CHIA SẺ LỜI CHÚA CN16 THƯỜNG NIÊN A 2014
CHIA SẺ LỜI CHÚA CN16 THƯỜNG NIÊN A 2014
Lời Chúa: Kn. 12, 13.16-19; Rm. 8, 26-27; Mt. 13, 24-43
…Thế giới này giống như cánh đồng lúa đầy cỏ lùng xen vào. Có
Những ông thánh sống lẫn lộn với những thằng quỷ, tốt xen lẫn với xấu. Tốt như
những tổ chức nhân đạo, nhân quyền, hoà bình thế giới: Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc/UNESCO, Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Quốc tế của Liên
Hiệp Quốc/UNICEP, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc/ FAO,OLYMPIC/Thế
vận hội,WORLD CUP/Túc cầu Thế giới…là những tổ chức xây dựng văn hoá, giáo dục
tình thương, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, phát triển lương thực thế giới, thăng tiến
những tài năng, chăm lo y tế…
Nhưng cũng lại có rất nhiều những tổ chức xấu xen vào như
Mafia, buôn lậu, ma tuý, vũ khí, khủng bố, trộm cướp, du đãng, buôn bán trẻ em,
phim ảnh sách báo đồi truỵ... Đồ thật, hàng tốt bị xen lẫn hàng xấu, đồ giả.
Người lương thiện, chân chính bị lẫn lộn với kẻ tham ô, móc ngoặc, bất lương…
Trong Bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã dùng những hình ảnh
của nghề nông nghiệp để diễn tả về
thế giới, Giáo Hội, Nước Trời hay Vương quốc Thiên Chúa, qua
dụ ngôn cỏ lùng, dụ ngôn hạt cải, và dụ ngôn men trong bột. Mỗi dụ ngôn nói lên
một khía cạnh khác nhau về Nước Trời.
Ba dụ ngôn nầy có nhiều điểm chung: Tất cả đều hướng về
"ngày thu hoạch", chứ không phải tình trạng hiện thời,Phương thức làm
là hạt giống/men được gieo vào trong một môi trường.Các dụ ngôn nhấn mạnh đến kết
quả mà hạt giống/men mang lại cho môi trường.
*-ĐV Dụ ngôn lúa tốt và cỏ lùng,nếu Liên hệ với dụ ngôn
trước, dụ ngôn nầy tiếp tục nói về Nước Trời bằng câu chuyện hạt giống. Khác
với dụ ngôn trước, dụ ngôn nầy không nói về các loại đất trong đó các hạt giống
được gieo vào, mà nói về hạt giống.
Điểm khác trong dụ ngôn nầy là sự can thiệp bởi các yếu tố
bên ngoài: một đàng là kẻ thù gieo cỏ lùng vào ruộng lúa, đàng khác là quyết
định của chủ ruộng để cho lúa và cỏ lùng mọc chung với nhau cho đến ngày gặt,
bởi ông biết phẩm tính của hạt giống.Thánh Matthêô dùng tĩnh từ "tốt"
trong hạt giống tốt.Các hình ảnh nầy đều nằm trong văn mạch
của trình thuật về ngày cánh chung. Đến thời sau
cùng, hạt giống tốt sẽ được cất vào kho lẫm, trong khi cỏ lùng sẽ bị gom góp
lại thành bó và bị đốt đi.
Cũng dưới hình thức trình bày, Thánh Matthêô nói đến sự xuất
hiện của cỏ lùng và lớn lên chung của nó với hạt giống trong cùng một thửa
ruộng. Kẻ thù gieo cỏ lùng lên trên hạt giống tốt, nhằm phá hoại hạt giống tốt
và ngăn cản hạt giống sinh trái.Chỉ gia chủ mới biết nguồn gốc của cỏ lùng, còn
tôi tớ không biết điều nầy, nên họ phải chờ đến ngày gặt. Chính ông chủ quyết
định thời hạn để cho cỏ lùng lớn lên chung với hạt giống, và khi nào thì chúng
sẽ bị đốt trong lửa. Bởi đó "Mùa gặt" và "thời gian" gắn
liền với nhau và mang ý nghĩa cánh chung. Chính "thời gian" xác định
tính chất của mùa gặt. Phải đợi đến ngày cánh chung, mọi sự mới tỏ lộ ra và
được giải quyết.
Chính Thiên Chúa gieo hạt giống tốt và Ngài thu gặt hoa
trái. Trên mảnh ruộng của Thiên Chúa ở trần gian, Hạt giống tốt phải sinh hoa
trái tốt, vì chỉ như thế nó mới được thu hoạch và cất vào kho lẫm của Thiên
Chúa.
