CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ CHÚA THĂNG THIÊN NĂM B 2015&CHÚA NHẬT 4,5,6 PHỤC SINH
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN NĂM B2015
Lời Chúa: Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mc 16,15-20
Phúc Âm: Mc 16, 15-20/Bài kết Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô./Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh".Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa.Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.Ðó là lời Chúa.
-Ý nghĩa của bản văn Tin Mừng hôm nay là Ta thấy lệnh truyền đi loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu quá rõ ràng và cấp bách, nhưng trong thực tế, dường như không phải thế,vì Đức Giêsu không cho biết rõ khoảng thời gian kéo dài từ khi Người sống lại đến khi Người quang lâm.Nhưng Dù sao, ở đây, chúng ta thấy sứ mạng của Giáo Hội nơi Dân ngoại đã trở nên rõ ràng, không ai phản đối nữa: các tông đồ phải ra khỏi môi trường Do Thái giáo mà loan báo Tin Mừng cho “mọi loài thọ tạo”.
-Hôm nay chúng ta mừng kính biến cố CHÚA GIÊ SU về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Hay nói đúng hơn chúng ta mừng kính việc Ngài được tôn vinh, làm chủ thế giới và vũ trụ.Chúa Giêsu lên trời được sách Công vụ Tông đồ kể lại ở bài đọc 1 hôm nay là một lối nói của Kinh Thánh nhằm diễn tả việc Chúa một mầu nhiệm của Chúa Kitô Phục Sinh: ngay sau khi được Phục Sinh, nhân tính của Chúa Giêsu đã được tôn vinh rồi, hay nói cách khác, đã được vào trong vinh quang. Tuy vậy vinh quang này vẫn còn bị che khuất. Chúa Phục Sinh hiện ra cho các môn đệ dưới dáng dấp của một người bình thường. Lần hiện ra cuối cùng của Chúa Giêsu đánh dấu một bước chuyển mới. Từ nay nhân tính của Ngài được đưa vào trong vinh quang Chúa Cha, được đặt ngồi bên hữu Chúa Cha.Chúa về trời là để có thể ở lại với mọi thời, mọi nơi,còn nếu không thì ngược lại. Điều duy nhất mất đi là chúng ta không còn có thể thấy, đụng chạm, hay nghe Ngài bằng giác quan tự nhiên. Nhưng chúng ta vẫn có thể gặp gỡ Ngài bằng giác quan siêu nhiên của lòng tin.
-Mừng lễ Chúa Thăng Thiên thì Tất cả chúng ta đều hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa, bên Chúa Giêsu, Trưởng Tử/người Anh Trưởng.Trời là đích điểm của đời Kitô hữu. Nhưng trời đã bắt đầu rồi từ khi chúng ta bước vào vũ trụ của Chúa Giêsu Kitô, qua đức tin và các bí tích.Nói thế không có nghĩa là chúng ta phải “xuất thế”, phải xa lánh trần gian. Trái lại, cần phải nổ lực dấn thân “vào đời”,phải “nhập cuộc”. Có Chúa cùng hoạt động với chúng ta để “mở một tuyến đường lên trời từ mặt đất này”,bằng việc xây dựng Nước Trời/giáo xứ giáo hội nhưcông đức,dâng cúng hy sinh ngày này qua ngày khác.Đó là con đường lên trời của chúng ta.Mơ tưởng tới một cõi trời cao mà quên đi sứ mạng được trao phó cho mình thực hiện nơi trần gian, chính là hão huyền. Nếu chúng ta có hướng lên trời thì điều đó phải có nghĩa là chúng ta hướng tới những thực tại cao quí và tốt đẹp, khả dĩ giúp cho con người đạt tới những kích thước viên mãn của mình về mặt tinh thần...Đã đến lúc chúng ta cần phải dứt khoát với những quan niệm lỗi thời về một thiên đàng, về một nước Chúa lơ lửng trên không trung, một quê hương chúng ta coi là thật, ở một chỗ nào đó trên trời, khiến chúng ta lơ là, có khi còn khinh chê cái thế gian phù vân, hư vô giả trá. Cái quê hương lầm than đau khổ như một thứ quê hương không thật.Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là chúng ta sẽ đi tới một thái cực khác, đó là chỉ còn biết vui sự thế gian này, coi thế gian này như là tất cả, như là vĩnh cửu,như là đích điểm đời mình. Quê hương thật là trời mới đất mới, không đồng hóa với trần gian, nhưng cũng không đối lập với trần gian. Trái lại, trời mới đất mới chính là quê hương trần thế này được đổi mới nhờ Thánh Thần của Đức Kitô Phục sinh. Bởi đó chúng ta cần phải thiết tha hơn ai hết với sứ vụ Chúa đã trao ban, đó là đổi mới thế gian, chung tay hiệp lực xây dựng nước Chúa, kiến tạo một trời mới đất mới, từ chính cái nguyên liệu của thế giới, là xã hội môi trường,hoàn cảnh chúng ta đang sống...Thật là ích lợi cho chúng ta khi CHÚA khuất mắt chúng ta về phương diện thể lý, nhưng ta lại vui sướng được gặp Ngài hiện diện ở khắp mọi nơi mọi lúc,trong kinh nguyện và trong hoạt động, trong bí tích và trong anh chị em nghèo khổ. Đặc biệt trong bí tích Thánh Thể...
