Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật 29 TNA-KN Truyền Giáo 2014
Chia Sẻ Lời Chúa Chúa Nhật
29 TNA-KN Truyền Giáo 2014
Lời
Chúa Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm A 2014/Mt 22, 15-21/Lời Chúa Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo/Mt
28, 16-20
-Khi suy nghĩ Câu:Trả cho Cêsar cái gì thuộc về Cêsar. Trả cho Chúa cái gì thuộc về
Chúa,thì CT thấy là sống trong xã hội hôm nay,Con người ta có bổn phận đối
với quê hương trần thế, đối với quốc gia mình làm công dân. Là Người công dân
thì phải chu toàn bổn phận đóng thuế và nghĩa vụ xây dựng xã hội dưới chế độ
chính trị mình đang sống.Mặc Dù vậy,sống trên trần thế và thi hành bổn phận xã
hội dân sự, nhưng con người ta vẫn thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn...Vì con người
được Chúa tạo thành từ hư vô. Cả những người không biết Chúa hay chối Chúa,
cũng đang nằm trong bàn tay hoá công toàn năng của Ngài.
-Vậy thì Chúa muốn ám chỉ rằng: Dù Ai sinh sống trong xã hội trần thế và chế độ
chính trị nào cũng phải có những luật lệ của nó. Người dân không có cách nào
khác hơn là tuân hành luật đóng thuế. Đóng thuế tức là đóng góp lợi tức để xây
dựng công ích...Đây cũng là lẽ công chính cần tuân giữ…
-Khi nói “của Chúa thì trả cho Chúa”
có nghĩa là từng người và toàn thể vạn vật được tạo dựng theo chương trình của
Chúa và qui hướng về Chúa, như là đích điểm sau cùng của muôn loài muôn vật.
-Có thể so sánh cuộc đời của mọi
người như nước trong đại dương bao la. Nước có thể di chuyển mọi nơi, mọi chỗ.
Nước có thể hiện diện trong những dạng thức khác nhau: thể lỏng, thể khí và thể
đặc như nước đá…Tất cả đều là nước và rồi sẽ qui vể Đại dương biển cả mênh
mông, nơi nước đã phát xuất.
-Mọi sự đều là của Chúa, nếu Người lấy đi, ta chẳng còn
gì.Mọi thứ chúng ta có đều là của Chúa ban. Nếu Chúa cất đi những gì Chúa ban,
chúng ta chẳng còn lại được gì…
-Chúng
ta có trong Kinh Thánh câu chuyện ông Gióp để hình dung .Ông Gióp nói(Gióp 1,
6-22): "Thân trần truồng sinh từ
lòng mẹ, tôi cũng sẽ trở về đó trần truồng. Ðức Chúa đã ban cho, Ðức Chúa lại lấy
đi: xin chúc tụng danh Ðức Chúa!"…
-Hãy
đền đáp công ơn Thiên Chúa vì những ân huệ Người ban tặng cho ta…Trong tương
quan xã hội, người Việt Nam ta có truyền thống đáp nghĩa đền ơn rất chu đáo.
Bánh ít đưa đi, bánh dì đưa lại. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Hôm nay có dịp
nhận quà mừng của người khác, mai đây người ta không quên đáp lại bằng một quà
mừng tương xứng.Vậy thì Nợ người đời tuy ít mà người ta còn lo đáp đền sòng phẳng,
huống là những món nợ rất lớn đối với Thiên Chúa toàn năng…
+-NHẤT
LÀ MÓN QUÀ LỚN/ĐẠO CÔNG GIÁO/ĐỨC TIN CỦA CHÚNG TA,VÌ CHÚA NHẬT HÔM NAY LÀ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO...-Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội với sứ mạng loan
báo Tin Mừng,(Mc 16,15):“Anh em hãy
đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Đây
là một sứ mạng lớn lao mà Đức Kitô đã uỷ thác cho Giáo hội CGCT. -Giáo
Hội xác tín về sứ mạng của mình,nên Công Đồng Vat.2 diễn đạt về Giáo Hội trong“Sắc
lệnh về truyền giáo của CĐVTC2/Ad Gentes”như sau:“Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành là truyền giáo
(thừa sai), vì chính Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh
Thần theo ý định của Thiên Chúa Cha”.
