CHIA SẺ LỄ KÍNH CÁC THÁNH NAM NỮ,CÁC TÍN HỮU QUA ĐỜI 01-02/11/2014&CNTN30A
CHIA
SẺ LỄ KÍNH CÁC THÁNH NAM NỮ 01/11/2014
Lời Chúa: (Kh 7,2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a)
Phúc Âm: Mt 5, 1-12a/ “…Khi ấy, Chúa
Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn
đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:"Phúc cho những ai có
tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì
họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được
ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. -
Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho
những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho
những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những
ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ."Phúc cho các con
khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các
con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con
sẽ trọng đại ở trên trời".
-Việc dùng một ngày để kính trọng thể chung
các thánh đã khởi sự từ thế kỷ IV…Về sau vì lý do hành hương muốn tạo điều kiện
dễ dàng cho các khách ở xa, ở Rôma người ta đã dời lễ này vào ngày 1 tháng 11.Và
Dù sao, ngày nay mừng lễ này vào khoảng cuối năm Phụng vụ cũng là điều hợp lý,
Và bài sách Khải huyền làm bài đọc I hôm nay là Thánh Yoan thấy một thị kiến.
Ông thấy trời mở ra,Và này ông thấy bốn thần sứ đang ở tứ phương giữa bốn luồng
gió lại; chờ lệnh thả ra quét sạch mặt đất. Nhưng rồi lại có một thần sứ khác
hiện ra ở phương Ðông, tay cầm ấn ngọc của Thiên Chúa, bảo bốn thần sứ kia
rằng: không được thả gió ra cho tới khi người đóng ấn xong vào trán các kẻ được
chọn…
-Bằng những lời mạc khải trên, thánh Yoan
ngụ ý muốn nói rằng: mặt đất này có ngày sẽ bị quét sạch. Nhưng trước khi ngày
ấy xảy đến, thần sứ của Chúa sẽ làm việc để chọn những người được cứu độ. Người
sẽ ghi ấn tích của Thiên Chúa trên trán họ, như ngày xưa người ta quen đóng ấn
trên trán những người nô lệ. Và như thế, những người được chọn chính là những
người tôi tớ của Thiên Chúa. Còn ấn tín kia, chúng ta có thể hiểu là ấn tín của
phép Rửa làm cho người ta thuộc về Thiên Chúa và trở nên Dân Thánh của Người.Đó
là số đông các thánh nam nữ ở trên trời.
-Theo Yoan, con số này lớn lắm, nên phải là
con số "tròn", con số lý tưởng. Ông tựa vào số 12 chi tộc Israel ngày
mới thành lập nơi sa mạc. Ông nhân con số đó với 1,000 để bảo mỗi chi tộc kia
phải lớn thêm mãi hầu phủ đầy mặt đất. 12 chi tộc phát triển như vậy để làm
thành Dân Chúa, đủ mọi dân tộc, đủ mọi tiếng nói, đủ mọi nền văn minh. Tất cả
đều mặc áo trắng dài, áo của thầy tư tế, chứng tỏ toàn Dân Thánh của Chúa là
dân tư tế, dân linh
mục. Tay họ cầm cành lá vạn tuế/chiến thắng
và tử đạo,nhưng còn gợi nhớ cành lá của dân Do Thái khi dự lễ "Trại"
trong cựu ước.
-Chính Ðức Yêsu đã tham dự lễ này. Và Người
tuyên bố mình có nước hằng sống của Thánh Thần để ban cho kẻ nào tin Người. Nhưng
thế giới các thánh đó, đều đến từ đau khổ lớn lao, từ mặt đất nhiều thử thách. Họ
đã giặt áo cho trắng ở trong Máu Con Chiên, tức là đã phải đi qua mầu nhiệm
thập giá Ðức Kitô để có áo ân sủng và tư tế.
-Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Ðức Yêsu trèo
lên núi để có thể đứng trên nơi cao nói với tất cả các dân tộc và các thời đại
nghe. Người lên tiếng một cách trịnh trọng khi dùng lối văn khôn ngoan của thời
bấy giờ, bắt đầu bằng hai chữ "phúc thay" hay "phúc cho",
để nói rằng ai muốn được hạnh phúc trường cửu thì phải nghe theo lời Người…Rồi
theo thánh Matthêô, Người kể ra tám hạng người hạnh phúc, vì câu hạnh phúc thứ chín
cũng chỉ nói về hạng người bị bắt bớ như câu thứ tám, nhưng ở thể văn cụ thể và
trực tiếp hơn.
Ðứng đầu tám hạng người được phúc là những
người nghèo khó, mà Matthêô gọi là những người có lòng nghèo khó hoặc nghèo khó
thật ở trong lòng, hoặc có tinh thần nghèo khó.
Người muốn chúng ta hiểu rằng: đây không
phải là vấn đề nghèo khó về của cải, nhưng là nghèo khó tại lòng mình và nơi
tâm hồn, thấy mình cô thế cô thân, không biết cậy dựa vào đâu trong cuộc đời
đầy những thiếu thốn bất lực và hiểm nguy về mọi mặt, đến nỗi chỉ còn biết
trông cậy vào ơn Chúa cứu độ.
-Con người hiền lành ở phúc thứ 2 là con
người khó nghèo bình tĩnh trước lối sống phù vân của người khác vì vẫn tin
tưởng vào
Chúa. Họ nghèo nhưng vẫn êm ái đang khi kẻ
giàu lại hay nổi nóng. Họ được hứa sẽ có đất làm cơ nghiệp. Như vậy họ thật là
người nghèo khó.Con người ưu phiền khóc lóc cũng vậy. Họ được hứa sẽ được an
ủi, khiến chúng ta phải khẳng định họ là thành phần những người đang chờ đợi sự
"an ủi của Israel". Ðó là những người nghèo bị bóc lột trong dân,
những người thấp cổ bé họng bị oan ức, là những người đang trông chờ ơn cứu độ.
-Nói tắt thì họ cũng là những người nghèo
của Ðức Yavê.Thoạt tiên là con người thiếu ăn thiếu mặc. Họ sẽ được no đầy ở
trong bàn tiệc Nước Trời. Nhưng Kẻ muốn được no đầy trong bàn tiệc của Chúa
phải có sự thánh thiện, công chính. Do đó thánh Matthêô đã thêm hai chữ
"công chính" vào sau chữ "đói khát" để hàm ý rằng người nghèo
của Ðức Yavê là người phải lấy việc đói khát sự công chính thánh thiện làm cơ
sở. Và khi có kinh nghiệm về nếp sống khó nghèo, người ta mới dễ có lòng thương
xót; và có xót thương kẻ khác người ta mới được Chúa xót thương…Phúc thật thứ 5
vì thế cũng chỉ dành cho người có căn bản nghèo khó.Người nghèo khó lại là
người hay bị bóc lội, bắt bớ; nên phúc thật thứ 8 cũng dành cho họ. Thánh
Matthêô trong cả bài Tin Mừng hôm nay muốn nhấn mạnh đến tính cách tinh thần
đạo đức của người nghèo khó, nên ở đây người cũng nói đến kẻ bị bắt bớ vì sự
công chính, tức là vì Chúa, vì Ðức Kitô và giáo lý của Người…
-Câu chuyện minh
họa:NGƯỜI QUẢN LÝ KHÔN NGOAN VÀ TRUNG THÀNH…Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay
mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng
Nguyên hỏi: -“Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời:- “Ngươi
xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới
bảo rằng:- “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng
tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh
Thường Quân:- “Nhà ngài
không thiếu gì, có
lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp
ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đó nhớ ơn
xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên rằng:
-“Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”…Nghe chuyện này, có
lẽ mọi người đều đồng ý với Mạnh Thường Quân rằng Phùng Nguyên thực là người
quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì ông đã biết cách làm lợi cho
chủ. Khôn ngoan vì ông biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình
có ích lợi lâu dài.Còn ki tô hữu chúng ta có biết đầu tư trước vào TÀI KHOẢN
NƯỚC TRỜI mai sau ở trong cuộc đời trần thế này như các thánh hay không?
