Chúc Mừng Giáng Sinh&Chia Sẻ Lời Chúa Lễ Đêm Giáng Sinh Năm 2014
Noel 2014 đã về,với tấm lòng TRI ÂN CẢM TẠ,và thay lời
cho 2350 giáo dân của 5 họ đạo trong xứ DỤ THÀNH, xin kính chúc quý vị ân nhân
và thân quyến ta an lành sức khỏe của CHÚA GIÊ SU HÀI ĐỒNG,HIỀN MẪU
LAVANG&CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN ta qua tấm thiệp Giáng Sinh sau đây:
Chia Sẻ Lời Chúa Lễ Đêm Giáng Sinh Năm 2014
L.C: Is 9, 2-4.
6-7;Tt 2, 11-14; Lc 2, 1-14
Phúc Âm: Lc 2,
1-14: “…Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế
Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra. Ðây là cuộc
kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria. Mọi người đều
lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nadarét, trong xứ
Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse thuộc hoàng gia và
là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn người, đang có
thai.Sự việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt
khai hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và
đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.
Bấy giờ trong miền đó có những mục tử đang
ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa
hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của Thiên Chúa bao toả chung quanh họ,
khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi
đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin
mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các
ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người:
Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong
máng cỏ".Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo
binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên
các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm".Ðó là lời Chúa.
-Câu
chuyện dẫn nhập: Thiên Chúa nói bằng ngôn ngữ nào ?Ngày xưa có một chú bé Phi
Châu da đen tên là Em-ma-nu-en. Chú ta là người hay/ưa thắc mắc. Một hôm chú
hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng của nước nào ?”. Thầy
giáo chỉ biết gãi đầu trả lời không biết. Em-ma-nu-en hỏi các người được coi là
trí thức trong làng, nhưng họ cũng chẳng biết. Thế là chú ta bỏ làng đi đến các
nơi khác để hỏi, nhưng ai cũng chỉ biết
lắc đầu không biết. Và Rồi một đêm kia, chú bé đến làng Bêlem nước Do
Thái và trú chân trong một cái hang ở giữa cánh đồng Bêlem. Khi bước vào hang,
chú nhận ra có một đôi vợ chồng và một hài nhi đang trú ngụ. Nhìn thấy chú bé,
bà mẹ trẻ liền nói :-“Hân hạnh đón chào Em-ma-nu-en ! Chúng ta đang mong chờ con
đây,Đêm nay chính mắt con đã thấy Thiên Chúa nói bằng ngôn ngữ của tình yêu:-
“Thiên Chúa quá yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài”. Trái tim
Em-ma-nu-en trào dâng niềm xúc động. Chú vội quì gối xuống trước Hài Nhi Giêsu,
và sung sướng khóc lên. Giờ đây chú đã biết rằng : Thiên Chúa nói bằng thứ
tiếng của tình yêu, thứ tiếng mà mọi dân tộc ở mọi thời đại đều hiểu được… Sau
đó,Em-ma-nu-en vừa rảo bước vừa suy nghĩ:“Nếu tôi muốn kể cho mọi người biết
Chúa dùng thứ tiếng nào để nói, thì chính tôi cũng phải nói bằng thứ tiếng Chúa
nói, tức là bằng ngôn ngữ tình yêu. Và từ ngày đó, Em-ma-nu-en bắt đầu nói bằng
ngôn ngữ của Thiên Chúa tức là ngôn ngữ của tình yêu…Rồi Em-ma-nu-en khám phá
