LM G.B NGUYỄN NGỌC NGA MẾN CHÚC QÚY ÂN NHÂN NĂM MỚI QÚY TỴ DỒI DÀO PHƯỚC-LỘC-THỌ
GIẢNG LỄ 02 TẾT NĂM QÚY TỴ 2013
…Truyện: Ý kiến
của tù trưởng.Trong quyển tiểu thuyết nhan đề “Cội rễ”, tác giả E. Heili viết
như sau:Ở một bô lạc bên Phi châu, người thanh niên khi đến tuổi trưởng thành sẽ
được gọi là “chiến sĩ”. Tuy nhiên, muốn được mang danh hiệu này, anh phải trải
qua một cuộc sát hạch, thường là thả vào rừng sâu một thời gian…Năm ấy, có ba
thanh niên đến tuổi trưởng thành và rất muốn được gọi là “chiến sĩ”. Ba chàng
đã đến trình diện vị tù trưởng. Vị tù trưởng chúc mừng và hỏi người thứ nhất rằng:
“Trong một tháng qua, anh đã làm được những gì”? Người thanh niên thưa: “Tôi đã
giết được một con hổ dữ”.Tù trưởng khen “tốt” rồi bảo anh đứng sang một bên và
hỏi người thứ hai: “Trong tháng qua, anh đã làm được những gì? Anh có giết được
con hổ dữ nào không”? Người thanh niên đáp: “Thưa ngài, hổ dữ thì tôi không giết
được, nhưng tôi cũng đã chém được một con trăn to”.Tù trưởng khen “tốt”, bảo
anh đứng sang một bên và hỏi người thứ ba: “Một tháng qua, anh đã làm được những
gì? Anh có chém được một con hổ dữ hay một con trăn nào không”? Người thanh
niên đáp: “Thưa ngài, hổ hay trăn thì tôi không chém được”. Tù trưởng hỏi tiếp:
“Thế anh làm được gì”? Anh đáp: “Thưa tôi kiếm được một tảng mật ong to”. Tù
trưởng hỏi: “Ngươi kiếm mật ong để làm gì”? Người thanh niên đáp: “Thưa ngài,
tôi có mẹ già, mà nhà tôi lại nghèo, nên tôi kiếm mật ong để cho mẹ tôi bồi dưỡng”.Nghe
xong, vị tù trưởng rút con dao ra trao cho anh và nói: “Ta phong anh làm chiến
sĩ, bởi là người thì phải biết sống hiếu thảo với cha mẹ”.
…Hôm nay Mồng
Hai Tết ÂL, Hội thánh Việt nam muốn dùng ngày này cầu nguyện cho tổ tiên, ông
bà cha mẹ với mục đích nhắc nhở và khuyến khích CT là con cháu hãy tỏ lòng hiếu
kính với ông bà cha mẹ. Nhân ngày đầu năm, chúng ta hãy cùng nhau suy niệm về
giới răn thứ bốn của Chúa và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, nhất là
trong dịp đầu năm này.
LỜI CHÚA DẠY.
1. Điều răn thứ
bốn.Trong mười điều răn, Thiên Chúa đã dành hẳn điều răn thứ bốn nói về lòng hiếu
thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ, trước các điều răn hướng về con người.
Đây không phải là lời khuyên mà là một luật buộc phải thi hành như các điều răn
khác.Theo giáo lý Công giáo, hiếu kính cha mẹ là phải yêu mến, biết ơn, vâng lời
và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và khi đã qua đời.
2. Sách Huấn ca
dạy.Sách Huấn ca đã đề cập đến lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Theo
tác giả Ben Sira, lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đem lại nhiều lợi ích:- Được đền
bù tội lỗi.
- Được con cái
cháu chắt thảo hiếu lại.- Sẽ được Chúa nhận lời.
3. Gương Chúa
Giêsu.Thánh Luca cho chúng ta biết Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về lòng
hiếu thảo đối với thánh Giuse và Đức Maria tại Nazareth, mặc dù chỉ bằng một
câu rất vắn tắt(Lc 2,51): “Rồi Ngài theo cha mẹ trở về Nazareth và vâng lời các
Ngài”
4. Lời khuyên của
thánh Phaolô.Trong thư gửi cho tín hữu Ephêsô(Ep 6,1-3), thánh Phaolô khuyên bảo
con cái: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều
phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để
ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”.
