CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM A 2014
CHIA SẺ LỜI CHÚA C.N 2 PHỤC SINH NĂM A 2014
Lời
Chúa: Cv 2,42-47; 1Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
A-Tần số tình yêu.…Có một Người cha dắt đứa
con nhỏ đi dạo ngang qua một đài phát thanh của thành phố. Đứa bé chỉ ngọn tháp
cao vút hỏi người cha: – Ba ơi! Cái tháp đó để làm gì vậy?.Người cha giải
thích: – Con ạ! Đó là ăng-ten của đài phát thanh, hàng giây hàng phút nó phát
đi những tin tức, âm nhạc và các chương trình hữu ích cho đại chúng. - Nhưng
thưa ba, con có nghe thấy gì đâu?- Muốn nghe được những thông tin và các chương
trình bổ ích đó, con chỉ cần có một cái máy thu thanh thật tốt, và mở đúng tần
số là con sẽ nghe rõ ràng, như cha con mình đang nói chuyện với nhau đây!
…Chiều
Phục Sinh đầu tiên, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ, vắng mặt Tôma, một con
người thực tế, muốn kiểm chứng bằng mắt thấy, tai nghe, tay sờ thì mới tin. Tám
ngày sau, Đấng Phục Sinh lại hiện ra với các ông, có cả Tôma. Người gọi đích
danh ông: “Tôma, hãy nhìn xem tay Thầy, hãy đặt ngón tay vào cạnh sườn Thầy. Đứng
cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông chỉ còn biết run sợ mà thưa với Người: “Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”.
Tại
sao Gioan chỉ cần nhìn thấy ngôi mộ trống và tấm khăn liệm xếp gọn gàng là ông
đã tin Thầy sống lại, còn Tôma đã được các môn đệ làm chứng Thầy đã phục sinh
mà ông lại không tin? Điều khác nhau cơ bản giữa Gioan và Tôma chính là chiếc
máy thu thanh của Tôma không mở đúng tần số, tần số Tình Yêu, tần số của con
tim. Tôma đòi phải xỏ tay vào lỗ đinh ở chân tay Thầy ông mới tin; còn Gioan,
không cần thấy Thầy bằng con mắt xác thịt nhưng bằng con mắt đức tin, con mắt
tình yêu. Chính tình yêu đã khiến Gioan chạy đến mộ Thầy nhanh hơn Phêrô, chính
tình yêu đã mở mắt cho Gioan nhận ra Thầy đầu tiên trên bờ biển Galilê, chính
tình yêu đã làm cho ông trở nên “người môn đệ Đức Giêsu thương mến”.
Tại
sao Phêrô và Gioan đều thấy mộ trống và khăn liệm, mà Phêrô thì “rất đỗi ngạc
nhiên” còn Gioan thì “ đã thấy và ông đã tin”?Thánh Phêrô phải cố gắng vượt qua
những dấu chỉ khả giác để đến với niềm tin, và Thánh Tôma cũng phải vượt qua
cái nhìn của giác quan để đến với cái thấy của đức tin.
Chính
Kinh Thánh sẽ soi sáng, hướng dẫn chúng ta nhận ra CHÚA, như hai môn đệ đi
thành EMMAU,và cũng chính LỜI CHÚA hôm nay giúp CT đọc và hiểu những dấu chỉ của
Thiên Chúa trong mỗi biến cố hằng ngày.
Niềm
tin vào mầu nhiệm phục sinh của chúng ta hôm nay không phải là một niềm tin mơ
hồ, mà là một niềm xác tín vào lời chứng chắc chắn của các Tông Đồ qua Kinh
Thánh. Trong bài giảng đầu tiên của ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô đứng chung với
mười một Tông Đồ lớn tiếng tuyên bố rằng: “chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã
làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”. Vâng, chính sự
phục sinh của Đức Giêsu đã bảo đảm cho niềm tin của chúng ta. Và Thánh Phaolô
viết: “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền,
và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của mình”.
B-CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA-TUẦN CỬU NHẬT KÍNH LÒNG
THƯƠNG XÓT CHÚA
(số 1320):”…Cha mong ước là trong chín ngày này, con đem các
linh hồn đến mạch nguồn của tình thương Cha, để họ có thể kín múc từ đó sức mạnh
mà hồi sinh, cùng với những ơn cần thiết cho họ trước những khó khăn của cuộc đời,
nhất là trong giờ lâm tử…Vào lúc 3 giờ chiều, hãy thiết tha van xin tình thương
của Cha, đặc biệt là cho các tội nhân…Đây là giờ của tình thương vĩ đại cho cả
thế gian…Trong giờ này, linh hồn nào vì cuộc Khổ Nạn của Cha mà cầu xin cùng
Cha, Cha sẽ không từ chối họ một điều gì...