-“Truyền giáo” là một danh từ có gốc tiếng Latinh: Missio, động từ
là Mittere. Một trong những nghĩa thường được hiểu là gửi đi, sai
phái đi để làm một công tác quan trọng. Chính Đức Giêsu được Đức Chúa Cha
sai đến trần gian để cứu độ con người và mọi loài thụ tạo, và các môn đệ cũng
được Đức Giêsu sai đi trong sứ mạng cao cả này...
-Theo
“Sắc lệnh về truyền giáo của CĐVTC2/Ad Gentes” số
6: - Công việc truyền giáo là công tác tông đồ đối với anh chị em chưa
biết Chúa Giêsu. Tiêu chuẩn để xác định việc truyền giáo là tiêu
chuẩn Đức Tin chứ không phải tiêu chuẩn kinh tế (người nghèo hay giầu),
xã hội (người bị bỏ rơi, bị áp bức) hay chủng tộc (sắc dân).
-Đến
25 năm sau, với Thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu thế/“Redemptoris
Missio”, mới xác định rõ hơn nữa ý
nghĩa của việc truyền giáo và đặt nó trong tương quan với các công tác
tông đồ khác.
-Đức Gioan Phaolô II đã nói đến những tình trạng phải được
Tân Phúc Âm hóa như :“Nhiều quốc gia, trước đây có một đời sống Kitô phồn thịnh
và có khả năng làm phát sinh những cộng đồng đức tin sống động, nay bị thử
thách nặng nề hay có khi bị biến đổi sâu sa vì những hiện tượng thờ ơ, tục hóa
và vô thần... ”.
-Vì
vậy mà Thượng Hội Đồng Giám mục 2012 đã khai triển sâu rộng chủ đề: “Tân
Phúc Âm Hóa nhắm đến việc truyền đạt đức tin”. Điều phải được lưu ý đặc biệt
trong việc tân phúc hóa chính là tinh thần và việc dấn thân truyền giáo.
-Nhìn lại
công cuộc truyền giáo tại Việt Nan.Dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị rồi
Tự Đức, Giáo Hội tại Việt Nam bị nhiều cực hình, những đòn tra tấn tàn bạo và
những cuộc bố ráp...nhưng lại làm cho đức tin ấy kiên cường và ngời sáng hơn.
-Từ năm
1833 đến 1862 là thời kỳ bách hại đạo nghiệt ngã,nhưng số tín hữu vẫn không
ngừng gia tăng từ 320.300 vào năm 1800 lên đến 426.000 vào năm 1855. Nhưng càng được yên ổn bao nhiêu thì công cuộc truyền
giáo của Giáo Hội lại như giậm chân tại chỗ.
Bởi vì,Theo thống kê của Thánh Bộ Truyền Giáo, chúng ta thử lấy hai con số
cách nhau hơn 30 năm để so sánh số thống kê sau đây:
Năm
|
1970
|
1990
|
1993
|
2004
|
2010
|
Dân số
|
31.993.143
|
63.286.000
|
70.257.700
|
82.320.147
|
86.927.700
|
Công giáo
|
2.679.776
|
4.341.976
|
4.641.677
|
5.667.428
|
6.187.486
|
Tỷ lệ
|
8,37%
|
6,86%
|
6,60%
|
6,88%
|
7,11%
|
-Kết quả so sánh trên cho thấy công cuộc truyền giáo gần như bị ngưng trệ...???