…Hai từ ngữ THỜ
và KÍNH là hai từ dùng trong những việc làm của tôn giáo. Thờ kính cha mẹ là có
hiếu với cha mẹ, và người ta nâng chữ Hiếu lên thành ĐẠO, đạo làm con. Do đó,
chúng ta phải ý thức rằng thảo kính cha mẹ không còn là những tình cảm chủ quan
tùy tiện, cũng không phải chỉ là lẽ công bằng mà là một ĐẠO. Mà lỗi đạo là phạm
tội chứ không phải chỉ là một sự sơ sót…Theo điều răn thứ bốn thì con cái phải
thảo hiếu cha mẹ, nhưng ngày nay có người coi thường điều răn này, có người cho
là lỗi thời trong thời đại tiến bộ, văn minh này. Con cái đến tuổi khôn là đã
muốn sống độc lập đối với cha mẹ, không cần sự hướng dẫn bảo ban của các ngài.
Người ta quên
(Tục ngữ)rằng: “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già” .Cha mẹ có tuổi thì già yếu
thật, nhưng kinh nghiệm và khôn ngoan thì nhiều hơn tuổi trẻ. Vì thế (Tục ngữ)/người
ta mới nói: “Người 70 còn phải học người 71”.
QUYẾT TÂM CỦA
CHÚNG TA.
Truyền thống của
cha ông chúng ta rất coi trọng chữ hiếu. Để đánh giá tư cách của một người nào,
các cụ ngày xưa thường
dựa vào cách
người đó đối xử với cha mẹ, anh chị em theo tinh thần “Hiếu đễ”. Thậm chí, các
cụ coi việc báo hiếu còn quan trọng hơn cả việc đi tu:
Tu đâu cho bằng
tu nhà, Thờ cha kính mẹ, ấy là chân tu. (Ca dao)
Mặt khác, đối với
người Kitô hữu, việc thảo kính cha mẹ không chỉ là một bổn phận tự nhiên, nhưng
còn là một đòi hỏi của Thiên Chúa. Nhìn lại bản thập giới, chúng ta thấy ngay
sau ba giới răn nói về bổn phận của con người đối với Thiên Chúa, thì giới răn
“Thảo kính cha mẹ” được đặt đầu tiên trong các giới răn nói về mối tương quan của
con người với nhau.
Điều đó cho thấy,
việc hiếu thảo với cha mẹ là bổn phận hàng đầu của mỗi người Kitô hữu.
Trong Tin Mừng…Đức
Giêsu cũng đã lặp lại giới răn này và khẳng định đó chính là ý muốn từ ban đầu
của Thiên Chúa và con người không có quyền thay đổi, Ngài nói: “Thiên Chúa dạy:
“Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử”.
Để khích lệ
chúng ta tỏ lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ, thiết tưởng chúng ta
nên nhắc lại một câu rất hay trong sách Huấn ca là lời kết là: “Ai thờ cha thì
bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu”.Amen
GIẢNG LỄ 03 TẾT QUÝ TỴ 2013
…Chuyện:Việc Tốt và Việc Xấu…Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái
để cho người nghèo đói.Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người
nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Hàng ngày, có một người gù lưng đến lấy ổ bánh mì.
Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây:
“Việc xấu người làm thì ở
lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”Điều này cứ diễn
ra, ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm
câu : “Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở
lại với người!”…Người đàn bà rất bực bội. Bà thầm nghĩ, "Không một lời cám
ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó
chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”…Một ngày kia, không chịu được nữa, bà
quyết định cho người gù đi khuất mắt.Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.”
Và bà đã làm gì ? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì dư bà làm cho người gù ! Khi
bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.Bà
hốt hoảng, “Ta làm gì thế này?”…Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào
lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.Như
mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm: -“Việc xấu người
làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.” …Ông ta
cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có
một trận chiến giận dữ…Mỗi ngày, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì
cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguyện cho
đứa con trai đi xa tìm việc làm. Đã nhiều tháng qua, bà không nhận được tin tức
gì của con. Bà cầu nguyện cho con trở về nhà bình an.Buổi chiều hôm đó, có
tiếng gõ cửa. Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa.
Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt.
Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:“Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ.
Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa
và tưởng mình sẽ chết dọc đường. Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con
xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một
ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói: “Đây là cái mà tôi có mỗi
ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”.Khi người mẹ nghe những
lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ
bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay…Nếu bà không ném nó vào lửa thì
con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết !Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói
có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng: “Việc xấu người làm thì ở lại với người;
việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
…Hôm nay ngày
mùng 3 Tết, Giáo Hội Việt Nam mời gọi mọi người cầu xin Chúa thánh hóa công việc
làm ăn. Lời Chúa trong Tin Mừng Thánh Luca, tường thuật việc Chúa Giêsu dùng dụ
ngôn “những người đầy tớ và những yến bạc” để dạy dỗ các đồ đệ của mình nhiều
điều, liên quan đến công việc làm ăn:
Thứ nhất, Chúa
đưa ra dụ ngôn để nhắc nhở các đồ đệ, không phải là “số các yến bạc được trao
bao nhiêu”, mà là “những người đầy tớ đã sử dụng chúng như thế nào”. Người lãnh
năm nén đã đi làm lợi năm nén khác, người lãnh hai nén làm lợi hai nén khác,
riêng người lãnh một nén lại đem chôn. Tất nhiên ông chủ khen hai người đầu và
nổi giận vì cách thế biếng nhác của người cuối cùng kia. Ta thấy người thứ nhất
và thứ hai khác nhau về số các yến bạc, nhưng giống nhau ở chỗ đã mạnh dạn đem
các nén bạc được trao ra sử dụng mặc dù chưa biết thắng bại ra sao. Riêng người
cuối cùng không bắt tay vào việc, không tin vào sự nâng đỡ của ông chủ, và rồi
đã đem chôn đi cái mình được trao, cái mình đã lãnh nhận.