ƠN TOÀN XÁ NGÀY KÍNH LÒNG
THƯƠNG XÓT CHÚA-Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể
được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa
Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa
Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh.Sắc lệnh khẳng định
rằng ơn toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và
cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những tín hữu nào trong ngày Chúa Nhật thứ
hai sau lễ Phục Sinh tức là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa tại bất kỳ nhà
thờ nào, có lòng quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi kể cả tội nhẹ và tham
dự vào các việc đạo đức tôn vinh lòng từ bi Chúa, hay ít là đọc Kinh Lạy Cha và
Kinh Tin Kính cùng với sự kêu cầu Chúa Giêsu từ bi trước sự hiện diện của Mình
Thánh Chúa được trưng bày công khai hoặc giữ trong nhà tạm.
* Để phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô
II cùng một lúc,một ngày CH2PS này, Đức Phanxicô đã không ngần ngại bỏ qua thủ
tục phong hiển thánh bằng cách không chờ đợi việc xác nhận phép lạ thứ hai nhờ
lời cầu bầu của Đức Gioan XXIII.
C-ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GIOAN XXIII&GIOAN
PHAO LÔ 2-LTS : Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII được Giáo Hội công nhận là
đấng thánh. Nói tắt: Con đường nên thánh của ngài chính là con đường trọn
lành của Phúc âm.
I-NHỮNG NHÂN ĐỨC TỰ NHIÊN VÀ SIÊU NHIÊN:
1. Ý CHÍ MUỐN NÊN THÁNH-2. ĐƠN SƠ VÀ HIỀN LÀNH-3. TỰ CHỦ VÀ KỶ LUẬT. -4. KHIÊM NHƯỜNG, HẠ TỰ ÁI.-5. VÂNG LỜI VÀ AN BÌNH.
”OBOEDIENTIA ET PAX”, ”Vâng Lời và An Bình” là khẩu hiệu Đức Gioan XXIII đã chọn ngay khi thụ phong linh mục.
6. BÁC ÁI MỤC VỤ.-7. NIỀM TIN VÀ PHÓ THÁC.-8. KHÓ NGHÈO VÀ LIÊN HỆ GIA ĐÌNH.
II- NHỮNG PHƯƠNG THẾ NÊN THÁNH:
1. YÊU MẾN CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ.-2. TÔN KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU.-3. YÊU MẾN ĐỨC MẸ MARIA.-4. YÊU MẾN CÁC THÁNH.-5. TRUNG THÀNH VIỆC CẤM PHÒNG -6. QUÝ CHUỘNG BÍ TÍCH HOÀ GIẢI.-7. NGHĨ ĐẾN SỰ CHẾT VÀ HƯỚNG VỀ ĐỜI SAU.
* ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GH GIOAN PHAO LÔ 2.Rome, Ý, ngày 23 tháng tư 2014 (CNA) -. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng cuộc sống của ĐGH J.P2 nói lên sự thánh thiện và một nền tâm linh sâu đậm.Đức Thánh Cha Benedict cũng nhắc tới ba thông điệp đặc biệt quan trọng " cuả Đức Gioan Phaolô II. Đầu tiên là " Redemptor hominis ", trong đó Ngài trình bày một tổng quan cuả Ngài về đức tin Kitô giáo.Thứ hai là " Redemptoris mission", trong đó Ngài đã phác hoạ " các mối quan hệ giữa đối thoại liên tôn và nhiệm vụ truyền giáo. Thứ ba là " Veritatis splendor, " trong đó Ngài đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức mà cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tục còn có ý nghiã.Và cuối cùng, không thể không đề cập đến ' Evangelium vitae, " đã phát triển thành những chủ đề cơ bản nhất của toàn bộ triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II: phẩm giá (không thể hiểu thấu được) của sự sống con người, kể từ lúc thụ thai, "
1. Ý CHÍ MUỐN NÊN THÁNH-2. ĐƠN SƠ VÀ HIỀN LÀNH-3. TỰ CHỦ VÀ KỶ LUẬT. -4. KHIÊM NHƯỜNG, HẠ TỰ ÁI.-5. VÂNG LỜI VÀ AN BÌNH.
”OBOEDIENTIA ET PAX”, ”Vâng Lời và An Bình” là khẩu hiệu Đức Gioan XXIII đã chọn ngay khi thụ phong linh mục.
