CẦU-CHÚC-MỪNG QUÝ ÂN NHÂN NHIỀU MAY LÀNH PHƯỚC LỘC CỦA CHÚA GIÊSU PHỤC SINH
GIẢNG LỄ SÁNG PHỤC SINH NĂM C 2013
L.C:
Lc 24,1-12; Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9
...Hàng năm, báo chí cũng như truyền thanh và
truyền hình đều thường tường thuật về những cuộc chạy marathon. Vậy chạy
marathon là gì? Tôi xin thưa đó là chạy đua đường dài, với khoảng cách là 40
cây số.
Nguồn gốc của việc chạy
marathon là như thế này: Vào năm 490 trước Công nguyên, tướng Miltiade, người
Hy Lạp, đã chiến thắng quân Ba Tư tại Marathon, một ngôi làng cách thủ đô
Athène 40 câu số. Liền sau cuộc chiến thắng, tướng Miltiade đã phái một người
chạy bộ, vượt khỏang đường dài này, để loan báo tin vui cho dân chúng thủ đô Hy
Lạp. Người chạy đem tin vui này vừa vào tới thành thì liền tắt thở vì kiệt sức.
Vì thế, anh đã trở thành biểu tượng cho những cuộc chạy đua đường trường trên
thế giới.
Từ
cây chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay, và chúng ta nhận thấy
vào buổi sáng Chúa nhật Phục Sinh, đã có hai cuộc chạy marathon. Cuộc
thứ
nhất là của Mađalena. Cuộc thứ hai là của Phêrô và Gioan. Vậy động lực nào đã
thúc đẩy họ lên đường, để rồi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho toàn thế giới?
Như
chúng ta đã biết: dưới thập giá của Chúa Giêsu lại chính là cuộc chiến thắng vĩ
đại. Một đàng, Ngài trở nên như con rắn đồng mà Maisen đã treo nơi sa mạc, để
những ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên rắn đồng ấy thì sẽ được chữa lành. Đàng
khác, cái chết tự nguyện của Ngài trên thập giá đã trở nên dấu chỉ chiến thắng
của tình yêu Thiên Chúa: Ngài đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một để
ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Bằng cái
chết, Đức Kitô đã lôi kéo chúng ta đến với Ngài, như lời Ngài xác quyết: Ngày
nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi sự lên/đến cùng Ta.
Trở
lại với cuộc chạy marathon đi tìm dấu vết của Đấng Phục Sinh, chúng ta thấy: ở
điểm xuất phát, Mađalena chạy đến mồ trước tiên khi trời còn tối.
Thấy
tảng đá ở cửa mộ đã bị lăn qua một bên, cô chưa tin gì về Chúa Phục Sinh, nên
nghi nghờ người ta đã lấy trộm mất xác Thầy. Cô liền chạy về báo tin cho Phêrô
và Gioan.
Đến
lượt hai ông này cùng chạy đến mộ. Gioan tới trước, nhưng vì kính lão đắc thọ,
nên còn đứng chờ Phêrô. Khi cả hai cùng vào mộ, liền nhận ra ai đó đã sắp xếp để
khăn che đầu ở một nơi. Với trực giác nhạy bén, Gioan hiểu
ngay
là không có chuyện ăn cắp xác mà lại để các khăn liệm thứ tự như vậy. Gioan đã
thấy và đã tin.
Từ
những điều vừa trình bày trên chúng ta thấy được hình ảnh của Giáo Hội sơ khai
đi tìm dấu vết Chúa Phục Sinh. Giáo Hội ấy gồm những người như Mađalena, Phêrô
và Gioan. Đó là những con người rất khác biệt nhau nhưng lại bổ túc lẫn cho
nhau trong cuộc hành trình tìm kiếm Chúa Giêsu PS.
Nếu
Mađalena không tới một sớm để thấy mộ trống rồi về loan báo tin ấy cho các tông
đồ, thì Giáo Hội
vẫn
còn im lìm, chưa có sự sống. Thế nhưng giữa những cuộc chạy marathon mà chưa có
phản ứng đức tin của Gioan thì Giáo Hội vẫn chưa thực sự là Giáo Hội vì chưa sống
bằng đức tin, một đức tin thấm nhuần lời Chúa.
Còn
chúng ta thì sao? Chúng ta đã thực sự gặp được Đức Kitô Phục Sinh trên những bước
đường của cuộc sống chưa, và nhất là chúng ta đã trở nên những chứng nhân cho Đức
Kitô Phục sinh giữa lòng cuộc đời,trong gia đình ngoài cộng đồng xã hội hôm nay
hay chưa?
