CHIA SẺ LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA/CNTN1A2014
CHIA SẺ LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU
PHÉP RỬA/CNTN1A2014
Lời Chúa: Is 42,1-4.6-7; Cv
10,34-38; Mt 3,13-17
*…Thánh
lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay mang một ý nghĩa quan trọng trong chương
trình cứu độ của Thiên Chúa, mở đầu cuộc đời công khai của Chúa Giêsu là Đấng
Messia, thời kỳ cuối cùng của chương trình cứu độ…Có người thắc mắc: Chúa Giêsu
có tội tình gì mà phải chịu phép rửa?...Vì Chúa đến gánh tội trần gian,Vì Chúa
lập Bí tích rửa tội thật, phép rửa trong Chúa Thánh Thần, mà phép rửa của Gioan
chỉ là phép rửa thống hối, chuẩn bị cho phép rửa này mà thôi…Phép rửa này được
Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần công nhận: Trời mở ra, Chúa Thánh Thần đáp xuống
như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha phán: đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về
Người.
Thánh
Grêgôriô viết: Chúa Giêsu chịu phép rửa để
chôn vùi trọn vẹn con người Adam cũ trong dòng nước.Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa,
tầng trời liền mở ra.Vì Tội Adam đã đóng cửa trời lại, nay phép rửa của Chúa
Giêsu, Adam mới, là chìa khóa mở cửa trời
ra, mở đầu cho một giai đoạn mới.Chim bồ câu xưa kia trong cựu ước đã báo tin
cho ông Noê là đại hồng thủy đã bắt đầu bị đẩy lùi, Bồ câu hôm nay từ trời đến
cũng để nói lên rằng thời kỳ hồng thủy của tội lỗi đã bắt đầu bị đẩy lùi, đem đến
niềm vui cho nhân loại. Thiên Chúa lại đến với xác phàm để con người trong xác
phàm trở thành con cái Thiên Chúa. Nhờ Đức Kitô, Đấng đẹp lòng Thiên Chúa mọi
đàng mà con người chúng ta có khả năng sống đẹp lòng Thiên Chúa…Phép rửa của
Chúa Giêsu thúc dục mọi người chúng ta tiếp tục thanh tẩy mình sạch
mọi vết nhơ tội lỗi. Việc
thanh tẩy này đòi hỏi chúng ta phải hy sinh và từ bỏ rất nhiều.
…Cuộc
đời Kitô hữu là để hoàn thành những gì mà phép rửa tội đã mở đầu, là tiếp tục
thống hối ăn năn và để thánh hóa con người chúng ta. Những đau khổ thử thách trong
cuộc sống đối với người Kitô hữu lại có giá trị cứu chuộc vì nó đang giúp ta
hoàn thành phép rửa của chúng ta. Bởi lẽ khi chịu phép rửa, người Kitô hữu hứa
bước theo Đức Kitô, chiến đấu với tội lỗi, chấp nhận mọi đau thương của cuộc đời,
như Đức Kitô đã chấp nhận những đau khổ của cuộc đời Ngài để thánh hóa chúng
ta.
Giữa năm 1984, ở Thụy Sĩ người
ta đã phát thử thành công tivi màu với hình ảnh nổi, nghĩa là có chiều sâu của
khung cảnh và người xem dường như thấy mình đang góp mặt trong khung cảnh ấy.
Nhưng muốn thưởng thức, phải mang một gọng kính có hai tròng mắt khác màu nhau,
một xanh một đỏ và phải ngồi đúng vị trí đối diện trực tiếp với màn ảnh.…Thiên Chúa vẫn tỏ mình nổi
bật trên cuộc sống từng người. Muốn gặp Ngài, hãy ngồi vào vị trí đức tin và
đeo gọng kính với hai tròng cầu nguyện và yêu thương.
