CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 13,12&11 THƯỜNG NIÊN NĂM B2015

CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B2015
L.C:Kn 1,13-15;2,23-24; 2Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43
PHÚC ÂM: Mc 5, 21-43 {hoặc 21-24. 35-43}:"Khi ấy, Chúa Giêsu đã xuống thuyền trở về bờ bên kia, có đám đông dân chúng tụ họp quanh Người, và lúc đó Người đang ở bờ biển. Bỗng có một ông trưởng hội đường tên là Giairô đến. Trông thấy Người, ông sụp lạy và van xin rằng: "Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống". Chúa Giêsu ra đi với ông ấy, và đám đông dân chúng cũng đi theo chen lấn Người tứ phía.
Vậy có một người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã mười hai năm. Bà đã chịu cực khổ, tìm thầy chạy thuốc, tiêu hết tiền của mà không thuyên giảm, trái lại bệnh càng tệ hơn. Khi bà nghe nói về Chúa Giêsu, bà đi lẫn trong đám đông đến phía sau Người, chạm đến áo Người, vì bà tự nhủ: "Miễn sao tôi chạm tới áo Người thì tôi sẽ được lành". Lập tức, huyết cầm lại và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đã xuất phát tự mình, Người liền quay lại đám đông mà hỏi: "Ai đã chạm đến áo Ta?" Các môn đệ thưa Người rằng: "Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vậy mà Thầy còn hỏi 'Ai chạm đến Ta?'!" Nhưng Người cứ nhìn quanh để tìm xem kẻ đã làm điều đó. Bấy giờ người đàn bà run sợ, vì biết rõ sự thể đã xảy ra nơi mình, liền đến sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Người bảo bà:"Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh".}.Người còn đang nói, thì người nhà đến nói với ông trưởng hội đường rằng: "Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa?" Nhưng Chúa Giêsu đã thoáng nghe lời họ vừa nói, nên Người bảo ông trưởng hội đường rằng: "Ông đừng sợ, hãy cứ tin". Và Người không cho ai đi theo, trừ Phêrô, Giacôbê và Gioan, em Giacôbê. Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường và Chúa Giêsu thấy người ta khóc lóc kêu la ồn ào, Người bước vào và bảo họ: "Sao ồn ào và khóc lóc thế? Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó". Họ liền chế diễu Người. Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết, chỉ đem theo cha mẹ đứa bé và những môn đệ đã theo Người vào chỗ đứa bé nằm. Và Người cầm tay đứa nhỏ nói rằng: "Talitha, Koumi", nghĩa là: "Hỡi em bé, Ta truyền cho em hãy chỗi dậy!" Tức thì em bé đứng dậy và đi được ngay, vì em đã được mười hai tuổi. Họ sửng sốt kinh ngạc. Nhưng Người cấm ngặt họ đừng cho ai biết việc ấy và bảo họ cho em bé ăn. Đó là lời Chúa.
-Chuyện kể rằng có một bà già bị đau răng, bà đã làm tuần chín ngày để kính thánh Antôn, vì người ta nói: Thánh Antôn “chuyên trách” về bệnh này.Hết tuần chín ngày bà vẫn còn đau. Lúc đó một vị linh mục đến thăm, Bà liền hỏi:- Xin cha nói cho con biết là Có phải thánh Antôn chuyên trách bệnh đau răng không?Vị linh mục nói:- Bà hãy nghe tôi: Đây là địa chỉ của nha sĩ, Hãy đến đó và nói là tôi giới thiệu, họ sẽ làm không công cho bà.Bà già la lên:- Trời đất ơi, đây là một ông linh mục vô thần.Thánh Antôn tự nhủ:- Kể ra cũng thật đau lòng, để nhận lời cầu nguyện của bà, chính ta đã gởi cho bà vị linh mục này.
-Người phụ nữ xuất huyết trong bài Tin mừng và bà già đau răng trong câu chuyện trên, cả hai đều tin tưởng vào Chúa. Nhưng niềm tin của họ có sự khác biệt rất lớn. Người phụ nữ xuất huyết nghĩ mình phải làm điều gì đó chứ không chỉ tin suông. Bà đến với Chúa chứ không chờ Chúa đến với mình. Bà già đau răng thì cầu nguyện rồi chờ phép lạ. Bà không chịu làm gì nữa.Ông Giairô cũng tin rằng Chúa có thể cứu sống con gái ông,Ông đã làm hết sức mình. Con gái ông hấp hối không thể đến với Chúa được, nên ông đã xin Chúa đến chữa cho con gái ông.
