CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH A 2014
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH A 2014
Lời Chúa: Cv. 8, 5-8. 14-17; 1Pr. 3, 15-18; Ga. 14,
15-21
…Thánh
Phanxicô Assisi có lòng mến Chúa và yêu người rất sâu xa. Một hôm ngài gặp một
người bạn, người này nói với thánh nhân rằng ông ta không thể nào yêu mến Thiên
Chúa được. Đang khi hai người đi đường thì gặp một người hành khất vừa mù vừa
què. Thánh nhân hỏi người hành khất:- Nếu tôi chữa cho anh thấy và đi được thì
anh có yêu mến tôi không?
Người hành
khất trả lời:- Dạ thưa ngài, không những tôi yêu mến ngài mà tôi xin dâng hiến
trọn phần còn lại của đời tôi để phục vụ ngài.Nghe câu trả lời của người hành
khất xong, thánh nhân quay sang người bạn đang đứng bên ngài nói:- Đó anh thấy
không, người hành khất này chỉ thấy được, đi được, thế mà còn hứa với tôi như
thế, huống hồ là anh, anh không những được Chúa dựng nên với chân tay mắt mũi
lành lặn. Ngài lại còn chịu chết để cứu chuộc anh nữa, đang khi đáng lý ra anh
phải chết vì tội của anh. Vậy mà anh lại không yêu mến Chúa sao?
Thưa anh chị em, yêu mến Chúa là bổn phận của mỗi
người chúng ta. Trong Tin Mừng hôm nay, chính Chúa Giêsu đã trả lời cho chúng
ta câu hỏi này.
Trước hết, yêu
là thấy. Chúa Giêsu đã nói: “Phần anh
em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống”.
“Cái thấy” Chúa Giêsu muốn nói ở đây không còn là cái thấy ngang
qua cặp mắt của thân xác,vì cái thấy ấy có những giới hạn nhất định, Còn “cái
thấy” ở đây là cái thấy bằng con tim, bằng sự cảm nhận, bằng sự hoà nhập. Tình
yêu làm cho hai người xa cách trở nên gần gũi. Vì yêu mến Thầy, các môn đệ vẫn
phải cảm thấy Thầy hiện diện ở khắp nơi.
Nguyên trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta đã thấy Chúa
Giêsu lặp lại đến năm/quá nhiều lần từ “yêu
mến”. Yêu mến trở thành mối quan hệ giữa môn đệ và Thầy, giữa môn đệ và
Thiên Chúa Cha. Yêu mến đưa đến sự hoà nhập: “Anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em” và “Thầy sẽ tỏ mình ra cho anh em”.
Thì ra, trái tim cũng có “cặp mắt” của nó. Cặp mắt của trái tim thấy được những cái mà cặp
mắt thể xác không thể thấy. Chính cái thấy bằng cặp mắt của trái tim sẽ giúp
chúng ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa sự hiện diện của Chúa Giêsu với
cuộc đời của mỗi người Kitô hữu và của cộng đoàn.
Yêu còn là
tuân giữ: Tình yêu không dừng lại ở
cái nhìn thấy. Tình yêu sẽ dẫn tới hành động. Không có hành động, tình yêu chỉ
là giả dối. Hành động mới là bằng chứng của tình yêu đích thực. Chúa Giêsu đã
nói: “Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ các
giới răn của Thầy. Ai giữ các giới răn của Thầy mới là người yêu mến Thầy”.
Nói rằng: “Tôi yêu mến Chúa” thì ai cũng có thể nói
được. Nhưng nếu không tuân giữ các giới răn của Chúa thì những lời nói đó chỉ
là những lời nói dối,theo như ý của thánh Gioan tông đồ.
Các giới răn của Chúa là chính Chúa Giêsu với các giáo
huấn của Ngài. Giữ các giới răn ở đây là biến đổi chính con người của mình để
có thể trung tín với Chúa,với ơn gọi KTH trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Chúa Giêsu đã xác định: “Ai giữ các giới răn của Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến. Cha và Thầy sẽ
yêu mến người ấy và sẽ đến và ở trong người ấy”. Tuân Giữ các giới răn là ta sẽ được ở với Chúa và
Chúa ở với ta, là lưu lại trong tình yêu của Chúa. Tình yêu sẽ chắp cho chúng
ta đôi cánh để bay lên cao…
Vậy mà có người có lúc lại coi Kitô giáo như những
giới răn cấm kỵ và trừng phạt, như những gông cùm tròng vào cổ hay những gánh
nặng đè lên vai. Vì vậy cuộc sống đạo của họ trở thành khô khan và nghèo nàn,
nhiều khi quá máy móc. Họ bóp méo đạo yêu thương thành đạo của sợ hãi u sầu…
ĐỂ MINH HỌA
THÊM,XIN KỂ:Truyện cổ tích Ả Rập, kể rằng: Có một người bán thịt nướng rất keo
kiệt và khó tính, vì tính khí khó chịu của anh ta nên cửa hàng luôn bị ế ẩm,
anh đã làm đủ mọi cách để câu khách nhưng chẳng ai thèm mua. Có một người ăn
xin ngồi bên lề đường, thèm thuồng nhìn những miếng thịt nướng treo lủng lẳng,
rồi ông móc trong bị ra một khúc bánh mì, lẳng lặng đem hơ nóng trên khói, hy
vọng khói thịt sẽ ướp vào miếng bánh. Sau đó, ông ngồi ăn miếng bánh cách ngon
lành. Anh chàng bán thịt nhìn thấy, chạy ra túm áo người ăn xin đòi tiền. Người
ăn xin phân trần:-“Tôi đâu có mua thịt của anh, khói thịt đâu có phải
là thịt”. Anh bán thịt quát lên:- “Khói thịt cũng thuộc về miếng thịt, ông phải
trả tiền cho tôi”. Hai người cãi nhau, không ai chịu ai và đưa nhau đến quan
tòa xét xử. Vị quan tòa truyền cho người ăn xin móc ra một đồng tiền cắc và ném
xuống nền nhà phát ra tiếng kêu, và ông nói:- “Đây là giải pháp công bằng nhất,
người ăn xin hưởng khói thịt của anh ta, và anh thì hưởng âm thanh đồng tiền
của ông ta. Thế là công bằng nhé”.
…Nghe qua câu chuyện trên, có thể chúng ta sẽ cười chê
thái độ ích kỷ, keo kiệt, vớ vẩn của người bán thịt, thế nhưng rất có thể trong
cuộc sống chúng ta cũng đã có lúc cư xử với tha nhân như thế.
Là người Kitô hữu đích thực phải sống đạo bằng con
tim. Tình yêu làm cho cuộc sống đầy sức sáng tạo và năng động. Chính cuộc sống
tích cực và đầy sức sáng tạo này mới thực sự là một bằng chứng về sự hiện diện
của Chúa Giêsu, Đấng đã chết nhưng đã sống lại và đang tiếp tục hoạt động nơi
những kẻ tin Ngài. Ngài muốn ở mãi bên chúng ta và sống trong chúng ta cho đến
tận thế.Mùa Phục sinh nhắc ta nhìn lại sự sống nơi mình.Nếu chúng ta thật sự là
người đang sống trong Đức Kitô, chúng ta có thể trao cho gia đình ta,xứ đạo ta,xã
hội và thế giới sự sống đó qua lòng quảng đại cư xử và việc phục vụ vô vị lợi trong
yêu thương.Amen
Nhận xét