* Trích bài giảng của thánh Mác-xi-mô, giám mục
Tô-ri-nô:
Xưa
kia, Đức Mẹ nâng niu âu yếm trong lòng khi sinh con ra, còn hôm nay thì Chúa
Cha dùng lời chứng thân thương mà nâng đỡ; xưa kia Đức Mẹ đưa Chúa Con cho các
hiền sĩ bái thờ, còn hôm nay Chúa Cha mạc khải Chúa Con cho chư dân thờ kính…
Vậy
Chúa Giê-su đến chịu phép rửa và muốn cho Thân Thể chí thánh của Người được
thanh tẩy trong nước…Biết đâu chẳng có người nói: “Người là Thánh, tại sao lại
muốn chịu phép rửa?” Xin hãy nghe đây! Đức Ki-tô chịu phép rửa không phải để
được nước thánh hóa nhưng là để chính Người thánh hóa nước và dùng sự thanh
sạch của Người mà thanh tẩy dòng nước đang bao bọc Người…Quả thật, khi Đức
Ki-tô tự thánh hiến trong phép rửa thì Người cũng thánh hiến nước từ trong bản
chất của yếu tố thiên nhiên này…Khi Đấng Cứu Độ dìm mình trong nước, thì mọi nguồn
nước cũng được thanh tẩy để dùng thanh tẩy chúng ta sau này: giếng nước được
thanh tẩy, để từ nay ơn thanh tẩy được ban phát cho hậu thế.Vậy Đức Ki-tô chịu
phép rửa trước, để dân Ki-tô hữu tin tưởng đi theo Người…Nhưng chính Đức Ki-tô
là cột lửa xưa kia đã đi trước dẫn con cái Ít-ra-en qua biển. Chính Người, giờ
đây khi chịu phép rửa, đã lấy thân xác mình làm như cột lửa đi trước, dẫn đường
dân Ki-tô hữu. Người quả là cột lửa xưa kia soi sáng cho những kẻ dõi mắt theo
Người và bây giờ đem lại ánh sáng cho những ai tin Người. Xưa kia Người mở một
con đường vững chắc trên sóng nước, bây giờ Người củng cố bước chân trong phép
rửa của đức tin.…Ngày nay, chúng ta đã chịu phép rửa của Đức
Kitô trong Thánh Thần, chúng ta được mời
gọi hiệp thông thân mật với Ba Ngôi chí
thánh, chúng ta cũng được mời gọi lên đường phục vụ anh em, nhất là những anh
em đang cần một tình yêu chia sẻ, đỡ nâng…
*Để kết…Trích bài giảng lễ Hiển
Linh, được coi là của thánh Hi-pô-ly-tô, linh mục:
Chúa Giê-su đến với ông Gio-an và đón nhận phép rửa của ông.…Vì vậy, tôi long trọng tuyên bố : Hỡi mọi chi tộc trong khắp chư dân, hãy đến lãnh phép rửa mang lại ơn bất tử. Đó là nước kết hợp với Thần Khí tưới gội vườn địa đàng, làm cho đất ra màu mỡ, cây cối mọc lên, sinh vật lan tràn. Tắt một lời, nhờ nước, con người được tái sinh và được sống, trong nước, Chúa Ki-tô lãnh phép rửa, và trên nước, Thánh Thần lấy hình bồ câu ngự xuống.
Ai tin mà lãnh phép rửa ban ơn tái sinh này thì từ bỏ ma quỷ và kết hợp với Đức Ki-tô ; người ấy chối bỏ địch thù mà tuyên xưng Đức Ki-tô là Thiên Chúa, cởi bỏ ách nô lệ mà mặc lấy ơn làm nghĩa tử. Sau khi lãnh phép rửa, người ấy rạng rỡ như mặt trời, phản ánh đức công chính. Nhưng điều lớn lao nhất là họ trở thành con Thiên Chúa và đồng thừa kế với Đức Ki-tô, Đấng đầy vinh hiển quyền năng cùng với Chúa Thánh Thần chí thánh, nhân hậu và ban sự sống, bây giờ và mãi mãi đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Chúa Giê-su đến với ông Gio-an và đón nhận phép rửa của ông.…Vì vậy, tôi long trọng tuyên bố : Hỡi mọi chi tộc trong khắp chư dân, hãy đến lãnh phép rửa mang lại ơn bất tử. Đó là nước kết hợp với Thần Khí tưới gội vườn địa đàng, làm cho đất ra màu mỡ, cây cối mọc lên, sinh vật lan tràn. Tắt một lời, nhờ nước, con người được tái sinh và được sống, trong nước, Chúa Ki-tô lãnh phép rửa, và trên nước, Thánh Thần lấy hình bồ câu ngự xuống.
Ai tin mà lãnh phép rửa ban ơn tái sinh này thì từ bỏ ma quỷ và kết hợp với Đức Ki-tô ; người ấy chối bỏ địch thù mà tuyên xưng Đức Ki-tô là Thiên Chúa, cởi bỏ ách nô lệ mà mặc lấy ơn làm nghĩa tử. Sau khi lãnh phép rửa, người ấy rạng rỡ như mặt trời, phản ánh đức công chính. Nhưng điều lớn lao nhất là họ trở thành con Thiên Chúa và đồng thừa kế với Đức Ki-tô, Đấng đầy vinh hiển quyền năng cùng với Chúa Thánh Thần chí thánh, nhân hậu và ban sự sống, bây giờ và mãi mãi đến muôn thuở muôn đời. A-men.
Nhận xét