CT
hãy tự tìm câu trả lời đi.
Trong
ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội cho chúng ta đi lại hành trình thương khó của
Chúa Giêsu trên dương thế. Trong hành trình đó, chúng ta gặp được dung mạo của
một Đức Kitô đau khổ, đau khổ tột cùng.
1.
Những đau khổ mà Đức Kitô phải chịu là gì ?
Trong
khoa tâm lý học, người ta phân biệt 2 loại đau khổ : đau khổ về thể lý và đau
khổ về tinh thần hay tâm linh. Đau khổ nào cũng là khổ đau. Đau khổ nào cũng có
sức huỷ hoại sự sống con người cả. Nơi cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta
thấy có đủ cả 2 loại đau khổ này.
-
Đau khổ về mặt thể lý : Bị lý hình đánh đập hành hạ bằng những đòn roi tàn bạo.
Bị những vòng gai nhọn đâm sâu vào đầu. Theo lời sách ngắm thì vòng gai có đến
72 cái gai do quân dữ đánh lọt vào óc (chỉ vài cái đã đau đớn lắm rồi đàng này
72 cái). Bị cái đói cái khát dày vò. Bởi vì máu càng ra nhiều bao nhiêu, thì
càng khát nước bấy nhiêu. Nhất là bị đóng đinh căng thây trên cây thập giá, tay
chân đinh nhọn xuyên qua.
-
Đau khổ về mặt tinh thần : Bị dân chúng trở mặt lên án, đòi đóng đinh vào Thập
giá. Trong số đó, có cả những kẻ mà mình đã thi ân giáng phúc. Bị quân lính xỉ
nhục lăng
mạ.
Bị các môn đệ bỏ rơi, đặc biệt là bị chính những người thân tín nhất chối từ, bội
phản. Một Giuđa, kẻ được tín nhiệm trao cho việc quản lý tài chánh, không ngại
ngùng dùng chính cái hôn để phản nộp sư phụ của mình. Một Phêrô, người được trọng
dụng cất nhắc lên địa vị trưởng Tông Đồ đoàn, cũng chẳng thẹn thùng chối Thầy
mình không những một lần mà đến ba lần. Chắc là không còn nỗi đau nào hơn thế.
2.
Chúa Giêsu đã đón nhận đau khổ với thái độ nào ?
Chúa
Giêsu đã đón nhận tất cả những đau khổ đó với thái độ tự hạ, tự hiến nhằm dâng
lên Thiên Chúa Cha của lễ hy sinh làm giá cứu chuộc nhân loại. Ngài như con
chiên hiền lành bị đem đi giết mà không một lời kêu ca. Bị hành hạ, Ngài không
một lời kêu than. Bị xỉ nhục, Ngài không mắng chửi. Bị vác thập giá, Ngài không
vừa vác vừa càm ràm than trách. Bị ngã lên ngã xuống, Ngài không thở dài tuyệt
vọng. Bị treo trần trụi trên thập giá, Ngài không nguyền rủa. Các sử gia La mã như(Seneca,
Cicêrô) cho biết những kẻ bị đóng đinh thường la hét và chửi rủa. Do đó có khi
phải cắt lưỡi kẻ bị đóng đinh, để y khỏi thốt ra những lời xúc phạm, lăng mạ
kinh tởm…Nhóm Luật sĩ và Biệt phái chắc cũng chờ đợi: từ thập giá Đức Giêsu sẽ thốt ra những tiếng kêu la và nguyền rủa!
Nhưng không phải thế. Những lời của Đức Giêsu lại tràn đầy dịu dàng và yêu
thương: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng chẳng hiểu biết việc chúng làm”.
Ngài còn hướng về kẻ trộm lành, đại diện cho những người có tâm tình hoán cải mà
rằng: “Hôm nay, người sẽ được ở trên thiên đàng với Ta”.
…Ở
đời người ta vẫn thường nói : “Yêu là khổ”. Câu nói này cũng rất đúng với trường
hợp của Chúa Giêsu. Bởi vì Nhìn vào cuộc thương khó của Chúa Giêsu, ta không thể
tìm được một lý do nào thích hợp hơn để lý giải, ngoại trừ lý do yêu thương.
Nói cách khác, hành trình thương khó của Chúa Giêsu là hành trình của tình yêu.
