CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 8 PHỤC SINH-LỄ CTT HIỆN XUỐNG NĂM 2014
Lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr
12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Có một phóng viên đã đặt câu hỏi với một chuyên viên Kinh
Thánh như sau: Nếu nhờ khoa học tiến bộ, người ta sáng chế ra được một máy quay
phim ngược thời gian. Máy này có thể thu lại tất cả hình ảnh và lời giảng dạy của
Chúa Giêsu cách đây hơn 2014 năm. Vậy bộ phim ấy có khả năng thay thế được bốn
sách Tin Mừng hay không? Nhà chuyên viên Kinh Thánh trả lời: Không thể được, bởi
vì đức tin không phải do mắt thấy tai nghe, nhưng là do ơn Chúa Thánh Thần tác
động.
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Trong bài này, tôi sẽ nói về vai trò của Chúa Thánh Thần trong cộng đồng các tín hữu Chúa Ki-tô.
Trong đời sống cộng đồng các tín hữu, Chúa Thánh Thần có một vai trò rất quan trọng và cần thiết, tương tự như vai trò của linh hồn đối với các phần trong thân xác con người. Thân xác chúng ta có nhiều bộ phận, nhiều thành phần khác nhau: có đầu, mình, chân tay, mắt mũi, miệng. Các thành phần đó hòa hợp, thông cảm với nhau là nhờ có linh hồn bên trong. Khi linh hồn ra khỏi xác thì các phần thân xác tuy vẫn còn, nhưng không thông cảm với nhau nữa. Khi còn linh hồn bên trong nếu chân ta giẵm phải cái gai thì cả thân thể đều thông cảm và hiệp lực để giúp đỡ: mắt nhìn xem gai ở đâu, mình cúi xuống, tay rút gai ra, rửa vết thương và rịt lại cho cầm màu. Khi linh hồn lìa xác nếu ta có chặt cái chân đi thì cái tay cũng bất động và thân thể cũng không cảm thấy đau. Thế rồi, trong ít lâu, các tế bào tan rữa,thịt xương trở nên tro bụi, tại sao thế? – Tại vì thiếu hồn sống bên trong, có hồn sống bên trong thì các phần thân thể mới hợp nhất và thông cảm với nhau. Không có hồn sống thì các phần thân thể sẽ bị phân hủy và tách lìa nhau.
Vai
trò của Chúa Thánh Thần trong cộng đồng các tín hữu cũng tương tự như vậy.
Nghĩa là Chúa Thánh Thần là linh hồn sống bên trong, làm cho các tín hữu thông
cảm và hợp nhất với nhau thành Thân thể Mầu nhiệm của Chúa Ki-tô.
Theo
sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại thì ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần hiện xuống,
có rất đông người thuộc nhiều dân tộc khác nhau, nhưng đều hiểu tiếng nói của
Các Tông đồ như tiếng mẹ đẻ của mình. Thánh Phê-rô thay mặt các Tông đồ giảng về
Đức Giê-su chính là Đấng Cứu thế đã chết và sống lại. Khi ấy họ hết sức cảm động,
hỏi ông Phê-rô rằng: “Chúng tôi phải làm gì?” – Ông Phê-rô đáp: “Anh chị em hãy
thống hối và chịu phép Rửa tội nhân danh Chúa Ki-tô cho được khỏi tội, sau đó
anh chị em sẽ được lĩnh ơn Chúa Thánh Thần…”.
Những
người tin lời ông Phê-rô đã xin chịu phép Rửa tội, ngày đó có độ ba ngàn/3000
người xin theo Đạo. Các người này chăm chỉ nghe các Tông đồ giảng dạy, siêng
năng dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện. Các tín hữu sống hiệp nhất và để mọi của cải
làm của chung. Họ bán ruộng đất, gia sản lấy tiền phân chia cho mỗi người tùy
theo nhu cầu.
Đó,
vai trò của Chúa Thánh Thần trong cộng đồng các tín hữu cần thiết và quan trọng
như vậy. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì chúng ta không thể hiểu nhau, không
thể tin nhau và không thể đoàn kết với nhau thực sự và lâu bền được, tại sao thế?
– Tại vì mỗi người đều mang trong mình tính ích kỷ và lòng tự ái. Tính ích kỷ
là chứng bệnh trầm kha di truyền, nằm trong mình con người từ lúc sinh ra và nó
còn lớn lên với tuổi đời. Một em bé chưa làm ích gì cho ai đã biết ích kỷ rồi:
khi cha mẹ chia quà cho các con, đứa nào cũng tranh phần hơn, khi cha mẹ chia
công việc, đứa nào cũng muốn chọn việc nhẹ, đó là ích kỷ. Lòng tự ái cũng là
con sâu mọt đục khoét sự hợp nhất.