-CÂU CHUYỆN ĐỂ LIÊN HỆ&KẾT THÚC:GIÁ TRỊ CỦA MỘT THÁNH LỄ MISA/Nữ tu MARY VERONICA MURPHY,một chứng từ có thật, về Thánh Lễ,Cha Stanislaus là Linh Mục Hội Dòng Thánh Tâm Chúa kể lại trong Một tiệm bán thịt:“đầu đuôi câu chuyện xảy ra như thế này. Cha tôi và ông chủ tiệm là một đôi bạn thân từ hồi còn bé. Khi hai người đang say sưa chuyện vãn như mọi lần thì một bà già lọm khọm bước vào....Ông chủ tiệm ngưng nói chuyện và bước tới hỏi xem bà cụ cần gì. Bà nói bà đến xin ông một chút thịt nhưng bà không có tiền. Cha tôi chú ý lắng nghe câu chuyện bi hài giữa bà cụ và ông chủ tiệm...Ông chủ tiệm nói: “Bà cần một chút thịt ư? Nhưng tôi cần biết bà có thể trả cho tôi bao nhiêu tiền."...Bà cụ đáp: “Rất tiếc là tôi không có đồng xu nào cả… nhưng tôi sắp đi Lễ đây, và nếu ông muốn thì tôi sẽ dâng Thánh Lễ theo ý chỉ của ông.”...Ông chủ tiệm và cha tôi đều là người tốt bụng (nhưng cả hai đều coi thường tôn giáo, nhất là Thánh Lễ Misa và Giáo Hội Công Giáo) cho nên cả hai đều muốn đùa giỡn chút chơi với câu trả lời của bà già lẩm cẩm.Ông chủ tiệm bèn nói: “Được rồi ! Đây là một miếng giấy nhá” và ông viết mấy chữ ‘Tôi đi xem lễ và dâng lễ theo ý chỉ của ông…’ rồi đưa cho bà cụ, ông nói: “Cụ đi xem lễ đi và cầu nguyện theo ý chỉ của tôi nhá. Khi về, bà sẽ đưa cho tôi miếng giấy này và chúng ta sẽ xem một Thánh Lễ đáng giá bao nhiêu ký lô thịt.”...Bà cụ tươi cười ra đi cầm theo tờ giấy. Bà biết Chúa nhân lành sẽ giúp đỡ bà. Khoảng một giờ sau, bà trở lại tiệm bán thịt. Khi nhìn thấy bà ông chủ tiệm liền nói: “Đâu, tờ giấy đâu, bà đưa cho tôi đi và chúng ta sẽ xem Thánh Lễ của bà dâng cho tôi đáng giá bao nhiêu tiền nhá !”... Bà đưa tờ giấy cho ông, ông đặt tờ giấy lên bàn cân phía tay mặt. Trên bàn cân phía trái ông để một khúc xương nhỏ, nhưng mảnh giấy có vẻ nặng hơn miếng xương.Vậy là ông lấy miếng xương ra và đặt vào bàn cân bên trái một miếng thịt nhỏ. Nhưng bàn cân bên mặt vẫn nặng hơn. Ông bèn lấy một miếng thịt lớn hơn đặt trên bàn cân trái, tuy nhiên bàn cân mặt vẫn không nhúc nhích.Đến lúc này thì cả hai ông đều cảm thấy xấu hổ vì sự nhạo báng của mình, nhưng ông chủ tiệm vẫn còn muốn tiếp tục trò chơi của ông. Ông bèn đặt một tảng thịt thật nặng lên bàn cân trái, nhưng bàn cân mặt vẫn đứng yên bất động. Ông nghĩ chắc cái cân bị trục trặc kỹ thuật thế nào đó chứ không lẽ…Ông lấy miếng giấy ra khỏi bàn cân bên mặt xem sao, tức thì bàn cân bên trái xẹp ngay xuống dưới sức nặng của tảng thịt lớn.Ông chủ liền lấy cả hai thứ ra khỏi bàn cân, để kiểm soát kỹ lại xem cân có bị trục trặc gì không… rồi ông cân một vài thứ khác như ông vẫn làm từ trước tới nay, thì thấy cái cân hoàn hảo và rất chính xác. Sau cùng ông chủ đảo ngược hai thứ trên bàn cân: ông đặt tờ giấy lên phía bên trái và tảng thịt lên phía bên mặt. Tuy nhiên, tờ giấy vẫn nặng ký hơn tảng thịt rất nhiều.Bực mình, ông nhẹ nhàng nói với bà cụ: “Bà cụ ơi, bây giờ bà muốn gì nào,tôi có phải đưa cho cụ cả một cái đùi thị cừu chăng ?”. Bỗng chốc, ông hàng thịt và cha tôi đều nhận ra rằng Thánh Lễ Misa thật là vô giá. Ngay lúc đó, cả hai đều được ơn soi sáng để hiểu biết rằng không thể tính được một Thánh Lễ đáng giá bao nhiêu tiền.