-Cộng tác với ơn Chúa là điều kiện cần thiết để Chúa ban ơn. Nên Chúng ta không thể chỉ thụ động chờ Chúa làm phép lạ, nhưng hãy sử dụng hết những phương tiện bình thường Chúa ban, Phần còn lại hãy để Chúa quan phòng định liệu. 
-Thánh Ignatio de Loyola đã cho chúng ta lời khuyên bất hủ này: “Hãy làm như thể mọi việc tùy thuộc chúng ta và hãy cầu nguyện như thể mọi việc tùy thuộc Thiên Chúa”.Mc.Kenzie nói: “Khi ta cố gắng làm những gì có thể, Thiên Chúa sẽ làm những điều ta không thể”.
-Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền tự do, Người không thúc ép, nhưng để chúng ta toàn quyền sử dụng tự do của mình. Thiên Chúa không đối xử với chúng ta như những con bù nhìn, nhưng luôn coi trọng chúng ta như những cộng tác viên của Người.
-Thiên Chúa muốn chúng ta sử dụng hết các khả năng của mình, và Người sẵn sàng can thiệp khi cần,như Ngạn ngữ Tây phương có câu:"Hãy tự giúp mình trước rồi trời sẽ giúp sau”.
-Và Trong tiệc cưới Cana, Chúa chỉ làm phép lạ khi người ta đã “múc nước đổ đầy các chum”.Trong phép lạ về bánh, Người chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi “có 5 chiếc bánh và 2 con cá”.Khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn phần anh phải đi rửa ở hồ Silôê mới được sáng mắt.
-Hai phép lạ xảy ra trong Tin Mừng hôm nay là nhờ có sự đụng chạm đến CHÚA,nên Trong đời sống Kitô hữu, chúng ta cũng đã nhiều lần đụng vào Chúa,như khi Đụng đến Lời Ngài, đụng đến Mình Máu Thánh Ngài. Đụng bằng tay, bằng miệng, bằng rung động của trái tim.
-Có những lần đụng chạm hời hợt vì thói quen, không để lại một âm vang dấu ấn nào, không đem lại một biến đổi nào trong cuộc sống. Nhưng cũng có lần, ta run rẩy đụng vào CHÚA, dù biết mình ô 
nhơ tội lỗi.
-Tcũng hãy noi gương ông trưởng hội đường và người phụ nữ bị bệnh băng huyết, đến với Chúa bằng một đức tin mãnh liệt và bằng sự khiêm nhường thẳm sâu.Có được Như thế, ta sẽ cảm nghiệm được Chúa trong cuộc sống, để đền đáp tình yêu thương bao la của Ngài.
-Giáo Hội cũng muốn dùng bài Tin Mừng này để củng cố niềm tin của chúng ta vào quyền năng của Thiên Chúa và biết tín thác vào Người trong mọi hoàn cảnh sống.
-Mọi ơn lành ta được là do quyền năng Chúa ban và đòi hỏi ở ta lòng tin kính biết ơn, đồng thời cũng bảo ta phải lấy đức tin mà đọc Lời Chúa và chịu các Bí tích là những trung gian làm cho ta được tiếp nhận, tiếp xúc với Chúa là nguồn mạch mọi ơn lành và tình thương của Chúa mỗi khi chúng ta đến cầu xin Người.Amen

CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN NĂM B2015
Lời Chúa: G 38,1.8-11; 2Cr 5,14-17; Mc 4,35-41
PHÚC ÂM:(Mc 4, 35-41):"Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ". Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: "Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?" Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: "Hãy im đi, hãy lặng đi". Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: "Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?" Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: "Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?" Đó là lời Chúa.
-Rufus Jones có thuật lại câu chuyện sau đây: “Một cậu bé đang chơi trên boong tàu, khi đó một cơn bão tố đang nổi lên. Một hành khách tiến lại hỏi cậu bé: Này cháu, cháu không sợ cơn bão đang đến hay sao? Cậu bé trả lời: “Không, cháu không sợ. Bởi vì cha cháu đang điều khiển con tàu”.Bài Tin Mừng hôm nay cũng thuật lại một câu chuyện xảy ra trong một cơn bão tố,ở hồ Ti bê ria. Nhưng nó chỉ giống ở khung cảnh mà lại khác hẳn về nội dung. Nỗi sợ hãi của các môn đệ hoàn toàn trái nghịch với lòng tín thác của cậu bé trong câu chuyện của Jones.