-Hôm nay Hội Thánh tưởng niệm toàn thể các
thánh, và kêu gọi chúng ta hãy sống theo tinh thần nghèo khó Phúc Âm.Các ngài
khuyến khích chúng ta luôn giữ tinh thần nghèo khó nhưng phải phấn đấu không
ngừng chống sự dữ nơi đời sống của mình.
-Nhưng không chỉ là “gương sáng” không thôi,
Ngày đại lễ kính Các Thánh Nam Nữ hôm nay còn nhắc cho chúng ta tuyên tín lại
niềm tin “Các Thánh Thông Công”, để chúng ta xác tín mạnh mẽ mối quan hệ thân
thương giữa trời và đất, giữa Hội Thánh lữ hành dương thế với Cộng đoàn Hội
Thánh vinh quang là các Ngài, nhất là sự chuyển cầu mạnh thế của các Ngài dành
cho chúng ta trên cuộc lữ hành trần thế mà lời Kinh Tiền Tụng thánh lễ sẽ nhắc
bảo chúng ta rằng: “Những anh chị em của chúng con là các Thánh giờ đây đang
chúc tụng Cha muôn đời quanh ngai tòa Cha và vinh quang của các Đấng ấy làm cho
chúng con chan chứa niềm vui. Sự hợp nhất của chúng con với các ngài qua Giáo
Hội Cha đem lại cho chúng con niềm phấn khởi và sức mạnh khi chúng con vội vã
trên đường lữ thứ đức tin, hăm hỡ được gặp gỡ các Đấng ấy”.Amen
Lễ Cầu Cho Các Tín
Hữu Ðã Qua Ðời 2014/ 2 Tháng 11
Lời Chúa Lễ Nhất: Rm 6, 3-9;Phúc Âm: Ga 6, 51-59/ Lễ Ba:Ga 17, 24-26
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng:
"Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời.
Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người
Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình
cho chúng ta ăn được?"
Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo
thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các
ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có
sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật
là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở
trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta
sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi
trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh
này thì sẽ sống đời đời". Ðó là lời Chúa.
- Dưới thời Pháp thuộc, tại nghĩa trang ở thành
phố Hà Nội, có đài tưởng niệm người quá cố với dòng chữ sau đây: MORTUIS MORITURI , nghĩa là “người sẽ
chết tưởng niệm người đã chết”…Hôm nay, chúng ta, những người sẽ chết, tụ hợp
nhau đây để tưởng niệm người đã chết. Chúng ta tưởng niệm người đã chết để cầu
nguyện cho họ, và còn hơn nữa, để giúp chúng ta sống lành thánh hơn. ĐGH Piô X,
khi được một vị thượng khách xin để lại một câu làm bút tích ghi nhớ suốt đời,
thì ngài viết ngay câu: MOMENTO MORI , nghĩa là “Hãy nhớ đến sự chết”. Vâng,
hãy nhớ đến sự chết thì sẽ biết sống lành.Chết là một định luật sắt đá
con người phải trải qua. Con Người ta có thể thắng được mọi sự, nhưng chưa ai
thắng được sự chết. Người ta chữa lành mọi bệnh, nhưng chưa ai chữa được bệnh
chết. Nhà vô thần hiện sinh Jean Paul Sartres đã nói: “Sự chết là một sự vô
nghĩa lý”/tiếng pháp là:La mort est un non sens. Vô lý, nhưng nó vẫn sờ sờ ra
đó, và mỗi ngày trên thế giới có khoảng 200.000 người chết.Đối với KTH chúng
ta, những người có đức tin, sự chết không phải là một thất vọng, mà là một niềm
hy vọng, giúp ta biết sống thánh để được chết lành.
-Việc cầu nguyện xin lễ cho những người đã qua
đời có nguồn gốc từ Cựu Ước như trong sách 2Mcb 12,43-46. Giáo hội từ những thế
kỷ đầu cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Thánh Augustinô, thế
kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu
tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.”.
Các dòng tu đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng
Cluny, vào giữa thế kỷ XI/1048 đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho
những người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh.
-Sáng kiến này được Giáo Hội đưa vào lịch
Phụng vụ Rôma. Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện
của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người
chết.Công Đồng Vaticanô II(GH 50), cũng dạy: "Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người
đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành
thánh..."