Ông hàng thịt đã hoàn toàn hoán cải vì chuyện vừa xảy ra, và ông hứa sẽ cung cấp thịt hàng ngày miễn phí cho bà cụ. Ông giữ lời hứa. Tiếng đồn lan ra các vùng lân cận, dân nghèo khác cũng đến lãnh phần thịt hàng ngày của họ. Rồi lòng quảng đại của ông được các vùng khác biết đến. Thiên hạ cũng nói rằng phẩm chất thịt của tiệm ông rất ngon nên số doanh thu của ông tăng nhanh hơn bao giờ hết...Cha tôi, tức ông đại úy, ngay hôm sau đã đi Nhà Thờ xem Lễ, và ông được ban cho một thánh sủng khác. Ông được ơn nhận biết Chúa Giêsu đích thực hiện diện trong Mầu Nhiệm Thánh Thể, và ngày hôm sau nữa, cả nhà chúng tôi kéo nhau đi xem Lễ hàng ngày. Trong nhà chúng tôi không khí đã đổi khác không như trước nữa.Hạnh phúc chúng tôi được ban cho thật là vĩ đại, khôn tả xiết, và chúng tôi bắt đầu kính mến Chúa và thương yêu nhau hơn bao giờ hết. Gia đình chúng tôi bỗng trở nên một Tiểu Thiên Đàng, và tôi tin chắc rằng cha mẹ tôi đang chờ chúng tôi đến gặp các ngài trên đó!(Trích bài viết của Sr. MARY VERONICA MURPHY,Bản dịch của Louis LÊ XUÂN MAI)
-CÂU CHUYỆN ĐỂ LIÊN HỆ&KẾT THÚC:...Christopher là một Kitô hữu ngoan đạo. Anh không bao giờ bỏ lễ ngày Chúa nhật. Anh sống cùng với gia đình trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, tại một khu vực hiện đại của thành phố. Với sức khỏe tốt, một công việc an toàn, có thu nhập cao, anh cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.Tuy nhiên, có một điều làm cho anh bận tâm, liên quan đến người hàng xóm bên cạnh nhà anh. Đó là một người tự nhận mình là vô thần, và không bao giờ đến nhà thờ. Với tư cách là Kitô hữu, Christopher cảm thấy rằng anh có trách nhiệm trong việc cố gắng cải tạo người hàng xóm đó. Nhưng anh phải làm việc này như thế nào đây? Trong nhiều dịp nói chuyện với người đó, anh đã đưa đề tài tôn giáo ra một cách hết sức tích cực có thể được. Than ôi, anh chẳng đi đến đâu cả...Thế rồi một ngày kia, anh nảy ra một sáng kiến. Nếu anh chỉ làm sao cho người hàng xóm đó đọc được Tin Mừng, thì chắc chắn là anh thành công rồi. Ai có thể không được Tin Mừng lay chuyển? Vấn đề duy nhất là làm thế nào để gửi cho anh ta bản sao của sách Tin Mừng. Anh có thể gõ cửa nhà anh ta, và đưa tận tay cuốn sách đó. Nhưng chắc hẳn điều đó sẽ gây khó chịu cho anh ta. Anh phải tìm một cách nào tế nhị hơn. Vậy anh nên làm gì đây? Anh gửi cho anh ta một cuốn bản sao của sách Tin Mừng, mà không để tên người gửi.Sau khi làm công việc này, anh chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Nhiều ngày trôi qua, không có gì xảy ra cả. Không hề có một dấu hiệu nhỏ nhoi nào chứng tỏ rằng người hàng xóm đó đã đọc được ánh sáng Tin Mừng. Hai tuần sau, vợ của Christopher có dịp sang thăm nhà bên cạnh. Khi trở về, chị nói với chồng “Anh có biết gì về cuốn bản sao của sách Tin Mừng, mà anh đã gửi cho anh ta không?”.“Sao thế?”,“Cuốn sách đó nằm trong thùng rác rồi!”