-Chúng ta cũng nên biết thêm về Hồ Tibêria,là hồ nằm ở mạn bắc Palestine, còn gọi là hồ Gênêsarét hay biển Galilê, nhưng quen gọi là Biển Hồ, có hình bầu dục, chiều dài 21 km, chiều ngang 12 km, thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải 208m, lại nằm bên rặng núi Hemon cao ngất, luôn có tuyết phủ, vì thế, các luồng gió mạnh đều dốc đổ vào hồ, gây nên những cơn giông và bão tố bất thường.Thời Cựu Ước ít nhắc tới Biển Hồ này, nhưng trong Tân Ước, hồ này nổi tiếng, vì nơi đây Chúa Giêsu đã làm một số phép lạ và giảng dạy nhiều điều. Phép lạ kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay xảy ra vào một buổi chiều đầy kỷ niệm của một ngày tháng chạp, năm thứ nhất trong ba năm công khai giảng dy của Chúa.
-Qua phép lạ này, Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ thấy uy 
quyền Thiên Chúa toàn năng, đồng thời cũng cho họ biết: họ phải vững tin vào Ngài, có Ngài ở bên, họ không được lo sợ gì cả, vì không có gì Ngài không làm được, mọi sự đều tùy thuộc uy quyền toàn năng của Ngài.Khi tìm hiểu về cơn bão tố xảy ra trên Biển Hồ, một nhà chú giải Kinh Thánh đã giải thích: “Chúa Giêsu đã muốn đem các môn đệ của mình đi trên biển, giữa bão tố kinh hoàng để cho họ thấy trước những bão tố sau này là những bắt bớ, những hành hạ mà họ sẽ gặp trên đường tông đồ. Đối với họ, là những người sẽ cầm lái thế giới sau này, con thuyền nhỏ bị sóng gió dữ tợn đánh chòng chành sắp chìm, là hình ảnh của những trận bão tố sau này sẽ tấn công Giáo hội mà họ phải kiên gan chống đỡ”.
-Các nhà giảng thuyết thường áp dụng việc Chúa Giêsu làm cho sóng gió yên lặng vào việc Chúa luôn ở cùng Giáo hội, và bênh vực gìn giữ Giáo hội trải qua những cơn sóng gió trần gian. 
Nhìn vào lịch sử Giáo hội/như con thuyền mà thánh Phê rô cầm láivà trải qua các thời đại, chúng ta thấy con thuyền Giáo hội đã gặp phải rất nhiều cơn gió bão, nhưng vẫn luôn đứng vững trường tồn.Lý do là vì Chúa Giêsu luôn hiện diện trong Giáo hội như Ngài có mặt trên thuyền của các môn đệ xưa kia. Đôi khi xem ra Ngài ngủ và có vẻ buông xuôi tay lái, nhưng thực ra đó chỉ là những cơ hội để nêu cao sự hiện diện đầy quyền năng của Ngài.
-Đối với mỗi người chúng ta cũng vậy, Thiên Chúa toàn năng cai 
trị những bão tố bên ngoài, thì Ngài cũng thống trị những cơn bão, những sóng gió trong tâm hồn, trong cuộc sống, trong cuộc đời thăng trầm của mỗi người. Là thân lữ khách,và trong muôn vàn cảnh ngộ, chúng ta luôn có hy vọng về tới bến. Đức tin vững chắc là bánh lái thuyền đưa chúng ta về tới bến cứu độ.Có Chúa Giêsu luôn ngồi đàng sau con thuyền để trợ giúp chúng ta,nên ta cứ kiên trì vững vàng cậy trông chèo chống.Tuy nhiên,Giữa những lúc đó, chúng ta cần bắt chước gương các tông đồ, chạy lại với Chúa Giêsu và xin Ngài cứu giúp.
-Cũng Qua sự kiện này, Đức Giêsu muốn chứng tỏ rằng Ngài chính là chúa tể của thiên nhiên, và mời gọi chúng ta hãy tin vào Ngài.Nhưng Thế nào là tin vào Chúa là chúa tể thiên nhiên?
- Thưa,trước hết là đừng kiêu căng: có một số người có chút ít kiến thức về khoa học, hay có được một vài công trình khoa học ứng dụng trên thiên nhiên, rồi tưởng mình đã là giỏi lắm, đã hoàn toàn điều khiển được thiên nhiên, và từ đó tự coi mình là chúa tể, phủ nhận cả Thiên Chúa. Thực ra khoa học không tạo ra thiên nhiên, khoa học cũng không sửa đổi được những quy luật điều khiển thiên nhiên. Tất cả những gì mà khoa học có thể làm được chỉ là nghiên cứu thiên nhiên có sẵn, tìm hiểu những quy luật có sẵn trong thiên nhiên, rồi ứng dụng để mưu lợi ích cho loài người. 
