Chia Sẻ Lời Chúa Cac Chúa Nhật Thường Niên 1-2 Và 3 Năm B 2015



 
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 3 Thường Niên Năm B 2015
Lời Chúa:(Yona 3,1-5.10;1 Corintô 7,29-31;Marcô 1,14-20)
PHÚC ÂM: Mc 1, 14-20: “Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm". Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: "Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người". Lập tức các ông bỏ lưới theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người…”

-Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và sự tin tưởng của người dân trong làng vừa mới được giải phóng khỏi tay quân đội Đức Quốc Xã, một toán lính thuộc lực lượng đồng minh cố gắng lượm lại từng mảnh vỡ của bức tượng Chúa Giêsu đã được dựng lên ở quảng trường trước một ngôi nhà thờ nhỏ, trung tâm sinh hoạt của làng quê miền cực nam nước Italia…Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn lại được gần như toàn bức tượng của Chúa. Nhưng chỉ có đôi tay bức tượng là không thể nào hàn gắn được, vì các mảnh vỡ quá vụn nát. Sau nhiều giờ bàn luận, thì một người trong toán lính có sáng kiến lấy hai khúc gỗ gắn vào nơi hai cánh tay bị bể nát của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ bất hủ, không những đánh động được tâm hồn của những người dân trong làng, mà còn thu hút nhiều khách du lịch đến vùng này để đọc tận mắt hàng chữ đầy ý nghĩa Đó là: “Chính bạn là đôi tay của Chúa”…
-Chúa Giêsu cần chúng ta như đôi tay nối dài của Ngài,để tiếp tục sứ mạng của Ngài. Vì thế nên Trước khi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng ở vùng Galilê, Ngài đã nghĩ đến việc chiêu mộ các môn đệ, để tiếp tay với Ngài,làm tròn sứ mạng Chúa Cha trao phó.
-Bài Tin Mừng theo thánh Máccô 1,14-20 này lấy phần cuối  của Lời tựa và phần đầu hoạt động của Đức Giêsu tại Galilê, và việc Đức Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên.-Có thể nói bài tường thuật Khi Đọc lướt qua, chúng ta có ấn tượng đây là một sự kiện tầm thường. Đọc kỹ hơn, ta thấy có hai bài tường thuật nhỏ, khá giống nhau, ta có thể đọc riêng rẽ, nhưng chúng được nối kết với nhau về thời gian, nơi chốn và hoàn cảnh, làm thành một khối rất thống nhất.Và Lời Đức Giêsu làm cho bốn môn đệ trở thành “ngư phủ lưới người” cho Chúng ta nhận thấy có 3 điểm nổi bật:

+ Sáng kiến của Đức Giêsu cho thấy uy quyền tối cao và tính hữu hiệu của lời Người mời gọi. Không phải là người môn đệ đi tìm một vị thầy dạy suy tư, nhưng là Đức Giêsu đi bước trước.
+ Lời đáp của kẻ được gọi là tuyệt đối vâng lời Đức Giêsu, đoạn tuyệt trọn vẹn với hoàn cảnh trước đó (như gia đình và nghề nghiệp).Dâng mình hoàn toàn cho Đấng kêu gọi, để sống với Người một cuộc sống mới.
+ Đức Giêsu kêu gọi để giao phó một sứ mạng. Đối với Giáo Hội tiên khởi, bài tường thuật này là nền tảng cho quyền bính tông đồ. Sứ mạng của các ông không đến từ các ông, nhưng từ một tiếng gọi và nó bén rễ trong việc các ông đã bước theo Đức Giêsu.
-Có 5 Gợi ý để CT suy nghĩ:
1-Tác giả muốn nêu bật sự nối tiếp giữa cuộc đời Đức Giêsu và Giáo Hội. Cuộc đời Đức Giêsu được giới thiệu bởi một vị Tiền Hô “bị nộp”. Cuộc đời các môn đệ ĐGS cũng sẽ được mạc khải bởi một Đấng “bị nộp” và “sống lại”. Đọc câu truyện TM hôm nay, CT phải nhận ra, đây chính là Đấng Phục Sinh vừa xuất hiện trên bờ biển, liên kết con người vào Tin Mừng bằng lời quyền năng của Ngài. Kể từ nay, Galilê chính là toàn trái đất, và bốn vị tông đồ là cộng đoàn mênh mông gồm những người bước theo Đức Giêsu.
2- Người Kitô hữu hôm nay cũng là những người đã nhận được lời kêu gọi: “Hãy theo tôi”. Nên không tự ý ra trình diện Đức Giêsu, không thỉnh nguyện được tham gia vào công trình của Người. Đức Giêsu cũng không nhận họ như là những cộng sự viên có tiền lương và có thời gian nghỉ hè, mà Người kêu gọi, Tiếng gọi của
Người rất đòi hỏi, nhưng đưa lại trọn vẹn ý nghĩa cho cuộc đời.