.Christopher phẫn nộ. Quẳng sách Tin Mừng vào thùng rác là một việc không phải chút nào. Anh đi sang nhà bên cạnh, và khi đi ngang qua thùng rác, anh đã nhặt cuốn sách đó lên...Anh nói với người hàng xóm “Tôi hy vọng rằng tôi không xâm phạm gì đến anh. Nhưng tôi nhìn thấy cuốn sách này trong thùng rác của anh. Anh biết không, nếu anh chỉ đọc cuốn sách này thôi, thì anh có thể tìm thấy Thiên Chúa”.Người kia trả lời một cách đáng ngạc nhiên: “Nhưng tôi đã đọc cuốn sách đó rồi. Mỗi ngày tôi đều đọc đấy chứ”.Christopher nói: “Tôi không hiểu gì cả”.“Anh là một người tín hữu phải không?”.“Đúng vậy. Mà tại sao anh lại hỏi tôi như thế?”.“À, trong suốt 10 năm qua, mỗi ngày tôi đều đọc cuộc sống của anh”.Và Câu chuyện kết thúc ở đây.Nhưng Có một bài viết ngắn về điều này:“Tôi là cuốn sách Kinh Thánh đối với người hàng xóm của tôi; người đó đọc tôi mỗi khi gặp tôi...Hôm nay, anh ta đọc tôi trong ngôi nhà của tôi, ngày mai, anh ta đọc tôi trên đường phố.Anh ta có thể là một người họ hàng, một người bạn, hoặc chỉ là một người quen biết sơ giao mà thôi...Thậm chí anh ta có thể không biết tên tôi, tuy nhiên, anh ta vẫn đang đọc Kinh Thánh qua cuộc đời của tôi”.
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH B2015
Lời Chúa:Cv 10,2-26.34-35.44-48;1Ga 4,7-10;Ga 5,9-17
PHÚC ÂM: Ga 15, 9-17/"Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, của các con được trọn vẹn. Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau". Đó là lời Chúa.
-Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ: “Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?”.Vị tu sĩ đáp “có chứ”.
Người thanh niên hỏi “Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được?’.Vị tu sĩ đáp “Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta”.Người thanh niên hỏi “nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?
Vị tu sĩ đáp: “Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy”.Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi hỏi “Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?”.Vị tu sĩ đáp: “Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại.Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn. Điều này đã được thử nghiệm.
Đây là đường lối đúng đắn”.
-Van Gogh đã nói một câu tương tự:" Cách thức tốt nhất để nhận biết Thiên Chúa là yêu thương nhiều thứ. Hãy yêu thương bạn bè, vợ con…và bạn sẽ được đi trên đường lối đúng đắn trong việc nhận biết Thiên Chúa”.
-Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nói “ hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương ”. Trong câu này, có ba chữ then chốt, là: yêu thương, nhau, và như.
-Chữ thứ nhất yêu thương thì chúng ta dễ hiểu, bởi vì Đức Giêsu luôn dạy chúng ta phải sống yêu thương. Đây là điều răn quan trọng nhất của Chúa, là điều răn gồm tóm tất cả mọi điều răn khác.Chữ thứ hai là chữ nhau. Đây không phải là ý Chúa muốn nói là người này yêu thương người kia và ngược lại, Nhưng Chúa nhắm nói với tất cả mọi người. Vì thế ta không hiểu chữ nhau này theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ yêu thương đối với một ít người thân thiết với ta, mà phải hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người. Đạo BÁC ÁI là như vậy,BÁC cũng có nghĩa là rộng lớn,ái là yêu thương,một tình yêu rộng lớn quảng đại.Chữ thứ ba là chữ như. Đây là chữ quan trọng nhất trong câu. Nếu
muốn yêu thương tất cả mọi người, thì chúng ta phải làm như Đức Giêsu đã nêu gương.