một điều kỳ thú là: khi chú nói với người ta bằng tiếng nói của tình yêu, thì
họ cũng sẽ dùng ngôn ngữ tình yêu ấy để nói với nhau.Vậy trên con đường về nhà,
chú bé Em-ma-nu-en đã để lại đàng sau chú một chuỗi phố phường làng mạc sống
chan hòa hạnh phúc với nhau. Các quốc gia sẵn sàng chia sẻ nguồn lợi tức và kho
tàng kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhau, các dân tộc đối xử với nhau bằng sự
tương kính, các gia đình đều hòa thuận thương yêu nhau, khắp nơi mọi người đều
bắt tay nhau trong tình thân ái…
-…Quả
vậy,Thiên Chúa nói bằng ngôn ngữ tình yêu, thứ ngôn ngữ không cần phiên dịch mà
mọi người,mọi dân tộc ở mọi thời đại đều hiểu được.Và CT cũng thấy điều này
thông qua trình thuật :-Phúc Âm của thánh Luca hôm nay mà
chúng ta vừa nghe, Về cuộc chào đời của Đức Giêsu, bản văn TM nói đến bằng
những câu ngắn ngủi và đơn giản, khiến CT hiểu là tự nó, cuộc chào đời này
không có gì đặc biệt; nó được đặt vào trong dòng lưu chuyển quen thuộc của thế
giới. -Ngay ở đầu TM, hoàng đế Âugúttô được nêu tên; ông là vị chúa tể thống
trị thế giới Địa Trung Hải lúc đó, trong đó có xứ Paléttina/Do Thái. Ông đã bắt
người ta chúc mừng ông như là ông vua/hoàng thái bình, vị cứu tinh của các cuộc
khởi nghĩa
và các cuộc nội chiến.Ở đây ông còn được giới thiệu danh
tánh và một công việc tiêu biểu của một vị quân vương,là ông cho tiến
hành việc kiểm tra dân số. Việc nhắc đến hoàng đế Xêda Âugúttô hẳn là có một
vai trò lịch sử, nhưng cũng có một vai trò biểu tượng, Nghĩa là hoàng đế
Rôma thần thánh/Âugúttô tương phản với Đấng Kitô Đức Chúa; Xêda Âugúttô điều
hành và Đấng Mêsia phải quy phục, thế Nhưng quyền chúa tể của Xêda ngoại giáo
trên Hài Nhi Giêsu chỉ là tạm thời,vì Quyền này sẽ bị Đức Giêsu qua mặt khi
ngài được Phục Sinh Vinh Hiển sau cái chết trên thập giá của ngài.
+ Chúa hài nhi được ban xuống cho
nhân loại CT là Tin Mừng của mọi Tin Mừng,mà trước hết là dân Do Thái được giải
thoát khỏi ách nô lệ,vì hoàn cảnh lịch sử dân tộc của họ lúc đó.Qua ngôn sứ
Isaia,lời tiên báo đầy hy vọng khi CHÚA HÀI NHI SINH RA rằng: “Họ sẽ vui mừng trước nhan Chúa, như thiên hạ
mừng vui trong mùa gặt lúa, như những người thắng trận hân hoan vì chiến lợi phẩm,
khi đem của chiếm được về phân chia”.
-Và lời tiên báo của ngôn sứ Isaia trong bài đọc 1,đã thực
sự ứng nghiệm đúng thời đúng buổi, khi thiên thần nói với các chú mục đồng
trong tin mừng CT vừa nghe: “đây ta mang
đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm
nay, Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh..”. Lời loan báo Tin mừng của sứ
thần cho các mục đồng tại Bêlem cách đây hơn 2014 năm, cũng chính là sứ điệp mà
Giáo Hội muốn gởi đến hết thảy mọi người chúng ta trong đêm thánh này.
-Nhờ TIN MỪNG đặc biệt này mà lễ Giáng Sinh trong thế giới
hôm nay không những chỉ là một ngày lễ thánh của Kitô giáo, nhưng còn là một
dịp lễ hội,một TIN MỪNG LỚN của tất cả mọi người trên thế giới,không phân biệt
ngôn ngữ,chủng tộc,màu da và tôn giáo.
-Bởi vì như CT đã biết qua thông tin đại chúng,là từ Các
thành phố trên thế giới đến những vùng quê mùa nghèo hèn,đang được trang hoàng
lộng lẫy rực rỡ hơn đời
thường, và còn rất nhiều thứ để đón LỄ NOEL.