3- Đức Giêsu không đề nghị cho người môn đệ/KTH một chương trình đã được hoạch định sẵn, nhằm thuyết phục họ dấn thân theo chương trình ấy. Thật ra tiếng gọi của Người cũng là một mệnh lệnh: điểm quy chiếu và định hướng duy nhất cho họ là bản thân Đức Giêsu. Người đi trước họ, và họ phải bước theo Người.
4-Tiếng gọi này đặt người môn đệ/KTH vào trong một tương quan riêng tư với Đức Giêsu, làm cho người ấy trở nên thành viên của một cộng đoàn, và tạo ra tương quan của người ấy với những người được gọi khác. Đi theo Đức Giêsu không phải là từng cá nhân riêng lẻ, nhưng là một cộng đoàn các môn đệ/KTH. Nhưng là Đức Giêsu, bằng tiếng gọi của Người, xác định ai thuộc về cộng đoàn này.
5-Tiếng gọi này là một lời mời để cho Người đào tạo/chịu đào tạo: “Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Người trao cho họ một nhiệm vụ mới và Người chuẩn bị họ, Họ sẽ dẫn những người khác đi trên cùng một nẻo đường mà họ đang theo.
- Trong bài đọc thứ nhất lời chúa hôm nay, tiên tri Gio-na kêu gọi dân thành Ninivê đổi mới đời sống để được tha thứ. Cũng  Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu kêu gọi dân Do thái đổi mới đời sống để đón nhận Nước Chúa đang đến. Đáp lại lời Người, các môn đệ/KTH bước theo Đức Giêsu trong một đời sống mới. Và Cuộc đổi mới nên được tiến hành qua ba bước sau:
Bước thứ nhất: Nhận biết mình tội lỗi.Tội lỗi như một cơn mê làm ta đắm đuối không nhận biết tình trạng tâm hồn của mình. Muốn đổi mới, cần phải thức tỉnh, nhìn rõ sự thực về mình, thấy rõ tình trạng tội lỗi, hiểu biết sự nguy hại của tội. Để biết rõ tình trạng tâm hồn, để nhận biết tội lỗi, cần phải siêng năng xét mình. Xét mình giống như ngọn đèn pha soi vào tất cả những ngõ ngách trong tâm hồn, phơi bày ra tất cả những gì còn ẩn giấu. Xét mình giống như cái cuốc đào bới những tầng lớp sâu thẳm của tâm hồn, để lộ ra những tội lỗi còn bị thời gian, sự quên lãng và sự vô tình vùi lấp.
Bước thứ hai là: Sám hối.Khi đã nhận biết tội lỗi, tâm hồn phải tiến tới một thái độ tích cực hơn, đó là sám hối. Nhận thức tội lỗi giống như ta nhìn thấy một căn nhà rác rưới bẩn thỉu. Sám hối là bắt tay vào quét dọn sạch sẽ. Sám hối như giòng nước gột rửa linh hồn. Sám hối như chiếc dao mổ của bác sĩ cắt bỏ những ung nhọt gieo mầm mống bệnh tật. Sám hối càng mãnh liệt, tội lỗi càng lùi xa. Sám hối càng sâu xa, linh hồn càng mau chóng hồi sinh. Tâm hồn sám hối là tâm hồn được chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận ơn Chúa.
Bước thứ ba là: Đổi mới cuộc đời.Sám hối chân thành bao giờ cũng đi đến đổi mới cuộc đời. Vì sám hối là muốn đoạn tuyệt với con đường xưa cũ để bước vào một con đường mới. Vì tâm hồn sám hối không những muốn sửa chữa lại những lỗi lầm quá khứ mà còn quyết tâm xây dựng một tương lai tươi mới,trong sạch hơn, tốt đẹp hơn, ích lợi hơn.
-Đầu năm mới,và giáo xứ mới lập, có lẽ hầu hết ai cũng có ước mong mọi sự mới mẻ,cũng như một tâm hồn đổi mới. Để đổi mới tâm hồn, ta hãy nhận biết tội lỗi và ăn năn sám hối. Với ơn Chúa giúp và với quyết tâm đổi mới, ta sẽ nhìn thấy những việc cần phải làm. Với những việc làm do Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ta sẽ thực sự bước vào Năm Mới với cả tâm hồn đã được đổi mới…Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đổi mới mọi sự trong ngoài của chúng con.Amen





CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN NĂM B2015
Lời Chúa:1Sm 3,3b-10.19; 1Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
Tin Mừng: Ga 1,35-42: “35 Khi ấy, ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36 Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa.” 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi : “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu ?” 39 Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói : “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói : “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).