- Thứ hai là đừng mê tín dị đoan: nếu như người kiêu căng là 
người quá tự phụ vì những hiểu biết khoa học của mình đến nỗi phủ nhận vai trò của Chúa, thì người mê tín dị đoan là người vì không có những kiến thức cơ bản của khoa học và của giáo lý nên không tin vào Chúa mà lại tin những điều nhảm nhí. Ngày xưa vì nhiều người thất học/ngu dốt nên người ta nhìn đâu cũng cho là có thần: như thần sấm sét, thần gió, thần lửa, thuỷ thần, hà bá.Còn ngày nay, cũng có người coi các thứ bệnh tật như là do tà ma, do quỷ ám, do bị bùa, bị ngãi.
- Điều thứ ba, để tỏ lòng tin vào Chúa là Chúa tể thiên nhiên, là ta an tâm vui sống dưới ánh mắt Chúa Quan phòng.Vì thế cho dù sự đời có lúc suy, cuộc đời có lúc bỗng lúc trầm, nhưng nếu ta biết mọi sự đều nm trong tay Chúa quan phòng thì chúng ta hãy an tâm phó thác đời mình cho Chúa.
-Thánh Phanxicô Salêsiô dạy: "Phải ở lại trong con thuyền mà Thiên Chúa đã đặt chúng ta vào, để hành trình từ cõi đời này về chốn đời sau. Chúng ta phải sẵn sàng ở lại trong sự bình an thanh thản".Thánh nữ Cartarina Sienna ngày kia đã hỏi Chúa, sau khi đã thoát khỏi sự cám dỗ nặng nề rằng:Lạy Chúa, Chúa ở đâu khi con phải chiến đấu. Chúa Giêsu đã trả lời:Ta ở bên cạnh con để giúp đỡ con.Chính vì thế, giữa những gian nguy thử thách, giữa những cám dỗ đe dọa, chúng ta hãy biết chạy đến và kêu van:Lạy Chúa, xin cứu chúng con, không thì chúng con chết mất.Amen

CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN NĂM B2015
Lời Chúa: Ed 17, 22-24; 2Cr 5, 6-10; Mc 4, 26-34
PHÚC ÂM:  Mc 4, 26-34: "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa". Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông. Đó là lời Chúa.
-Một trong những hạt giống kỳ lạ nhất trên thế giới, đó là hạt giống của một loại tre bên Trung Quốc. Nó nằm trong lòng đất suốt 5 năm rồi mới ló chồi non lên trên mặt đất. Trong khoảng thời gian này, người ta phải chăm sóc, phải tưới nước, phải bón phân đều đặn cho nó. Thế nhưng một khi đã trồi lên khỏi mặt đất thì chỉ trong vòng sáu tuần, nó sẽ mọc lên cao tới 5 mét. Các chuyên gia cho rằng suốt thời gian 5 năm trong lòng đất, hạt giống của loại tre ấy đã hình thành một hệ thống rễ phức tạp. Nhờ hệ thống rễ này, mầm non có thể tăng trưởng một cách mau chóng.
-Từ hình ảnh trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Thực vậy, hạt giống Nước Trời cũng cần một thời gian dài trước khi trồi lên. Đôi khi thời gian này quá lâu khiến chúng ta băn khoăn tự hỏi: Liệu hạt giống Nước Trời được gieo vào tâm hồn ngày nhận bí tích Rửa Tội đã bén rễ chưa? Hay đã bị tội lỗi như những sỏi đá và gai góc bóp nghẹt? 
-Một người có cái nhìn bi quan về Hội Thánh chắc sẽ tìm được nhiều dữ kiện để chứng minh,như Tại một số nước phương Tây, có nhiều nhà thờ vắng người, chủng viện thiếu chủng sinh, tập viện tạm đóng cửa.Kitô hữu càng lúc càng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân trên thế giới.Có 
những khủng hoảng đức tin trong giới trẻ. Người ta tự hỏi Hội Thánh đã lỗi thời chưa. Có cần phải tin vào Đức Kitô nữa không?
-Vào thời thánh Mác-cô viết sách Tin Mừng, cũng có những Kitô hữu bi quan về Hội Thánh. Hội Thánh ở Rôma chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi chịu bách hại dưới ách của bạo chúa Nê-rô. Liệu Hội Thánh có tồn tại và phát triển không dưới sức mạnh hùng hậu của đế quốc?Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta niềm lạc quan.