-Ví dụ như những cây thông Noel và ánh sáng lung linh giăng mắc khắp nơi.Đặc biệt
8 cây thông Giáng Sinh kỷ lục trên thế
giới với nhiều cái nhất như: lớn nhất, đẹp nhất, nổi
tiếng nhất, đắt tiền nhất:
1. Cây thông Noel nổi lớn nhất thế giới – Rio de Janeiro (Brasil).Cứ đến dịp Giáng sinh, người dân khắp nơi lại
đổ về Ipanema Lagoon, Rio de Janeiro, Brazil để ngắm nhìn cảnh tượng kỳ vĩ của
cây thông Noel nổi trên mặt nước lớn nhất thế giới,với chiều cao 85m, nặng 542
tấn, được chiếu sáng bởi hơn 3.300.000 bóng đèn. Và được bật mỗi buổi tối vào đầu
tháng 12 cho đến ngày 6/1 để mọi người có thể ghé đến chiêm ngưỡng/2. Cây thông đắt nhất thế giới – Abu Dhabi (Các tiểu
vương quốc Ả Rập).Có mặt từ năm 2010 đến nay, cao 13 mét, với
trị giá lên đến 11,5 triệu đô la, đặt tại sảnh khách sạn Emirates Palace ở Abu
Dhabi, thủ đô Ả Rập thống nhất/3. Cây
thông trên đồi lớn nhất thế giới – Mount Ingino (Italia).The
Mount Ingino Christmas Tree là một mô hình chiếu sáng trong hình dạng của cây
thông Giáng sinh được đặt trên sườn đồi Monte Ingino, thành phố Gubbio, Ý. Nó
cao 650m, rộng 350m nổi bật trên sườn núi và có tầm nhìn xa từ 30-50km với hơn
3.000 đèn nhiều màu và 8,5 km đường dây điện/4. Cây thông trong nhà lớn nhất (Mỹ).Đặt trong lòng khu
trung tâm Dallas Galleria được xem là cây thông Giáng sinh trong nhà lớn nhất tại
Mỹ với hơn 10.000 đồ trang trí và khoảng 250.000 chiếc đèn gắn trên đó/5. Cây thông Giáng sinh lớn nhất châu Âu –
Lisbon (Bồ Đào Nha),Được dựng lên từ năm 2004, đến nay cây
thông này vẫn là cây cao nhất châu Âu. Chiều cao tính đến thời điểm hiện tại là
76m vào năm 2007/6. Cây thông trái mùa
– Moscow (Nga),7. Cây thông đẹp nhất – Rome (Italia)/8. Cây thông Giáng sinh tự
nhiên lớn nhất thế giới – Dortmund (Đức).Với chiều cao
45m, cây thông tại thành phố Dortmund, Đức được xem là cây Noel tự nhiên lớn nhất
thế giới. Nó đặc biệt ấn tượng với vẻ đẹp tự nhiên, được trang trí bằng
170.048.000 chiếc đèn và một thiên thần khổng lồ có trọng lượng 90kg…
-Ở VN CT,Từ ngày 20/12/2014-3/1/2015,tỉnh Bình Dương,đã có Cây thông Noel kỷ lục có chiều cao 36m tại Bình Dương, phá kỷ lục cây thông cao 32m của tập đoàn Vingroup xác lập năm 2014 tại Hà Nội.
-Ở giáo xứ CT cũng có khá nhiều cái
mới trong trang trí NOEL năm nay,đẹp và vui hơn năm ngoái.Có lẽ là lần đầu tiên
cây thông Noel được thiết kế lắp đặt,và trang trí lên với nhiều bóng đèn
điện(có ân nhân
hỗ trợ…), giây kim tuyến, những đèn sao to
nhỏ thật óng ánh rực rỡ. Thêm vào là Các hang đá, dù nhỏ hay to trong và ngoài
thánh đường, tại tư gia, đều chiếu toả ra một bầu khí đầm ấm.
