Chia Sẻ Lễ CN32TN,Kỷ Niệm Cung Hiến Thánh Ðường Latêranô 09112014



Chia Sẻ Lễ CN32TN,Kỷ Niệm Cung Hiến Thánh Ðường Latêranô 09112014

Lời Chúa:Ed 47, 1-2. 8-9. 12;1 Cr 3, 9b-11. 16-17,
Ga 2, 13-22: “…Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusa-lem; Người thấy ở trong đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ, và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi".Bấy giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy". Chúa Giêsu trả lời: "Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại". Người Do-thái đáp lại: "Phải bốn muơi sáu năm mới xây được đền thờ này mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói.Ðó là lời Chúa.
+-Về lược sử,vào Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh: “cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng”. Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫn của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế  Massenzio.Năm 313, ông ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
-Cũng Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô đã ra lệnh xây Đền Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano, Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo. Năm 334, Đền thờ được Đức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến.Và Đền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là Mẹ và là Đầu/Mater et Caput của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới. Đền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin, và tượng trưng cho chính Giáo Hội.-Đến thời thời Đức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) đền thờ lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Đồ. Cho nên Đền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô.-Đền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Đền thờ.
-Đặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Đức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Đền thờ. Năm 1735 mặt tiền Đền thờ như hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Đức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Đền thờ…
Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Đền thờ này là trung tâm của Giáo Hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này. Chính tại Đền thờ này, vào Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo Hội được cử hành tại đây…Vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tâm hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này.
+-Về Kiến trúc, Đền thờ dài 130 mét, gian chính rộng 16 mét, và dài 87 mét.Trong gian chính của Đền thờ, có 30 cột bằng cẩm thạch màu vàng, ở hai bên có tượng 12 thánh Tông Đồ (cao khoảng 6 mét) do Đức Clemente IX (1700- 1721) cho tạc.Bên trên nóc tiền đường ở giữa là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá, và Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Hai bên có 12 vị thánh Tiến sĩ Giáo Hội La tinh và Đông phương, mỗi tượng cao 7 mét, Tổng cộng là 15 tượng, Bốn Thánh tiến sĩ Giáo Hội Đông phương là: Gregorio Nazianzeno, Basillio, Gioan Kim Khẩu, và Anatasio. Bốn thánh tiến sĩ Giáo Hội Tây phương là Ambroxio, Augustino, Giêronimo và Hilario.
- Trần Đền Thờ bằng gỗ huy hoàng do kiến trúc sư Pirri Ligorio khởi sự theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô IV (1559- 1565).Bàn thờ của Đức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Đền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851.Tháp Bút, là tháp cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Từ năm 1929, tái lập sự độc lập pháp lý và lãnh thổ của Tòa Thánh,thì Đức Giáo Hoàng mới long trọng nhận Đền thờ này là Nhà thờ Chính tòa của mình, với tư cách là Giám Mục Roma.Chính Vì tầm quan trọng này, nên lễ kỷ niệm Cung Hiến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với bậc lễ kính/bậc hai trong 4 bậc lễ của phụng vụ hiện nay,và mừng vào ngày 9 tháng 11.
+-Đoạn sách thánh được đề nghị cho bài đọc 1 trích từ sách Êdêkien (47, 1-2,8-9,12) nói: "Nước này chảy về miền đất phía đông, xuống vùng