-Trong TM thứ IV, bài tường thuật ơn gọi các môn đệ được ghép vào bên trong cái khung gọi là “Tuần lễ khai mạc sứ vụ của Đức Giêsu”.Bản văn có thể chia thành ba phần:1) Hai môn đệ đầu tiên (1,35-39);2) Anrê (1,40-42a);3) Simôn (1,42b).  
- Thành ngữ Đến mà xem ở câu (39): Nếu Dịch sát là “Hãy đến và các anh sẽ xem thấy, động từ ở thể Mệnh lệnh cách này có thể hiểu theo nghĩa điều kiện là “nếu như, với điều kiện”.
-Cũng ở câu (39): Họ ở lại với Người cho thấy Đây là chặng đầu của một cuộc chung sống, đưa tới sự hiệp thông sâu xa nhất. Trọn buổi chiều, kể từ 4g, họ xem và ở lại với Đức Giêsu, về thiêng liêng cũng như về thể lý. Buổi chiều hoặc đêm đáng ghi nhớ ấy mở đầu cho đời sống đức tin tròn đầy, và đã đưa thánh Anrê và người môn đệ vô danh kia vào trong mầu nhiệm của đời sống Đức Kitô và làm cho họ rất phấn khởi…Theo các TMNL, đây là niềm vui được ban cho những tâm hồn khám phá ra viên ngọc quý và kho tàng trên trời.
+/Do đó CT có thể suy niệm 4 điều sau sau đây:
1. Chúng ta nghĩ đến sự thẳng thắn và cương trực của Gioan Tiền Hô. Ông đã làm chứng về Đức Giêsu, đã giới thiệu Người là Đấng Mêsia. Sau đó, ông đã chứng kiến các môn đệ rời bỏ ông mà đi theo Đức Giêsu: điều ông nói đang được thể hiện là: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi”(Ga 3,30).
2. Lời mời gọi và lời hứa của Đức Giêsu hết sức quan trọng: “Hãy đến và các anh sẽ thấy!”. Tất cả mọi chuyện đều nhắm đến cuộc gặp gỡ sống động và riêng tư. Đức Giêsu không giao cho những kẻ đi theo Người một quyển sách chứa đựng các giáo thuyết và điều luật phải học và phải tuân giữ, nhưng Người kêu gọi họ đi vào một tương quan riêng tư với Người, đi vào hiệp thông với Người. Không được giữ một khoảng cách an toàn với Người để mà chỉ việc quan sát, nhưng phải dấn thân vào, phải đi với Người, phải đưa bước trên nẻo đường Người đi.
3. Có những thành kiến nào có thể ngăn cản người ta nhận biết Đức Giêsu không? Có điều gì đang ngăn cản ta, về phương diện trí thức hoặc tình cảm, khiến ta không nhận ra Người là Con Thiên Chúa? Lâu nay ta tự hào là mình đi theo Đức Giêsu, mình là môn đệ của Người, thì quan hệ của ta với Người có thật sự sống động không? Nếu không, thì vì sao? Dường như ta chưa thật sự “đến” với Người, nên cũng chưa thật sự “thấy” được điều Người muốn mạc khải cho?
4. Thánh Anrê không gặp Simôn Phêrô tình cờ, nhưng đã chủ ý đi tìm ông này, để đưa ông tham dự vào kinh nghiệm mới mẻ và lạ lùng của ông: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia”. Thánh Anrê không chỉ giới hạn vào việc làm chứng, ông còn dẫn Simôn đến gặp Đức Giêsu. Có vô số nẻo đường cụ thể đưa người ta đến với Đức Giêsu: ta nghĩ đến những nẻo đường đã đưa ta đến với Người. Trên các nẻo đường này, có lời chứng và gương sáng của những người khác góp vào. Nhưng chắc chắn phần quan trọng vẫn là kinh nghiệm thiết thân ta có về Đức Giêsu…Hôm nay, phải chăng ta đang là một Anrê đưa được người khác đến với Đức Giêsu, không phải chỉ bằng lời nói suông, mà bằng chính kinh nghiệm sống ta đã và vẫn đang có?