+ Nhiệm vụ loan báo Tin mừng Giáng Sinh của CT Hôm
nay...Khi nhận được Tin mừng của thiên thần loan báo,các mục đồng đã vội vã lên
đường đến với CHÚA HÀI NHI trong đêm đông giá rét, và tương tự như thế,từng
người KTH chúng ta cũng có bổn phận phải ra đi,phải loan báo rao truyền Tin
mừng đó cho mọi người.Tất nhiên,Chúng ta không thể chỉ có thể thực thi bằng
những lễ nghi long trọng, đèn hoa rực rỡ, hay những bữa tiệc mừng giáng sinh
linh đình sang trọng,mà Có lẽ cách loan truyền Tin mừng Chúa Giáng Sinh đúng ý
và đẹp lòng Thiên Chúa nhất là chúng ta biết sống yêu
thương, hiệp nhất,tha thứ, liên đới với mọi người,nhất là
những người bé mọn nghèo hèn…
-Tiểu thuyết gia Oren Arnold gợi ý như sau: “Với kẻ thù, hãy cho sự Tha thứ; với đối thủ
cho sự Chịu đựng; với bạn bè cho Trái Tim; với khách hàng cho Phục Vụ Chu Đáo;
với các cháu bé Làm Gương Sáng để cháu noi theo và với chính mình, cho niềm Tự
Trọng”.-Trong thông điệp gửi cho nhân dân Hoa Kỳ, vị Tổng Thống thứ 30 của
quốc gia này là Calvin Coolidge (1872-1933), nhắn nhủ: “Christmas/Lễ Noel không phải là một thời gian hoặc một mùa nhưng là một
tâm trạng. Để chào mừng hòa bình và thiện ý, để có đầy đủ tình yêu thương”.-Tác
giả Wilda English viết: “Thượng Đế ban
cho ta ánh sáng của Christmas, đó là niềm tin; ấm áp của Chrismas, đó là
tình yêu; rực rỡ của Christmas, đó là sự trong sáng; chính trực của
Christmas, đó là công lý; lòng tin tưởng ở Christmas, đó là sự thật; mọi ý
nghĩa của Christmas, đó là Chúa Giê Su”.
- Mẹ Teresa, người được Chúa Jesus kêu gọi để
phục vụ những kẻ bất hạnh từ Giáng Sinh năm 1948,đã từng nói “Mỗi năm tôi khởi sự việc làm vào ngày
Christmas…Mừng Lễ Giáng Sinh là mỗi khi ta để Thượng Đế thương yêu người khác
qua ta…và là Lễ Giáng Sinh mỗi khi ta mỉm cười với anh em của ta và
cứu giúp họ”. Lời của nhà văn danh tiếng nước Anh Charles Dickens, khi ông nói tới Christmas rằng: “ Tôi sẽ tôn vinh Christmas trong trái tim của tôi và trân trọng Christmas suốt năm”.
-Để kết thúc,xin được Trích bài giảng của thánh Lê-ô Cả, giáo hoàng rằng:“Hôm nay, Đấng cứu độ chúng ta đã giáng sinh,
chúng ta hãy vui mừng. Chúng ta không được phép buồn khi mừng ngày sự sống xuất
hiện...Không ai bị gạt ra khỏi niềm hân hoan đó, vì mọi người đều có chung một
lý do để vui mừng. Chúa chúng ta…không thấy ai vượt qua được tình trạng này,
nên đã đến để giải cứu mọi người. Thánh nhân hãy mừng vui vì ngày khải hoàn đã
gần tới. Tội nhân hãy hân hoan vì được mời gọi đón nhận ơn thứ tha. Người ngoại
giáo hãy phấn khởi vì được mời gọi đến hưởng sự sống… Khi Chúa sinh ra, các
thiên thần nhảy mừng và ca hát : Vinh danh Thiên Chúa trên trời; lại loan báo: Bình an dưới thế cho người Thiện Tâm…”.