Kinh
nghiệm cho thấy có những người rất nhiệt tình trước công việc chung, nhưng chỉ
nhiệt tình khi nào ý kiến của họ được nghe theo, bản thân họ cũng được đề cao,
còn khi người khác phê bình hay bác bỏ ý kiến của họ thì họ bất mãn, phá ngang
và bỏ dở công việc, tại đâu?– Thưa: Tại lòng tự ái. Ích kỷ là chứng bệnh di
truyền, tự ái là con mọt phá hoại sự cảm thông và tình đoàn kết. Sống chung với
nhau mà hiểu lầm nhau, chia rẽ nhau, thật là bất lợi và nguy hiểm. Không nói gì
những đoàn thể lớn như quốc gia hay quốc tế, ngay một đoàn thể nhỏ như gia
đình, vợ chồng mỗi người một ý kiến, mỗi người một tính tình, đời sống chung rất
khó chịu, nói ra thì cãi nhau, không nói thì nặng nề, ai cũng thấy khổ nhưng
không làm cách nào giải quyết. Nhưng nếu có Chúa Thánh Thần thì người ta sẽ
tránh được nhiều chuyện phức tạp gây chia rẽ, và người ta sẽ cảm thông đoàn kết
với nhau một cách dễ dàng.
Sau
đây, ta rút ra mấy bài học thực hành:
1)
Ta hãy siêng năng cầu xin Chúa Thánh Thần đem lửa tình thương từ trời xuống,
làm bùng cháy lên trong nhân loại, để phá tan những căm thù chia rẽ đang làm xáo
trộn khắp nơi trên thế giới.
2)
Khi có sự bất bình chia rẽ xẩy ra trong gia đình hay cộng đoàn ta hoặc trong mối
quan hệ giữa ta với người khác, ta đừng kêu ca phàn nàn, cũng đừng đổ lỗi cho
ai, như vậy chẳng giải quyết được gì, mà càng đào sâu hố ngăn cách. Tốt hơn hết
là ta hãy ngửa mặt cầu xin Chúa Thánh Thần, là Thần Hợp Nhất, ngự xuống trong
tâm hồn mỗi người để phá tan sự hiểu lầm, hàn gắn mọi chia rẽ đang đe dọa đời sống
cộng đồng của chúng ta.
Như
vậy sẽ kết quả hơn bất cứ một giải pháp nào. Bởi vì như lời thánh vịnh:Nếu như Chúa
chẳng xây nhà, thợ nề/xây vất vả cũng là uổng công/vô ích.
Để kết luận, tôi Trích
bài giáo huấn của thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem:…Dù
chỉ có một cách hiện hữu duy nhất, nhưng do ý Thiên Chúa và nhân danh Đức Ki-tô,
Thánh Thần vẫn tạo ra nhiều năng lực khác nhau…Thật vậy, Thánh Thần dùng miệng
người này để giảng sự khôn ngoan, lấy lời ngôn sứ mà soi trí người kia, ban cho
kẻ này quyền xua trừ ma quỷ, cho kẻ kia ơn giải thích Kinh Thánh, thêm sức cho
kẻ này sống tiết độ, dạy cho kẻ kia biết thương người, cho người này biết ăn
chay và tập sống đời khổ hạnh, cho người kia biết khinh chê những thú vui thể
xác, cho kẻ khác nữa ơn chuẩn bị tử đạo. Khác nơi những kẻ khác, còn Người
không bao giờ khác với chính mình như có lời chép : Thánh Thần tỏ mình ra cho mỗi
người một cách, là vì ích chung.
Người hiền từ, dịu dàng đến với chúng ta. Nghĩ đến Người là ta thấy ngọt ngào, êm dịu. Ách của Người rất nhẹ nhàng. Ánh sáng rạng ngời của ơn thông hiểu báo cho biết trước Người sẽ đến. Người đến với tấm lòng của Đấng Bảo Trợ chân chính, vì Người đến cứu độ, chữa lành, dạy dỗ, bảo ban, thêm sức, an ủi, soi trí trước hết cho kẻ đón nhận Người, sau đó cho những ai khác đón nhận hoạt động của người ấy.
Người hiền từ, dịu dàng đến với chúng ta. Nghĩ đến Người là ta thấy ngọt ngào, êm dịu. Ách của Người rất nhẹ nhàng. Ánh sáng rạng ngời của ơn thông hiểu báo cho biết trước Người sẽ đến. Người đến với tấm lòng của Đấng Bảo Trợ chân chính, vì Người đến cứu độ, chữa lành, dạy dỗ, bảo ban, thêm sức, an ủi, soi trí trước hết cho kẻ đón nhận Người, sau đó cho những ai khác đón nhận hoạt động của người ấy.
Nhận xét