-Chúa cũng không muốn coi các môn đệ trung thành giữ Các giới răn CHÚA như là tôi tớ thấp hèn, mà CHÚA muốn nâng lên bạn hữu ngang hàng với Chúa, cũng có Nghĩa là Chúa rất tôn trọng. Tình yêu của Chúa là tình yêu đi đôi với lòng tôn trọng.Đến đây chúng ta có thể rút ra những kết luận thực hành:
* Tình yêu thương đòi hỏi biết tôn trọng nhau. Dù những người đó có điều gì trái ý ta, dù có điểm tính tình họ khác ta, ta cũng phải tôn trọng họ, bởi vì mọi người là một cá thể độc đáo không ai hoàn toàn giống ai. Ta không có quyền bắt buộc ai phải giống như mình. Ta phải tôn trọng cái quyền họ có quyền khác với ta. Có thế mới tránh được những xung đột, sứt mẻ trong đời sống chung.
* Và yêu thương còn phải cố gắng dẹp bỏ mọi thành kiến, mọi kỳ thị phe phái,chịu đựng và nhường nhịn: chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự lành.Và phải Biết đón nhận những chướng tai gai mắt, những quê mùa nông cạn của người khác, không tranh chấp cãi cọ, tránh lời thóa mạ, cộc cằn, mỉa mai. Chúng ta hãy nhớ: khi chúng ta
sống khó tính, nóng nảy, trịch thượng, bất mãn, bất đồng, thì bị mọi người xa lánh và khi đó mình tự làm khổ mình. Trái lại, nhân hậu là bùa mê, là nam châm thu hút lòng người.
*Yêu thương là không nổi giận. Tức giận là một tình cảm thông thường của con người,là một trong thất tình của con người.Chúng ta cũng hãy nhớ: người giận mất khôn, giận dữ chẳng được ích gì, nóng giận làm tan vỡ tất cả.
*Yêu thương là không nói hành nói xấu. Người ta thường đổ tội nói hành nói xấu cho cái lưỡi để nói lên sự nguy hại của nó: lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, tay đã dài mà lưỡi còn dài hơn, không nọc độc nào nguy hại bằng cái lưỡi. Lời nói hành nói xấu được ví như một mũi tên tẩm thuốc độc, bắn một phát giết chết ít nhất ba người,là giết kẻ bị nói xấu, giết kẻ nghe nói xấu và giết chính kẻ nói xấu.
-CT hay nghe Quyết định của Cha Maximilianus Maria Kolbe trước khi chết thay cho một bạn tù:"Tôi là một linh mục công giáo Ba Lan, tôi đã già, tôi muốn chết thay cho ông này, vì ông có vợ con". Cha đã cứu được ông Francis và 9 người khác nữa.
-Ngày 10.10.1982, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Cha Maximilien Kolbe lên bậc hiển thánh, vì Cha đã thực hiện từng chữ lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”. Trong thánh lễ phong thánh, Đức Thánh Cha đã nói: “Như anh chị em đã biết, giữa những thử thách bi đát nhất, vốn làm cho thời đại chúng ta chìm trong vũng máu, Thánh M. Kolbe đã tự nguyện biến mình chịu chết để cứu một người anh em mà chính ngài không thân thuộc, đó là ông Francis Gajouniseck. Ông là một người vô tội bị kết án tử hình để trả thù cho một ngươi tù đã vượt ngục. Vị tử đạo anh hùng đã bị kết án chết đói ngày 14.8.1941 tại trại tập trung Đức Quốc Xã ở Auschwitz, Ba lan. Linh hồn tốt lành của ngài đã về cùng Chúa sau khi đã nâng đỡ ủi an các bạn tù cùng số phận khốn khổ như ngài… chính tình yêu cao cả đã giúp ngài vượt qua cơn thử thách rùng rợn khủng khiếp và đã để lại chứng tích lạ lùng của tình yêu thương anh em, của lòng tha thứ cho kẻ giết hại mình. Ước gì gương sáng và sự hộ giúp của Thánh Maximilien Kolbe hướng dẫn chúng ta biết yêu thương chân thành, yêu thương vô vị lợi, xứng đáng là người Kitô hữu, đối với tất cả các anh chị em trong một thế giới mà hận thù không ngừng giày xéo cuộc sống con người…”
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B2015
Lời Chúa:Cv 9, 26-31;1 Ga 3, 18-24;Ga 15, 1-8
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan/15, 1-8.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy."Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như ngành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy". Đó là lời Chúa.
