CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN A 2014



Lời Chúa: Is. 55, 10-11; Rm. 8, 18-23; Mt. 13, 1-23

Tại Úc Châu có dân tộc Chimbu thuộc đảo Tân Ghinê. Hàng ngàn năm qua họ sống khép kín trong những bộ tộc riêng tại vùng núi hiểm trở. Các bộ tộc này không quan hệ với nhau họ sống hoàn toàn biệt lập. Vì thế, chỉ có 3 triệu người mà họ nói tới 700 ngôn ngữ…Các vị thừa sai cố học được một ngôn ngữ, và họ dựa vào đó mà đặt ra một thứ tiếng chung gọi là Esperanto, có nghĩa là Niềm Hy Vọng. Tiếng này được rút ta từ các nhóm ngôn ngữ khác nhau để làm nên một thổ ngữ Melanesien.Và Khi chị nữ tu Mary Claude đem Lời Chúa đến rao giảng thì được họ đón nhận rất dễ dàng. Được như thế, chính là nhờ Lời Chúa đã thấm nhập vào máu thịt của họ, vào từng suy nghĩ, hành vi của họ, Lời Chúa đã đưa họ thoát ra khỏi tình trạng biệt lập, và qui tụ họ lại thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất.
Và Liên hệ đến Cộng Đoàn Chúng Ta Hôm Nay thì Bắt đầu từ chương 13, TM theo Mt Chúa Giêsu ra khỏi khung cảnh hội đường và các cuộc tranh luận. Ngài giảng dạy dân chúng trên bờ biển qua các dụ ngôn. Sau khi Chúa Giêsu nói về việc “thi hành ý muốn của Cha trên trời”, Ngài chuyển sang dụ ngôn Người gieo giống. Hạt giống sẽ được giải thích là lời của Nước Trời , cũng có nghĩa là ý muốn của Thiên Chúa được trình bày trong lời nầy. Tiếp sau dụ ngôn nầy là các dụ ngôn về Nước Trời. Dụ
ngôn đầu tiên “Người gieo giống” sẽ cho thấy các cách thức khác nhau đón nhận lời Chúa và thi hành ý muốn của Ngài.
Cũng Qua TM hôm nay CHÚA cũng phán: “Này đây, có người đi gieo giống”, Có hạt rơi xuống bên vệ đường, chim trời ăn mất. Có hạt rơi xuống trên sỏi đá, không đâm rễ sâu, bị khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai bị chết ngạt…Chúa không chú trọng đến phần mất mát cho bằng đến sự phát triển mạnh mẽ của hạt giống LỜI CHÚA khi rơi vào phần đất tốt. Nó sẽ bừng lên một mùa gặt phong phú, một trở thành một trăm.
Nói Tóm lại, dụ ngôn người gieo giống là dụ ngôn Đức Tin, với một lối diễn tả đầy tâm lý. Chúa phác họa cuộc sống hằng ngày của chúng ta theo tinh thần Đức Tin. Tin là chấp nhận Chúa, đem Lời Chúa thực thi trong đời sống và quảng bá cho người chung quanh.
Đã hơn 2014 năm qua, hạt giống Lời Chúa không ngừng gieo vãi trên các tâm hồn thiện chí. Kinh thánh đã được dịch ra 2123 ngôn ngữ. Kể từ khi cuốn sách in đầu tiên trên thế giới ra đời cách đây hơn 550 năm, thì Kinh thánh vẫn liên tiếp là cuốn sách được dịch ra thêm nhiều ngôn ngữ mới, kể cả các thổ ngữ của dân tộc Yami ở Đài Loan, thổ dân da đỏ ở Paraquay, kenya… chưa kể hàng triệu băng cassette, video và CD-ROM không ngừng phát triển.
Trong bài đọc 1 lễ hôm nay,Dưới hình ảnh mưa tuyết từ trời rơi xuống làm cho đồng ruộng phì nhiêu, cây cối sinh hoa mầu, cho người ta có lương thực, Tiên tri Isaia đã hình dung tiên báo Lời của Chúa phán ra.Lời nói phát ra từ miệng, nhưng bắt nguồn từ con tim, từ cõi lòng, nhờ đó con người bộc lộ nội tâm của mình. Lời nói càng phong phú khi nội tâm càng suy tư càng nghiền ngẫm nhiều.
Thánh Justinô tử đạo sống vào khoảng năm 150 đã suy niệm về dụ ngôn người gieo giống này, và người khuyên bảo những người rao giảng Tin Mừng đừng bao giờ ngã lòng thối chí,bởi vì khi thấy đạo thánh càng ngày càng sa sút như hiện nay nhiều nơi trên thế giới và VNCT.
Điển hình như nước Ý có truyền thống Công giáo lâu đời, có nhiều đấng thánh, thế mà số người giữ đạo thực sự hiện nay chỉ còn 15% tổng số dân có đạo. Số còn lại toàn thuộc lại dửng dưng/lãnh đạm. Lời Chúa như rơi vào sỏi đá, vào bụi gai hay ngoài mặt đường lộ. Bởi vì đã Có rất nhiều chướng ngại vật chống lại việc tìm hiểu Lời Chúa.
Trước hết là ma quỉ như chim trời đến cướp lấy hạt vừa rơi xuống. Rồi đừng quá “lo lắng việc đời, ham mê của cải”, như những bụi gai bóp nghẹt Lời Chúa.
Tuy nhiên, như lời thánh Justinô, người rao giảng Lời Chúa như hạt giống rơi vào ruộng tốt sẽ triển nở từ một trở thành một trăm. Cho nên,đừng ai ngã lòng vì thấy
Nước Trời chậm chạp. Mọi sự xem ra chống lại việc triển nở của LỜI CHÚA,nhưng hãy chờ mùa gặt đến. Kết quả sẽ vượt mức tưởng tượng, vì đây là công việc của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể than phiền vì người đời hôm nay khó đón nhận Tin Mừng. Thế nhưng trước khi than phiền, chúng ta cũng cần phải tự hỏi: Tôi đã thực sự rao giảng lời Chúa, hay mới chỉ là rao giảng những suy nghĩ, những lập trường của cá nhân tôi. Hay chỉ cố thuyết phục bằng sự khôn ngoan của thế gian chứ chưa phải là những chân lý Phúc Âm ngàn đời dịu mát.
Chúng ta nên nhớ sức mạnh đích thực là sức mạnh của lời Chúa chứ không phải là sức mạnh của chúng ta. Bổn phận của mỗi người CT là lắng nghe Lời Chúa và cố gắng thi hành. Không phải chỉ nghe, mà còn cố tìm hiểu,suy niệm cho biết Chúa muốn ta phải làm gì trong hiện tại hôm nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƯ XIN GIÚP TÀI CHÍNH XÂY DỰNG TÂN XỨ ĐẠO THƯỢNG ÍCH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG/ TRUYỀN GIÁO

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

XIN GIÚP KINH PHÍ ĐỔ BÊ TÔNG CON ĐƯỜNG MANG TÊN THÁNH GIUSE XỨ ĐẠO TÂN SƠN