-Còn Thánh Âu-tinh, giám mục chia sẻ
như sau:“Hỡi con người, thức dậy đi: vì
bạn, Thiên Chúa đã làm người…Bạn sẽ phải chết muôn đời, nếu Người đã không sinh
ra trong thời gian…Chúng ta hãy mừng ngày lễ, ngày mà ánh sáng vĩ đại và vĩnh cửu
phát xuất từ ánh sáng vĩ đại và vĩnh cửu đến chiếu sáng ngày vắn vỏi mau qua của
chúng ta.Bởi thế, chúng ta hãy cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó ;
khi đã được tham dự vào mầu nhiệm Giáng Sinh của Đức Ki-tô, chúng ta hãy từ bỏ
lối sống theo xác thịt.Hỡi các Ki-tô hữu, hãy ý thức về phẩm giá của bạn. Giờ
đây, bạn đã được thông phần bản tính của Thiên Chúa, đừng để mình bị thoái hoá
qua việc trở lại với lối sống bất xứng đã qua. Bạn hãy nhớ ai là đầu của bạn,
và bạn là chi thể của thân mình nào. Hãy nhớ rằng bạn đã được cứu thoát khỏi
quyền lực tối tăm, đã được đưa vào trong ánh sáng và Nước Thiên Chúa…”-Amen
Chia Sẻ Lời Chúa Lễ Rạng
Ðông Giáng Sinh 2014
Lời Chúa: (Ys 62,11-12; Tt 3.4-7; Lc 2,15-20)
-Câu
chuyện:Tháng 9 năm 1897, một bé gái 8 tuổi tên là Virginia đã viết cho một tờ
báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già Noel. Câu hỏi của cô bé là: Ông già Noel
có thật không? Vài ngày sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được
câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: "Virginia yêu dấu của bác,Điều trước tiên bác muốn nói với cháu
là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già Noel. Các
bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi…
Ông Già Nô-En,Từ thủa bắt-đầu, Ông Già Nô-En có tên là “Saint Nicholas.” Theo truyền-thuyết
thì Ông Già Nô-En Nicholas có lẽ là một vị Giám-Mục người Hy-Lạp ở vào thế-kỷ
thứ 4. Nicholas được nổi-tiếng về lòng tốt của ông. Tuy-nhiên các nhà sử-học
không thể xác-quyết sự-kiện về đời sống cũng như sự hiện-hữu của ông. Trong tiếng
Anh, Ông Già Nô-En có tên là “Santa Claus.” Tiếng “Santa Clause” Trong tiếng
Pháp, Ông Già Nô-En có tên là “Le Père Noel.”…Truyện thần-thoại về Ông Già
Nô-En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí-mật cho những người gặp cảnh
khó-khăn. Ngoài-ra,
Ông Già Nô-En còn
có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục-truyền, Ông Già
Nô-En được sinh-ra ở hải-cảng cổ Lycia của thành-phố Patara thuộc Tiểu-Á. Khi
còn trẻ, Ông Già Nô-En đi du-lịch đến Palestine và Ai cập/Egypt. Ông trở thành
Giám-Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu-Á. Ông bị tù trong vụ hành-hạ những
người Thiên-Chúa-Giáo thuộc triều-đại Hoàng-Đế La-Mã Diocletian. Sau đó, ông được
thả ra vào triều-đại vua Constantine Đại-Đế (Thế-Kỷ Thứ 4) và tham-dự Công Đồng
Nicaea/Council of Nicaea, vào năm 325 dương-lịch.
Vào thế-kỷ thứ 6, lăng-tẩm của ông Già Nô-En rất nổi-tiếng ở Myra thuộc Tiểu-Á.Vào năm 1087, những người thủy-thủ và lái-buôn Ý đã cải-táng ngôi mộ của ông và mang di-hài ông về Bari, Ý-Đại-Lợi. Sự cải-táng này đã là một sự-kiện lịch-sử và được người ta làm lễ kỷ-niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương-lịch. Từ đó tiếng-tăm của ông được truyền đi khắp nơi, và Bari đã trở nên một trung-tâm hành-hương
Vào thế-kỷ thứ 6, lăng-tẩm của ông Già Nô-En rất nổi-tiếng ở Myra thuộc Tiểu-Á.Vào năm 1087, những người thủy-thủ và lái-buôn Ý đã cải-táng ngôi mộ của ông và mang di-hài ông về Bari, Ý-Đại-Lợi. Sự cải-táng này đã là một sự-kiện lịch-sử và được người ta làm lễ kỷ-niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương-lịch. Từ đó tiếng-tăm của ông được truyền đi khắp nơi, và Bari đã trở nên một trung-tâm hành-hương
đông-đảo nhất.
Lăng-tẩm của ông được đặt tại Đại Giáo-Đường thuộc South Nicala, Bari, Ý Đại-Lợi
…Truyền-thuyết về Ông Già Nô-En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu-tiên được kể về
một phép-lạ rất nổi-tiếng là khi ba vị sĩ-quan bị kết-án tử-hình rồi lại được
tha sau khi Vua Constantine Đại-Đế nằm mơ thấy Nicholas.
Kế đến là những
chuyện người ta kể là Ông Già Nô-En đã từng cứu những trẻ em khỏi bao thảm-họa.