thung lũng Giođan, và đổ ra biển Chết và làm cho nước biển hóa lành. Nước chảy đến đâu thì mọi sinh vật sẽ được sống và sinh sôi nảy nở. . .".Trong đoạn sách này, ta thấy rõ ràng biểu tượng về phép rửa, về Hội Thánh như là Dân Thiên Chúa và như là Đền Thờ. Điều này cho thấy lịch sử cứu độ có tính đặc trưng bí tích và được hoàn thành nơi Đức Kitô, Đấng thể hiện nơi bản thân Người sự tròn đầy/chân lý viên mãn của mỗi biểu tượng, kể cả biểu tượng về Đền Thờ, như thánh Gioan nhấn mạnh trong Tin Mừng: "Nhưng Đền Thờ mà Người (Chúa Giêsu) nói đến, đó là thân mình Người.".
-Đoạn sách đề nghị cho bài đọc 2 (1 Cr 3, 9. . .17) triển khai chủ đề giáo hội học, vì các tín hữu giống như những viên đá sống động, những vật liệu làm thành toà nhà thiêng liêng được đặt trên viên đá góc là Đức Kitô: Anh em là nhà được Thiên Chúa xây lên. . .Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.
-Ở đây CT thấy thánh đường Latêranô không chỉ là một "trung tâm mới của thế giới", thay thế cho Giêrusalem, mà còn là một kiểu mẫu cho mọi thánh đường, cũng được gọi là mẹ, vì sinh ra những con cái Thiên Chúa qua phép rửa.Do đó, cử hành lễ kỷ niệm này cũng có nghĩa là trở về nguồn khai sinh và phát triển của người Kitô hữu, phần tử của một Giáo Hội địa phương, được sinh ra bởi phép Rửa, được trở nên phong phú bởi phép Thêm Sức và được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể(bao gồm 2 BÀN TIỆC LỜI CHÚA VÀ THÁNH THỂ).
+-Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem, Và Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm hồn mình.Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Mà được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.
-Nhà thờ cũng tượng trưng cho thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô và mỗi Kitô hữu được kêu gọi để xây dựng thân thể mầu nhiệm này. Nhà thờ ví như các đường chỉ được dệt với nhau thành tấm vải, mỗi người KTH CT cũng có một sứ vụ hiệp thông trong chiều hướng kết quả tốt đẹp, trong tinh thần Chúa Kitô,kiến tạo một cộng đồng một trí một lòng.
- Mừng lễ cung hiến thánh đường Latêranô nhắc chúng ta nhớ lại phép rửa tái sinh chúng ta.Trước khi chịu phép rửa, chúng ta là những đền thờ của ma quỉ, sau khi chịu phép rửa, chúng ta được trở nên những đền thờ của Thiên Chúa.Vì thế, thánh Phaolô đã  nói : Đền thờ của Thiên Chúa là thánh, và đền thờ đó chính là anh em.". Nhưng ân huệ này đòi hỏi chúng ta rất nhiều,như lời Trích một bài giảng của thánh Césaire d'Arles, trong Giờ Kinh Sách: "Anh em muốn có một thánh đường sáng láng ư ? Đừng để tội lỗi làm nhơ bẩn tâm hồn anh em. Nếu anh em muốn thánh đường được chiếu sáng, và Thiên Chúa muốn điều đó, hãy để ánh sáng của các việc lành chiếu sáng nơi anh em. . .".Chúng ta cũng hãy noi gương bắt chước ông Giakêu đã tiếp đón Chúa tại nhà mình. Chính sự hiện diện của Chúa đã đem lại cho ông niềm vui mừng và hy vọng, để rồi ông đã hoán cải bản thân, làm lại cuộc đời. Vậy Hãy sửa đổi những sai lỗi để tâm hồn chúng ta thực sự là một đền thờ được dâng hiến cho Thiên Chúa.
-Trong khi tôn vinh Thánh đường Latêranô, thánh đường Mẹ ở Rôma, chúng ta cũng tôn vinh chính thánh đường của giáo xứ chúng ta, nơi chúng ta họp nhau lại cầu nguyện nhân danh Chúa,nhất là các ngày lễ chúa nhật và lễ trọng. Chính Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta khi chúng ta liên kết với Ngài trong tình yêu mến và liên kết với nhau trong tình huynh đệ, để xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa.
Chúng ta cố gắng làm cho nhà thờ và giáo xứ chúng ta nên cơ hội thuận tiện cho tinh thần hợp nhất Chúa Kitô được phát triển. Là những phần tử sống động của Giáo Hội địa phương, tất cả chúng ta cũng có trách nhiệm làm cho Giáo Hội này noi gương Giáo Hội mẹ, sinh ra những Giáo Hội và cộng đồng khác, đi ra khỏi những bức tường khép kín hay những ranh giới địa lý của mình, để mở ra cho xã hội và thế giới như mỹ từ CÔNG GIÁO của chúng ta-Amen.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THƯ XIN GIÚP TÀI CHÍNH XÂY DỰNG TÂN XỨ ĐẠO THƯỢNG ÍCH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG/ TRUYỀN GIÁO

MÔ HÌNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ TÀI CHÍNH GIÚP TÂN XỨ ĐẠO TÂN SƠN VÀ GIÚP XÂY DỰNG LINH ĐỀN ĐỨC MẸ LAVANG

XIN GIÚP KINH PHÍ ĐỔ BÊ TÔNG CON ĐƯỜNG MANG TÊN THÁNH GIUSE XỨ ĐẠO TÂN SƠN