CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA NĂM 2015 TN10B

CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA NĂM 2015 TN10B
Lời Chúa:Xh 24, 3-8;Dt 9, 11-15;Mc 14, 12-16. 22-26
PHÚC ÂM: Mc 14, 12-16. 22-26: "Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?" Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: "Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: 'Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?' Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó". Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa". Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu. Đó là lời Chúa.
-Có một mẩu chuyện kể lại rằng: Trước khi từ giã mái nhà Nagiarét để lên đường rao giảng Phúc Âm, Chúa Giêsu đã hỏi Đức Mẹ:-Thưa Mẹ, Mẹ muốn con để lại gì cho Mẹ sau những năm Mẹ đã giúp đỡ và an ủi con? Đức Mẹ đã trả lời:- Mẹ chỉ mong được đứng cạnh con dưới chân thánh giá vào ngày thứ sáu hầu kết hiệp với hy lễ của con.
-Dân Do Thái qua ông Maisen đã cử hành nghi lễ ký kết giao ước với Thiên Chúa qua việc giết bê và bò để làm lễ tế. Máu này, một nửa được rưới trên bàn thờ, một nửa được rảy trên dân.Đến thời Tân Ước, một giao ước mới được thiết lập không phải bằng máu dê máu bò, mà là bằng máu người/máu CHÚA làm người,đã đổ đến giọt máu cuối cùng trên bàn thờ thập giá.
-Tin Mừng của thánh lễ hôm nay cho thấy Cử chỉ của Chúa Giêsu cầm lấy bánh, cầm lấy rượu, mang ý nghĩa là Mình Máu Ngài, nói lên cái chết của Ngài.Với bữa tiệc ly trở thành tiệc Thánh Thể này, khi trao cho các môn đệ Mình Máu Ngài, Chúa Giêsu tự báo cho các môn đệ ơn tha thứ, ơn cứu thoát. Khi lãnh nhận Mình Máu Chúa, các môn đệ lãnh nhận cho mình cuộc hy sinh của Chúa Giêsu và ơn cứu rỗi được dành cho con người.
-Việc Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể và Chúa dặn dò các môn đệ: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".Nên Giáo Hội Công Giáo trong suốt dòng lịch sử, đã không ngừng lặp lại cử chỉ này như Chúa Giêsu đã truyền dạy để tưởng nhớ đến Ngài.Nhưng không phải chỉ là một sự tưởng nhớ trong tưởng tượng, trong tình cảm, mà là trong chính cuộc sống bằng cách sống trọn vẹn ý nghĩa, nội dụng của nghi lễ mình làm là cử hành phụng vụ thánh lễ và mình máu CHÚA.
-Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu. Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau. Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.Giáo Hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô. Chính Chúa Thánh Thần làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô, khi linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép.Sau Truyền Phép, bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa. Vì Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay "biến thể". Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là linh mục. 
-Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, 
từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Đức Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời 
đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
-Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa.ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận viết(Đường Hy Vọng #373)những lời:"Con muốn hỏi: 'Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?'. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào,không tổ chức,nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá"." Muốn tin, phải nuôi mình bằng Thánh Thể, vì Thánh Thể chứa đựng 'Mầu nhiệm Đức tin'và ban sức mạnh đức tin cho con"."Biết giá trị Thánh lễ, dù xa dù khó con cũng cố gắng tham dự. Càng hy sinh con càng thấy mến Chúa hơn"."Dù cô đơn nơi đèo heo hút gió, dù tăm tối trong ngục tù, con hãy hướng về các bàn thờ trên thế giới, nơi Chúa Giêsu đang tế lễ; con dâng lễ và rước lễ thiêng liêng. An ủi và can đảm sẽ tràn ngập lòng con". 
-Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một vì hoàng đế tốt lành, một người rất siêng năng làm việc. Vua đam mê hoạt động. Vậy mà vua vẫn tìm thời giờ để dự hai ba thánh lễ mỗi ngày. Nên có Mấy người cận thần của vua nói:-"Hoàng thượng đã đóng thuế quá nhiều cho những Thánh Lễ.". Ngài trả lời:-"Nếu ta dành thời giờ săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các người than phiền được, Nhưng Các ngươi quên rằng ta dự 
Thánh Lễ mỗi ngày không phải chỉ để cầu nguyện cho bản thân ta mà 
còn cầu cho cả đất nước của ta, vì ngoài những Thánh Lễ ra ta không còn cách nào khác tốt hơn là chuyện đó".
-Thánh Louis đã ám chỉ cho hàng ngàn người Công Giáo rằng:"Họ có thể dự Thánh Lễ mỗi ngày nhưng họ không tham dự. 
-Nếu họ hy sinh chút ít thời giờ đi lễ, họ có thể lãnh nhận được vô vàn ân sủng ngoài sự tưởng tuợng của họ.Thật khó hiểu, khó giải thích tại sao nhiều người Công Giáo không chịu dự lễ rước lễ mỗi ngày, để lãnh nhận bao ân huệ từ trời cao, vì thánh lễ là giá máu CHÚA.Họ không hiểu được bao ơn huệ tuyệt vời và những ích lợi mà họ lãnh nhận được qua Thánh Lễ".
-Nên biết rằng Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng mến Chúa và tôn trọng yêu thương nhau trong cộng đoàn.Hàng ngày khi có giờ,hay trong tuần, mỗi chúng ta nên quỳ gối chầu trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
-Việc cộng đoàn Kitô hữu họp lại với nhau trong nhà thờ để cử hành thánh lễ cần phải được nối tiếp trong cuộc sống và cuộc sống cũng cần phải được cử hành trong thánh lễ tại nhà thờ, phải được liên kết với nhau chứ không được tách rời.Đồng thời chúng ta có biết gom góp những hy sinh của cuộc sống để dâng tiến CHÚA trong thánh lễ mỗi ngày.
-Để kết thúc:(Trích Bài Thuyết Trình tại Đại Hội Thánh Thể thế giới, Mexico 2004,Đức Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận đã từng nói: Tôi mơ ước, Tòa Thánh cùng với tất cả các cơ quan của mình, như một bánh thánh lớn, một chiếc bánh duy nhất được dâng hiến trong hy tế thiêng liêng, giữa lòng Giáo Hội như một nhà Tiệc Ly rộng lớn.Mỗi lần dâng Thánh lễ là mỗi lần tôi được dịp giang tay đóng đanh chính mình vào Thập giá với Chúa Giêsu, cùng cạn chén đắng với Ngài.Dù thiếu tất cả, dù mất tất cả, nhưng còn Thánh Thể là còn tất cả vì con có Chúa Thiên Đàng dưới đất...).Amen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

ĐIỆN THƯ MỜI LỄ 25 NLM-XIN GIÚP TÀI CHÍNH ĐỂ IN QUYỂN SÁCH: NGÀY CỦA CHÚA SUY NIỆM CÁC LỄ TRỌNG!

THƯ NGỎ XIN TIỀN GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ, BỆNH TẬT & NEO ĐƠN!!!