Lòng ngưỡng-mộ đối với Ông Già Nô-En bành-trướng ra khắp thế- giới. Tên của ông
được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước…Ông Già Nô-En đã được chọn
làm vị thánh hộ-mệnh của nước Nga, Hy-Lạp, các hội từ- thiện, các cộng-đoàn,
các trẻ em cùng thủy-thủ đã được cứu vớt lên khỏi bờ biển Lycia, và các thành-
phố như Fribourg, Switz, và Moscow. Đã có hàng ngàn nhà thờ ở Châu-Âu được xây
lên để thờ Ông Già Nô-En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng-Đế La-Mã Justinian Đệ-Nhất
xây vào thế-kỷ thứ 6 ở đô-thị cổ
Constantinople, bây
giờ là Istanbul, một thành-phố lớn nhất của Thổ-Nhĩ-Kỳ.
Các phép-lạ của Ông Già Nô-En đã là đề-tài ưa-thích cho nhiều nghệ-sĩ thời trung-cổ.
Sự biến-đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng-Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đã xảy-ra lần đầu-tiên ở Đức, rồi đến các quốc-gia Pháp, Những di-dân người Hòa-Lan theo đạo Tin-Lành ở thành-phố New Amsterdam, bây giờ là thành-phố New York City, đã gọi Nicholas là Nhà Ảo-Thuật Nhân-Đạo và sau trở thành Ông Già Nô-En, tức Santa Claus.
Ở Hoa-Kỳ và Anh-Quốc, Nicholas là thánh hộ-mệnh của mùa Giáng-Sinh. Theo truyền- thống, Giáng-Sinh là ngày hội của gia-đình và của trẻ con. Người ta trao-đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không còn được ghi lên lịch, nhưng việc tổ-chức kỷ- niệm Ông Già Nô-En thì được tùy-nghi tổ-chức theo mỗi nơi…Ngày nay tục-lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh-hành. Tùy theo từng địa phương, người ta tổ- chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành-phố, thường là vào từ trung-tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương-lịch.
Các phép-lạ của Ông Già Nô-En đã là đề-tài ưa-thích cho nhiều nghệ-sĩ thời trung-cổ.
Sự biến-đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng-Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đã xảy-ra lần đầu-tiên ở Đức, rồi đến các quốc-gia Pháp, Những di-dân người Hòa-Lan theo đạo Tin-Lành ở thành-phố New Amsterdam, bây giờ là thành-phố New York City, đã gọi Nicholas là Nhà Ảo-Thuật Nhân-Đạo và sau trở thành Ông Già Nô-En, tức Santa Claus.
Ở Hoa-Kỳ và Anh-Quốc, Nicholas là thánh hộ-mệnh của mùa Giáng-Sinh. Theo truyền- thống, Giáng-Sinh là ngày hội của gia-đình và của trẻ con. Người ta trao-đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không còn được ghi lên lịch, nhưng việc tổ-chức kỷ- niệm Ông Già Nô-En thì được tùy-nghi tổ-chức theo mỗi nơi…Ngày nay tục-lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh-hành. Tùy theo từng địa phương, người ta tổ- chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành-phố, thường là vào từ trung-tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương-lịch.
Ở mỗi nhà vào dịp
Giáng-Sinh người ta còn mua những đôi vớ hay tấtđỏ treo bên cạnh lò sưởi ngay
chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô-En, Ông Già Nô-En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do
bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần-gian để cho ông đem túi quà vào
thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí-mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người
ta tưởng-tượng ra Ông Già Nô-En với hình-dáng của một ông già béo mập, vui-vẻ,
có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi QUÀ phát cho trẻ con vào đêm
trước ngày Lễ Giáng-Sinh...
-Cũng
tương tự,Thiên Chúa như ông già NOEL đem QUÀ đến cho nhân loại CT là ĐGS Ki tô.
CT
nghe thấy trong Tin Mừng các mục đồng đã vội vã rủ nhau đi Bêlem Trong thái độ
vội vã,
nhanh
nhẹn thi hành Ý Chúa. Và động lực thúc đẩy chính là lòng tin đơn thật, trong
trắng mà chỉ những người mà Phúc Âm gọi là Thiện Tâm và nghèo khó mới có được.
