CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN A2014
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN A2014
Lời Chúa: Ed. 18, 25-28; Pl. 2,
1-11; Mt. 21, 28-32
(Mt 21, 28-32):Một hôm, Ðức Giêsu
nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: 28 "Các ông
nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất:
"Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho". 29 Nó đáp:
"Con không muốn đâu!" Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30
Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con
đây!" nhưng rồi lại không đi. 31 Trong hai người con đó, ai đã
thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất".
Ðức Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những
cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. 32 Vì ông Gioan đã
đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những
người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi,
các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy".
…Ngày 15 tháng 9 năm 2011, nhà xuất bản Vatican, Giuseppe
Costa đã tổ chức triển lãm 600 tác phẩm của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nay là
Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI,đã nghỉ hưu…Cuộc triển lãm được trình bầy cho
Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo, nhưng cũng đã được mở ra cho các du khách
tại Vatican, và ngày 24 tháng 9 năm đó tại trụ sở của nhà xuất bản Herder tại
Freiburg…Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã nói: “Tôi rất cảm động và khá ngạc nhiên được thấy số lượng các sách vở tôi
đã viết. Hy vọng của tôi là những lời tôi viết trong đó không chỉ đến và đi,
nhưng giúp cho các độc giả nam và nữ tìm được hướng đi của họ."
-Qua đoạn Tin Mừng hôm nay chúng ta thấy Thiên Chúa đã trao
ban cho con người sự tự do. Và với sự tự do này, con người có thể bước theo
Chúa nhưng cũng có thể quay lưng chống lại Ngài. Con người có thể vâng theo
thánh ý Chúa nhưng cũng có thể từ khước đường nẻo của Ngài,là đường là sự thật
và là sự sống. Thế nhưng điều quan trọng hơn đó là Thiên Chúa sẽ xử sự với
chúng ta tuỳ theo việc chúng ta có hay không thực thi thánh ý Ngài, chứ không
tuỳ thuộc vào lời nói vâng dạ của chúng ta đâu.
-Trong hai người con, người được coi là đã thực thi ý định
của cha, không phải là người đã mau mắn trả lời vâng trước lệnh truyền của cha,
nhưng trong hành động thì lại không làm. Mà chính là người tuy đã trả lời
không, nhưng trong thực tế lại đi làm điều người cha truyền dạy.Và đây cũng là
dịp để CT đề cập đến sự tự do:
-Khái niệm về tự do:Tự do là không bị ép buộc. Tự do là tự ý
quyết định. Tự do là một khả năng của con người để lựa chọn và thực thi điều đã
lựa chọn theo ý mình.Tự do là một khả năng lựa chọn các phương tiện để đạt đích
(theo thánh Tôma)…Một người có Tự do hoàn toàn, nghĩa là họ không bị hạn chế
trong tư tưởng, ngôn ngữ và hành động. Họ phải biết cái họ chọn, và họ có quyền
quyết định điều họ chọn, Họ cũng phải có phương tiện và cơ hội để nghĩ, nói và
làm mà không bị kiểm soát vô lí, cưỡng bách bất công… Có nhiều loại tự do:Tự do thể lý (bên ngoài),Tự do tâm lí (bên
trong),Tự do chính trị,Tự do xã hội,Tự do ngôn luận (bàn cãi và trao đổi tư
tưởng), Tự do báo chí,Tự do tôn giáo phụng tự…Tự do theo quan niệm Kitô giáo:Con người có Tự do CHÚA BAN , vì là
hình ảnh của Thiên Chúa , Đấng Tự do tuyệt đối.
-Công đồng Trento xác quyết rằng: "Tội Adam làm cho con
người mất đi sự công chính nguyên thủy, ý muốn con người ra yếu đuối, nhưng vẫn
không mất Tự do, dưới ảnh hưởng của thường sủng, con người có thể chấp thuận
hay từ chối".
-Chúa Kitô đem đến một sự Tự do chân chính chỉ cho những ai
tuân giữ lời Ngài(Ga 8,31): "Nếu các ngươi ở lại trong Lời Ta, các ngươi
sẽ thực là môn đệ Ta, các ngươi sẽ biết chân lý, và chân lý sẽ cho các ngươi
được tự do".
-Tự do là một đặc tính cao quí, nhưng cũng là một trách
nhiệm đáng sợ. Người ta có thể lạm dụng Tự do để từ chối Thiên Chúa, xúc phạm
đến Ngài và tha nhân.Tự do của con người chỉ có giới hạn, Tự do không có nghĩa
là muốn làm gì thì làm…Theo Thánh Toma, tri thức và hiện hữu của Chúa, không
giống tri thức và hiện hữu của thụ tạo. Chúa không nhận thức sự vật cách
"nối tiếp", nhưng Ngài nhận thức chúng bằng hành vi "toàn thể
đời đời". Và, nếu con người không có Tự do thì những lời khuyến cáo, giới
luật, cấm, khen, phạt sẽ trở thành vô nghĩa.
-Trong xã hội thời Chúa Giêsu cũng như thời nay, vẫn có
những hạng người Lời nói thì đầy vẻ thuần phục đối với các giáo huấn của Chúa,
nhưng trong hành động lại chẳng có chút vẻ gì là ưng thuận đối với điều Chúa
truyền dạy. Những người bề ngoài xem ra dễ bảo, nhưng thực chất lại là người
khó dạy. Họ đã có thể đánh lừa được dư luận vì cái mau mắn bên ngoài của họ.Những
người này tượng trưng nơi hàng tư tế, đầu mục, nhóm biệt phái và thông luật.
Tuy đánh lừa được dư luận, nhưng qua CHÚA GIÊSU thì họ đã đánh mất chỗ của họ
trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.
-Thế vào chỗ của họ lại là những người thu thuế, những gái
điếm, những người mà ai cũng biết là đang vi phạm ý Chúa, được bày tỏ trong lề
luật và trong giới răn của Ngài. Họ là những người qua lối sống của mình, đã
nói không trước lệnh truyền của Chúa. Nhưng có thời điểm vận may trong đời đến,
những người này đã nhận ra sự sai trái của mình, đã biết hối cải và đi làm điều
Chúa truyền dạy. Họ là những người đã được giáo huấn và những việc làm của CHÚA
lay động, làm thức tỉnh, thay đổi hẳn cuộc sống. Họ là người đàn bà xứ Samaria,
đã gặp Chúa bên giếng nước; là ông Giakêu, được Chúa viếng thăm; là bà Maria,
đã xức dầu cho Chúa; là tên trộm cướp bị đóng đinh bên hữu Chúa; là tất cả
những kẻ tội lỗi biết hối cải.
-Trên thực tế, lắm người lại thường hay tự mãn với một nhãn
hiệu, một dấu chỉ bên ngoài nào đó. Chẳng hạn vốn tự hào là người công giáo
ngoan đạo…và phải khó khăn lắm mà nghĩ đến việc trở lại, mở rộng cửa tâm hồn
đón nhận cái mới, cái bất ngờ, cái chưa được nghe biết bao giờ…
Dụ ngôn cho
chúng ta thấy trở ngại lớn nhất trên đường vào Nước Trời không phải chỉ là tội
lỗi mà còn là sự ngủ mê giữa những tiêu chuẩn đạo đức được chúng ta dựng nên hay
có khi là đã xác tín. Tuy nhiên, có đặt lại vấn đề như thế, chúng ta mới nhận
biết được thánh ý Chúa và mới đi đúng con đường Chúa muốn chúng ta đi.Amen
Nhận xét