CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH NĂM A 2014
CHIA SẺ LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ
HIỂN LINH NĂM A 2014
Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep
3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Một
ngày nóng bức tháng bảy năm 1969 trên boong tàu một chiếc hàng không mẫu hạm ở
Thái Bình Dương, các thuỷ thủ đang đưa ống dòm tìm kiếm trong vùng bầu trời phía
trên chíêc mẫu hạm. Bỗng nhiên họ kêu lên: Có ba chiếc dù màu cam và trắng nở
xoè ra trên bầu trời xanh thẳm, đong đưa phía dưới là vật giống như một trái
banh. Ðó chính là đầu chiếc phi thuyền Apollo 11. Vài phút sau, chiếc phi
thuyền đâm sâu vào dòng nước ấm áp của Thái Bình Dương. Nước biển tung toé lên
đánh dấu sự kết thúc thành công của chuyến du hành mang ba người lên mặt trăng…Khi
các phi hành gia mỉm cười trồi lên từ chiếc phi thuyền nhỏ, Tổng Thống Nixon
nhảy tung tăng trên boong chiếc mẫu hạm. Ông đã bay nửa vòng trái đất đến đây
để chứng kiến giây phút làm nên lịch sử này. Tổng thống nói rằng vệt nước tung
toé của chiếc phi thuyền đã đánh dấu sự kết thúc tuần lễ vĩ đại nhất trong lịch
sử nhân loại kể từ cuộc tạo dựng…Trong những tháng đầy phấn khích sau đó, ba
phi hành gia đã thực hiện chuyến du lịch thiện chí vòng quanh thế giới. Họ đã
thăm viếng 23 quốc gia trong vòng 45 ngày. Phi hành gia Ed Aldrin nói rằng:
"Một trong những thời gian phấn khích nhất" của chuyến đi là cuộc
thăm viếng Vatican. Các phi hành gia đặc bịêt xúc động khi nhận được những quà
tặng khác thường của Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI. Ed Aldrin viết trong quyển sách
của mình tựa đề: trở lại trái đất/ Return to Earth như sau:“Ðức Thánh Cha mở lớp vải gói ba bức tượng
ba nhà đạo sĩ
làm
bằng sứ tuyệt đẹp. Ngài nói rằng ba vị đạo sĩ đã đến được với Chúa Giêsu Hài
Ðồng là nhờ nhìn lên những vì sao, còn chúng tôi đã đạt đến đích của mình cũng
là nhờ nhìn xem các vị sao như vậy".
…Khi chiêm ngắm các bức tượng bằng
sứ tượng trưng cho ba nhà thông thái, ba phi hành gia liền nghĩ ngay đến câu
chuyện họ đọc được trong bài Phúc âm hôm nay. Và chắc chắn, giống như chúng ta,
họ cũng suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa hơn ẩn giấu trong câu chuyện này.
Dĩ nhiên tất cả CT đã hiểu Ðây là
việc Chúa Giêsu tự biểu lộ mình ra cho dân ngoại, Cho thế giới ngoài Do Thái
Giáo. Chính vì thế, chúng ta gọi lễ này là lễ "Hiển Linh" (Epiphany).
Từ ngữ Hiển Linh có nghĩa là "Thiên Chúa biểu lộ ra".Bởi vì Hiển Linh
mừng kính việc Chúa Giêsu tự biểu lộ mình cho thế giới dân ngoại, nên một số
quốc gia mừng lễ này còn trọng thể hơn lễ Giáng Sinh. Thực thế, Lễ Hiển Linh là
lễ Giáng Sinh dành cho dân ngoại.
Ba nhà thông thái hay ba chiêm tinh
gia từ phương Ðông đến ấy đã nhìn Chúa Giêsu thế nào? Họ nghĩ gì về Hài Nhi
được hạ sinh trong trường hợp đặc biệt như thế?
Thánh Mathêu hình như cũng mang
trong tâm trí câu hỏi này khi ngài liệt kê những tặng vật mà các vị thông thái
này dâng lên Chúa Giêsu. Thánh Matthêu viết: "Khi bước vào nhà và nhìn
thấy hài nhi cùng Ðức Maria Mẹ Ngài, họ liền quỳ gối xuống
tôn thờ Hài Nhi đoạn mang các tặng
vật ra gồm vàng, nhũ hương và mộc dược dâng lên Ngài".
