CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG B2014



CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG B2014
Lời Chúa: Is 61, 1-2a.10-11; 1Tx 5,16-24; Ga 1, 6-8.19-28
Phúc Âm: Ga 1, 6-8. 19-28: “…Có người đã được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng, nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của Gioan, khi những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?" Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: "Tôi không phải là Ðấng Kitô". Họ liền hỏi: "Thế là gì? Ông có phải là Elia chăng?" Gioan trả lời: "Tôi không phải là Elia". - "Hay ông là một đấng tiên tri?" Gioan đáp: "Không phải".Họ liền bảo: "Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?" Gioan đáp: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đã loan báo".Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến. Họ hỏi Gioan rằng: "Nếu ông không phải là Ðức Kitô, cũng không phải là Elia hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa?" Gioan trả lời: "Tôi làm  phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết. Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng ấy đã có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người". Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sống Giođan, nơi Gioan làm phép rửa…”
-…CT thấy Ngữ cảnh của Tin Mừng Gioan 1,6-8.19-28,là Tin Mừng thứ tư  có một Mở đầu, trong đó có Lời Tựa là một bài suy niệm cao sâu về mầu nhiệm Ngôi Lời cho đến câu18, và Các chứng từ về Đức Giêsu, do Gioan Tẩy Giả, Anrê và Nathanaen nêu ra ở chương 1,câu 19-51. Bản văn được đọc trong Phụng vụ hôm nay gồm một đoạn nhỏ trích từ Lời Tựa chương1,câu 6-8 và đoạn đầu trích từ Các chứng từ  ở chương 1,19-28. Và Bản văn có thể chia thành hai phần:1) Gioan là người làm chứng,và 2) Gioan làm chứng.Trong số 2 đây có:a) Làm chứng cho phái đoàn sứ giả,b) Làm chứng cho người Pharisêu.
-Về Lời chứng: Điểm đáng lưu ý nhất, đó là tác giả đã chọn ra từ trong ngôn ngữ thuộc ngành tư pháp từ “lời chứng/làm chứng” , và đã dùng từ đó mà mở ra hoạt cảnh này, cùng với động từ tương ứng là “làm chứng”.Rất có thể tác giả TM thứ tư đã dùng ngôn ngữ tư pháp do hoàn cảnh trong đó ngài viết Tin Mừng, lúc mà quan hệ giữa người Do Thái và các Kitô hữu đã trở nên khá căng thẳng.
- Gioan là người làm chứng:Sau Lời Tựa, tác giả bắt đầu bài tường thuật cách trang trọng, và cũng bằng một câu nói về Gioan rằng: “Và đây là lời chứng của ông Gioan”. -Gioan làm chứng thì Vừa nghe câu mở này, chúng ta có cảm tưởng là mình được gợi ý nhìn vào một cảnh trong phòng xử án,và Ấn tượng này dường như có cơ sở. Vì tác giả giới thiệu Gioan như người đang bị thẩm vấn. Hẳn đây là giới lãnh đạo Do Thái giáo, đã gửi một phái đoàn đến đặt các câu hỏi cho Gioan. Phái đoàn đó gồm

có các tư tế và mấy thầy Lêvi, tức đây là giới chức trách có nhiệm vụ chăm sóc Đền Thờ Giêrusalem.
- Vì vậy,Từ phân đoạn Ga 1,6-8, ta thấy Gioan không phải là đại sứ đặc mệnh toàn quyền, ông được Thiên Chúa sai đến với một mục tiêu rõ rệt: “làm chứng về ánh sáng”. Sứ mạng của ông phải được nhìn trong viễn tượng vũ trụ, siêu lịch sử, nhưng vai trò của ông là chứng nhân và chỉ là chứng nhân mà thôi.
-Chúa Nhật trước chúng ta đã nghe Tin Mừng Mác-cô nói với chúng ta về con người và hoạt động của thánh Gio-an Tẩy Giả.  Nhưng Hôm nay, Phụng vụ Lời Chúa lập lại đề tài này dựa trên tường thuật của Tin Mừng Gio-an, và nhấn mạnh đến sứ vụ của ngài:  “Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin”. -Sứ mạng của Gioan là làm chứng cho Đức Giêsu. Sứ mạng này quan trọng đến nỗi trong Lời Tựa, ông được nhắc đến hai lần: một lần như là “chứng nhân” ở Ga 1,6 và lần kia thì nhắc lại lời chứng của ông ở Ga1,15.
-Gioan là chứng nhân của ánh sáng,vì Gioan nói như chứng nhân và khẳng định tính khả tín của chính ông. Ông nói thẳng ra ông không phải là ai, và ông là ai, và ai sẽ đến sau ông.Ngay trong Lời Tựa, tác giả Tin Mừng đã cho biết: “Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng”. -Về nhân vật cao trọng mà ông làm chứng cho, Gioan chỉ khẳng định hai điều: Người đang ở giữa họ, nhưng họ không nhận biết Người; Người cao trọng đến mức chính Gioan cũng không xứng đáng phục vụ Người theo cách thức của một nô lệ.
-…Bất cứ Kitô hữu nào hôm nay cũng phải cảm thấy mình là một chứng nhân như Thánh Gioan. Họ biết mình không là gì cả
khi sánh với Đấng họ phải làm chứng cho. Tuy nhiên, chính Đấng ấy lại đã chọn họ để tỏ mình ra cho thế giới.

