CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM B2015
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM B2015
Lời Chúa: 2V. 4, 42-44; Ep. 4, 1-6; Ga. 6, 1-15
PHÚC ÂM: Ga 6, 1-15:
"Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới.
Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút". Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn.Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã ăn no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi". Họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Đấng tiên tri phải đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình. Đó là lời Chúa.
1/Chia sẻ,Có một lần phát biểu trước quốc hội, ông Mahamát Ganđi, vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, đã kêu gọi nhân dân dùng chính sách bất bạo động chống lại quân Anh, giành độc lập cho đất nước, nên ông đã nói:“Theo quan niệm của tôi, về một ý nghĩa nào đó, bất cứ người nào trong chúng ta đều có thể là tên ăn cắp. Bởi vì chúng ta có quá nhiều vật dư thừa, trong khi những người khác thiếu thốn những cái tối thiểu. Chúng ta có một vật nào đó không cần thiết, thì vật đó chính là của ăn cắp mà chúng ta lấy từ những người nghèo khó cần đến nó”.
-Những lời phát biểu trên đây có thể giúp chúng ta hiểu và sống Lời Chúa hôm nay. Bởi vì Lời đề nghị cho dân chúng ăn của Chúa Giêsu đã đánh tan não trạng của các môn đệ muốn giải quyết vấn đề cơm bánh cho những người nghèo đói một cách dễ dàng, là cho họ về để họ đi vào các làng mua thức ăn. Hành vi giải tán đám đông là một hành vi lẩn tránh, vì giải tán thì quá dễ, Chúa và các môn đệ không còn phải bận tâm gì nữa. Nhưng Chúa không chấp nhận thái độ lánh mặt làm ngơ, bưng tai giả điếc.
-Chúa muốn cho các môn đệ cộng tác với Ngài trong việc nuôi dân chúng,và Các ông đã tích cực cộng tác nên kết quả
là mọi người được phấn khởi no nê.
-Qua phép lạ hóa bánh ra nhiều này,Chúa không đòi chúng ta những việc làm to lớn, nhưng đòi chúng ta phải biết san sẻ, phải biết cho những gì nằm trong tầm tay, nằm trong khả năng của mình. Phần còn lại sẽ được Chúa tiếp tục thực hiện. Chúng ta hãy nhớ rằng:lòng quảng đại sẽ kéo thêm lòng quảng đại; sự chia sẻ sẽ thúc đẩy sự chia sẻ; tình yêu sẽ khơi dậy tình yêu.
-Hiểu được như thế chúng ta mới thấy rằng: dù nghèo hèn đến đâu, ai cũng có một cái gì đó để cho/để chia sẻ.Và giá trị của quà tặng/chia sẻ không tùy thuộc ở số lượng của vật chất mà chính là ở tấm lòng của con người. Một nụ cười thân ái, một lời nói cảm thông, một cử chỉ tha thứ…có giá trị hơn những của cải vật chất mà một người giàu có bỏ ra như của bố thí.
2/Tiết kiệm,Sau khi đã làm phép lạ, từ năm chiếc bánh và hai con cá, nuôi sống hàng ngàn người giữa nơi hoang vắng, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh vụn, đừng để nó vương vãi phung phí.Từ lệnh truyền này của Chúa, tôi muốn chia sẻ về sự tiết kiệm, một nhân đức rất cần thiết trong hoàn cảnh kinh tế gia đình chúng ta đang gặp nhiều khó khăn.Nhưng một nguyên nhân
chính tạo nên cảnh nghèo túng, đó là sự thiếu cần kiệm.
-Đã có khá Nhiều khi chúng ta tiêu xài một cách hoang phí, theo kiểu con nhà lính, tính nhà quan, bóc ngắn cắn dài, mua sắm và ăn nhậu một cách quá lố, khiến cho công nợ chồng chất, lãi mẹ đẻ ra lãi con, lãi con đẻ ra lãi cháu, không biết đến bao giờ mới trả cho hết nợ.Trong khi đó, sự tiết kiệm lại là một điều kiện cần thiết để ổn định đời sống vật chất trong gia đình, đem lại sự ấm no. Bởi vì, tiền bạc như núi, ăn hoài thì cũng phải hết. Do đó từ ngàn xưa người ta đã đưa ra những lời khuyên bảo:- Tích tiểu thành đại.- Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.- Nhiều dòng nước nhỏ sẽ tạo nên con sông lớn.- Đại phú do thiên, tiểu phú do cần.
-Dân Ý Đại Lợi thì nói:- Sự sung túc có được do hai bàn tay. Bàn tay này, đó là tài năng, Còn bàn tay kia, đó là sự tiết kiệm.Trong khi đó người Thổ Nhĩ Kỳ thì bảo:- Sở dĩ người ta trở nên giàu có, một là do cần cù lao động, hai là do tiết kiệm trong việc chi tiêu.
-Lafontaine có kể lại một câu chuyện ngụ ngôn như thế này:Con ve sầu suốt mùa hè chỉ biết ca hát, cho nên khi mùa đông trở về và gió bấc thổi tới, liền bị chết đói. Trong khi đó giòng họ nhà kiến, suốt ngày thu tích lương thực, dè sẻn từng hạt gạo, dù có mưa bão hay lạnh giá, đời sống vẫn được
bảo đảm an toàn sung túc.
-Sự tiết kiệm, như người xưa diễn tả có ba cái lợi chính:Thứ nhất, tự mình an phận không cần đến kẻ khác, là giữ lấy chữ liêm. Thứ hai giảm việc phụng dưỡng cho bản thân để cấp đỡ cho người khác là mở cái đức. Thứ ba nhịn cái không đủ trước mắt, hầu lưu chỗ còn thừa cho tương lai, là lo đến việc phòng thân.
-Để kết luận tôi xin đưa ra một nguyên tắc trong việc tiêu dùng như thế này: Đối với những việc cần thiết và hữu ích, dù có phải tốn bao nhiêu cũng không xót, trái lại đối với những việc xa xỉ và thừa thãi thì một đồng, một cắc cũng không.Đừng tiêu xài một cách hoang phí,Bởi vì, cái hôm nay không cần, biết đâu ngày mai sẽ cần. Cái chúng ta bỏ đi biết đâu lại là cái lợi ích cho người khác.
-Điều quan trọng không phải là cho ít hay cho nhiều, nhưng là ở chỗ chúng ta có con mắt đức tin đủ để nhận ra những người khác cũng là con cái Thiên Chúa, cũng là anh chị em của chúng ta.
-Xin Chúa cho chúng ta biết động lòng trắc ẩn trước những nỗi đau khổ của người khác. Xin Chúa tiếp tay trợ giúp chúng ta để tình yêu thương nhân ái được lan tỏa rộng rãi.
Amen
Nhận xét