Quan sát ba người
đầy tớ ta thấy: người ta không bằng nhau ở “số lượng” nhưng bằng nhau ở “nỗ lực”.
Nếu so “số lượng nén bạc” được trao của người thứ nhất và người thứ hai chắc chắn
ta thấy khác nhau, nhưng “nỗ lực công việc” và phần thưởng danh dự dành cho hai
người chắc chắn giống nhau.
Hẳn điều nhắc
nhở này cho các đồ đệ, cũng là điều nhắc nhở mỗi người chúng ta, số yến bạc là
các khả năng Chúa trao cho mỗi người rất khác nhau. Có lẽ Chúa chẳng đòi hỏi gì
nhiều, Chúa chỉ đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực cố gắng làm việc trong tin tưởng
phó thác vào quyền năng Chúa.
Thứ hai, dụ
ngôn ấy, Chúa cũng nhắc nhở các đồ đệ là: phần thưởng dành cho người hoàn tất
công việc được giao cách tốt
đẹp, là người
đó được giao thêm công việc mới và được hưởng niềm vui hạnh phúc với chủ, chứ
không phải là người đó sẽ nghỉ ngơi. Hình phạt dành cho người biếng nhác là
ngay cả cái công việc anh ta có, bây giờ cũng bị lấy đi và trao cho người đã
có.
Quà tặng cũng
như phần thưởng, Chúa chỉ dành cho những người đã nỗ lực cộng tác với Chúa. Và
như thế, Chúa sẽ trao thêm cho họ nhiều khả năng khác đang khi họ thi hành điều
Chúa muốn.
Sau cùng, qua dụ
ngôn Chúa nhắc nhở các đồ đệ là: những khả năng được đem ra sử dụng sẽ phát triển
và còn mãi, khả năng cất kỹ sẽ mai một và sẽ mất đi. Ví như CT có khả năng hội
họa, khả năng đàn nhạc,…Nếu CT đem ra sử dụng chắc chắn nó sẽ được thăng hoa,
nhưng nếu chôn vùi đi thì sẽ đánh mất nó.
…Ngày hôm nay
mùng 3 Tết, ngày lễ cầu xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn của chúng ta. Chúng
ta cám tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho mỗi người các nén bạc khác nhau. Nhưng
chúng ta cũng xin ơn Chúa và cộng tác với Chúa để làm phát triển các yến bạc mà
Chúa đã trao vào tay chúng ta. “Ai trung tín trong việc nhỏ, sẽ trung tín trong
việc lớn”.
Lạy Chúa, Chúng
con xin Chúa đỡ nâng chúng con.Xin ban cho chúng con có công ăn việc làm ổn định,
đời sống an bình tươi vui.Xin cho chúng con cũng luôn nhớ:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với
người!”.Amen.
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga
Địa Chỉ Liên Lạc Hiện Hành:
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga
Nhà Thờ Giáo Xứ Dụ Thành
Thôn Hoàng Dụ. - Xã Kỳ Khang
Huyện Kỳ Anh- Tỉnh Hà Tĩnh - Việtnam
Di động : 0912 487 646 và 0974747108,
mail : jbngocnga@gmail.com
nick chat: jbngocnga@yahoo.com
http://www.facebook.com/profile.php?id=100000383276257
Địa Chỉ Liên Lạc Hiện Hành:
L.M G.B Nguyễn Ngọc Nga
Nhà Thờ Giáo Xứ Dụ Thành
Thôn Hoàng Dụ. - Xã Kỳ Khang
Huyện Kỳ Anh- Tỉnh Hà Tĩnh - Việtnam
Di động : 0912 487 646 và 0974747108,
mail : jbngocnga@gmail.com
nick chat: jbngocnga@yahoo.com
http://www.facebook.com/profile.php?id=100000383276257
https://twitter.com/Nguyen Ngoc Nga@NguyenNgocNga1
http://thuongvietngheo.blogspot.com
Nhận xét