-Vào thế kỷ thứ XI, vua Henry III của vương quốc Bavaria, nay là một tiểu bang thuộc vùng Tây Nam nước Đức, đã chán ngán làm vua và trở nên quá mệt mỏi trong việc điều hành đất nước, nên ngài ao ước được sống ẩn dật trong một tu viện. Nhà vua đi tới một tu viện gần đó để xin ý kiến của vị tu viện trưởng. Cha tu viện trưởng nhận ra ngài là vua đã quen với việc điều hành và ra những chỉ thị nên nói với vua rằng: “Nếu vào sống trong tu viện như một tu sĩ thì việc trước hết là vua phải vâng lời cha bề trên tu viện trưởng và phải làm theo lệnh truyền của ngài”. Vua Henry III nhận thấy điều đó quá dễ dàng, không thành vấn đề. Vua sẵn lòng vâng lời cha bề trên trong bất cứ chuyện gì. Cha bề trên mới nói: “Vậy thì tốt lắm, tôi sẽ chỉ cho nhà vua điều phải làm,là Nhà vua hãy trở về hoàng cung và phục vụ đất nước trong ngôi vị mà Thiên Chúa đã định đặt cho ngài”.
-Theo ý vua Henry III, “cái hơn” là vào tu viện sống đời cầu nguyện và chiêm niệm như một tu sĩ. Nhưng cha bề trên đã giúp cho ngài nhận ra không phải chỉ là “cái hơn” mà là cái hoàn hảo nhất, sung mãn nhất. Đó là gặp gỡ Đức Kitô ngay trong cuộc sống của mình, rồi giới thiệu Chúa đến với tha nhân qua việc chu toàn bổn phận mà Thiên Chúa đã xếp đặt cho ngài là xây dựng một xã hội công bằng, an bình, mang lại ích lợi cho toàn dân…Vua Henry III đã trở về với công việc bổn phận để gặp gỡ Chúa Giêsu và trở nên người môn đệ chân chính của Ngài. 
-CT hãy nhớ rằng: không phải ai cũng có thể làm việc lớn, nhưng tất cả mọi người có thể làm được điều thiện hay gặp trong đời thường…Không phải ai cũng là thánh ở đời này, nhưng tất cả đều có thể là một người lành, người tốt, vì thế, với việc thường ngày, dù có nhạt nhẽo, nhàm chán, đắng cay, chúng ta cũng hãy góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng Giáo Hội và thế giới.
-Đầu tiên Gioan Tiền Hô đã gửi Anrê và Gioan đến với Chúa. Rồi Anrê và Gioan đi gọi Simon, và Philipphê mời gọi Nathanael. CT thấy Ơn gọi của Chúa như một niềm vui lan tràn từ người nọ tới người kia, như nước chuyển qua những ống dẫn và ta có cảm tưởng như nếu không có người hướng dẫn thì những người kế cận sẽ không nhận được ơn gọi của Chúa.
-Câu chuyện Samuel trong BĐ1 là một ẩn dụ về đời sống thiêng liêng, và nó khơi lên một thắc mắc mà chúng ta phải tự vấn chính mình: “Chúng ta có đang ngủ trong tương quan đối với Thiên Chúa không?”
-Chúng ta có thể lấy lời khuyên của Êli trong lời chúa hôm nay, và dùng lời ấy như một lời tụng niệm liên lỉ trong những ngày này: “Lạy Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe”.
Tin Mừng: Ga 1,35-42: “35 Khi ấy, ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. 36 Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa.” 37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. 38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi : “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu ?” 39 Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. 41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói : “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). 42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói : “Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).

 


CHIA SẺ LỜI CHÚA LỄ CHÚA GS CHỊU PHÉP RỬA-CHÚA NHẬT 1TNB2015
Lời Chúa:Is 42, 1-4. 6-7; Cv 10, 34-38; Mc 1, 6b-11
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô/ Mc 1, 6b-11:
Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: "Có Ðấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.".Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".Ðó là lời Chúa.
CT Có thể coi Mc 1,1-15 là lời tựa hoặc mở đầu của Tin Mừng Máccô: phần này đặt trọng tâm vào “Tin Mừng” . Bản văn 1,7-11 chúng ta đọc hôm nay liên kết lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa với việc Đức Giêsu chịu phép rửa, khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.
-Tác giả Mc, cũng như hai tác giả LcMt, chỉ muốn dạy chúng ta biết Đức Giêsu là ai, bằng cách vận dụng ba hình ảnh mà các độc giả thời ngài hiểu rất rõ:
1) Hình ảnh “trời xé ra”, nhắc đến Is 63,15-19: trong đoạn văn này, vị ngôn sứ xin Thiên Chúa “xé trời mà ngự xuống”, nghĩa là chấm dứt tình trạng thinh lặng của Ngài và đừng ở xa cách Dân Ngài nữa. Ông xin Thiên Chúa lại mở lòng ra và lại tỏ ra là bạn hữu của nhân loại. Khi dùng hình ảnh này, Mc muốn nói với chúng ta rằng cuộc sống công khai của Đức Giêsu đánh dấu khởi đầu cuộc hòa giải giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và chúng ta.