-Và đây là một việc bác ái vừa là một bổn
phận thảo hiếu phải đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền trong sự
thánh thiện…Tại nước Hungary, người ta gọi ngày 2/11 là "Ngày người
chết". Ngày đó, người ta có thói quen tụ họp các trẻ mồ côi tới gia đình
họ rồi cho chúng ăn, cho quần áo, cho quà bánh, đồ chơi…Tại miền quê nước Ba
lan/Poland, người ta kể: nửa đêm lễ Cầu
hồn, người ta thắp sáng nhà thờ giáo xứ, để các linh hồn trong xứ đã qua đời về
quanh bàn thờ cầu ơn giải thoát khỏi luyện ngục. Người ta nói là, sau đó trở
lại thăm lại nhà mình, thăm nơi mình quen thuộc, làm việc mình đã làm khi còn
sống. Và để đón tiếp những linh hồn này, người ta để cửa sổ mở suốt đêm mùng 2/11.
- Tại Việt nam, dịp lễ Cầu hồn, người
ta đi viếng các nhà thờ từ trưa ngày lễ Các Thánh đến hết ngày lễ các linh hồn,để
lãnh ân xá chỉ cho các linh hồn đã qua đời. Người ta dự lễ và góp tiền xin lễ
rất nhiều để cầu cho Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ anh chị em trong gia đình sớm về
hưởng phước Thiên đàng.
-Do đó việc cầu nguyện xin dâng lễ cho người
thân đã qua đời là việc cần thiết, vừa cho linh hồn người chết được cứu thoát
khỏi Luyện ngục, vừa cho người sống được tỏ lòng hiếu thảo đền ơn…Những điều này
không những hợp lòng người, mà còn hợp giáo lí nữa. Giáo lí Công giáo do Đức
Thánh cha Gioan Phaolo 2 ban hành năm 1992 có 3 số nói như sau:
- Số 1030, Cần có Luyện ngục: "Những ai chết trong ân sủng và ân
nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo
đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi
chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng”.
- Số 1031, Luyện ngục để thanh
tẩy: "Giáo Hội gọi là luyện
ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với
hình phạt của những kẻ bị án phạt…”.
- Số 1032, Người sống cứu người chết: "Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu
nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: "Đó là lý do tại
sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã
chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình" (2 Mcb 12,46).Và Giáo
hội trong hiện tại cũng xác định dành trọn tháng 11 dành để cầu cho các linh
hồn Luyện ngục.
-Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐTC Phaolô 6,
trong Tông huấn Ân xá đã ban một đại xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước
lễ, cầu theo ý ĐGH),cho những ai "viếng nhà thờ vào Chúa nhật trước hoặc
sau, hoặc chính lễ Các Thánh, và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu
tháng 11 để cầu cho các linh hồn. ..
Sau đây là Những điều về Ơn ích của Ân xá trong Kho tàng
Giáo hội:
1- Điều thuộc đức tin là Chỉ có Giáo hội của
Chúa Kitô mới có quyền ban Ân xá.
2- Ân xá là ơn Giáo
hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha
hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha.
3- Ân xá có hai loại: Đại xá (tha hết), và
Tiểu xá (tha một phần).
-Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho
mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994).
-Ngày 1.1.1967, trong Tông huấn về Ân xá, Đức
Giáo Hoàng Phaolô đệ Lục đã định lại các ân xá. Mỗi ngày chỉ được lãnh một đại
xá, trừ khi gần chết được lãnh thêm một đại xá lúc nguy tử.Tiểu xá có thể lãnh
một ngày nhiều lần.
-Muốn hưởng ân xá,
tín hữu phải có những điều kiện sau:Phải đọc kinh hay làm việc Giáo hội chỉ định có ân xá…Trước khi đọc
kinh hay làm việc ấy phải:
1- Xưng tội (trước
hoặc sau ngày lãnh đại xá (trong vòng một tháng).