-Đoạn Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết Đức Giêsu phục sinh như cây nho, các Kitô hữu là cành. Cây và cành có cùng một sự sống, cùng một dòng nhựa. Sự sống từ cây, làm cho cành sinh trái. Cụm từ sinh hoa trái được nhắc đến 6 lần. Cụm từ ở lại trong Thầy được nhắc đến 5 lần.Không ở lại trong Thầy thì không thể sinh hoa trái.Cứ nhìn hoa trái thì biết mức đo 'Gắn bó của cành'.
-Mầu nhiệm cây nho được Chúa gồm tóm trong hai sự việc căn bản là: kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ càng sinh hoa trái nhiều. Điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa, có kết hợp với Chúa mới đem lại kết quả thiêng liêng cho chính mình, kẻ khác cũng như cộng đoàn.Kết hợp với Chúa là sống thân mật với Chúa trong tình yêu.
-Trong bài đọc thứ hai, Thánh Gioan Tông đồ giải thích cho chúng ta lối sống hiệp nhất với Chúa. Người nói: “Ai giữ các giới răn của Chúa thì ở trong Người và Người ở trong họ”.“Đây là giới răn của Người: là chúng ta phải thương yêu nhau,đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật”...
-Xây dựng Giáo Hội theo Jean-Yves Garneau,là chúng ta theo gương thánh Phaolô và giáo hội sơ khai/ đầu tiên, phải là các nghệ nhân của việc xây dựng giáo hội địa phương, là xứ đạo này.Chúng ta sẽ ghi nhận ba điểm.
1. Tin vào Chúa Kitô và lưu lại nơi Ngài.Để xây dựng Giáo Hội, trước hết phải tin vào Chúa Kitô. Tuy nhiên, ta hãy nhớ rằng đức tin mà thánh Gioan nói đến không phải chỉ là chấp nhận sứ điệp của Chúa Kitô và những chân lý mặc khải trong trí mà thôi. Phải làm hơn thế nữa. Đó là gắn bó với Chúa Kitô. Đó là hiệp thông với Ngài. “Ai lưu lại nơi Thầy và Thầy lưu lại nơi người đó, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái”...Thánh Phaolô, vị tông đồ vĩ đại,cũng như các vị khác như Thánh Phêrô, Andrê, Giacôbê, Gioan và những vị khác trong nhóm Mười Hai đều là những kẻ xây dựng Giáo Hội cách tuyệt vời vào thời đại của họ.Bất cứ ai lưu lại nơi Chúa Kitô sẽ làm được nhiều việc cho Ngài và cho Giáo Hội/cộng đoàn,hay tha nhân...
2. Thương yêu nhau.Điều kiện thứ nhì để xây dựng Giáo Hội được nêu lên trong thư thứ nhất của thánh Gioan, Đó là “thương yêu nhau như Chúa Kitô đã căn dặn ”. Có sự mâu thuẫn rõ rệt khi muốn xây dựng Giáo Hội mà không thương yêu nhau, vì Giáo Hội là nơi quy tụ tình hữu nghị những con người –tứ xứ và hết thảy phe nhóm,gồm những đức tính tốt và tật xấu-nhận nhau là anh em...Không những chỉ bằng lời nói (điều này bao giờ cũng dễ dàng), nhưng trong sự thật.Mỗi lần tình yêu thương giữa chúng ta lớn lên và được phát triển –tình yêu thương cụ thể được biểu hiện trong thái độ phục vụ, đón tiếp,trong việc thông cảm, tha thứ ,thì chính Giáo Hội lớn lên và được phát triển...
3.Dám mạo hiểm.Điều kiện thứ ba để góp phần xây dựng Giáo Hội là: dám mạo hiểm. Ở trong mùa phục sinh ta được nghe sách công vụ tông đồ nhiều và ở đây nữa, ta phải nhờ gương thánh Phaolô tông đồ. Ngài dám lên tiếng ngay cả khi điều đó không làm hài lòng nhiều người,ngay cả khi ngài chắc chắn rằng sự can thiệp của ngài sẽ gây khó khăn cho ngài. Những người Do Thái nói tiếng Hy lạp, đã tranh luận với ngài tại Giêrusalem, tìm cách thủ tiêu ngài, sách tông đồ Công vụ (9,29) kể như thế...