*Dụ Ngôn Hạt Cải (13,31-32) và Dụ Ngôn Men Trong Bột (13,33)
Lần nữa Chúa Giêsu nói về dụ ngôn một hạt giống khác. Đó là
hạt cải. Hạt cải mọc dọc theo vùng Biển Galilêa. Chiều cao loại cây một năm nầy
thay đổi từ 0,6096 m - 1,8288m. Lá mọc từ gốc mà lên. Đến mùa cây trổ sinh rất
nhiều bông nhỏ màu vàng. Hạt cải dùng làm dầu, một thứ hương liệu.Khác với dụ
ngôn hạt giống tốt, dụ ngôn nầy nhấn mạnh đến kết quả cuối cùng của hạt cải,
rất tương phản với tình trạng khởi đầu. Tính cách tương phản nầy được diễn tả
bởi hai tính từ "nhỏ nhất" và "lớn nhất". Sự tương phản nầy
nhấn mạnh sự sống lớn mạnh và năng động của Nước Trời. Hạt cải lớn lên thành
"cây", nghĩa là nó có hình dáng và kích thước như một thân cây.
Hình ảnh ẩn dụ "chim trời đến ẩn náu trong cành của
nó" lấy từ Cựu ước. Bởi đó, hình ảnh nầy được dùng trong dụ ngôn ám chỉ
việc các dân tộc tìm đến Nước Trời vào thời cánh chung, để được cư ngụ và hưởng
sự sống trong đó.Cây cải của Nước Trời thay thế cây sự sống trong vườn Eđen,
bởi Nước Trời ban sự sống cho mọi dân tộc và mọi người.
*-Dụ Ngôn Men Trong Bột (13,33)
Dụ ngôn nầy không dùng hình ảnh hạt giống nữa, mà một nhúm
men. Giống như dụ ngôn trước, dụ ngôn nầy nói đến sự nhỏ bé lúc ban đầu và lớn
mạnh vào lúc cuối. Tuy nhiên dụ ngôn nầy còn nhấn mạnh một khía cạnh khác. Đó
là sự sống của Nước Trời làm biến đổi cả môi trường nơi men Nước Trời được bỏ
vào.
*-Kết luận:
- Xuyên qua hình ảnh dụ ngôn cỏ lùng, Đức Giêsu nói lên sự
kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với loài người: về phương diện thực vật, cỏ lùng
không thể biến thành lúa tốt, nhưng trên bình diện thiêng liêng, kẻ xấu có
thể trở thành người tốt, nếu họ được người khác nêu gương
sáng, tác động hướng dẫn…để họ biết vận dụng những ơn lành Thiên Chúa vẫn ban
cho họ.
Nước Thiên Chúa đã khởi sự với công việc loan báo Tin Mừng,
nhưng tình trạng hiện nay còn rất khiêm tốn (chưa đủ thuyết phục) và không rõ
ràng (người tốt kẻ xấu đang lớn lên với nhau).Chỉ sau khi đã trải qua một hành
trình dài, trong tình trạng tranh tối tranh sáng, Nước Thiên Chúa mới tỏ hiện
rõ ràng và là một cuộc quy tụ toàn thể vũ trụ vào sống trong bình an của Thiên
Chúa.
-Qua hình ảnh hạt cải và nắm men, Đức Giêsu cho thấy rằng
một tình trạng khởi đầu không nổi rõ, không có nghĩa là kết thúc cũng như thế.
Chỉ đến cuối, khi cây cải đã lớn lên và bột đã dậy men, người ta mới biết có
cái gì ẩn giấu trong hạt cải và men. Cũng thế, Nước Trời (Thiên Chúa) trên mặt
đất đang hiện diện, không viên mãn và xán lạn, nhưng trong sức mạnh dồi dào, và
sẽ tỏ rõ ra vào lúc kết thúc. Vậy, ai ước ao thuộc về Đức Kitô, cần phải có một
tầm nhìn rộng rãi và kiên nhẫn.
…Thưa anh chị em, nhiều khi có người trong chúng ta cũng
nóng vội không chịu đựng nổi trước hiện tượng người tốt kẻ xấu chung sống lẫn
lộn, cỏ dại và lúa tốt mọc chen nhau trong cánh đồng nhân loại thế giới giáo
hội…
Theo cha Tommy Lane, trên cửa một nhà thờ ở phía tây của
nước Ireland, đã viết câu sau đây: "Giáo Hội không phải là một câu lạc bộ
dành cho những vị thánh nhưng còn là một bệnh viện dành cho những người tội
lỗi".
Câu nói này rất phù hợp với lời giảng dạy của Chúa Giêsu
trong dụ ngôn cỏ lùng. Giáo Hội là một sự pha trộn giữa lúa tốt và cỏ lùng,
giữa những người thánh thiện và tội lỗi. Do đó CHÚA muốn mỗi người CT Hãy kiên
nhẫn và quảng đại bao dung với những tội nhân.Amen
Nhận xét