2) Hình ảnh “con bồ câu” đưa chúng ta trở lại với những gì đã xảy ra vào thời gian Lụt hồng thủy (St 8). Vào lúc đó, trời bị đóng lại và có sự thù nghịch giữa Thiên Chúa và loài người. Con bồ câu với cành ô-liu cho biết là sự sống đã tái sinh trên mặt đất, nghĩa là Thiên
Chúa đang thôi giận loài người, hòa bình đã
được phục hồi.
3) Tại sao Thần Khí lại được so sánh với một con bồ câu? Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa ban quyền lực của Ngài cho các ngôn sứ, làm cho các ngài nên can đảm và có khả năng hoàn tất các nhiệm vụ Ngài ký thác. Vào ngày nhận phép rửa, Đức Giêsu cũng đã được tấn phong  và nhận quyền lực đó để chu toàn sứ mạng.
-Ngoài ra, có hai chi tiết cần để ý vì có ý nghĩa thần học sâu sắc:-Là Nơi Đức Giêsu chịu phép rửa là bờ sông Giođan. Chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước rằng Dân Israel được Giôsuê hướng dẫn, đã đi qua sông Giođan trước khi bước vào Đất Hứa. Ở đây Mc giới thiệu Đức Giêsu như Giôsuê mới dẫn dắt Dân mới của Thiên Chúa .
-Thời điểm Đức Giêsu nhận Thần Khí (“khi Người vừa ra khỏi nước”, chứ không phải lúc Người còn đứng trong dòng sông, như nhiều bức họa diễn tả). Sau khi qua sông Giođan, Giôsuê được đầy thần khí của Thiên Chúa để ông có thể dẫn đưa Dân vào Đất Hứa. Với Đức Giêsu cũng thế: khi vừa ra khỏi nước, Người nhận Thần Khí cùng với quyền lực của Thiên Chúa để có thể hướng dẫn dân Thiên Chúa đi đến tự do.  
-Sau lễ Giáng Sinh, phụng vụ nói đến khởi đầu cuộc sống công khai của Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là Người Tôi Trung cùa Chúa Cha,như lời tiên báo của ngôn sứ trong bài đọc một, Người sẽ đưa lại một quan hệ được đổi mới giữa chúng ta với Thiên Chúa.
+Để Kết:
-Người Kitô hữu cũng có một vai trò tiền hô đối với anh chị em mình. Muốn thế, cần xác định rõ ràng quan hệ của mình với “Đấng đang đến”, để khiêm tốn và trung thực giới thiệu về Người như là Đấng đã đang có mặt trong lịch sử loài người.
- Đức Giêsu đã sẵn sàng đứng vào hàng các tội nhân, tự đồng hóa với họ, trở nên một người như họ, trong khi Người hoàn toàn trong sạch. Chúng ta, là những người có tội, phải chăng chúng ta lại xa cách anh em y như thể sợ rằng không ai biết cho sự lành thánh của chúng ta! Chúng ta có biết đồng cảm với những người có cuộc sống không thành công chăng? Một Kitô hữu có được phép lên án người khác chăng? Thầy chí thánh chúng ta đi theo không bao giờ trách mắng những kẻ tội lỗi, Người đồng cảm với họ, Người bảo vệ họ và ngay từ đầu, Người đứng vào hàng ngũ của họ. Đấy là những điểm khiến các môn đệ Đức Giêsu phải suy nghĩ.
-Chúng ta thuộc về đoàn dân mới của Thiên Chúa, đoàn dân đang tiến bước, có Đức Giêsu là Vị thủ lãnh đầy Thần Khí.
-Chúng ta cũng đã nhận phép rửa tội, chúng ta cũng có Thánh Thần, chúng ta cũng có chức năng vương đế. Chính vì thế, chúng ta phải biết cộng tác với Đức Giêsu, Đấng hướng dẫn chúng ta, bằng cách chế ngự tính mê tật xấu của riêng mình, đồng thời giúp anh chị em chúng ta thắng vượt các trở ngại khiến họ không thong dong bước theo Đức Giêsu được.
