ngạo nghễ thì sẽ bị Chúa hạ xuống. Người có địa vị thấp mà chấp nhận, khiêm hạ thì lại được nâng lên.
-Kinh Magnificat kinh thánh đặt trên môi miệng của đức mẹ nói:“Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, đập tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”-A men
Nhận xét