…Người xưa và kể cả hiện nay, thường
coi vàng là vua của mọi thứ kim loại. Vì thế, vàng là tặng vật lý tưởng cho một
vị vua. Vì thế các Kitô hữu cắt nghĩa tặng vật vàng tượng trưng cho vương quyền
của Chúa Giêsu. Về vương quyền của Chúa Giêsu, Thánh Phaolô có viết trong thư
gởi tín hữu Ephêsô như sau: "Chúa Cha đã Phục Sinh Ðức Kitô từ cõi chết và
đặt Ðức Kitô bên hữu Ngài trên Thiên Quốc. Ðức Kitô cai trị trên vạn vật...
Thiên Chúa đã đặt mọi sự dưới chân Ðức Kitô".
Từ đó, chúng ta đề cập đến tặng vật
thứ hai là nhũ hương. Người xưa thường dùng nhũ hương trong việc thờ phụng.
Hương và khói bay lên trời biểu tượng những lời ca tụng và cầu nguyện dâng lên
các thần linh. Các Kitô hữu cắt nghĩa tặng vật nhũ hương tượng trưng cho thiên
tính của Ðức Giêsu. Khi nói về thiên tính Chúa Giêsu, thư gởi tín hữu Do Thái
đã diễn tả như sau: "Chúa Giêsu phản chiếu sự chói lọi vinh quang của
Thiên Chúa và là hình bóng bản thể của Thiên Chúa. Ngài lấy lời quyền phép của
mình để nâng đỡ vạn vật" .
Ðiều này dẫn chúng ta đến tặng vật
cuối cùng là mộc dược. Người xưa thường dùng mộc dược để ướp xác người chết
trước khi an táng. CT Hãy nhớ lại các phụ nữ đã từng đem mộc dược đến mộ Chúa
Giêsu. Vì chết là thân phận của con người, nên các Kitô hữu thường cắt nghĩa
mộc dược tượng trưng cho nhân tính
Chúa Giêsu.
…Hơn mười lăm thế kỷ trước, Thánh
Peter Chrysologus đã nói về lễ hôm nay như sau: "Ngày hôm nay, các vị đạo
sĩ đã ngạc nhiên sâu xa trước điều họ chiêm ngắm: đó là trời ở trên đất, đất ở
trong trời, con người trong Thượng Ðế, Thượng Ðế trong con người, Ðấng mà cả vũ
trụ không thể chứa nổi giờ đang đựơc bó gọn trong một thân xác bé xíu. Khi ngắm
nhìn họ đã tin và không hề thắc mắc, vì những tặng vật đầy tính tượng trưng của
họ đã làm chứng điều ấy. Nhũ hương để tặng Thiên Chúa, vàng để tặng Vua và mộc
dược để tặng cho một người sẽ phải chết.
Nói một cách thực tế, tất cả điều
này có ý nghĩa gì đối với chúng ta hiện đang có mặt trong giáo đường nay?Và Nó
có nghĩa là:Chúng ta phải tiếp tục những gì Chúa Giêsu đã khởi sự khi Ngài còn
ở dương thế. Nếu mọi dân tộc nhận biết được sứ điệp của Chúa Giêsu thì đó là
nhờ chính nổ lực của chúng ta. Chúng ta phải chia sẻ với họ "tin
mừng" là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã mang lấy nhục thể và đã sống giữa
chúng ta. Chúng ta phải chia xẻ cho họ "tin mừng" là Chúa Giêsu đã đi
vào lịch sử, không chỉ cho riêng dân Do Thái mà là cho tất cả mọi người và mọi
dân nước mọi thời đại. Chúng ta phải chia xẻ với họ "tin mừng" là
Chúa Giêsu đã đến khánh thành vương quốc Thiên Chúa. Đó cũng là NIỀM VUI PHÚC
ÂM mà ĐGH PHAN XI CÔ nói tông huấn đầu tiên triều GH của ngài vừa qua.Ðó là sứ
điệp thực tế của Lễ Hiển Linh. Ðó là sứ điệp mời gọi mỗi Kitô hữu chúng ta dấn
thân vào hành động.Amen
Nhận xét