-Thánh giám mục Maximô thành Turinô (năm 420) đã giảng trong Lễ Hiển Linh như sau: “…Đức Kitô được ban phép rửa không phải để được nước thánh hóa, nhưng để chính Người thánh hóa nước và thanh tẩy bằng hành động cá nhân các dòng nứơc Người chạm tới. Vậy ở đây là việc thánh hiến nước hơn là thánh hiến Đức Kitô. Bởi vì, kể từ khi Đấng Cứu Thế được rửa, tất cả các dòng nước trở thành trong sạch nhằm phép rửa của chúng ta; nguồn được thanh tẩy là để cho ân sủng được ban cho các dân tộc sẽ đến sau đó. Vậy Đức Kitô là người đầu tiên bước đến phép rửa để cho các dân Kitô hữu không ngần ngại bước đi theo Người… »…-Amen




CT Có thể coi Mc 1,1-15 là lời tựa hoặc mở đầu của Tin Mừng Máccô: phần này đặt trọng tâm vào “Tin Mừng” . Bản văn 1,7-11 chúng ta đọc hôm nay liên kết lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa với việc Đức Giêsu chịu phép rửa, khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.
-Tác giả Mc, cũng như hai tác giả LcMt, chỉ muốn dạy chúng ta biết Đức Giêsu là ai, bằng cách vận dụng ba hình ảnh mà các độc giả thời ngài hiểu rất rõ:
1) Hình ảnh “trời xé ra”, nhắc đến Is 63,15-19: trong đoạn văn này, vị ngôn sứ xin Thiên Chúa “xé trời mà ngự xuống”, nghĩa là chấm dứt tình trạng thinh lặng của Ngài và đừng ở xa cách Dân Ngài nữa. Ông xin Thiên Chúa lại mở lòng ra và lại tỏ ra là bạn hữu của nhân loại. Khi dùng hình ảnh này, Mc muốn nói với chúng ta rằng cuộc sống công khai của Đức Giêsu đánh dấu khởi đầu cuộc hòa giải giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và chúng ta. 2) Hình ảnh “con bồ câu” đưa chúng ta trở lại với những gì đã xảy ra vào thời gian Lụt hồng thủy (St 8). Vào lúc đó, trời bị đóng lại và có sự thù nghịch giữa Thiên Chúa và loài người. Con bồ câu với cành ô-liu cho biết là sự sống đã tái sinh trên mặt đất, nghĩa là Thiên
Chúa đang thôi giận loài người, hòa bình đã
được phục hồi.3) Tại sao Thần Khí lại được so sánh với một con bồ câu? Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa ban quyền lực của Ngài cho các ngôn sứ, làm cho các ngài nên can đảm và có khả năng hoàn tất các nhiệm vụ Ngài ký thác. Vào ngày nhận phép rửa, Đức Giêsu cũng đã được tấn phong  và nhận quyền lực đó để chu toàn sứ mạng.
-Ngoài ra, có hai chi tiết cần để ý vì có ý nghĩa thần học sâu sắc:-Là Nơi Đức Giêsu chịu phép rửa là bờ sông Giođan. Chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước rằng Dân Israel được Giôsuê hướng dẫn, đã đi qua sông Giođan trước khi bước vào Đất Hứa. Ở đây Mc giới thiệu Đức Giêsu như Giôsuê mới dẫn dắt Dân mới của Thiên Chúa .
-Thời điểm Đức Giêsu nhận Thần Khí (“khi Người vừa ra khỏi nước”, chứ không phải lúc Người còn đứng trong dòng sông, như nhiều bức họa diễn tả). Sau khi qua sông Giođan, Giôsuê được đầy thần khí của Thiên Chúa để ông có thể dẫn đưa Dân vào Đất Hứa. Với Đức Giêsu cũng thế: khi vừa ra khỏi nước, Người nhận Thần Khí cùng với quyền lực của Thiên Chúa để có thể hướng dẫn dân Thiên Chúa đi đến tự do.  
-Sau lễ Giáng Sinh, phụng vụ nói đến khởi đầu
cuộc sống công khai của Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là Người Tôi Trung cùa Chúa Cha; Người sẽ đưa lại một quan hệ được đổi mới giữa chúng ta với Thiên Chúa.
+Để Kết:-Người Kitô hữu cũng có một vai trò tiền hô đối với anh chị em mình. Muốn thế, cần xác định rõ ràng quan hệ của mình với “Đấng đang đến”, để khiêm tốn và trung thực giới thiệu về Người như là Đấng đã đang có mặt trong lịch sử loài người.
- Đức Giêsu đã sẵn sàng đứng vào hàng các tội nhân, tự đồng hóa với họ, trở nên một người như họ, trong khi Người hoàn toàn trong sạch. Chúng ta, là những người có tội, phải chăng chúng ta lại xa cách anh em y như thể sợ rằng không ai biết cho sự lành thánh của chúng ta! Chúng ta có biết đồng cảm với những người có cuộc sống không thành công chăng? Một Kitô hữu có được phép lên án người khác chăng? Thầy chí thánh chúng ta đi theo không bao giờ trách mắng những kẻ tội lỗi, Người đồng cảm với họ, Người bảo vệ họ và ngay từ đầu, Người đứng vào hàng ngũ của họ. Đấy là những điểm khiến các môn đệ Đức Giêsu phải suy nghĩ.
