Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 2 Mùa Vọng Năm B2014
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 2 Mùa Vọng Năm B2014
Lời Chúa:(Is 40,1-5.9-11; 2P 3,8-14; Mc 1,1-8)
Phúc Âm: Mc 1, 1-8: “Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con
Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta
đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng:
"Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".Gioan Tẩy Giả
xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả
miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong
sông Giođan.
Lúc
đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống
mật ong rừng. Người rao giảng rằng: "Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi,
tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các
ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".
- Ngữ cảnh của Máccô 1,1-8.Có
thể được coi Mc 1,1-15 là lời tựa
hoặc mở đầu của Tin Mừng Máccô.Đoạn văn 1,1-8 là đoạn mở đầu của Lời tựa này liên hệ đến hoạt
động của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa.Gioan mặc áo lông lạc đà/ nghĩa
là nói lên cách thức ăn mặc quen thuộc của Gioan. Ông được giới thiệu có cách
sống như một con người của hoang địa, một nhà khổ hạnh, tương tự ngôn sứ Êlia
trong cựu ước.Ông Ăn châu chấu(Châu chấu luộc trong nước muối rồi nướng
trên than và mật ong rừng là hai thứ lương thực của dân cư sa mạc).Vì bản văn
không kể ra thứ lương thực nào khác, ta hiểu ở đây tác giả muốn nêu bật nếp sống
khắc khổ của vị Tẩy Giả.Và Đời sống của Thánh Gioan Baotixita đề nghị cho ta 3
phương thế rất tốt để sống mùa vọng đẹp lòng CHÚA&GIÁO HỘI.
-Phương thế thứ nhất là vào sa mạc.
Sa mạc là nơi hoang vu vắng vẻ giúp ta sống cô tịch. Trong cô tịch, ta dễ chìm
sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa. Một mình ta diện đối diện với Chúa.
Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý để ta thi hành.
-Phương thế thứ hai là mặc áo da thú.
Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo
da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu
đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là
khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức.
-Phương thế thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý
nói về một đời sống khổ chế. Biết Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những
đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không
cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.Thánh Gioan Baotixita đã sống theo chương trình 3 điểm
này, nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế ngự đến.
-Và Những con đường đi thật là quan trọng. Đường đi
giúp cho người bị nạn có thể thoát ra,Đường đi nối liên lạc giữa người với
người. Nhưng nếu Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, ngăn cách người với người.Và Có hai hình thức
cản trở khiến con người không đến được với nhau và không đến được với CHÚA: cản
trở bên ngoài và cản trở bên trong.
-Cản trở bên ngoài có
nhiều thứ như lũng sâu, núi cao, đường sá quanh co hiểm trở...Tiên tri Isaia đã
đề cập đến điều này trong bài đọc thứ nhất hôm nay:"Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Hãy lấp
mọi hố sâu và bạt mọi núi đồi: con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con
đường gồ ghề hãy san cho bằng
-Thành luỹ bên ngoài tuy vậy mà dễ vượt qua, còn thành luỹ bên trong tâm tư con người
mới đáng sợ.Đó là lòng hận thù, nghi kỵ,
giận hờn, ghen tỵ, tranh chấp, cãi cọ, kiêu căng, khép kín. Những thứ thành luỹ
nầy tuy vô hình, không đồ sộ, không có bề cao, bề rộng, bề sâu nhưng có khả
năng ngăn cách con người rất hiệu quả.
-Đức cha Êu-xê-bi-ô, giám mục Xê-da-rê chú giải về ngôn sứ I-sai-a: “…Theo lịch sử, các điều ấy đã ứng
nghiệm từng chữ, khi ông Gio-an
Tẩy Giả rao giảng ở sa mạc Gio-đan rằng Thiên Chúa sắp ban ơn cứu độ. Chính tại
sa mạc này, ơn cứu độ của Thiên Chúa đã tỏ hiện…Chính vì thế, tiếng nói này
truyền phải dọn đường cho Ngôi Lời Thiên Chúa và san phẳng đường gồ ghề, uốn
ngay lối quanh co, để Thiên Chúa có thể dùng con đường đó mà đến ở với chúng ta..”.
- Chính vì thế CT phải kiên trì tỉnh thức đợi chờ, như thánh Ép-rem chú giải về
sách Tin Mừng tổng hợp rằng:“… Chúa nói rằng Người sẽ đến nhưng không nói
khi nào, và như vậy để mọi thế hệ và mọi đời tha thiết đợi chờ Người…Vì như các
người công chính và ngôn sứ đã đợi chờ, nghĩ rằng Người sẽ tỏ mình ra trong đời
các vị, thì hôm nay cũng vậy, mỗi tín hữu khát khao đón rước Người trong thời
mình sống, bởi vì Người không cho biết rõ ngày Người quang lâm…Anh em hãy tỉnh
thức vì khi thân xác ngủ thì tính tự nhiên khống chế chúng ta và hoạt động của
chúng ta không phải do ý chúng ta muốn, nhưng do tính tự nhiên thúc đẩy. Khi sự
ươn ái trễ nải khống chế linh hồn, chẳng hạn tính hèn nhát và sự buồn phiền,
thì đó là kẻ thù khống chế, khiến linh hồn làm điều nó không muốn. Khi sức mạnh
của bản tính tự nhiên khống chế thì đó là kẻ thù của linh hồn khống chế.Vậy
Chúa truyền cho chúng ta phải tỉnh thức cả thể xác lẫn tinh thần ; về thể xác để
tránh sự ươn ái trễ nải ; về tinh thần để tránh sự bạc nhược và nhút nhát như
Kinh Thánh nói : Hỡi
những người công chính, hãy tỉnh thức…”.