-Có một câu chuyện ngày xưa kể rằng: một lần vua Nước Bắc muốn làm nhục sứ giả Nước Nam qua triều cống,Ông đã bắt một người dân Nước Nam vừa ăn trộm ra trước mặt sứ giả để làm nhục. Vua Nước Bắc bảo rằng: "Phải chăng người Nước Nam hay ăn trộm?". Sứ giả Nước Nam khiêm tốn trả lời: "Thưa bệ hạ! Cây táo trồng ở Nước Nam thì ngọt nhưng khi mang qua Nước Bắc trồng thì quả lại chua. Phải chăng người này ở Nước Nam thì tốt nhưng khi qua Đất Bắc đã biến chất rồi chăng?"...Nhìn lại phận người KTH chúng ta đôi khi cũng giống như Cây Táo được trồng ở Đất Bắc. Con người là hình ảnh Thiên Chúa đôi khi cũng bị biến chất khi trồng vào thế gian,bị những thói đời sa đoạ làm băng hoại tâm hồn,cũng bị những đam mê của danh lợi thú làm huỷ hoại danh giá, nhân phẩm...
-Thực hành đạo trong đời sống gia đình giáo xứ và gia đình cũng giống như sự liên kết của cây nho.Giây ràng buộc của gia đình sẽ xây dựng các giá trị: tương quan- chia sẻ- vui buồn- thành công thất bại-lo lắng muộn phiền-liên đới...giữa các thành viên trong gia đình họ tộc.Gia đình như thế là đơn vị căn bản của giáo hội và xã hội, Có nhiều gia đình sống thánh thì giáo hội nên thánh thiện và giáo xứ,xã hội sẽ tốt lành hơn lên.Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH B2015
Lời Chúa:Cv 4,8-12;1Ga 3,1-2;Ga 10, 11-18
PHÚC ÂM: Ga 10, 11-18"...Khi ấy, Chúa Giêsu phán: "Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn; chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta". Đó là lời Chúa.
-Tin Mừng ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay,Chúa Giêsu đã khéo léo dùng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống đời thường để qui hướng CT về mối tương quan giữa Chủ Chiên và Đàn Chiên trong Hội Thánh Công Giáo.Vị Chủ Chiên mẫu mực được đưa ra là Chúa Giêsu, Ngài luôn luôn “biết” các Chiên của mình.Đoàn Chiên lý tưởng chính là những ai luôn “nghe” tiếng gọi của Ngài và “đi theo” Ngài.Vào thời Chúa Giêsu, nghề chăn chiên là một nghề rất phổ biến tại xứ Palestine. Khi lãnh lấy đàn chiên, người chăn chiên phải chịu trách nhiệm về đàn chiên được trao phó,Nếu có chuyện gì xảy ra cho đàn chiên, người chăn phải trưng dẫn bằng cớ để chứng minh mình không có lỗi. Luật pháp thời đó qui định(x. Xh 22,12)rằng:“Nếu con vật bị thú rừng xé chết, người giữ chiên phải đem xác chết của con chiên ra làm bằng chứng”.
-Ðức Yêsu khẳng định Ngài là người mục tử tốt/người chăn chiên tốt.Ngài chính là vị mục tử mà Êzêkiel đã tiên báo và dân Chúa trông chờ. Ðức Yêsu cũng phân biệt kẻ chăn thuê và người chủ chăn tốt.Kẻ chăn thuê bỏ chạy vì chiên không phải là của hắn. Hắn chỉ cần đồng lương chứ không màng gì đến chiên.Chúa dùng hình ảnh kẻ chăn thuê bỏ chiên mà chạy khi sói đến.Còn người chăn chiên tốt trước hết phải là chủ chiên và chiên là của người ấy. Chỉ có chủ chiên độc nhất vô nhị mới nghĩ đến chuyện thí mạng vì chiên.Và Ðức Yêsu xưng mình có khả năng ấy.Ðức
Yêsu biết chiên của Người, Và "biết" ở đây có một ý nghĩa rất đặc biệt. Không phải chỉ dựa vào Cựu Ước mà hiểu, nhưng còn phải hiểu theo cách của thánh Yoan nữa. Theo Cựu Ước, "biết" không những là thấu suốt mà còn thân mật và thắm thiết, như trai gái và vợ chồng biết nhau. Còn theo thánh Yoan thì "biết" có ý nghĩa cuối cùng là có cái nhìn và tình yêu của chính Thiên Chúa Ba Ngôi đối với nhau, như "Cha biết Con và Con biết Cha"."Biết" như vậy là một lòng, một trí với Chúa Cha.
