Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 4 Mùa Vọng Năm B 2014
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 4 Mùa
Vọng Năm B 2014
Lời Chúa: 2 Sm 7,1-5, 8b-12,14a,16;
Rm 16,25-27; Lc 1,26-38
Phúc Âm: Lc 1, 26-38:"...Khi
ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét,
đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ
Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria.Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng:
"Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ". Nghe
lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.Thiên thần liền
thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa. Này trinh nữ sẽ thụ
thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được
gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người.
Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô
tận".Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được,
vì tôi không biết đến người nam?".Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần
sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Vì thế, Ðấng
trinh nữ sinh ra sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave
chị họ trinh nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang
thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà
Chúa không làm được".Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi
xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt trinh nữ...”.
-
Ngữ cảnh của TMHN là Câu truyện thứ hai của TM Lc, trong phân đoạn gọi là “Tin
Mừng về thời thơ ấu”, song song với câu truyện thứ nhất, cuộc chào đời lạ lùng
của Gioan, cuộc chào đời lạ lùng của Đức Giêsu sẽ được loan báo cho mẹ Người là
Đức Maria.Bản văn có thể chia thành ba phần:1) Khung cảnh và các nhân vật,2)
Cuộc đối thoại giữa thiên thần Gabriel và Đức Maria,3) Sự chấp thuận của Đức
Maria.
-Vài
điểm chú giải:Thuật ngữ “thành hôn” hay “đính hôn” ở đây có nghĩa là việc đính
hôn đã xảy ra và vẫn còn tồn tại. Ở bên Paléttina thời ấy, việc kết hôn của
người con gái diễn ra thành hai giai đoạn:(1) là Lễ “cam kết” , hay là việc
trao đổi về hình thức ưng thuận kết hôn trước mặt những người chứng, và (2) là
Chính lễ “thành hôn” ,hoặc là lễ “mang (rước)” cô gái về nhà trai…Lễ cam kết
này đã cho chàng rể có những quyền pháp lý trên cô gái, và cô này đã được gọi là
“vợ” của anh. Việc cam kết chỉ bị phá hủy khi anh ta ly dị cô. Do đó bất cứ
hành vi nào của cô vi phạm các quyền làm chồng của anh ta đều bị coi là ngoại
tình. Và Sau lễ nghi cam kết, người con gái thường vẫn ở tại gia đình mình
khoảng một năm trước khi được mang về nhà chồng…Như vậy, vào lúc được
truyền tin tại Nadarét, đức Maria đã cam kết thành hôn với thánh Giuse, có
nghĩa là đã kết hôn đúng pháp lý với Giuse, đã thật sự là “vợ” của ông; cô chỉ
chưa được rước về nhà Giuse thôi.
-Bản
dịch kinh thánh/Nova Vulgata đã dịch là “hứa hôn”, nhưng trong Lc 2,5, bản văn
đã dịch từ vợ, để giải thích rằng:“cùng với Maria đã đính hôn với thánh Giuse,
vợ đang có thai”. Như thế Bản dịch kinh thánh/Nova Vulgata vừa giữ từ có nghĩa
“đính hôn”, vừa giải thích theo nghĩa truyền thống Hípri từ: “đính hôn” đây có
nghĩa đã là “vợ” về pháp lý…Đức Maria được Thiên Chúa kêu gọi và được làm cho
có khả năng trở thành mẹ. Hẳn là chúng ta phải nhìn nhận ơn gọi của Mẹ là một
ơn gọi đặc biệt, và vui mừng với Mẹ như là Ngôi nhà Thiên Chúa ngự.
-Liên
hệ đến Trong BĐ1 LỜI CHÚA CT vừa nghe,Vua Đavít muốn xây dựng một ngôi đền thờ
cho Chúa ngự, vì vua nghĩ sẽ không phải, khi vua sống trong ngôi nhà bằng gỗ bá
hương, còn Chúa thì ngự nơi “lều tạm.” Vua Đavít đã đem ý định này nói cho tiên
tri Nathan, và tiên tri với lý trí con người, nói rằng vua cứ làm theo điều vua
cho là đúng.Nhưng chính trong chương trình của CHÚA,ngài mới Chính là đáng sẽ
xây nhà cho Đavít, tức là cho triều đại của vua tồn tại qua một người con
cháu,và trường tồn vạn đại. Như thế,Chương trình yêu thương của Thiên Chúa cho
con người vượt xa vô cùng điều con người định làm cho Thiên Chúa.
-Đức
tin của Mẹ thật tuyệt vời,Với tiếng Xin Vâng của Đức Maria, Thiên Chúa có thể
thực hiện chương trình cứu độ toàn thể nhân loại,qua việc mẹ trở nên Đền thờ
sống động cho Ngôi Hai Thiên Chúa sinh ra làm người.