- Nên CT phải cố gắng và bền đỗ đến cùng được
cùng hiển trị với ĐỨC KI TÔ khi ngài lại đến...Chính vì thế thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem đã giáo huấn CT rằng: “…Lần giáng lâm thứ nhất, Người được bọc tã đặt
nằm trong máng cỏ ; lần
thứ hai, Người khoác cẩm bào là
muôn ánh hào quang. Lần thứ nhất, Người vác thập giá, chẳng nề nhuốc hổ ; còn lần
thứ hai, Người chiến thắng khải hoàn, có đạo binh thiên thần hộ tống…Chúa Cứu
Thế sẽ đến, không phải để lại bị người ta xét xử, mà là để xét xử những kẻ xưa
kia đã điệu Người ra xét xử. Lần xét xử ấy, Người đã lặng thinh. Nhưng đối với
những kẻ đã dám hành hạ đóng đinh Người, thì sau này Người sẽ nhắc lại tội ác của
họ mà nói : “Đó là những việc ngươi đã làm, nhưng Ta đã lặng thinh.”Lần ấy, Người
đã đến thuyết phục nhân loại, thể theo lòng nhân ái của Người, nhưng sau này, họ
sẽ phải bó buộc nhìn nhận vương quyền của Người”.
-Vậy để sống tốt tinh thần mùa vọng như Ý CHÚA&như GIÁO
HỘI mong muốn, thì CT phải cố gắng để loại bỏ:Những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn
muốn nâng mình lên,khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Bỏ
những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không
chịu tha thứ.Bỏ những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất
cả vào túi riêng. Có những hố sâu chia rẽ, luôn gây bất hoà, luôn giận hờn,
luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ. Bỏ những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh,
lợi, thú. Bỏ những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.Những khúc quanh co của sự
dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không
thành thật với chính mình. Bỏ những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận,
của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.Bỏ những lượn sóng gồ ghề của
những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Những gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố
gắng thăng tiến bản thân. Những gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính
cách xây dựng…Amen
-Một linh mục trẻ mới chịu chức được gởi đến giúp phụ tá
cho một vị cha xứ già tại một giáo xứ nọ. Khi đến nơi, vị linh mục trẻ đến chào
vị linh mục già và xin ngài những lời khuyên cho công việc mục vụ rằng: “Thưa
cha, con nên giảng về những vấn đề gì?”. Vị linh mục trả lời: “Chỉ giảng khoảng
10 phút thôi”. Vài năm trước đây, tôi đến một giáo xứ khác để giúp mùa hè, và
lời khuyên duy nhất của vị cha xứ tại đó cho tôi cũng là nên giảng và cử hành
Thánh lễ ngắn bao có thể, vì dân chúng tại đây chẳng có nhiều thời gian. Tôi đã
làm theo lời khuyên này…Thế nhưng điều làm tôi thực sự ngạc nhiên là khi được
nghe một ban hợp xướng từ Anh quốc đến và trình diễn và được tổ chức ngay tại
nhà thờ của giáo xứ, và sau 3 tiếng đồng hồ trình diễn, nhiều người vẫn xin yêu
cầu trình diễn thêm. Thú thật, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự vui tươi hơn thế
trên khuôn mặt của những người tham dự trong nhà thờ hôm đó, cũng như chưa bao
giờ nhìn thấy sự nhiệt tình hơn thế nơi họ. Sau đó, tôi đã hỏi cha xứ:“Làm sao
bà con tín hữu lại có thể ngồi yên một chỗ trong hơn 3 tiếng đồng hồ để chăm
chú lắng nghe ban hợp xướng với niềm vui như thế, trong khi họ lại chẳng có
thái độ tương tự khi lắng nghe Lời Chúa trong thánh lễ?
Vị cha xứ trả lời:người
ta cần có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong cuộc sống của họ trước khi họ có thể
lắng nghe Lời Chúa trong niềm vui…Anh cho rằng việc loan truyền Lời Chúa cho
những người chưa biết Chúa phải lưu ý tới mối tương giao cá nhân của họ với
Chúa, vì người mà chẳng có mối tương giao cá nhân với Thiên Chúa thì cũng tựa
như đọc thơ cho một người mà chẳng biết gì về thơ văn cả. Khi ấy, họ sẽ dễ dàng
chán và chỉ muốn bỏ đi ngay. Vậy thì, làm thế nào để giúp người ta đi từ tâm
trạng chán ngán khi nghe Lời Chúa đến tâm trạng vui tươi và hứng khởi khi nghe
Lời Chúa? Với Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay, thánh Gio-an Tẩy Giả đã đưa ra
cho chúng ta một mẫu gương.
Nhận xét