-Thánh Phêrô và Yoan như sách thánh hôm nay cho biết là bị điệu đến trước tòa án Dothái vì những tội: chữa lành một người què, rồi giảng Danh Ðức Yêsu cho dân, khiến nhiều kẻ nghe lời mà tin. Nhưng để họ nghe được tiếng Người, đã phải có Phêrô và Yoan được sai đi giảng Lời Chúa. Phải có nhiều tông đồ đi rao giảng thêm nữa thì cả nhân loại mới thật sự trở nên một đàn chiên theo một chủ chiên. Vì thế ngày Ơn Thiên Triệu trước hết là ngày cầu nguyện và hành động để có nhiều,có thêm, thêm nữa số các tông đồ. Con người ngày nay càng không muốn nghe Tin Mừng thì lại càng phải có nhiều người rao giảng để nói mãi, nói hết mọi khía cạnh của Tin Mừng và nói với hết mọi người, mọi nơi, để không ai có thể nói mình chưa được nghe Tin Mừng.Và muốn giúp người ta dễ nắm bắt được Tin Mừng, số đông các tông đồ chưa đủ,Còn phải là những tông đồ có tư cách và khả năng nữa, mà Phêrô với Yoan trong bài sách Công vụ hôm nay là những tấm gương sáng ngời.Nói rằng họ đang thí mạng vì chiên thật là không ngoa.Tiếng của các ngài đã vang ra, đã được nghe, và nhiều người đã tin để trở về ràn chiên của Chúa.
-Thánh Yoan viết trong thư ở BĐ2 là thời bấy giờ có phong trào tư tưởng mang danh là "Ngộ Thuyết", tức là các lý thuyết tự phụ vạch ra được con đường dẫn đến sự hiểu biết đích thực về thượng đế, tức là về hạnh phúc trường cửu của con người.Nên thánh Yoan phải viết thư cảnh giác các tín hữu là Chính Thiên Chúa đã cho chúng ta biết Người,khi mạc khải tình yêu thương của Người đem lại hạnh phúc cho chúng ta,đừng tin ở một ngộ thuyết tức là một lý thuyết hiểu biết nào khác.
-Đối với Mối tương quan giữa Chủ Chiên và Đàn Chiên trong Hội Thánh thì Với những Chủ Chiên, Chúa Giêsu đòi buộc phải “biết” Chiên của mình. “Biết” Chiên là am hiểu tường tận về sức khỏe, tính tình, ưu điểm và khuyết điểm của từng con Chiên. “Biết” để cảm thông, quan tâm, chữa trị đúng lúc và đúng cách, chứ không phải để thành kiến, tẩy chay hay loại trừ.
-Còn với Đàn Chiên, Chúa Giêsu đòi buộc tất cả phải biết “nghe” theo tiếng của Chủ Chiên và “đi theo” Chủ Chiên. Tuy nhiên, trong Hội Thánh, bên cạnh những con chiên ngoan,không thiếu những Con Chiên yếu ớt và khuyết tật, nhẹ dạ hay ương ngạnh, ngỗ nghịch và lì lợm. Khi có hiệu lệnh hướng dẫn tập họp của người chủ chiên, những con chiên này thường không tuân theo. Lý do đưa ra có thể là chúng không nghe vì bị điếc, hoặc chúng đã nghe nhưng đang bị cuốn hút bởi những thảm cỏ xanh non mỡ màng, bởi những dòng suối mát ngọt hay bởi đang quyến luyến với bạn tình.Chúng cố ý nán lại và bị lạc đàn, làm mồi cho thú dữ xé xác ăn thịt.Họ có thể vì sự yếu đuối của bản thân, nên hay lỗi luật Chúa và luật Giáo Hội, sống rất thụ động và khép kín, không muốn hòa mình cộng tác với người khác và cộng đoàn trong những việc chung. Họ có thể là những người thay vì nghe lời Chủ Chiên, thì lại nghe theo lời dụ dỗ của những kẻ xa lạ hay lời đường mật của ba thù. Họ cũng có thể là những người cao ngạo, thành kiến và cố chấp, cho nên thay vì vâng lời Chủ Chiên, họ lại muốn Chủ Chiên phải chiều theo ý riêng của họ.
-Nên Chúng ta luôn phải cầu nguyện hằng ngày, để Chúa là mục tử không bao giờ bỏ rơi đàn chiên, và ngài luôn ban cho Hội Thánh được thêm nhiều tông đồ tốt và nhiệt thành chăn dắt đàn chiên của Người.Tuy nhiên,Chúng ta cũng hãy cầu nguyện đặc biệt cho chính mình, để tất cả mọi người biết nghe theo lời dạy dỗ của Chúa Giêsu,qua lời giảng dạy,qua phụng vụ... cùng nhau xây dựng Đàn Chiên/cộng đoàn xứ đạo/Giáo Hội ngày càng lớn mạnh và hiệp nhất như lòng ước mong của Chúa. Amen.
Nhận xét