-Các
mục đồng cũng như các người nghe họ, và như các thính giả của Chúa sau này,
đứng trước các việc kỳ diệu của Chúa và các phép lạ của Người, Họ bị xúc động
mãnh liệt và không thể không thốt ra những lời chúc tụng hoặc thuật lại cho
người khác nghe.
-Nhưng
duy một Ðức Maria "giữ kỹ mọi điều ấy và hằng suy đi nghĩ lại trong
lòng".-Thái độ của Người mới thật là thái độ của người đã tin như Ki Tô
Hữu Chúng Ta, là người đã nhận thấy kế
hoạch cứu độ của Thiên Chúa,Nên phải có lòng tin phải suy đi nghĩ lại nữa.
-Như
vậy, với bài Tin Mừng hôm nay,thánh Luca như muốn nhắn nhủ mọi người về thái độ
phải có trước mầu nhiệm Giáng sinh,là Mau mắn tin vào việc Chúa làm và chúc
tụng Ngài như các mục đồng xưa đã làm.
-Ðặc
biệt trong Mùa Giáng sinh này, chúng ta hát thánh ca dâng Chúa Hài Nhi cũng rất
phải, vì Phụng vụ dưới đất phải liên kết với Phụng vụ trên trời, tiếng chúc
tụng của mục đồng phải hợp hoan với tiếng ca của các thiên thần.
-Nhưng
tất cả sẽ mau qua và hời hợt, nếu chúng ta không bắt chước thái độ của Ðức
Maria, suy đi nghĩ lại trong lòng và khi đó việc lên đường của chúng ta hôm
nay, không phải để đi đến Bêlem hay máng cỏ, nhưng là để đi vào trong thâm cung
của lòng mình, để thấy ơn Chúa Giáng sinh đang ở với chúng ta.
-Và khi đó,Ơn Giáng Sinh như Lời sách Isaia sẽ thấm thía. Chúng ta không còn là
thành đô bị bỏ rơi, nhưng đã được tìm kiếm; chúng ta đã được Chúa cứu chuộc và
trở nên thánh thiện.Người đến, là để ân thưởng chúng ta,mặc dù trước đây CT xa
lạ với Chúa, Tệ hơn thế nữa, chúng ta đã thù địch với Người, nên bị bỏ rơi
trong cảnh tội lỗi lầm than. Trái tim mỗi người như thiếu tình yêu, hay quá lộn
xộn vì dục vọng.
-Nay
Chúa cứu chuộc đến, để mang tình yêu của Người tới. Và thánh Phaolô bảo, Người
đến rửa sạch tội lỗi, để Thánh Thần của Người tràn ngập lòng ta, hầu ta được kế
thừa sự sống đời đời.
-Khi
Nhận thấy ơn Giáng sinh như vậy, không ai được phép chỉ chạy theo những niềm
vui tự nhiên của Mùa Giáng sinh; nhưng còn phải có thái độ trầm lặng như Ðức
Maria, suy tư trước cảnh Chúa trở thành Hài Nhi, để thấy thiên tính đã hiện
thân trong xác thể thế nào, hầu đem chất siêu nhiên của Chúa vào trong cuộc đời
cụ thể.
-Muốn
làm công việc ấy, rõ ràng ta phải tìm hiểu nhiều về Chúa, phải đọc Thánh Kinh
nhiều và nhất là phải có lòng tin sâu xa như Ðức Maria.
-Lòng
tin ấy, ta cũng phải có ngay trong lúc này để đi vào Thánh Lễ; nếu không, làm
sao ta có thể cảm nghiệm được đây là mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa cứu chuộc
chúng ta. Nhờ việc suy đi nghĩ lại về ơn Thánh Thể chúng ta sẽ chịu, chúng ta
sẽ thêm ý thức về Lòng nhân ái của Thiên Chúa chúng ta. Người hằng muốn ban
Thánh Thần để nhập thể trong ta, biến cuộc đời của ta nên đời sống của Người,
để Người tiếp tục cứu độ trần gian, nối dài mầu nhiệm Giáng sinh trong thời đại
chúng ta-Amen
Nhận xét