Vì yêu nên Ngài đã sẵn lòng đón nhận mọi khổ đau, vui lòng chấp nhận mọi hy
sinh, và bằng lòng cho đi đến cùng.
Trên
thập giá, Chúa Giêsu đã trao hiến tất cả: y phục, Ngài trao cho lý hình; uy quyền
trần thế, Ngài trao cho Hêrôđê; thân mẫu, Ngài trao cho một người môn đệ; ngay
cả sự sống, Ngài cũng trao lại cho Thiên Chúa Cha. Tắt một lời, Ngài không còn
giữ lại gì cho mình. Và chính vì yêu bằng một tình yêu hiến trao tất cả
như thế, nên Thập giá của Chúa Giêsu đã nở hoa, hoa cứu độ, hoa đem lại sự sống
trường sinh cho con người.
3.
Thái độ của chúng ta ra sao khi đối diện với đau khổ ?
Cuộc
sống của con người cũng luôn đầy dẫy những khổ đau. Đức Phật đã nói : “Đời là bể
khổ”. Nếu chúng ta biết vui lòng đón nhận và liên kết với đau khổ của Chúa
Giêsu thì những đau khổ mà chúng ta chịu sẽ mang lại giá trị cứu độ. Nếu chúng
ta biết chia sẻ và cố gắng làm vơi bớt đi những đau khổ của người khác, thì chắc
chắn chúng ta sẽ được Chúa ân thưởng bội hậu mai sau.
Thế
nhưng, trên thực tế ta thấy rằng khi gặp thử thách gian truân, ta thường hay
kêu ca và phản kháng. Gặp thánh giá, ta thường than vắn thở dài, muốn vứt bỏ
càng sớm càng tốt. Gặp thất bại, ta thường nãn lòng oán trách. Gặp những gì
trái ý, ta thường bực bội cau có. Chính vì thế, thập giá khổ đau càng thêm nặng,
vả lại chúng ta lại mất hết nhiều công phúc…Xin cho mỗi người chúng ta biết năng suy ngắm cuộc thương
khó của Chúa Giêsu, nhất là biết nhìn lên Thánh giá Chúa để hiểu rõ hơn ý nghĩa
của đau khổ, đồng thời tìm được nghị lực và sức mạnh hầu có thể vác thập giá mà
theo chân Chúa cho đến cùng. Amen.
THỨ BẢY T.T NĂM C/SỨ ĐIỆP PHỤC SINH
…Người ta kể rằng: ở một cửa
hàng bán hoa vừa xảy ra một sự nhầm lẫn thật ngộ nghĩnh. Ngày hôm đó, người bán
hoa làm hai lẵng hoa cho hai khách hàng khác nhau. Một là để chúc mừng ngân
hàng mới mở thêm một chi nhánh mới, và một là để chia buồn cho một đám tang. Thế
nhưng, hai tấm thiệp đính kèm hai bó hoa bị đặt lộn, thành ra lẵng hoa gửi cho
đám tang lại nhận được lời chúc: "chúc mừng khai trương cơ sở mới".
Ngược lại, thiệp trao cho ngân hàng lại ghi hàng chữ: "Thành thật chia buồn".
Xem
ra sự nhầm lẫn này tuy không hợp tình nhưng lại hợp lý. Vì đời là bể khổ. Ra khỏi
cuộc đời là thoát khỏi khổ luỵ trần gian. Chết là lìa bỏ chỗ ở dưới đất mà lên
trời. Chết là bỏ trần gian với bao bon chen vật lộn để về quê trời vĩnh cữu
không còn khổ luỵ của tham sân si phàm trần. Chết là về nhà cha trong niềm vui
của đứa con xa nhà nay được hồi hương trở về. Như vậy, chết là vui mừng chứ
không còn là thương tiếc. Ai lại thương tiếc khi một đứa con xa nhà nay trở về?
Ai lại buồn khi được đoàn tụ bên Cha trên trời?...Truyền thống văn hoá Việt Nam
vẫn tin rằng: chết là sự trở về, là quy tiên, là trở về nơi mình đã xuất phát
ra đi. Ngày xưa tại các nghĩa trang miền
quê, người ta thường chôn người chết dưới lòng đất và vun phần trên thành hình
một người phụ nữ mang thai. Điều này ngụ ý về một cuộc trở về với lòng đất mẹ.