2- Rước lễ (chính
ngày lãnh đại xá),
3. Cầu nguyện theo
ý ĐGH (đọc 1 kinh Lạy Cha để hợp theo ý ĐGH)
4. Khi đọc kinh,
làm việc để lãnh ơn Đại xá (còn
gọi là Toàn xá, cần giục lòng ăn năn, chê ghét, dốc lòng chừa mọi tội trọng,
tội nhẹ đã phạm, dứt lòng quyến luyến
tội lỗi. Khi viếng nhà thờ để lãnh đại xá (như dịp 1-2 tháng 11 chỉ cầu
các linh hồn), đọc 1 kinh Lạy Cha, 1 kinh Tin kính các Thánh Tông đồ (Tôi tin
kính ĐCT là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất...) .Amen
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT
30 THƯỜNG NIÊN A2014
Lời
Chúa: Xh. 22, 20-26; 1Tx. 1, 5c-10; Mt. 22, 34-40
(Mt
22, 34-40): 34 Một hôm, khi nghe tin Ðức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải
câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. 35 Rồi một người
thông luật trong nhóm hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: 36 "Thưa
Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?" 37
Ðức Giêsu đáp: "Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết
lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38 Ðó là điều răn lớn nhất
và điều răn đứng đầu. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy,
là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40 Tất cả Luật
Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy".
+Ở
THĐGM về GĐ Tháng 10 2014 vừa qua…Đức Hồng Y
Tổng Giám Mục Mumbai hay còn gọi là Bombay/ Oswald Gracias, là một trong các
vị đại diện của Giáo Hội Công Giáo tại Ấn độ ở Thượng Hội Đồng Ngoại Thường
về Gia Đình. Đức Hồng Y cho biết một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất
trong cả nước là khuynh hướng trọng nam khinh nữ trong xã hội. Khi phụ nữ
mang thai tìm hiểu ra và biết họ đang có mang một cháu gái, một số sẽ phá
thai. Ở một số vùng người ta ước tính rằng cứ 1000 người nam thì chỉ có 300
người nữ. Đức Hồng Y giải thích rằng:"Vấn
đề nằm ở chỗ số tiền hồi môn quá lớn. Khi một cô gái lấy chồng, gia đình nhà
gái phải đưa cho nhà trai một số tiền rất lớn. Số tiền này lớn lắm nên thông
thường người ta phá thai khi biết thai nhi là một cháu gái. Chính phủ biết
như thế. Họ cấm các nhân viên y tế tiết lộ giới tính của thai nhi, nhưng cách
nào đó người ta cũng biết.".Do bị khối Ấn Giáo kỳ thị nặng nề, người
Công Giáo đa số là dân dalit – tức là giới cùng đinh trong xã hội. Những cô
gái Ấn thà là chọn làm thiếp – tức là làm vợ lẽ của những người nhà giàu chứ
không chịu làm ‘chính cung’ của anh nhà nghèo. Và vấn nạn về hôn nhân khác
đạo là Ngay cả những cô gái có đạo cũng không chịu lấy những anh có đạo vì họ
nghèo quá.80% dân số là Ấn giáo và khả năng cải đạo một người Ấn Giáo sang Công
Giáo là gian nan…
- Cũng Ở THĐGM về GĐ vừa qua Đức Hồng Y Willem Jacobus Eijk là Tổng Giám mục Utrech/Hà
Lan nhận xét: "Trong xã hội của
chúng tôi, một số người có ý tưởng cho rằng quan hệ hôn nhân hoặc tình dục là
cái gì đó không liên quan đến xã hội hay Giáo Hội. Nó chỉ là một sự lựa chọn
của cá nhân trong cuộc sống của người đó." .Trong 10 năm qua, số
lượng các cuộc hôn nhân trong Giáo Hội Hà Lan đã giảm từ 6,000 trong một năm
xuống đến 3,000 trong một năm. Đức Hồng Y Willem cho biết:"Nhiều cặp vợ chồng, ngay cả những người Công Giáo sống chung
với nhau chẳng cưới hỏi gì cả. Họ sống với nhau mà không kết hôn, kể cả hôn
nhân dân sự cũng không có. Sống chán thì bỏ nhau.". Chính phủ Hà Lan
hỗ trợ đáng kể cho các gia đình dù đây là một trong những nước có mức sống
cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, oái oăm thay người ta thờ ơ đối với việc lập
gia đình và có lập gia đình đi chăng nữa thì tỷ lệ ly hôn cũng ở mức chóng
mặt là 40%...Thiếu Đức Yêu Thương/Đạo CG chúng ta…
|
-
Trong cấu trúc văn chương của TM Mt, đoạn văn 22,34-40 phải được coi như một
bài tường thuật về một cuộc tranh luận nữa của Đức Giêsu với các đối thủ, là
các đại diện Do Thái giáo chính thức. Họ tìm cách gài bẫy Đức Giêsu bằng chính
những lời nói của Người, về những vấn đề ngày càng thêm quan trọng như: nộp thuế
cho Xêda, sự sống lại của kẻ chết, là vấn đề được phái Xađốc đặt ra; điều răn lớn
nhất, là mối bận tâm của người Do Thái tuân thủ luật Môsê nghiêm nhặt, tức là phái
Pharisêu. Có lẽ bản văn hôm nay cũng phác lại một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và
một vị tôn sư của Do Thái giáo; vị này hẳn là muốn THỬ,hay có khi là làm sáng tỏ
hoặc đào sâu các điều răn.