6. BÁC ÁI MỤC VỤ.-7. NIỀM TIN VÀ PHÓ THÁC.-8. KHÓ NGHÈO VÀ LIÊN HỆ GIA ĐÌNH.
II- NHỮNG PHƯƠNG THẾ NÊN THÁNH:
1. YÊU MẾN CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ.-2. TÔN KÍNH THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU.-3. YÊU MẾN ĐỨC MẸ MARIA.-4. YÊU MẾN CÁC THÁNH.-5. TRUNG THÀNH VIỆC CẤM PHÒNG -6. QUÝ CHUỘNG BÍ TÍCH HOÀ GIẢI.-7. NGHĨ ĐẾN SỰ CHẾT VÀ HƯỚNG VỀ ĐỜI SAU.
* ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA ĐỨC GH GIOAN PHAO LÔ 2.Rome, Ý, ngày 23 tháng tư 2014 (CNA) -. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng cuộc sống của ĐGH J.P2 nói lên sự thánh thiện và một nền tâm linh sâu đậm.Đức Thánh Cha Benedict cũng nhắc tới ba thông điệp đặc biệt quan trọng " cuả Đức Gioan Phaolô II. Đầu tiên là " Redemptor hominis ", trong đó Ngài trình bày một tổng quan cuả Ngài về đức tin Kitô giáo.Thứ hai là " Redemptoris mission", trong đó Ngài đã phác hoạ " các mối quan hệ giữa đối thoại liên tôn và nhiệm vụ truyền giáo. Thứ ba là " Veritatis splendor, " trong đó Ngài đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức mà cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tục còn có ý nghiã.Và cuối cùng, không thể không đề cập đến ' Evangelium vitae, " đã phát triển thành những chủ đề cơ bản nhất của toàn bộ triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II: phẩm giá (không thể hiểu thấu được) của sự sống con người, kể từ lúc thụ thai, "
*NHỮNG
ĐIỂM GIỐNG NHAU CỦA 2 ĐỨC GIÁO HOÀNG:
-Trước
hết, hai vị đều là giáo hoàng, các giáo hoàng thánh thiện. Các ngài sống thực một
cách sâu sắc nền linh đạo linh mục của mình, như khẩu hiệu của các ngài cho thấy.
Đức Gioan XXIII chọn khẩu hiệu:(Vâng Lời Và Bình An); Đức Gioan Phaolô II thì
chọn khẩu hiệu «Totus tuus» (Tất Cả là Của Mẹ), đặt trọn niềm tin nơi Thánh Nữ
Đồng Trinh Maria.-Phá sập các bức tường,Hãy
phá sập các bức tường,Cố gắng đại kết đã được Đức Gioan Phaolô II thúc đẩy mạnh
mẽ; ngài đã vượt quá ngoại giao để chủ trương nhiều cử chỉ tiên tri khi đương đầu
với nền chính trị tôn giáo. -Dấu chỉ thời
đại,Đức Gioan XXIII viết thông điệp Hòa Bình Trên Trái Đất. Xây dựng
trên sự thật, nhân phẩm, tự do và tự do tôn giáo như bốn cột trụ, thông điệp
này là mục tiêu viễn tưởng của Đức Gioan XXIII, và hiện nay vẫn còn hợp thời. -Bình thường hóa quan hệ,Đức Gioan
XXIII,Vị “giáo hoàng mục tử”,ngài quả là
một nhà ngoại giao tinh tế. Từ triều giáo hoàng của ngài trở đi, ảnh hưởng của
Tòa Thánh trên vũ đài quốc tế đã gia tăng đáng kể. Đức Gioan Phaolô II tiếp nối
di sản trên. -Cùng một phương pháp: đối
thoại,cả Đức Gioan XXIII lẫn Đức Gioan Phaolô II đều theo cùng một
phương pháp, bao gồm việc đối thoại với thế giới và hành động. Đức Gioan XXIII
mở cánh cửa đưa vào Công Đồng Vatican II.Đức Gioan Phaolô II cũng mở một chiếc
cửa sổ cho người ta thấy họ có thể chờ mong chi ở triều giáo hoàng của ngài
trong Thánh Lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô: “Hãy mở rộng các cửa ra vào cho Chúa
Kitô. Hãy mở rộng các biên giới Nhà Nước, các hệ thống kinh tế và chính trị, những
lãnh vực mênh mông của văn hóa, văn minh và phát triển cho sức mạnh cứu rỗi của
Người. Đừng sợ hãi. Chúa Kitô biết rõ “trong con người có gì”. Chỉ một mình Người
biết điều ấy”.
Nhận xét