- Trong Hiến Chế về Giáo Hội, Lumen Gentium đoạn 56,
Công Đồng Vatican II đã giải thích ý nghĩa quan trọng của câu chuyện Truyền Tin
và sự ưng thuận tự do của Đức Maria như sau:Các thánh Giáo Phụ đã nghĩ rất đúng
rằng: Thiên Chúa đã không thu dụng Đức Maria một cách thụ động, nhưng đã để
ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục
của ngài. Thực vậy, Thánh Irênê nói: “Do sự tuân phục của mình, Mẹ đã trở thành
nguyên nhân ơn cứu độ cho bản thân Mẹ và cho toàn thể nhân loại”. Và sau cùng
với thánh Irênê còn có rất nhiều thánh Giáo Phụ thời xưa cũng không ngần ngại
giảng dạy rằng: “Cái gút do sự bất tuân phục của bà Evà đã được tháo cởi do sự
vâng phục của Đức Maria; cái mà trinh nữ Evà đã thắt gút do sự cứng lòng tin,
thì Trinh Nữ Maria đã tháo cởi do niềm tin của mình”. So sánh Đức Maria với bà
Evà, các Giáo phụ gọi Đức Maria là “Mẹ các sinh linh” và thường tuyên bố rằng:
“Do Evà có sự chết, do Maria có sự sống”.
-Trong sách Linh Thao/tĩnh tâm, thánh Ignatio đã gợi ý cho
chúng ta suy gẫm về đoạn Tin mừng hôm nay gồm ba bước:
Bước thứ nhất là hãy tưởng tượng xem thế giới thời trước
Chúa Giêsu ra sao. Chẳng hạn như dân chúng thì khô khan, hờ hững với Thiên
Chúa. Sự xấu thì tràn lan như một ung bướu khổng lồ. Con người thì rơi vào một
tình trạng tuyệt vọng.Bước thứ hai là hãy tưởng tượng ra cách sứ thần Gabriel
đến báo tin cho Mẹ Maria được Thiên Chúa chọn là Mẹ Đấng cứu thế. Từ trời cao
nhìn xuống, chúng ta thấy trái đất này chỉ là một đốm sáng nhỏ bé giữa muôn
ngàn vì sao. Xuống gần hơn, chúng ta thấy một điểm trên địa cầu được gọi là Đất
thánh. Và xuống gần hơn nữa, chúng ta thấy một ngôi làng mang tên là Nagiarét.
Và sau cùng, chúng ta gặp được Mẹ Maria trong căn nhà ấy. Mẹ đang quì cầu
nguyện.Bước thứ ba là hãy lắng nghe cuộc đối thoại giữa sứ thần Gabriel và Mẹ
Maria. Chúng ta đặc biệt chú ý tới câu:- Quyền năng của Đấng Tối cao sẽ bao
trùm lên Mẹ…Thánh Luca dùng ba chữ bao trùm lên không phải là không có
dụng ý, vì nó gồm tóm một ý nghĩa sâu xa. Thánh Luca so sánh thân thể Đức Maria
với lều tạm, nơi đặt hòm bia giao ước của Thiên Chúa, cũng như so sánh cung
lòng Đức Maria, nơi Chúa Giêsu sẽ tới cư ngụ với hòm giao ước, nơi đặt hai
phiến đá khắc ghi mười giới răn của Thiên Chúa”.
-Thánh Amêđê (1108-1159), là đan sĩ Xitô và cũng là giám
mục, đã nói trong một bài giảng về Đức Maria:“…Ta đã chọn con giữa tất cả
những gì Ta đã tạo thành; Ta đã chúc phúc cho con giữa mọi người phụ nữ; Ta đã
trao Con Ta vào tay con; Ta đã ký thác Con Một của Ta cho con. Đừng ngại cho bú
mớm Đấng mà con đã sinh ra, hoặc nuôi dưỡng Đấng mà con đã cho chào đời. Con
hãy biết rằng Người không chỉ là Thiên Chúa, mà còn là con của con. Người là
Con của Ta và là con của con, Con của Ta do thần tính, con của con do nhân tính
Người đã nhận lấy nơi con’. Đức Maria đã đáp lại lời mời gọi này với biết bao
tâm tình tha thiết và nhiệt thành, với biết bao khiêm nhường và tôn kính, với
biết bao tình yêu và tận tụy”.
-Thiên
Chúa cũng cần tiếng “xin vâng” của mỗi người KTH chúng ta.Tiếng xin vâng của
Đức Maria đã làm biến đổi lịch sử hoàn vũ, làm Mẹ trở thành người tuyệt vời,
người được chúc phúc giữa mọi người nữ…Nếu chúng ta biết thưa tiếng xin vâng
như đức mẹ, có thể Thiên Chúa đang dùng chúng ta để biến đổi môi trường sống
của chúng ta: làm cho bình an hơn, vui hơn, hạnh phúc hơn…Amen
Nhận xét