-Hạn
Từ yêu mến ở câu (37) có một loạt ý nghĩa, từ tình yêu tính dục đến tình
yêu đối với người trong gia đình, đối với bạn bè, sự trung thành trong đời sống
chính trị đến tình yêu đối với Thiên Chúa. Theo cách giải thích của người Do
Thái về sách Đệ nhị luật ở: 6,5 thì “tình yêu đối với Thiên Chúa” được diễn tả
trước tiên bằng những hành vi vâng phục, trung thành với luật/Torah. Yêu mến
Thiên Chúa là hy sinh mạng sống vì các điều răn của Người…Người Do-Thái ngày
xưa bị trói buộc bởi 613 khoản luật, gồm 365 luật buộc và 248 luật cấm. Xu hướng
vị luật tỉ mỉ làm phát sinh, khi thì niềm vui do tuân giữ trọn vẹn các điều khoản,
khi thì sự tự mãn kiểu Pharisêu, khi thì vì sự lo lắng áy náy vì không tuân giữ
được tất cả.
-Đức
Giêsu đã trích sách Đệ nhị luật 6,4-5 và sách Lêvi 19,18,và được xem là mới lạ
ở chỗ Người đã đặt hai điều răn này ngang hàng với nhau: “cũng giống”/homoia,
có nghĩa là điều răn thứ hai cũng đáng được quan tâm tuân giữ như đối với điều
răn thứ nhất, tức là Người nối kết hai điều răn với nhau và dành cho chúng vị
trí cao nhất. Hơn nữa, Đức Giêsu còn tuyên bố rằng “tất cả Luật Môsê và các
sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”, có nghĩa là hai điều răn này
diễn tả trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa trong Kinh Thánh, do đó hàm chứa tất cả mọi
điều răn khác, hay là tất cả các điều răn khác quy về hai điều răn này. Như
thế yêu mến người thân cận có nghĩa là phải dành cho họ một sự chăm sóc, một
tình yêu y như dành cho Thiên Chúa. Nói cách khác, người thân cận cũng phải
được yêu mến “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn”.
|
-Để kết:Tuần báo Newsweek số ra trước đây đã ghi
lại một sáng kiến mới lạ tại Nhật bản, đó là "Sư máy". Vị sư máy
này, mới nhìn qua, không khác gì vị tu hành thực thụ như: đầu cúi xuống, mắt
khép lại, môi và các cơ bắp trên gương mặt cử động theo nhịp cầu kinh ghi sẵn,
một tay cầm chuỗi đưa lên, một tay thì gõ mõ. Mỗi vị sư máy có thể cầu kinh
suốt không mệt mỏi, và có thể thuộc toàn bộ kinh kệ của mười giáo phái Phật
giáo khác nhau tại Nhật. Tuy nhiên, tác giả bài báo ghi nhận rằng: những
cái máy làm được mọi sự, duy chỉ một điều chúng không thể làm được, đó là
chúng không biết yêu thương…Amen
|
Nhận xét