-Chúng ta thuộc về đoàn dân mới của Thiên Chúa, đoàn dân đang tiến bước, có Đức Giêsu là
Vị thủ lãnh đầy Thần Khí. Thầy chí thánh đang
dẫn chúng ta đi về đâu? Chúng ta phải bước theo Người với cung cách nào? Tác giả Mc sẽ trả lời các câu hỏi này cho chúng ta dọc theo năm phụng vụ với Tin Mừng của ngài, và mời gọi chúng ta can đảm bước theo Đức Giêsu, là “con đường” đưa chúng ta về với Thiên Chúa.
-Chúng ta cũng đã nhận phép rửa tội, chúng ta cũng có Thánh Thần, chúng ta cũng có chức năng vương đế. Chính vì thế, chúng ta phải biết cộng tác với Đức Giêsu, Đấng hướng dẫn chúng ta, bằng cách chế ngự tính mê tật xấu của riêng mình, đồng thời giúp anh chị em chúng ta thắng vượt các trở ngại khiến họ không thong dong bước theo Đức Giêsu được.
-Thánh giám mục Maximô thành Turinô (năm 420) đã giảng trong Lễ Hiển Linh như sau: “…Đức Kitô được ban phép rửa không phải để được nước thánh hóa, nhưng để chính Người thánh hóa nước và thanh tẩy bằng hành động cá nhân các dòng nứơc Người chạm tới. Vậy ở đây là việc thánh hiến nước hơn là thánh hiến Đức Kitô. Bởi vì, kể từ khi Đấng Cứu Thế được rửa, tất cả các dòng nước trở thành trong sạch nhằm phép rửa của chúng ta; nguồn được thanh tẩy là để cho ân sủng được ban cho các dân tộc sẽ đến sau đó. Vậy Đức Kitô là người đầu tiên bước đến phép rửa để cho các dân Kitô hữu không ngần ngại bước đi theo Người… »…-Amen
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô/ Mc 1, 6b-11:Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: "Có Ðấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.".Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".Ðó là lời Chúa.




CT Có thể coi Mc 1,1-15 là lời tựa hoặc mở đầu của Tin Mừng Máccô: phần này đặt trọng tâm vào “Tin Mừng” . Bản văn 1,7-11 chúng ta đọc hôm nay liên kết lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa với việc Đức Giêsu chịu phép rửa, khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.
-Tác giả Mc, cũng như hai tác giả LcMt, chỉ muốn dạy chúng ta biết Đức Giêsu là ai, bằng cách vận dụng ba hình ảnh mà các độc giả thời ngài hiểu rất rõ:
1) Hình ảnh “trời xé ra”, nhắc đến Is 63,15-19: trong đoạn văn này, vị ngôn sứ xin Thiên Chúa “xé trời mà ngự xuống”, nghĩa là chấm dứt tình trạng thinh lặng của Ngài và đừng ở xa cách Dân Ngài nữa. Ông xin Thiên Chúa lại mở lòng ra và lại tỏ ra là bạn hữu của nhân loại. Khi dùng hình ảnh này, Mc muốn nói với chúng ta rằng cuộc sống công khai của Đức Giêsu đánh dấu khởi đầu cuộc hòa giải giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và chúng ta. 2) Hình ảnh “con bồ câu” đưa chúng ta trở lại với những gì đã xảy ra vào thời gian Lụt hồng thủy (St 8). Vào lúc đó, trời bị đóng lại và có sự thù nghịch giữa Thiên Chúa và loài người. Con bồ câu với cành ô-liu cho biết là sự sống đã tái sinh trên mặt đất, nghĩa là Thiên
Chúa đang thôi giận loài người, hòa bình đã
được phục hồi.3) Tại sao Thần Khí lại được so sánh với một con bồ câu? Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa ban quyền lực của Ngài cho các ngôn sứ, làm cho các ngài nên can đảm và có khả năng hoàn tất các nhiệm vụ Ngài ký thác. Vào ngày nhận phép rửa, Đức Giêsu cũng đã được tấn phong  và nhận quyền lực đó để chu toàn sứ mạng.