-Đó là hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa, cũng là hai dụ ngôn về hạt giống.Trong dụ ngôn thứ nhất, hạt giống được gieo xuống đất là bắt đầu nảy mầm và lớn lên, theo một tiến trình không gì ngăn cản nổi. Trước hết mọc lên thành cây lúa, rồi trổ đòng đòng và sau cùng thành bông lúa trĩu hạt.Tự nó, hạt giống mang một sức sống mạnh mẽ. Nó lớn lên cả đêm lẫn ngày, chẳng cần con người can thiệp.Có cái gì mầu nhiệm trong sự tăng trưởng này khiến chính người gieo cũng không sao hiểu nổi.Một cách âm thầm, chậm rãi nhưng vững vàng, hạt lúa đạt đến kết quả mỹ mãn.
Dụ ngôn thứ hai lại cho thấy một sự tương phản.Nước Thiên Chúa như một hạt cải nhỏ xíu, vậy mà theo thời gian, nó mọc lên thành cây, và cây này lớn hơn mọi thứ cây cỏ 
khác. Hạt bé nhất lại cho cây lớn nhất.
-Nước Trời khởi đầu bằng Đức Giêsu và một nhóm nhỏ môn đệ làm nghề chài lưới. Sau hai mươi thế kỷ, Kitô giáo đã lan khắp thế giới, đến với mọi dân tộc.Tuy nhiên, Nước Trời chỉ đến trọn vẹn vào ngày cánh chung.
-Thái độ ta phải có là kiên nhẫn chờ đợi.Hạt giống nào cũng phải vùi sâu dưới đất, và phải đương đầu với những khó khăn khi thành cây. Có lúc ta thấy nó như bị chững lại hay suy thoái. Có lúc ta sợ nó không đứng vững trước bão bùng.Đây là lúc ta phải sống niềm tin: tin rằng Thiên Chúa sẽ đưa Nước Ngài đến thành tựu, bất chấp những khiếm khuyết và cản trở của con người.Đừng nản chí mà ngừng gieo vãi hạt giống Lời Chúa, dù nhiều khi chúng ta không thấy hạt giống lớn lên.
-Thánh Vinh Sơn Phaolô nói: “Công việc của Chúa được thực hiện từ từ, không ai hay biết”. Chúng ta không được “sốt ruột”, đừng ai tự cho mình là cần thiết, không có ta mặt trời sẽ không mọc, sau ta là lụt đại hồng thủy. Sự lỗi lầm lớn của ta là dựa trên tài cán nghị lực của ta hơn là vào sức mạnh của Chúa. 
-Để kết:Chuyện kể rằng:Một hôm, cha Petitjean đến giảng đạo tại Nagasaki cho một số đông người Nhật. Nghĩ rằng 
họ đều là người bên lương, nên sau bài giảng, ngài tươi cười hỏi:- Anh em có thắc mắc gì không?Một người đưa tay đặt câu hỏi:- Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có tin Đức Mẹ đồng trinh không?Thưa:- Có.Câu hỏi thứ hai: Các ông có vâng lời và thông hiệp với Đức Thánh Cha không?Thưa - Có.Câu hỏi thứ ba: Là linh mục, các ông có giữ mình đồng trinh và sống độc thân không?Thưa - Có.-Vậy thì mấy trăm người chúng tôi đây với ông là đồng đạo. Chúng tôi là Công giáo cả.Cha Petitjean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:- Bấy lâu nay, có ai giảng dạy cho anh em không?- Thưa Cha, không có ai suốt hai thế kỷ rồi! Đó là nhờ ông bà tổ tiên chúng con truyền lại, rồi chúng con âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết có nhắn nhủ: Sau này có ai đến giảng đạo hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận xem họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội thánh sai đến.Giáo hội Nhật bản đã tái sinh,và Chúng Ta nhận thấy:“Nước Trời như hạt cải bé nhỏ nhất khi gieo xuống lòng đất, nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, chim trời đến núp bóng được”.Amen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƯ XIN GIÚP TÀI CHÍNH XÂY DỰNG TÂN XỨ ĐẠO THƯỢNG ÍCH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG/ TRUYỀN GIÁO

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

XIN GIÚP KINH PHÍ ĐỔ BÊ TÔNG CON ĐƯỜNG MANG TÊN THÁNH GIUSE XỨ ĐẠO TÂN SƠN