-Nhưng Chúng ta không thể làm chứng cho CHÚA là ánh sáng, nếu chúng ta sống trong tối tăm. Nếu không có lời chứng của các Kitô hữu, thì gương mặt của Đức Kitô, vốn đã bị mờ nhạt, sẽ tiếp tục lu mờ trong thế giới hôm nay.Và không phải chỉ làm chứng cho Chúa bằng lời nói mà còn phải làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống của mình. Bởi vì Một đời sống tốt đẹp là một lời chứng mạnh mẽ và có hiệu quả, và tự thân, đó là một lời loan báo Tin mừng. chính gương sáng của chúng ta mới là một bài giảng hùng hồn, có sức lôi cuốn và hấp dẫn những người khác về cùng Chúa, như người xưa đã nói: Lời nói như gió lung lay,Việc làm như tay lôi kéo.

-Ví dụ:Ngày kia vua Tấn văn Công đi săn và bị lạc ở trong rừng, may thay gặp một người câu cá tên là Ích Ngư, vua nói:- Ta đây là vua, chú đưa ta ra, ta sẽ ban thưởng.Người câu cá hèn hạ nói:- Nếu được phép thì tôi xin hỏi một đôi lờ,Nhà vua bằng lòng, Người câu cá bèn nói tiếp:- Chim hồng sống ở bờ biển, chán biển đến sống ở chỗ ao tù sẽ sa vào bẫy. Ba ba sống ở đáy vực sâu, chán vực sâu lên sống ở bãi sẽ bị chài lưới. Nhà vua ở đền sao lại đi săn và lạc vào rừng sâu thế này.Nhà vua khen:- Chú nói hay quá.Sau đó, nhà vua bảo người tùy tùng ghi địa chỉ để khi về sẽ gửi quà tặng. Người câu cá bèn trả lời:- Đức vua ghi địa chỉ làm chi. Xin đức vua hãy tôn kính trời đất, bảo vệ bờ cõi, thương yêu dân chúng là tức khắc bầy tôi này đã được trọng
thưởng. Bằng không thì dù nhà vua có ban phần thưởng thế nào, bày tôi cũng sẽ không thể an tâm mà hưởng dùng…CT suy đó mà liên hệ bản thân,nhất là năm nay GH mời gọi TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ.
-Có lẽ chưa bao giờ người dân Việt Nam lại ngao ngán trước những tiêu cực, tệ nạn, bất công, gian dối đầy dẫy trong xã hội như ngày hôm nay…Giáo sư Hoàng Tụy (x.Báo Khuyến học & Dân trí, Thứ sáu, 28/11/2008)nhận định:
“ Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục, trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối…đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc...”.
-Lm Nguyễn Hồng Giáo nhận định: “Xã hội ta thì xưa nay đã quá quen với việc làm dối, nói dối, báo cáo láo đến nỗi dường như không còn coi đó là một điều xấu nữa…”.

-Vì vậy,Theo gương Thánh Gioan chứng nhân ánh sáng trung thực, với tư cách ngôn sứ, chúng ta cần sống chứng nhân cho chân lý và tình yêu. Sống chân chính ngay thẳng theo lương tâm Kitô giáo, chúng ta sẽ góp phần mở đường cho Chúa ngự đến trong thế giới,trong lễ GIÁNG SINH và nơi mỗi người –Amen

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

ĐIỆN THƯ MỜI LỄ 25 NLM-XIN GIÚP TÀI CHÍNH ĐỂ IN QUYỂN SÁCH: NGÀY CỦA CHÚA SUY NIỆM CÁC LỄ TRỌNG!

THƯ NGỎ XIN TIỀN GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ, BỆNH TẬT & NEO ĐƠN!!!