-Ngoài ra, có hai chi tiết cần để ý vì có ý nghĩa thần học sâu sắc:-Là Nơi Đức Giêsu chịu phép rửa là bờ sông Giođan. Chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước rằng Dân Israel được Giôsuê hướng dẫn, đã đi qua sông Giođan trước khi bước vào Đất Hứa. Ở đây Mc giới thiệu Đức Giêsu như Giôsuê mới dẫn dắt Dân mới của Thiên Chúa .
-Thời điểm Đức Giêsu nhận Thần Khí (“khi Người vừa ra khỏi nước”, chứ không phải lúc Người còn đứng trong dòng sông, như nhiều bức họa diễn tả). Sau khi qua sông Giođan, Giôsuê được đầy thần khí của Thiên Chúa để ông có thể dẫn đưa Dân vào Đất Hứa. Với Đức Giêsu cũng thế: khi vừa ra khỏi nước, Người nhận Thần Khí cùng với quyền lực của Thiên Chúa để có thể hướng dẫn dân Thiên Chúa đi đến tự do.  
-Sau lễ Giáng Sinh, phụng vụ nói đến khởi đầu
cuộc sống công khai của Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là Người Tôi Trung cùa Chúa Cha; Người sẽ đưa lại một quan hệ được đổi mới giữa chúng ta với Thiên Chúa.
+Để Kết:-Người Kitô hữu cũng có một vai trò tiền hô đối với anh chị em mình. Muốn thế, cần xác định rõ ràng quan hệ của mình với “Đấng đang đến”, để khiêm tốn và trung thực giới thiệu về Người như là Đấng đã đang có mặt trong lịch sử loài người.
- Đức Giêsu đã sẵn sàng đứng vào hàng các tội nhân, tự đồng hóa với họ, trở nên một người như họ, trong khi Người hoàn toàn trong sạch. Chúng ta, là những người có tội, phải chăng chúng ta lại xa cách anh em y như thể sợ rằng không ai biết cho sự lành thánh của chúng ta! Chúng ta có biết đồng cảm với những người có cuộc sống không thành công chăng? Một Kitô hữu có được phép lên án người khác chăng? Thầy chí thánh chúng ta đi theo không bao giờ trách mắng những kẻ tội lỗi, Người đồng cảm với họ, Người bảo vệ họ và ngay từ đầu, Người đứng vào hàng ngũ của họ. Đấy là những điểm khiến các môn đệ Đức Giêsu phải suy nghĩ.
-Chúng ta thuộc về đoàn dân mới của Thiên Chúa, đoàn dân đang tiến bước, có Đức Giêsu là
Vị thủ lãnh đầy Thần Khí. Thầy chí thánh đang
dẫn chúng ta đi về đâu? Chúng ta phải bước theo Người với cung cách nào? Tác giả Mc sẽ trả lời các câu hỏi này cho chúng ta dọc theo năm phụng vụ với Tin Mừng của ngài, và mời gọi chúng ta can đảm bước theo Đức Giêsu, là “con đường” đưa chúng ta về với Thiên Chúa.
-Chúng ta cũng đã nhận phép rửa tội, chúng ta cũng có Thánh Thần, chúng ta cũng có chức năng vương đế. Chính vì thế, chúng ta phải biết cộng tác với Đức Giêsu, Đấng hướng dẫn chúng ta, bằng cách chế ngự tính mê tật xấu của riêng mình, đồng thời giúp anh chị em chúng ta thắng vượt các trở ngại khiến họ không thong dong bước theo Đức Giêsu được.
-Thánh giám mục Maximô thành Turinô (năm 420) đã giảng trong Lễ Hiển Linh như sau: “…Đức Kitô được ban phép rửa không phải để được nước thánh hóa, nhưng để chính Người thánh hóa nước và thanh tẩy bằng hành động cá nhân các dòng nứơc Người chạm tới. Vậy ở đây là việc thánh hiến nước hơn là thánh hiến Đức Kitô. Bởi vì, kể từ khi Đấng Cứu Thế được rửa, tất cả các dòng nước trở thành trong sạch nhằm phép rửa của chúng ta; nguồn được thanh tẩy là để cho ân sủng được ban cho các dân tộc sẽ đến sau đó. Vậy Đức Kitô là người đầu tiên bước đến phép rửa để cho các dân Kitô hữu không ngần ngại bước đi theo Người… »…-Amen
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô/ Mc 1, 6b-11:Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: "Có Ðấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.".Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".Ðó là lời Chúa.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƯ XIN GIÚP TÀI CHÍNH XÂY DỰNG TÂN XỨ ĐẠO THƯỢNG ÍCH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG/ TRUYỀN GIÁO

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

XIN GIÚP KINH PHÍ ĐỔ BÊ TÔNG CON ĐƯỜNG MANG TÊN THÁNH GIUSE XỨ ĐẠO TÂN SƠN