Chính nơi lòng mẹ, ta đã sinh ra. Đó là nơi kín đáo nhất, ấm cúng nhất. Khi chết
là trở về nơi lòng đất mẹ cũng là nơi kín đáo và ấm cúng. Như thế, nấm mồ không
phải là dấu chỉ về một con người đã chết dưới lòng đất lạnh mà là dấu chỉ cho
cuộc trở về nguồn cội đích thực của mình, về nơi mà mình đã xuất phát ra đi.
Tin Mừng(Lc
24, 1-12)đêm vọng phục sinh Hôm nay cho thấy , các người phụ nữ đến bên nấm mồ
của Chúa…từ sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần. Các bà chứng kiến cảnh tảng đá đậy
cửa mộ bị lăn ra ngoài và thi hài Chúa Giêsu không còn ở đó nữa. Thấy vậy các
bà rất phân vân, lo sợ. Tuy nhiên Thiên Thần trấn an các bà “sao các bà lại tìm
Người sống ở giữa kẻ chết?, Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trổi dậy rồi”…Nhờ
đó các bà tin nhận Chúa đã phục sinh. Các bà hân hoan trở về báo tin cho các
tông đồ, dù rằng các ông vẫn còn nghi ngờ…Trình thuật của tin mừng phục sinh tối
nay muốn gởi đến chúng ta hai sứ điệp quan trọng.
Sứ
điệp I: Chúa phục sinh mang đến niềm vui.
Trước
nỗi lo sợ hoang mang của các bà phụ nữ, Thiên Thần Chúa đã trấn an các bà: “Người
không còn ở đây nữa, nhưng đã trổi dậy rồi ” …Biến cố Chúa Giêsu chịu chết, đã
gây nên cho các phụ nữ cũng như hầu hết các tông đồ một nỗi hoang mang và lo sợ.
Chính vì thế mà ngay khi phục sinh, Chúa muốn trấn an họ bằng cách làm cho họ nhớ
lại Lời Người đã nói khi còn sống: “Con Người phải chịu bị nộp vào tay phường tội
lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại”. Nhất là qua
sự
kiện ngôi mộ trống và lời xác minh của các Thiên Thần, các bà đã tin nhận Chúa
đã sống lại.
Như
thế, sự kiện Chúa phục sinh mang đến cho tất cả chúng ta một sứ điệp lớn lao, sứ
điệp của niềm vui.
Vui
bởi lẽ từ nay thập giá sẽ trở thành thánh giá vinh quang. Vui bởi lẽ người đời
chỉ có thể giết được thân xác, nhưng không giết được linh hồn. Vui bởi vì từ
nay các thế lực thống trị trần gian: Ma quỷ, thế gian, thần chết đã bị đánh bại
nơi Đức Giêsu Phục Sinh. Do đó ai tin nhận Người cũng sẽ có được niềm vui chiến
thắng vinh quang ấy.
Sứ
điệp II: Nhiệm vụ loan báo tin mừng phục sinh
Sau
khi nhận ra Chúa phục sinh, nhờ sự soi dẫn của các Thiên Thần và Lời Chúa đã
nói, các bà như được thúc đẩy để thực thi sứ mạng loan báo tin mừng. “Khi từ mộ
trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người biết tất cả những sự việc ấy”.
Tin mừng phục sinh phải được loan báo cho mọi người, đó là lệnh truyền của Chúa
Giêsu trong TM (Ga 10,27): “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin
Mừng”. ..Chúa Giêsu đã chịu khổ hình, chịu chết trên thánh giá và đã phục sinh
để đem lại sự sống đời đời cho chúng ta. Đó là tin mừng lớn lao mà chúng ta phải
tin nhận và loan báo cho hết mọi người.
Xin
cho chúng ta biết tin tưởng vào sức mạnh và quyền năng của Chúa Phục sinh mà
dám chết đi cho tội lỗi, xác thịt và thế gian để được sống lại vinh hiển với
Chúa.
Xin
cũng cho chúng ta biết nổ lực loan báo tin mừng phục sinh cho mọi người bằng lời
nói, hành vi và cuộc sống gương mẫu, nhằm xua tan bóng tối sợ hãi của hận thù,
chia rẽ và ích kỉ. Biết tích cực soi rọi ánh sáng phục sinh vào đêm đen của bất
công và chết chóc nhờ đó mọi người đón
nhận được ánh sáng tình thương, tha thứ, niềm vui và sự sống mà chính Chúa phục
sinh đem đến, qua đời sống chứng tá của chúng ta.Amen
Nhận xét