+Lý do....5 lý do
vì sao thiếu lửa truyền giáo tại Việt Nam:1) Thiếu nhân lực truyền
giáo; 2) Thiếu đào tạo; 3) Thiếu tổ chức; 4) Thiếu mục tiêu; 5) Thiếu
cộng tác.
-Nói là thiếu
nhưng thực tế lại có rất thừa trên nhiều phạm vi hoạt động khác của
Giáo Hội, do thiếu sự phân bổ để ưu tiên cho việc truyền giáo. Dù việc truyền
giáo được quan tâm và nói đến nhiều, nhưng không được huy động toàn lực để thực
hiện, mà chỉ là những hô hào, những phong trào, những làn sóng nổi dậy theo
từng dịp, từng lúc, rồi đâu lại vào đấy. Các tổ chức, hội đoàn, dòng tu, giáo
xứ... đều lấy việc truyền giáo làm mục tiêu chính, nhưng lại thiếu đào tạo,
thiếu kế hoạch...
+-Ngoài
ra, còn vài nhân tố quan trọng khác,khiến suy yếu tinh thần truyền giáo:
- Trước
hết là do não trạng nặng tính cách văn hóa gia đình, làng xóm, cục bộ, chỉ đóng
khung trong giáo xứ của mình.
- Thứ đến
còn do một thứ tâm lý lệ thuộc và “ăn xin” phát xuất từ cơ cấu văn hóa đẳng cấp
thái quá và tình trạng dân bị trị, nghèo đói. Thứ tâm lý này đưa đến cách suy
nghĩ và hành động trông chờ, xin xỏ chứ thiếu hoặc không dâng hiến, cho đi.
-Riêng đối
với Giới trẻ, truyền giáo, theo Đức Bênêđictô XVI mời gọi các bạn trẻ
hăng say dấn thân vào sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội. Ngài đưa ra
lời nhắn nhủ trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 16-11-2012 nhân ngày Quốc Tế
giới trẻ, tiến hành vào tháng 7 năm 2013, tại thành phố Rio de Janeiro Brazil,
với chủ đề: “Hãy Đi Và Làm Cho Muôn Dân Trở Thành Môn Đệ”.
+Lãnh vực
truyền giáo mà Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai lãnh vực mà người trẻ có thể dấn
thân truyền giáo:
- Lãnh vực truyền thông xã hội, đặc biệt là Internet:
“Các
con hãy đưa vào nền văn hóa của môi trường truyền thông mới này, những giá trị
vốn làm nền tảng cho cuộc sống của các con. Các con là những người trẻ hầu như
cảm thấy tự nhiên hợp với các phương tiện truyền thông mới mẻ ấy, các con có
nghĩa vụ đặc biệt loan báo Tin Mừng trong đại lục kỹ thuật số này. Vậy các con
hãy biết sử dụng phương tiện này một cách khôn ngoan, để ý đến cả những cạm bẫy
chứa đựng trong đó, đặc biệt là nguy cơ nghiện nó, lẫn lộn thế giới thực tế với
thế giới tiềm thể, thay thế cuộc gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với con người
bằng những tiếp xúc trên mạng”.
- Lãnh vực thứ hai là môi trường lưu động: “Ngày nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ du hành, vì học
hành, vì công ăn việc làm hoặc để giải trí. Các con đừng sợ làm chứng cho đức
tin của các con cả trong những bối cảnh đó: thông truyền niềm vui vì gặp gỡ
Chúa cho những người các con gặp, đó thực là một món quà quí giá”.
-Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: “... Khi Chúa sai
ngôn sứ Giêrêmia, Ngài ban cho ông quyền được “loại bỏ và phá đổ, phá hủy và
san bằng, xây dựng và vun trồng”. Cả các bạn cũng như thế. Mang Tin Mừng là
mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan
và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, bất bao dung và oán thù; để kiến tạo một thế
giới mới.
-Đức
Maria, nhà truyền giáo mẫu mực tiên khởi để chúng ta noi theo bắt chước.Amen
Nhận xét